Chủ động Tầm Soát đột Quỵ để Phòng Tránh ẩn Họa Bất Ngờ
Có thể bạn quan tâm
Nếu không may xảy ra, đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho người bệnh. Vậy, những ai nên chủ động tầm soát đột quỵ định kỳ và tần suất, quy trình tầm soát ra sao?
Theo BS.CKII Đàm Thị Cẩm Linh – Bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, đột quỵ hay tai biến mạch máu não là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ ba (sau tim mạch và ung thư) và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế, để lại cho người bệnh, gia đình và xã hội gánh nặng lớn. Có thể kể đến các hậu quả thường gặp của đột quỵ bao gồm: liệt nửa người, mất hoặc giảm khả năng đi lại, rối loạn ngôn ngữ, giảm trí nhớ, ăn uống nghẹn sặc…, nặng hơn là tử vong hoặc sống thực vật.
Đột quỵ được phân thành 2 nhóm chính, bao gồm: xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc động mạch não).
– Xuất huyết não: Là tình trạng vỡ mạch máu não làm máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện hay não thất. Máu tụ lại thành huyết khối. Sự chèn ép, tăng áp lực nội sọ và thiếu máu nuôi làm một hay nhiều nhu mô não bị hoại tử. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tăng huyết áp, ít gặp hơn là do vỡ túi phình động mạch não, bệnh mạch máu não dạng bột, rối loạn đông máu…
– Nhồi máu não: Xảy ra khi một động mạch cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn. Có hai cơ chế gây tắc nghẽn động mạch não là cơ chế huyết khối và cơ chế thuyên tắc:
-
- Cơ chế huyết khối: Các mảng xơ vữa bên trong thành mạch có thể tiến triển gây hẹp dần lòng mạch. Các tổn thương này có thể dẫn đến sự kết tập bất thường của tiểu cầu tại vị trí hẹp, làm lòng mạch bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hậu quả là một phần của não bị thiếu máu nuôi, dẫn đến đột quỵ do thiếu máu tại chỗ.
- Cơ chế thuyên tắc: Động mạch bị tắc nghẽn do huyết khối từ nơi khác đến gây lấp mạch. Huyết khối này có thể được hình thành từ tim hoặc do mảng xơ vữa động mạch bong tróc ra. Dạng đột quỵ này được gọi là đột quỵ do thuyên tắc.
Những ai nên tầm soát đột quỵ định kỳ?
BS Cẩm Linh cho biết, bất kỳ ai cũng có thể có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, các đối tượng được khuyến cáo nên chủ động tầm soát đột quỵ (tai biến mạch máu não) định kỳ đó là những người có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, bao gồm:
-
- Mắc bệnh tăng huyết áp
- Mắc bệnh đái tháo đường
- Rối loạn lipid máu
- Các bệnh lý tim mạch: bệnh van tim, rung nhĩ…
- Hẹp động mạch cảnh
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- Rối loạn tăng đông
- Chế độ ăn, uống (ăn mặn, uống rượu)
- Ít vận động
- Béo phì
- Dùng thuốc ngừa thai
- Điều trị hormon thay thế ở tuổi mãn kinh
- Hút thuốc lá hoặc lạm dụng thuốc: cocain, thuốc phiện, amphetamine.
- Từng bị chấn thương đầu, cổ
- Có tiền sử gia đình bị đột quỵ
Ngoài ra, còn có một số yếu tố nguy cơ hiếm gặp hoặc còn bàn cãi khác như: Tăng homocystein máu, mắc bệnh MELAS, CADASIL, rối loạn dễ chảy máu, phình mạch não…
Với những người đã từng bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tái phát cao hơn người khỏe mạnh. Mục tiêu tầm soát đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở nhóm này là tìm các nguyên nhân tạo ra cục máu đông làm tắc mạch não hoặc nguyên nhân làm vỡ mạch não để theo dõi và điều trị. Tránh nguy cơ đột quỵ xảy ra lần nữa.
Đột quỵ có thể phòng ngừa không?
Đột quỵ không loại trừ một ai, nhưng có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thường xuyên tầm soát để phát hiện các yếu tố bất thường, hạn chế thấp nhất rủi ro. Theo BS Cẩm Linh, mục tiêu của tầm soát đột quỵ là nhằm:
– Kiểm soát và điều trị những bệnh mạn tính vốn là nguy cơ chính gây đột quỵ (tai biến mạch máu não):
-
- Điều trị tăng huyết áp
- Phát hiện sớm và điều trị bệnh tim
- Điều trị bệnh đái tháo đường
- Điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ
- Điều trị hẹp động mạch chủ có triệu chứng
- Điều trị chống kết tập tiểu cầu hoặc kháng đông tùy trường hợp
– Thay đổi lối sống:
-
- Cai thuốc lá, cai rượu
- Giảm stress
- Chế độ ăn lành mạnh, giảm mặn, giảm đường, béo
- Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục thường xuyên…
– Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh:
-
- Người bệnh nếu được bác sĩ kê toa, cần tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng toa của bác sĩ, chỉ ngừng sử dụng khi có ý kiến của bác sĩ.
Tần suất tầm soát đột quỵ như thế nào?
Đối với các trường hợp đã từng bị đột quỵ, BS Cẩm Linh đưa ra lời khuyên người bệnh nên đi tầm soát đột quỵ 3-6 tháng một lần. Người bệnh cần được theo dõi định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Với người bình thường chưa từng bị đột quỵ, tốt nhất nên đi tầm soát đột quỵ định kỳ mỗi năm 1 lần, đặc biệt là với những người có tuổi hoặc có các yếu tố nguy cơ kể trên.
Các gói tầm soát đột quỵ tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
*Gói cơ bản:
Khảo sát các yếu tố nguy cơ thường gặp ở người bình thường. Bao gồm:
-
- Khám lâm sàng và tư vấn. Đánh giá các yếu tố nguy cơ qua hỏi bệnh như tuổi, giới, chủng tộc, hoạt động cơ thể, hút thuốc lá, trọng lượng khi sinh, tiền căn gia đình, tiền căn đột quỵ, TIA (cơn thiếu máu não thoáng qua), bệnh mạch máu khác, các loại thuốc đang sử dụng.
- Đánh giá cân nặng, chỉ số BMI, vòng eo, tỉ lệ waist-to-hip, đo huyết áp.
- Xét nghiệm tổng quát: công thức máu, BUN, creatinin máu, SGOT, SGPT, ion đồ trong máu, chức năng đông máu: PT, aPTT, tổng phân tích nước tiểu.
- Đường huyết, HbA1C.
- Bộ mỡ: cholesterol toàn phần, LDL, HDL, triglyceride.
- ECG.
- Siêu âm tim.
- Siêu âm mạch cảnh – đốt sống.
- X-quang ngực thẳng.
* Gói nâng cao:
Gói tầm soát đột quỵ nâng cao dành cho quý khách hàng có mong muốn thực hiện nâng cao hoặc các đối tượng cần đánh giá tổn thương não trước đây, dị dạng mạch máu não, hình ảnh mạch máu não nội sọ. Gói tầm soát đột quỵ nâng cao bao gồm các hạng mục của gói cơ bản và:
-
- Chụp MRI và MRA não: đánh giá đột quỵ im lặng, mạch máu nội sọ, đột quỵ cũ, bệnh lý khác.
*Gói chuyên sâu:
Gói tầm soát đột quỵ chuyên sâu nhằm đánh giá các nguyên nhân hiếm gặp. Gói này bao gồm các hạng mục của gói nâng cao và kèm thêm các chỉ định xét nghiệm:
-
- Bộ tăng động: protein C, S, đề kháng protein C hoạt hóa, fibrinogen, yếu tố V Leiden, đột biến prothrombin G20210A.
- Kháng đông lupus.
- Homocysteine máu.
- Chức năng tuyến giáp: TSH, FT4.
- Holter ECG: tầm soát rung nhĩ cơn.
- Siêu âm mạch máu chi dưới: đánh giá xơ vữa mạch đa vị trí.
*Gói mở:
Gói mở nhằm đánh giá các nguyên nhân hiếm gặp của đột quỵ (tai biến mạch máu não). Gói mở có thể thêm vào ngoài các gói cơ bản, nâng cao và chuyên sâu, bao gồm các hạng mục:
-
- Đa ký giấc ngủ: Đánh giá ngưng thở khi ngủ.
- Khảo sát gen trong một số trường hợp nghi căn nguyên di truyền.
- CLS theo các hội chứng: MELAS, CADASIL.
- DSA: khi cần đánh giá mạch máu não chuyên sâu.
- Đo Holter ECG kéo dài.
- Đo Holter huyết áp.
- Siêu âm tim xuyên thực quản.
Quy trình tầm soát đột quỵ tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
**Chuẩn bị trước khi khám:
-
- Đặt lịch hẹn thông qua website, fanpage hoặc hotline của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh 0287 102 6789 (TP.HCM) / 024 3872 3872 (Hà Nội).
- Nhịn ăn từ 4-6 tiếng trước khi lấy máu hoặc chụp MRI có chất cản từ. Kiêng đồ uống có cồn trong vòng 24 tiếng.
- Mang theo các kết quả xét nghiệm hoặc hồ sơ bệnh án để bác sĩ xem xét.
- Thông báo cho bác sĩ nếu đang trong quá trình điều trị hoặc dùng thuốc điều trị bất kì bệnh lý/ tình trạng thể chất nào.
**Quy trình khám:
-
- Điền thông tin và nhận số thứ tự
- Đo chiều cao – cân nặng, huyết áp
- Lấy mẫu máu, nước tiểu, phân
- Đo điện tâm đồ
- Chụp X-quang, siêu âm, chụp MRI…
- Nhận kết quả và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Từ khóa » Khám Tầm Soát đột Quỵ ở đâu
-
Tầm Soát đột Quỵ ở đâu? | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Ai Cần Tầm Soát đột Quỵ? | Vinmec
-
Khám Tầm Soát đột Quỵ | Bệnh Viện Việt Pháp
-
Tầm Soát đột Quỵ Bao Nhiêu Tiền, ở đâu Và Làm Những Xét Nghiệm Gì?
-
Gói Tầm Soát Nguy Cơ đột Quỵ Năm 2022
-
Chương Trình Tầm Soát đột Quỵ - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Địa Chỉ Tầm Soát Đột Quỵ Tại HCM - Phòng Khám Chợ Rẫy MC
-
Tầm Soát Đột Quỵ - CarePlus
-
Gói Tầm Soát Nguy Cơ đột Quỵ - Tim Mạch - Khám Tổng Quát
-
Gói Tầm Soát Bệnh đột Quỵ Và Mạch Vành | Bệnh Viện 199 Bộ Công An
-
Tầm Soát Sớm Bệnh đột Quỵ
-
Gói Khám Tầm Soát Nguy Cơ đột Quỵ | Gia An 115
-
Tầm Soát đột Quỵ, Tim Mạch, Ung Thư 'tận Nhà' - SIS Cần Thơ
-
Tầm Quan Trọng Của Việc Nhận Biết Kịp Thời Các Dấu Hiệu đột Quỵ