Chu Kì Kinh Doanh Là Gì Và Nó Hoạt Động Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Chu Kì Kinh Doanh
Chu kì kinh doanh là thuật ngữ dùng để chỉ sự biến động định kì của hoạt động kinh tế. Chu kỳ bao gồm năm giai đoạn: suy thoái, chạm đáy, hồi phục, mở rộng hoặc tăng trưởng, và đạt đỉnh điểm. Suy thoái xảy ra khi nền kinh tế bắt đầu chậm lại. Khi sự chậm lại chạm mức đáy, sau đó một thời gian sẽ tự phục hồi. Giai đoạn tăng trưởng hoặc mở rộng sẽ xảy ra khi nền kinh tế bắt đầu đi lên trở lại cho đến khi đạt đến đỉnh điểm hoặc khi nền kinh tế đạt đến trạng thái bất ổn.
Nhưng làm thế nào xác định nền kinh tế đang ở đâu trong chu kì? Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (National Bureau of Economic Research - NBER) là cơ quan chính thức xác định các giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh của Mỹ. Đơn vị được giao nhiệm vụ để làm điều này là Ủy ban Chu kì kinh doanh thường niên, sử dụng số liệu tăng trưởng GDP như là chỉ số chính về các biến động. Các dữ liệu khác đang được sử dụng là thu nhập cá nhân thực tế, việc làm, bán lẻ và sản xuất công nghiệp.
Chu kỳ kinh doanh ngày nay rất khó để dự đoán và có nhiều biến động bất thường. Chúng khác nhau về cường độ, thời gian và tần suất. Từ những năm 1940, một chu kỳ kinh doanh thường kéo dài từ 3 đến 5 năm giữa các đỉnh. Giai đoạn tăng trưởng trung bình là 44.8 tháng, trong khi kinh tế suy thoái kéo dài khoảng 11 tháng. Còn so với thời kỳ suy thoái kinh tế, Đại suy thoái sẽ kéo dài hơn 3 năm rưỡi.
Các Giai Đoạn Của Một Chu Kì Kinh Doanh
Giống như mọi thứ khác trên thế giới này, kinh doanh cũng có những giai đoạn riêng của nó. Lưu ý rằng, cho dù vào bất kỳ thời điểm nào, thì bạn cũng có thể ở bất kỳ một trong số những giai đoạn sau đây:
Suy thoái
Giai đoạn này là nơi mà sự suy giảm tăng trưởng GDP được nhìn thấy rõ. Tốc độ tăng trưởng xuống từ 1 đến 2% và thậm chí đến con số âm, do đó tổng sản lượng quốc nội bị giảm sút. Cuộc suy thoái kinh tế trong năm 2008 là một cuộc suy thoái tàn khốc, trong đó GDP ngay lập tức giảm 1,8% trong quý I, mức tăng trưởng rất nhỏ 1,3 lần trong năm thứ hai, nhưng đã giảm liên tục trong tất cả các quý tiếp theo cho đến quý I năm 2009.
Chạm đáy
Giai đoạn chạm đáy diễn ra khi nền kinh tế đang tụt giảm không phanh, tốc độ tăng trưởng vẫn còn âm xấu hơn nhiều giai đoạn trước. Dựa trên hồ sơ NBER, giai đoạn chạm đáy cho cuộc khủng hoảng năm 2008 xảy ra trong quý II năm 2009 khi sản lượng quốc gia của Hoa Kỳ chỉ giảm 0,7%.
Tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng đề cập đến sự tăng trưởng GDP tích cực sau khi trải qua giai đoạn suy thoái. Trong cuộc khủng hoảng gần đây, giai đoạn này bắt đầu vào quý 3 năm 2009 khi sản lượng quốc gia tăng trưởng 1,6%. Đây là kết quả của việc kích thích chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Giai đoạn tăng trưởng tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Trong phần này của chu kỳ kinh doanh, tốc độ tăng trưởng GDP tốt là nên nằm trong khoảng từ 2 đến 3 phần trăm. Người ta cho rằng bởi vì giai đoạn suy thoiais trong năm 2008, việc mở rộng kinh tế đã làm chậm việc sản sinh công ăn việc làm.
Đạt đỉnh điểm
Giai đoạn đạt đỉnh điểm là giai đoạn mà sự tăng trưởng kinh tế bắt đầu chậm lại. Nó thường là sự tăng trưởng tích cực cuối cùng trước khi sự suy thoái bắt đầu. Không dễ đoán trước khi nào sự tăng trưởng kinh tế có thể lên đến đỉnh điểm, nhưng bạn phải cảnh giác nếu nền kinh tế có chỉ số tăng trưởng lên đến 4% hoặc cao hơn do đỉnh cao có thể vòng lại ngay lập tức. Trong cuộc khủng hoảng năm 2008, đỉnh điểm xuất hiện trong quý 4 năm 2007.
Nguyên Nhân Do Điều Gì?
Ngay cả khi có các chính sách nhằm làm cho nền kinh tế tăng trưởng đủ nhanh để tạo ra công ăn việc làm cho những người cần việc (nhưng không quá nhanh để đẩy lạm phát tăng lên) thì vẫn còn nhiều yếu tố có thể khiến nền kinh tế sụp đổ. Một nhân tố rất quan trọng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh là sự tự tin của các nhà đầu tư và người tiêu dùng, của người kinh doanh và các chính trị gia. Đó là niềm tin rằng người tiêu dùng sẽ tăng nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ. Một khi nhu cầu tăng lên, các cơ sở kinh doanh sẽ thuê người mới làm việc, và khi có nhiều người có việc làm, điều này càng kích thích nhu cầu lớn hơn. Khi điều này được duy trì, nền kinh tế có thể mở rộng.
Khi cầu lớn hơn cung, nền kinh tế có thể đạt đến một điểm bão hòa. Nhưng không may, khi cầu đang tăng được cân bằng bởi thuế cao hơn hoặc lãi suất, thì điểm cực đại không thể duy trì lâu đươc. Khi đạt đến điểm đỉnh, sự suy thoái có thể bắt đầu. Trong giai đoạn này, mọi người có xu hướng hoảng sợ và mất tự tin. Tình trạng giảm phát xảy ra khi giá tài sản sụp đổ, như trường hợp trong cuộc khủng hoảng năm 2008 đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản. Khi khách hàng ngừng mua vì sợ rằng họ có thể mất việc sớm, doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng xấu và họ có thể sa thải công nhân. Sự thiếu việc làm có thể làm cho người tiêu dùng lo ngại hơn, dẫn đến sự suy giảm kinh tế. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ hạ lãi suất.
Sự sẵn có của nguồn vốn cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh doanh. Khi có quá nhiều vốn trong nền kinh tế, sự tăng trưởng lên đến đỉnh cao có thể đẩy lạm phát lên nhanh. Để tránh đến đỉnh điểm, Cục Dự trữ Liên bang có thể can thiệp bằng cách ảnh hưởng đến sự gia tăng lãi suất.
Chu kỳ kinh doanh là một thực tế của cuộc sống. Đối với chính phủ, điều quan trọng là theo dõi chu kỳ này để có thể can thiệp đúng mức khi cần. Đối với bạn và tất cả mọi người khác, chu kỳ kinh doanh dạy một bài học rằng kinh tế không bao giờ ở trạng thái tĩnh, và mọi thứ luôn luôn có xu hướng thay đổi. Do đó, bạn phải ra những quyết định thông minh với cách bạn quản lý tài sản và các nguồn lực, để có đủ để trang trải cho các nhu cầu của bạn khi điều kiện kinh tế trở nên mỏng manh.
Bạn Áp Dụng Chu Kì Kinh Doanh Như Thế Nào?
Hiểu biết chu kỳ kinh doanh có thể rất quan trọng đối với quyết định mua, đầu tư và kinh doanh của bạn. Chẳng hạn, trong thời kỳ suy thoái, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, kéo theo thị trường chứng khoán cũng kém đi, lãi suất lúc này thấp hơn để kích thích hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Như vậy trong thời kì suy thoái, sẽ là khôn ngoan nếu đầu tư vào tài chính vì lãi suất lúc này thấp. Tương tự, trong quá trình tăng trưởng, thật tốt để bắt đầu kinh doanh hoặc dự trữ hàng hóa nếu bạn đã có doanh nghiệp, vì mọi người sẵn sàng chi tiêu hơn trong thời điểm này. Nhìn chung, chu kỳ kinh doanh là điều tự nhiên trong nền kinh tế thị trường. Dự đoán và điều chỉnh theo chu kỳ kinh doanh sẽ giúp được bạn rất nhiều trong cuộc sống và công việc.
Từ khóa » Chu Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh Là Gì
-
Khái Niệm Và ý Nghĩa Của Chu Kỳ Sản Xuất Của Doanh Nghiệp
-
Chu Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh : - Tài Liệu Text - 123doc
-
Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? - TheBank
-
Chu Kì Sản Xuất (Production Cycle) Là Gì? Nội Dung Và ý Nghĩa
-
Tất Cả Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về Chu Kỳ Sản Xuất
-
Chu Kì Kinh Doanh Là Gì? Các Giai đoạn Của Một Chu Kì Kinh Doanh
-
Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì ? Đặc Trưng Của Chu Kỳ Kinh Doanh - Luật ACC
-
Chu Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh Thông Thường Là Gì
-
Chu Kỳ Kinh Doanh (business Cycle) Là Gì ? Các đặc Trưng Của Chu Kỳ ...
-
Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? 4 Giai đoạn Chính Trong Chủ Kỳ ...
-
Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? Hiểu Về Nó Giúp Gì Cho Nhà đầu Tư? - DNSE
-
[Top Bình Chọn] - Chu Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh - Trần Gia Hưng
-
Chu Kỳ Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Là Gì? Các Giai đoạn Của Chu Kỳ
-
Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? 4 Giai đoạn Chính Trong Chủ Kỳ Kinh Doanh ...