Chu Kì Phát Triển Của Ký Sinh Trùng Sốt Rét - Nhà Thuốc An Khang

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét và cách phòng ngừa sốt rét
Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét và cách phòng ngừa sốt rét Cập nhật: 21/07/2024 Lượt xem: 1859 Thẩm định nội dung bởi

Bác sĩ Bùi Lê Thanh Thảo

Chuyên khoa: Y học dự phòng

Bác sĩ Bùi Lê Thanh Thảo, chuyên khoa Y học dự phòng tại Trung tâm Y tế Châu Đức, hiện là bác sĩ thẩm định bài viết của Nhà thuốc An Khang.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây phá hủy tế bào hồng cầu. Bệnh được lây truyền qua vật trung gian là muỗi với chu kỳ phát triển phức tạp. Cùng tìm hiểu về quá trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét qua bài viết dưới đây nhé!

1Ký sinh trùng sốt rét là gì?

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng họ Plasmodium gây nên. Bệnh chủ yếu được lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua vết cắn của muỗi Anopheles spp. Ngoài ra, một số phương thức truyền bệnh khác bao gồm:[1]

  • Truyền máu có nhiễm ký sinh trùng sốt rét.
  • Người mẹ bị bệnh có thể truyền sang con nếu bánh rau bị tổn thương (hiếm).
  • Sử dụng kim tiêm có dính máu của ký sinh trùng sốt rét, do tiêm chích ma tuý.

Ký sinh trùng sốt rét hay Plasmodium, là ký sinh trùng bắt buộc trên cơ thể muỗi hoặc người mới có thể tồn tại và phát triển. Hiện tại có khoảng 5 loại ký sinh thường gặp dẫn đến bệnh sốt rét tùy theo từng vùng địa lý khác nhau như:

  • P.falciparum: ký sinh trùng được gặp nhiều ở vùng khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ trung bình năm tương đối cao. Loại ký sinh trùng này thường gặp ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và hiếm gặp ở châu Âu.
  • P.vivax: ký sinh trùng này gặp nhiều ở châu Âu còn châu Á và châu Phi chỉ gặp nhiều ở một số nơi.
  • P.malariae: xuất hiện ở châu Âu, châu Phi, ít ở châu Mỹ, châu Á thì rất hiếm gặp.
  • P.ovale: ký sinh trùng này khá là hiếm gặp trên thế giới, chỉ gặp ở trung tâm châu Phi.
  • P.knowlesi: phân bố rộng rãi ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là phía đông Malaysia.

Ký sinh trùng sốt rét được lây truyền từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua muỗi đốt

Ký sinh trùng sốt rét được lây truyền từ người bệnh sang người lành chủ yếu qua muỗi đốt

2Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét

Vòng đời của ký sinh trùng sốt rét phát triển qua hai vật chủ gồm muỗi và con người. Với mỗi giai đoạn, ký sinh trùng sẽ có những đặc trưng khác nhau như:[1]

Giai đoạn vô tính trong cơ thể người

Muỗi Anopheles mang mầm bệnh sốt rét dưới dạng ký sinh trùng non (thoa trùng). Khi bị muỗi đốt, thoa trùng sẽ truyền từ tuyến nước bọt của muỗi vào hệ tuần hoàn con người.

Sau khoảng 30 phút, thoa trùng sẽ di chuyển đến gan, xâm nhập và phát triển trong các tế bào gan. Trong gan, ký sinh trùng phát triển thành thể phân cách, mang bên trong hàng ngàn mảnh trùng.

Nếu thể phân cách này vỡ ra, mảnh trùng sẽ được phóng thích và đi vào trong máu. Tuỳ vào loại ký sinh trùng mà giai đoạn phát triển sẽ khác nhau:

  • Plasmodium falciparum: 12 ngày (9-14 ngày).
  • Plasmodium vivax: 14 ngày (8-17 ngày).
  • Plasmodium ovale: 17 ngày (16-18 ngày).
  • Plasmodium malariae: 28 ngày (14-40 ngày).

Các mảnh trùng được phóng thích ra từ gan sẽ xâm nhập tiếp vào hồng cầu để tiếp tục phát triển thành tư dưỡng rồi chuyển sang phân liệt. Chúng có thể tấn công và liên tục phá vỡ nhiều tế bào hồng cầu.

Sau nhiều chu kỳ, một số mảnh trùng có thể phát triển thành thể giao bào đực và cái trong máu. Sẵn sàng chờ muỗi Anopheles hút vào dạ dày để phát triển các vòng đời tiếp theo.

Ký sinh trùng sốt rét tồn tại trong cơ thể ở gan và tế bào hồng cầu

Ký sinh trùng sốt rét tồn tại trong cơ thể ở gan và tế bào hồng cầu

Giai đoạn hữu tính trong muỗi

Mỗi khi muỗi cái Anopheles đốt người có bệnh sốt rét, các giao tử đực và cái của ký sinh trùng sốt rét trong máu sẽ được hút vào dạ dày của muỗi. Quá trình sinh sản hữu tính giữa 2 giao tử diễn ra sẽ tạo thành nang noãn và thoa trùng.

Những thoa trùng này sẽ tập trung ở tuyến nước bọt của muỗi. Khi muỗi Anopheles đốt người lành sẽ truyền mầm bệnh cho họ.

Ký sinh trùng sốt rét phát triển và sinh sản hữu tính trong muỗi

Ký sinh trùng sốt rét phát triển và sinh sản hữu tính trong muỗi

3Triệu chứng của bệnh sốt rét

Ký sinh trùng sốt rét ở giai đoạn máu có thể gây phá hủy hồng cầu dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau. Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh gồm:[2]

  • Cơn sốt rét điển hình gồm 3 giai đoạn (lạnh, nóng, vã mồ hôi), xảy ra theo chu kỳ của từng loại Plasmodium, giữa các cơn thấy dễ chịu, bình thường.
  • Đổ mồ hôi nhiều.
  • Đau đầu, nhức mỏi cơ bắp.
  • Vàng da, vàng mắt do tan máu.
  • Gan và lách to hơn bình thường.
  • Với trường hợp nặng có thể gặp tình trạng khó thở, nôn mửa hoặc hôn mê.

Sốt cao, rét run thành từng cơn có thể là dấu hiệu của sốt rét

Sốt cao, rét run thành từng cơn có thể là dấu hiệu của sốt rét

Xem thêm: Triệu chứng sốt rét giúp bạn nhận biết bệnh nhanh và chính xác

4Cách điều trị bệnh sốt rét

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm và giảm tỷ lệ lây lan trong cộng đồng. Tùy theo giai đoạn và mức độ nặng của bệnh, bác sĩ có thể kết hợp nhiều phác đồ điều trị khác nhau:[3]

  • Thuốc hạ sốt khi thân nhiệt trên 38.5 độ C.
  • Bù nước và điện giải bằng dung dịch oresol hoặc truyền dịch tĩnh mạch.
  • Thuốc điều trị sốt rét đặc hiệu như artemisinin, chloroquine hoặc doxycyclin.

Bác sĩ có thể truyền tĩnh mạch để bù nước và điện giải cho người bệnh sốt rét

Bác sĩ có thể truyền tĩnh mạch để bù nước và điện giải cho người bệnh sốt rét

Xem thêm: 5 cách điều trị sốt rét tại nhà bạn cần lưu ý

5Cách phòng ngừa bệnh sốt rét

Sốt rét là bệnh lây truyền qua vật trung gian là muỗi Anopheles. Vì vậy, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản để phòng ngừa bệnh hiệu quả như:[4]

  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, loại bỏ những vùng đọng nước để hạn chế sự sinh sản của muỗi.
  • Sử dụng thuốc diệt muỗi trong nhà và khu phố để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.
  • Mắc màn khi đi ngủ để tránh bị muỗi đốt.
  • Không di chuyển đến vùng đang có dịch bệnh sốt rét.
  • Dự phòng bằng thuốc đối với những người đến vùng sốt rét trong thời gian ngắn (du khách, người đi công tác,...).

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ có thể hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh sốt rét

Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ có thể hạn chế sự phát triển của muỗi gây bệnh sốt rét

Xem thêm: Cách phòng chống sốt rét hiệu quả

6Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Khi xuất hiện bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ bệnh sốt rét, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được điều trị sớm nhất. Một số dấu hiệu bạn cần lưu ý gồm:[5]

  • Sốt cao, rét run thành cơn.
  • Da và củng mạc mắt vàng.
  • Hay hoa mắt chóng mặt do thiếu máu.
  • Đau đầu, mệt mỏi.

Vàng mắt có thể là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm

Vàng mắt có thể là dấu hiệu cần đến gặp bác sĩ sớm

Chẩn đoán

Bên cạnh các yếu tố dịch tễ và thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để chẩn đoán sốt rét như:[6]

  • Soi tế bào máu: nhằm quan sát hình ảnh các thể thoa trùng, tư dưỡng, phân liệt và giao tử ký sinh trùng sốt rét trong máu.
  • Xét nghiệm máu: để đáng giá mức độ phá hủy hồng cầu gây thiếu máu.

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh sốt rét

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bệnh sốt rét

Bệnh viện điều trị uy tín

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ mắc sốt rét, người bệnh nên nhanh chóng đến khám tại khoa truyền nhiễm của các cơ sở y tế địa phương. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ uy tín như:

  • Tp.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Tp.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh,…
  • Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108,…
Xem thêm:

  • Sốt rét nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?
  • Các bệnh thường gặp vào mùa mưa và cách phòng tránh hiệu quả

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét, từ đó hiểu rõ các biện pháp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Hãy chia sẻ thông tin này đến với tất cả người thân và bạn bè của bạn nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Malaria

    https://www.cdc.gov/malaria/about/biology/index.html
  2. Malaria

    https://www.cdc.gov/malaria/about/faqs.html

Xem thêm

Từ khoá: chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét chu kỳ phát triển của ký sinh trùng sốt rét vòng đời của ký sinh trùng sốt rét chu kỳ ký sinh trùng sốt rét ký sinh trùng sốt rét Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • 3 giai đoạn sốt xuất huyết, giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

    3 giai đoạn sốt xuất huyết, giai đoạn nào nguy hiểm nhất?

    Bác sĩ Huỳnh Minh Nhựt

    4 tuần trước
  • Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Các lưu ý cần tránh

    Sức khoẻ & Bệnh

    Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Các lưu ý cần tránh

    Bác sĩ Huỳnh Minh Nhựt

    4 tuần trước
  • Vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam

    Sức khoẻ & Bệnh

    Vắc xin sốt xuất huyết đầu tiên được lưu hành tại Việt Nam

    Dược sĩ Trần Minh Nhật

    1 tháng trước
  • Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Sức khoẻ & Bệnh

    Các cách phòng chống dịch bệnh mùa bão lụt, mưa lũ bạn nên biết!

    Dược sĩ Hồ Nguyên Phúc

    2 tháng trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Chu Kỳ Sinh Học Của Sốt Rét