Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường? - Ferrovit
Có thể bạn quan tâm
Để xác định được những tình trạng của cơ thể như bệnh tật hay mang thai, phụ nữ nên hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt của mình. Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường?
Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý tự nhiên được lặp lại ở nữ giới, thể hiện cho khả năng sinh sản của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên kinh nguyệt xuất hiện cho đến ngày trước khi kỳ hành kinh tiếp theo của bạn bắt đầu. Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ bao gồm: hành kinh, phát triển nang trứng, làm dày nội mạc tử cung, rụng trứng và thoái hóa nội mạc trứng.
Những thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt được chi phối bởi các hormone, bao gồm estrogen, progesterone, hormone kích thích nang trứng, testosterone và các chất khác. Chúng kích hoạt sự phát triển của nang trứng trong buồng trứng, rụng trứng, sự phát triển và bong ra của niêm mạc tử cung (hành kinh).
Chu kỳ kinh nguyệt giống như có thể được xem là dấu hiệu sức khỏe quan trọng. Nó có thể cho bạn biết khi nào mọi thứ hoạt động bình thường, khi nào cơ thể đang trải qua một sự thay đổi hoặc khi cơ thể gặp vấn đề không như mong muốn.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt thông thường
1. Ở người trưởng thành
28 ngày là độ dài một chu kỳ kinh nguyệt trung bình ở người trưởng thành, không sử dụng bất kỳ hình thức tránh thai nội tiết tố hoặc đặt vòng tránh thai nào. Điều này có nghĩa rằng một người phụ nữ bình thường sẽ có từ 11 đến 13 chu kỳ kinh nguyệt mỗi năm.
Phần lớn các chu kỳ của bạn sẽ nằm trong phạm vi này nhưng vẫn có một số chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu chu kỳ của bạn chênh lệch trong 7 ngày (21 ngày hoặc 35 ngày), điều này là hoàn toàn bình thường và phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, nếu chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn khoảng thời gian này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Độ dài của chu kỳ của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như căng thẳng, chế độ ăn uống, dùng đồ uống có cồn, do tập thể dục hay bất cứ điều gì ảnh hưởng đến hormone sinh sản. Bên cạnh đó, độ dài chu kỳ còn được xác định bởi tuổi, gen, sức khỏe, chỉ số khối cơ thể (BMI), hành vi và phương pháp kiểm soát sinh sản.
2. Ở bạn nữ dậy thì
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở lứa tuổi dậy thì có sự thay đổi bất thường do hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Trong những tháng đầu, kinh nguyệt của bạn có thể không đến đúng ngày, số ngày hành kinh hay lượng máu mất đi cũng khác nhau. Tình trạng này xảy ra ở những năm đầu tiên khi bắt đầu hành kinh và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt trung bình ở bạn nữ tuổi dậy thì thường là từ 21 đến 45 ngày nhưng đôi khi có thể dài hơn hoặc ngắn hơn.
Khi bắt đầu có kinh nguyệt, bạn có thể không rụng trứng đều đặn. Tuy nhiên, vào những năm tiếp theo, việc rụng trứng sẽ diễn ra trong hầu hết các chu kỳ, giúp kinh nguyệt được ổn định.
Bạn có biết: Màu sắc kinh nguyệt nói lên điều gì về cơ thể của bạn?
Chu kỳ kinh nguyệt ở người trưởng thành dùng các biện pháp tránh thai
1. Biện pháp tránh thai nội tiết
Dùng các biện pháp tránh thai nội tiết như thuốc viên tránh thai, vòng âm đạo hoặc miếng dán tránh thai sẽ làm thay đổi sự điều tiết các hormone như estrogen và progesterone trong cơ thể bạn. Khi được sử dụng một cách chính xác, các hormone trong thuốc tránh thai sẽ ngăn rụng trứng. Từ đó, sự phát triển và bong tróc niêm mạc tử cung (ngày đèn đỏ) cũng thay đổi.
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ phụ thuộc vào biện pháp ngừa thai mà bạn sử dụng.
Viên thuốc tránh thai hàng ngày
Thuốc tránh thai hàng ngày vỉ 28 viên gồm 21 viên chứa hormone, 7 viên giả dược để giúp người dùng không quên uống thuốc. Kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau khi dùng xong 28 viên. Điều này sẽ làm cho chu kỳ của bạn đều đặn trong khoảng 28 ngày mỗi tháng. Khi bạn lần đầu tiên bắt đầu dùng thuốc hoặc nếu bạn uống thuốc không đều, bạn có thể gặp tình trạng chảy máu ít trong giữa chu kỳ kinh nguyệt.
Vòng tránh thai âm đạo và miếng dán tránh thai
Vòng tránh thai âm đạo và miếng dán thường được dùng trong khoảng thời gian 4 tuần.
Vòng âm đạo chứa cả estrogen và progesterone, được đưa vào âm đạo trong 21 ngày, sau đó được lấy ra trong 7 ngày. Bạn sẽ có kinh sau đó và đặt một vòng mới trở lại ngay khi sạch kinh.
Các miếng dán tránh thai được sử dụng theo chu kỳ 4 tuần. Tức là trong thời gian 3 tuần, cứ một tuần phải thay miếng dán một lần. Đến tuần thứ tư không sử dụng miếng dán và bạn sẽ hành kinh trở lại. Sau tuần thứ 4, dán miếng dán tránh thai mới và lặp lại giống quy trình trước đó.
Xem ngay: Hiến máu có tốt không? Những điều cần lưu ý khi hiến máuCả hai phương pháp này sẽ làm cho chu kỳ của bạn đều đặn và kéo dài khoảng 28 ngày khi được sử dụng đúng cách.
Một số người cũng quyết định bỏ qua kỳ hành kinh trong khi sử dụng các biện pháp tránh thai này bằng cách sử dụng liên tục, bỏ qua những ngày không cần nội tiết tố. Điều này sẽ kéo dài thời gian chu kỳ của bạn cho đến khi ngừng sử dụng.
2. Biện pháp tránh thai chỉ có progestin (thuốc, que cấy)
Có nhiều loại kiểm soát sinh sản khác nhau, tất cả đều chứa các loại và mức độ hormone khác nhau. Một số loại tránh thai không chứa bất kỳ estrogen nào và chỉ chứa progestin, một dạng progesterone tổng hợp. Những phương pháp này bao gồm thuốc chỉ có progestin (mini-pill), thuốc tiêm progesterone hoặc cấy que chứa progestin.
Thuốc tránh thai chỉ có progestin (mini-pill)
Khi sử dụng thuốc tránh thai chỉ có progestin, bạn có thể gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều. Loại thuốc này tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng niêm mạc mạc tử cung khiến chúng không thuận lợi cho sự làm tổ của chứng.
Nhiều người bị ra máu giữa kỳ kinh, giảm lượng máu kinh, chu kỳ ngắn hơn hoặc vô kinh (không có kinh nguyệt) khi sử dụng thuốc chỉ có progestin, đặc biệt là khi không uống thuốc đúng thời gian mỗi ngày.
Tiêm thuốc và cấy que tránh thai
Cả tiêm thuốc và cấy que tránh thai đều có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng, làm ngăn ngừa chu kỳ hormone. Cả hai phương pháp tránh thai này đều tác động đến chu kỳ kinh nguyệt bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn thời gian chu kỳ.
Nhiều người, đặc biệt là những người đang áp dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai, theo thời gian có thể sẽ bị vô kinh. Nhiều người gặp phải tình trạng không xác định được ngày hành kinh, mặc dù tần suất ngày đèn đỏ sẽ giảm dần theo thời gian. Tất cả những thay đổi này là bình thường với các hình thức tránh thai trên.
3. Dụng cụ tránh thai
Dụng cụ tử cung nội tiết tố
Khi sử dụng dụng cụ tử cung nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ không đều. Thời gian và chu kỳ của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào loại dụng cụ nội tiết tố của bạn và thời gian bạn sử dụng. Các dụng cụ tử cung có liều lượng progestin thấp sẽ ít có khả năng ức chế sự rụng trứng so với các dụng cụ tử cung có liều progestin cao hơn.
Chu kỳ có thể dài hơn hoặc giống như trước khi bạn sử dụng loại dụng cụ tránh thai này. Ngày “đèn đỏ” thường ra máu ít hơn và nhiều người có thể ngừng có chu kỳ hoàn toàn khi dùng vòng tránh thai nội tiết tố. Trong vài tháng đầu, bạn có thể bị chảy máu một ít. Độ dài chu kỳ của bạn cũng có khả năng thay đổi theo thời gian.
Vòng tránh thai bằng đồng
Vòng tránh thai bằng đồng không ảnh hưởng đến độ dài chu kỳ của bạn vì loại tránh thai này không có nội tiết tố. Do đó, bạn sẽ trải qua những biến động estrogen và progesterone trong suốt chu kỳ của bạn tương tự như bình thường. Điều đó có nghĩa là phần lớn các chu kỳ của bạn sẽ dài khoảng 24-38 ngày, phạm vi bình thường cho một chu kỳ ở người lớn.
Một số người sử dụng vòng tránh thai bằng đồng có thể nhận thấy rằng những ngày đèn đỏ ra nhiều máu hơn hơn, dài hơn hoặc có thể gặp phải tình trạng ra ít máu không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường sẽ cải thiện theo thời gian.
Chu kỳ không đều trong khi sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết
Không có gì lạ khi phát hiện ra những đốm máu nhỏ khi bạn mới bắt đầu sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết tố hoặc khi chuyển sang biện pháp tránh thai nội tiết tố mới. Nếu bạn đã sử dụng các biện pháp tránh thai trong hơn 3 tháng và vẫn bị chảy máu bất thường, bạn có thể nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Sử dụng biện pháp tránh thai không đều hoặc không chính xác có thể gây chảy máu bất thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến độ dài của chu kỳ và lượng máu khi hành kinh. Những người sử dụng biện pháp tránh thai không đúng cách cũng có nguy cơ mang thai cao hơn so với những người sử dụng đúng. Quên uống thuốc tránh thai, uống không đúng thứ tự, tháo vòng hoặc miếng dán sớm có thể làm tăng nguy cơ mang thai.
Qua bài viết này, Iron Woman hy vọng bạn đã biết được chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày, nếu gặp phải bất thường nào bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé.
Xem thêm:
Bạn sẽ mất đi bao nhiêu máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt?
Hướng dẫn bổ sung sắt cho phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
Khám phá chế độ dinh dưỡng vàng cho bạn gái tuổi dậy thì
Nguồn tham khảo:
What’s “normal”?: menstrual cycle length and variation – https://helloclue.com/articles/cycle-a-z/what’s-normal-menstrual-cycle-length-and-variation
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?
CHI TIẾTMáu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?
CHI TIẾTNhóm máu B: Những điều thú vị mà bạn chưa biết
CHI TIẾTMất máu nhiều dẫn đến điều gì?
CHI TIẾTMất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?
CHI TIẾTTốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?
CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 … Page5 Close MenuTừ khóa » Chu Kỳ Phụ Nữ đến Tháng
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường Dài Bao Nhiêu Ngày? | Vinmec
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt được Tính Như Thế Nào? | Vinmec
-
Giải đáp: Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bao Nhiêu Ngày Là Bình Thường?
-
Những Kiến Thức Cơ Bản Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt Chị Em Cần Nắm Rõ
-
MỚI NHẤT: 10 Sự Thật ít Ai Biết Về Chu Kỳ Kinh Nguyệt - Hello Bacsi
-
Giải đáp Thắc Mắc: Thế Nào Là Một Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường?
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Hướng Dẫn Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt để Có Thai
-
Tại Sao Lại Có Kinh Nguyệt?
-
Kinh Nguyệt: Những điều Mọi Phụ Nữ Cần Biết - Bộ Y Tế
-
Kinh Nguyệt Không đều: Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Phân Loại
-
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường Dài Bao Nhiêu Ngày? - YouMed
-
Thế Nào Là Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bình Thường?