Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không đều Có Thai Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Kinh nguyệt không đều là hiện tượng thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Trên thực tế, tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vậy những chị em mà chu kỳ kinh nguyệt không đều có thai không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này với bài viết bên dưới nhé.
Menu xem nhanh:
- 1. Đôi nét về tình trạng kinh nguyệt không đều
- 2. Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều
- 2.1. Nguyên nhân sinh lý
- 2.1.1. Thay đổi nội tiết tố
- 2.1.2. Tăng cân hoặc giảm cân
- 2.1.3. Rối loạn ăn uống
- 2.1.4. Tập thể dục thể thao quá sức
- 2.1.5. Căng thẳng, mệt mỏi
- 2.1.6. Vệ sinh vùng kinh không sạch sẽ
- 2.1.7. Tác dụng phụ của các loại thuốc
- 2.2. Nguyên nhân bệnh lý
- 2.2.1. Rối loạn tuyến giáp
- 2.2.2. Hội chứng buồng trứng đa nang
- 2.2.3. Mắc một số căn bệnh như tắc ống dẫn trứng
- 2.2.4. Suy buồng trứng sớm
- 2.1. Nguyên nhân sinh lý
- 3. Vòng kinh nguyệt không đều có thai không?
1. Đôi nét về tình trạng kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt là tình trạng chảy máu từ tử cung ra bên ngoài âm đạo do bong lớp niêm mạc tử cung. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn, mỗi tháng 1 lần. Tuy nhiên, với những chị em có kinh nguyệt không đều thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ xuất hiện dấu hiệu bất thường như thiếu kinh, rong kinh, vô kinh, cường kinh, thống kinh, màu sắc kinh nguyệt thay đổi,….
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều là do bị rối loạn nội tiết hoặc mắc các bệnh lý thực thể. Đây có thể là những dấu hiệu của một hoặc nhiều căn bệnh khác nhau, còn bản thân kinh nguyệt không phải là bệnh.
2. Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều
2.1. Nguyên nhân sinh lý
2.1.1. Thay đổi nội tiết tố
Trong suốt thời kỳ sinh sản, chị em phụ nữ sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ lúc có kinh nguyệt cho tới mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh. Thông thường, những sự thay đổi này sẽ đi liền với sự thay đổi của hormone nội tiết tố trong cơ thể.
– Giai đoạn dậy thì: Khi mới bắt đầu có kinh nguyệt, hầu hết các bạn gái đều bị rối loạn kinh nguyệt vì buồng trứng, ống dẫn trứng và những cơ quan sinh dục khác vẫn chưa phát triển toàn diện. Lúc này, hormone nội tiết tố được giải phóng trong cơ thể sẽ phải mất một thời gian mới ổn định được. Thông thường, các bạn gái sẽ mất 2 – 3 năm đầu thì kinh nguyệt mới ổn định được.
– Giai đoạn cho con bú: Prolactin là hormone có nhiệm vụ bài tiết sữa mẹ. Nó làm ức chế buồng trứng và giảm hàm lượng hormone estrogen có thể gây ra hiện tượng vô kinh. Lúc này, chu kỳ kinh nguyệt của các mẹ sẽ xuất hiện trở lại muộn hơn và phải mất một thời gian thì vòng kinh mới ổn định như trước.
– Giai đoạn tiền mãn kinh: Hormone estrogen suy giảm do rối loạn phóng noãn khiến cơ thể bị lão hóa. Chính điều này đã khiến chu kỳ kinh nguyệt bị phá vỡ, dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều.
2.1.2. Tăng cân hoặc giảm cân
Việc tăng cân hoặc giảm cân đột ngột cũng dẫn tới tình trạng kinh nguyệt không đều vì sự thay đổi này có thể tác động trực tiếp lên tuyến yên. Từ đó khiến hormone nội tiết tố nữ bị mất cân bằng, gây ra tình trạng rối loạn chu kỳ rụng trứng, dẫn tới kinh nguyệt không đều,
2.1.3. Rối loạn ăn uống
Chế độ ăn uống không hợp lý, thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,… sẽ làm thay đổi hormone nội tiết tố nữ và gây ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể của chị em phụ nữ như rối loạn tiêu hóa. Điều này sẽ khiến chị em bị mất nước, cơ thể mệt mỏi, hạ huyết áp, mạch đập nhanh,… làm ảnh hưởng trực tiếp tới vòng kinh.
2.1.4. Tập thể dục thể thao quá sức
Việc tập thể dục thể thao quá sức sẽ làm tiêu hao nhiều năng lượng, khiến các hoạt động thông thường của các cơ quan trong cơ thể bị thay đổi. Từ đó dẫn tới hiện tượng kinh nguyệt không đều, thậm chí có thể gây ra tình trạng vô kinh.
2.1.5. Căng thẳng, mệt mỏi
Căng thẳng, mệt mỏi,… sẽ khiến tuyến thượng thận tiết ra hormone cortisol, ảnh hưởng tới quá trình sản sinh ra nội tiết tố nữ như progesterone và estrogen. Điều này sẽ khiến kinh nguyệt của chị em không đều.
2.1.6. Vệ sinh vùng kinh không sạch sẽ
Trong thời gian có kinh và sau khi quan hệ vợ chồng, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Trong thời gian có kinh thì cứ cách 3 – 4 tiếng thì nên thay băng vệ sinh một lần để hạn chế vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, phát triển, gây ra bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
2.1.7. Tác dụng phụ của các loại thuốc
– Thuốc tránh thai khẩn cấp sẽ làm hormone nội tiết tố nữ thay đổi, gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều
– Các loại thuốc kháng sinh liều cao cũng có thể dẫn tới kinh nguyệt không đều
2.2. Nguyên nhân bệnh lý
2.2.1. Rối loạn tuyến giáp
Căn bệnh này gây ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ trao đổi chất trong cơ thể của chị em phụ nữ, làm thay đổi hormone nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây ra tình trạng vô kinh.
2.2.2. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang làm ảnh hưởng trực tiếp tới lượng hormone progesterone, gây mất cân đối tỷ lệ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể, gây bong lớp nội mạc tử cung, dẫn tới tình trạng rong huyết. Nếu hiện tượng này xảy ra, quá trình rụng trứng của chị em sẽ diễn ra không đều, khiến việc thụ thai của chị em trở nên khó khăn hơn.
2.2.3. Mắc một số căn bệnh như tắc ống dẫn trứng
Các bệnh lý như viêm nội mạc tử cung, tắc ống dẫn trứng, u xơ tử cung dưới niêm mạc, tăng sinh nội mạc tử cung, polyp lòng tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,… cũng gây ra tình trạng rối loạn vòng kinh.
2.2.4. Suy buồng trứng sớm
Suy buồng trứng sớm là hiện tượng buồng trứng mất chức năng trước 40 tuổi. Những phụ nữ mắc phải căn bệnh này thường có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong suốt nhiều năm.
3. Vòng kinh nguyệt không đều có thai không?
Theo các chuyên gia, kinh nguyệt không đều vẫn có thể có thai. Tuy nhiên, khả năng này khá thấp và tiềm ẩn nguy cơ gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn bởi lẽ:
– Kinh nguyệt không đều dẫn tới hoạt động của buồng trứng, ống dẫn trứng bị thay đổi, các nang trứng không chín và phóng không đúng chu kỳ, làm giảm khả năng thụ thai
– Kinh nguyệt không đều do mắc các căn bệnh phụ khoa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn
Do đó, ngay khi thấy kinh nguyệt không đều, chị em nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám để biết được nguyên nhân gây ra bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp, giúp chị em bảo vệ được sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của mình.
Qua bài viết này, chắc hẳn chị em đã giải đáp được thắc mắc: “Kinh nguyệt không đều có thai không?”. Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng rằng chị em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp phòng ngừa và điều trị kinh nguyệt không đều hiệu quả.
Từ khóa » Cách Tránh Thai Theo Vòng Kinh Khong Deu
-
Phương Pháp Tránh Thai Bằng Cách Tính Ngày Trong Chu Kỳ Kinh Nguyệt
-
Tránh Thai Tự Nhiên Bằng Cách Tính Ngày Rụng Trứng | Vinmec
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Cho Chị Em Có Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không ...
-
Cách Dựa Vào Chu Kỳ Kinh Nguyệt để Tính Ngày Tránh Thai Nhanh Mà Dễ
-
6 Cách Tránh Thai Tự Nhiên, Không Cần Thuốc Phụ Nữ Nên Biết Rõ
-
Cập Nhật Cách Tránh Thai Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không đều
-
Chu Kỳ Kinh Không đều, Tránh Thai Thế Nào? - YouTube
-
Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt để Tránh Thai An Toàn
-
5 Biện Pháp Tránh Thai Phổ Biến Nhất, ưu Và Nhược điểm Từng Loại để ...
-
Cách Tính Ngày Rụng Trứng Để Tránh Thai Tự Nhiên, An Toàn
-
Tìm Hiểu Vấn đề Chu Kỳ Kinh Nguyệt 35-40 Ngày Của Phụ Nữ - AiHealth
-
Cách Tính Ngày An Toàn Của Con Gái để Ngừa Thai Hiệu Quả - AiHealth
-
Cách Tính Ngày An Toàn để Tránh Thai Tự Nhiên Chị Em Nên Biết