Chu Kỳ Lột Xác Của Tôm, Cách Kích Thích Tôm Lột Xác đồng Loạt

Tôm là loại động vật thủy sản rất đặt biệt, chúng thường xuyên lột xác trong suốt vòng đời của mình. Lột xác đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến sự sống còn của tôm trong môi trường tự nhiên và cả trong các ao nuôi tôm, trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu chu kỳ lột xác của tôm, cách kích thích tôm lột xác đồng loạt trong quá trình nuôi nhé.

Nội dung chính

  • 1. Các lợi ích của lột xác đối với tôm
  • 2. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh
    • 2.1 Chu kỳ lột xác của tôm thẻ
    • 2.2 Chu kỳ lột xác của tôm sú
    • 2.3 Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh
  • 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm
    • 3.1 Các yếu tố môi trường
    • 3.2 Các yếu tố dinh dưỡng
  • 4. Cách kích thích tôm lột xác
    • 4.1 Bổ sung khoáng kích thích tôm lột xác
    • 4.2 Kích thích tôm lột xác bằng Saponin, Formalin

1. Các lợi ích của lột xác đối với tôm

Sự lột xác mang lại rất nhiều lợi ích cho tôm như:

  • Giúp tôm tăng trưởng phát triển
  • Loại bỏ lớp vỏ cũ có chứa các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh
  • Giúp tôm có cơ thể mới hoàn hảo hơn nhờ loại bỏ các vết thương, vết sẹo trước đó
  • Giúp loại bỏ các cá thể yếu, chậm lớn, còi cọc
Ảnh minh họa - Tôm lột xác
Ảnh minh họa – Tôm lột xác

2. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ, tôm sú, tôm càng xanh

2.1 Chu kỳ lột xác của tôm thẻ

Tôm thẻ chân trắng lột xác theo từng giai đoạn nuôi, để hiểu rõ hơn bà con xem bảng sau:

Ngày nuôiChu kỳ lột xác
1 – 15Hằng ngày
15 – 302-3 ngày / lần
30 – 453-5 ngày / lần
45 –  757 ngày / lần
75 – 9010 ngày / lần
Từ 90 trở lên14 ngày / lần

Quá trình lột xác của tôm thẻ chân trắng diễn ra như sau: lớp vỏ cũ ở giữa đầu ngực và phần bụng sẽ nứt ra, tôm uốn cong cơ thể để đưa các phần của đầu ngực ra trước rồi mới đến phần bụng và các phần ở phía sau.

Thông thường quá trình lột xác của tôm sẽ diễn ra vào ban đêm từ khoảng 22h đến 2h sáng hôm sau. Tôm khỏe mạnh lột xác rất nhanh từ 5-7 phút là đã hoàn toàn lột bỏ lớp vỏ cũ.

2.2 Chu kỳ lột xác của tôm sú

Tôm sú có chu kỳ lột xác dài hơn so với tôm thẻ, cụ thể như sau:

Ngày nuôiChu kỳ lột xác
2 – 57 ngày/ lần
6 – 97-8 ngày / lần
10 – 159 – 10 ngày / lần
15 –  2212 – 13 ngày / lần
75 – 9014 – 16 ngày / lần
Từ 33 ngày trở lên> 20 ngày / lần

2.3 Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh

Khác tôm sú và tôm thẻ, tôm càng xanh khi nở thành ấu trùng đến khi phát triển thành tôm bột sẽ có 11 lần lột xác. Từ tôm bột đến khi trọng lượng được 2gram lột xác 2-8 ngày 1 lần.

Khối lượng (g/ con)Chu kỳ lột xác (ngày)
1 – 26
2 – 59
6 – 1013
11 – 1517
16 – 2018
21 – 2520
26 -3522
36 – 6023 – 24

Quá trình lột xác của tôm càng xanh diễn ra khá nhanh chỉ từ 5-7 phút, tôm lớn sau 1-2 ngày sẽ cứng vỏ, tôm nhỏ mất 1-2h sau khi lột.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác của tôm

3.1 Các yếu tố môi trường

Độ pH: Là yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng đến quá trình lột xác của tôm, độ pH của nước ở mức 7.5 – 8.0 rất thích hợp cho quá trình lột xác của tôm.

Oxy hòa tan: Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước ở mức 4-6mg/L sẽ giúp cho tôm lột xác dễ dàng, tôm cần hàm lượng Oxy gấp đôi trong quá trình lột xác, vì thế cần tăng cường quạt nước, sục khí trong ao đảm bảo cung cấp đủ Oxy hòa tan.

Độ kiềm: Độ kiềm quá thấp hoặc quá cao cũng làm tôm khó lột xác, tôm dễ dàng lột xác khi độ kiềm ở mức 80 – 120mg CaCO3/L. Xem thêm các cách tăng kiềm cho ao nuôi tôm

Độ mặn: Ao có độ mặn thấp tôm sẽ rất khó lột vỏ, lâu cứng vỏ.

3.2 Các yếu tố dinh dưỡng

Dinh dưỡng rất quan trọng cho quá trình lột xác của tôm, để tôm lột xác cần cho ăn đủ thức ăn có hàm lượng đạm tổng số 32-45%. Tránh các loại thức ăn kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thiếu các khoáng chất cần thiết và dinh dưỡng cho tôm.

Khoáng chất được tôm hấp thụ từ thức ăn và nước, nên tôm lột vỏ và nhanh cứng hay không là nhờ có đủ khoáng chất. Nếu thức ăn và ao nuôi thiếu khoáng tôm sẽ khó lột, khi lột cũng sẽ bị mềm vỏ, lâu cứng vỏ, dễ dàng bị vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng tấn công gây bệnh.

Các nguyên nhân tôm bị bệnh mềm vỏ & biện pháp xử lý hiệu quả

4. Cách kích thích tôm lột xác

Trong các ao tôm mật độ cao, tôm lột xác đồng loạt sẽ giúp giảm tỷ lệ hao hụt, tôm lớn đồng đều. Để kích thích tôm lột xác cần đảm bảo các yếu tố môi trường thuận lợi như:

  • Độ pH trong ngưỡng thích hợp từ 7.5 – 8.0
  • Độ kiềm đảm bảo 120mg CaCO3/L
  • Oxy hòa tan ở mức 4-6mg/L

Cần thường xuyên đo lường các chỉ số môi trường trên để xử lý kịp thời giúp tôm lột xác dễ dàng, ngoài ra khi tôm lột xác chúng thường tìm nơi trú ẩn chờ lớp vỏ cứng lại. Nếu lúc này đáy ao dơ có nhiều khí độc NH3, H2S, NH3 thì tôm sẽ không có chỗ trú ẩn, bà con cần sử dụng men vi sinh BZT-007 để giúp phân hủy các mùn bã đáy ao và hấp thu khí độc tạo thuận lợi cho tôm.

4.1 Bổ sung khoáng kích thích tôm lột xác

Trong quá trình nuôi bà con nên thường xuyên trộn các khoáng chất cần thiết vào khẩu phần ăn của tôm, đồng thời tạt khoáng định kỳ cho ao nuôi để đảm bảo tôm hấp thụ đầy đủ khoáng chất, lột vỏ và cứng vỏ dễ dàng. Bà con có thể sử dụng KHOÁNG 9999 để trộn và tạt định kỳ cho ao nuôi, đảm bảo cho quá trình lột xác của tôm dễ dàng, kích thích tôm lột xác đồng loạt, nhanh cứng vỏ.

KHOÁNG 9999 - Tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo trùn chỉ, ốc gạo trong ao
KHOÁNG 9999 – Tạo thức ăn tự nhiên cho tôm, tạo trùn chỉ, ốc gạo trong ao

4.2 Kích thích tôm lột xác bằng Saponin, Formalin

Trường hợp tôm chậm lột xác so với chu kỳ thông thường bà con nên đo lại các chỉ số môi trường như: pH, độ kiềm, độ mặn, nhiệt độ, Oxy hòa tan trong ao. Nếu các chỉ số đã ổn định thích hợp cho tôm lột xác thì có thể sử dụng Saponin hoặc Formalin để kích thích tôm lột xác đồng loạt.

  • Liều lượng sử dụng Saponin là: 1 – 2kg cho 1.000m3 nước
  • Liều lượng sử dụng Formalin là: 10- 15 ppm

Khi sử dụng hóa chất để kích thích tôm lột xác cần tăng cường quạt nước, sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi.

THỦY SẢN THÁI MỸ chúc bà con có những vụ nuôi thành công !!

Từ khóa » Khoáng Kích Tôm Lột