Chu Kỳ Sản Xuất - Giáo Trình Quản Trị Sản Xuất Và Chất Lượng - 123doc
Có thể bạn quan tâm
Chương 4 : ĐIỀU ĐỘ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP
5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TĂNG NĂNG SUẤT
5.2.4. Chu kỳ sản xuất
5.2.4.1. Chu kỳ sản xuất và phương pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất
a. Khái niệm và ý nghĩa
Chu kỳ sản xuất là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho đến khi chế tạo xong, kiểm tra và nhập kho thành phẩm.
Chu kỳ sản xuất có thể tính cho từng chi tiết, bộ phận sản phẩm, hay sản phẩm hoàn chỉnh.
Nội dung của chu kỳ sản xuất bao gồm: thời gian hoàn thành các công việc trong quá trình công nghệ; thời gian vận chuyển; thời gian kiểm tra kỹ thuật; thời gian các sản phẩm dở dang dừng lại tại các nơi làm việc, các kho trung gian và trong những ca không sản xuất. Ngoài ra, chu kỳ sản xuất đôi khi còn bao gồm cả thời gian của các quá trình tự nhiên. Có thể nêu công thức tính chu kỳ sản xuất như sau:
d
ck cn vc kt g tn
T t t t t t (5.2)
Trong đó: Tck: thời gian chu kỳ (tính bằng giờ hay ngày đêm).
tcn: thời gian của quá trình công nghệ.
tvc: thời gian vận chuyển.
tkt: thời gian kiểm tra.
tgd: thời gian gián đoạn dừng lại ở các nơi làm việc, kho trung gian.
ttn: thời gian quá trình tự nhiên.
Chu kỳ sản xuất là một chỉ tiêu khá quan trọng cần được xác định. Chu kỳ sản xuất làm cơ sở cho việc dự tính thời gian thực hiện các đơn hàng, lập kế hoạch tiến độ. Chu kỳ sản xuất biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất. Chu kỳ sản xuất càng ngắn biểu hiện trình độ sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, diện tích sản xuất. Chu kỳ sản xuất ảnh huởng đến nhu cầu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong khâu sản xuất. Trong thị trường cạnh tranh nhiều biến động chu kỳ sản xuất càng ngắn càng nâng cao khả năng của hệ thống sản xuất đáp ứng với những thay đổi.
b. Phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất
Chu kỳ sản xuất chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố. Song chúng ta có thể phân các yếu tố ảnh hưởng đó thành hai nhóm lớn đó là: nhóm các yếu tố thuộc về kỹ thuật sản xuất và nhóm các yếu tố thuộc về
trình độ tổ chức sản xuất. Do đó, phương hướng rút ngắn chu kỳ sản xuất sẽ nhằm vào hai hướng cơ bản này.
+ Một là, cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện phương pháp công nghệ, thay thế quá trình tự nhiên bằng các quá trình nhân tạo có thời gian ngắn hơn.
+ Hai là, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất như nâng cao trình độ chuyên môn hóa, hợp tác hóa, áp dụng các biện pháp sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị nhằm loại bỏ thời gian gián đoạn do sự cố, tăng cuờng chất lượng công tác lập tiến độ, kiểm soát sản xuất.
5.2.4.2. Những phương thức phối hợp bước công việc
Phương thức phối hợp công việc có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian chu kỳ sản xuất, vì sẽ ảnh hưởng đến tổng thời gian công nghệ. Tổng thời gian công nghệ chiếm tỷ trọng đáng kể trong chu kỳ sản xuất, đó chính là tổng thời gian thực hiện các bước công việc trong quá trình công nghệ. Thời gian bước công việc phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật và những điều kiện sản xuất khác.
Giả sử các điều kiện đó không thay đổi, nghĩa là thời gian bước công việc không thay đổi, thì tổng thời gian công nghệ vẫn có thể khác nhau, bởi cách thức mà chúng ta phối hợp các buớc công việc một cách tuần tự hay đồng thời. Phối hợp các bước công việc không những ảnh huởng đến thời gian công nghệ, mà nó còn ảnh hưởng tới các mặt hiệu quả khác như mức sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động,...
a. Phương thức tuần tự
Thoo phương thức này thì sau khi chế tạo xong cả loạt ở bước công việc trước mới chuyển toàn bộ cho bước công việc sau, cho đến khi kết thúc công việc.
Phối hợp các bước công việc theo phương thức này cho phép có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau sau mỗi lần điều chỉnh máy móc thiết bị. Tuy nhiên, sản phẩm dở dang nằm chờ tại nơi làm việc nhiều nên ảnh hưởng đến diện tích sản xuất và thời gian công nghệ bị kéo dài.
Thời gian công nghệ theo phương thức này được tính như sau:
TCNTT= n. 1 m i i t (5.3) Trong đó: TCNTT: thời gian công nghệ theo phương thức tuần tự.
n: số lượng chi tiết được chế tạo trong mỗi loạt.
ti: thời gian gia công ở bước công việc thứ i. m: số lượng các bước trong quy trình công nghệ.
Bảng 5.1. Phương thức tuần tự Thứ tự bước công việc Thời gian từng bước (phút)
Phương thức phối hợp các bước công việc, với n = 3 chi tiết
1 2 3 4 6 3 7 4 Tổng 20 TCNTT = 3.(6+3+7+4) = 60 phút
Phương thức tuần tự được áp dụng ở các bộ phận sản xuất được phân công chế tạo nhiều loại sản phẩm có quá trình công nghệ khác nhau. Được sử dụng rộng rãi trong các hình thức sản xuất đơn chiếc và hàng loạt nhỏ.
b. Phương thức song song
Theo phương thức này, mỗi chi tiết sau khi được chế tạo xong ở bước công việc trước thì được chuyển ngay cho bước công việc kế tiếp mà không cần phải chờ.
Thời gian công nghệ trong phương thức song song được xác định:
TCNSS= 1 m i i t + (n – 1).tdn (5.4) Trong đó:
TCNSS: thời gian quá trình công nghệ song song.
Sơ đồ biểu diễn:
Trường hợp 1: Các bước công việc có thời gian bằng nhau
Bảng 5.2. Phương thức song song (thời gian bằng nhau)
Thứ tự bước công việc Thời gian từng bước (phút)
Phương thức phối hợp các bước công việc, với n = 3 chi tiết
1 2 3 4 5 5 5 5 Tổng 20 TCNSS = 20 + 2.5 = 30 phút
Trường hợp 2: Các bước công việc có thời gian không bằng nhau và không lập thành quan hệ bội số.
Bảng 5.3. Phương thức song song (thời gian không bằng nhau)
Thứ tự bước công việc Thời gian từng bước (phút)
Phương thức phối hợp các bước công việc, với n = 3 chi tiết
1 2 3 4 6 3 7 4 Tổng 20 TCNSS = 20 + 2.7 = 34 phút
Phương thức song song tiết kiệm được nhiều thời gian công nghệ. Phương thức song song phát huy hiệu quả kinh tế đầy đủ nhất trong loại hình sản xuất hàng khối khi thiết bị được bố trí theo quá trình công nghệ và thời gian gia công bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với nhau.
Trong trường hợp các bước công việc không bằng nhau hoặc không lập thành quan hệ bội số thì việc áp dụng phương thức này sẽ bộc lộ nhiều nhược điểm vì thường xuyên bị gián đoạn trong sản xuất. Vì thế, trong trường hợp này cần cân nhắc thiệt hại.
d. Phương thức hỗn hợp (kết hợp giữa song song và tuần tự)
Trường hợp 1: Nếu thời gian của bước công việc trước bằng hoặc
ngắn hơn thời gian của bước công việc kế tiếp (ti ≤ ti+1) thì chi tiết sẽ được chuyển từng cái một theo phương thức song song.
Trường hợp 2: Nếu thời gian của bước công việc trước lớn hơn thời gian của bước công việc kế tiếp (ti >ti+1) thì chi tiết sẽ được chuyển xuống theo phương thức tuần tự nhưng phải chú ý điểm sau: khi chuyển xuống theo phương thức tuần tự ta sẽ chuyển xuống theo từng đợt nhỏ sao cho thời điểm chuyển xuống phải thỏa mãn điều kiện là thời điểm kết thúc gia công chi tiết cuối cùng trong loạt ở bước công việc thứ i, đồng thời là thời điểm bắt đầu gia công chi tiết đó ở bước công việc thứ i+1.
Thời gian quá trình công nghệ theo phương thức hỗn hợp được tính theo công thức: TCNHH= 1 m i i t + (n – 1).(∑tdh - ∑tnh) (5.5) Trong đó: TCNHH: thời gian công nghệ theo hỗn hợp.
∑tdh: tổng thời gian các bước công việc dài hơn. ∑tnh: tổng thời gian các bước công việc ngắn hơn. Bước công việc dài hơn là bước công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian ngắn hơn nó.
Bước công việc ngắn hơn là bước công việc nằm giữa hai bước công việc có thời gian dài hơn nó.
Những bước nằm giữa một bước dài hơn và một bước ngắn hơn thì không tính đến trong công thức.
Khi xác định bước công việc dài hơn và bước công việc ngắn hơn thì cần chú ý đến các bước công việc đầu tiên và cuối cùng. Trong trường
hợp này, ta coi rằng thời gian đứng trước bước đầu tiên và sau bước cuối cùng bằng 0.
Bảng 5.4. Sơ đồ biểu diễn cho phương thức hỗn hợp
Thứ tự bước công việc Thời gian (phút)
Phương thức phối hợp các bước công việc, với n = 3 chi tiết
1 2 3 4 6 3 7 4 Tổng 20 TCNHH = 20+ (3-1).(13-3) = 40 phút
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy cho biết năng suất là gì?
2. Hãy cho biết các yếu tố nào ảnh hưởng đến năng suất?
3. Hệ thống JIT được hiểu như thế nào? Hãy cho một ví dụ về JIT mà bạn biết.
4. Tóm tắt các nội dung của JIT.
5. Kanban là gì? Mô tả các ứng dụng của Kanban?
6. Có bao nhiêu loại Kanban? Nội dung của mỗi loại Kanban đó? Cho ví dụ.
7. Lợi ích của Kanban là gì?
8. Hãy nêu khái niệm 5S. Trình bày các nội dung của 5S.
9. Chu kỳ sản xuất là gì? Có những phương thức phối hợp bước công việc nào? Nội dung của mỗi loại đó là gì?
10. Hãy xác định thời gian công nghệ theo các phương thức và trình bày bằng sơ đồ. Cho biết số chi tiết n =3 và số liệu được cho trong bảng sau.
Bảng H5.1
Thứ tự công việc Thời gian (phút)
1 7
2 4
3 8
4 5
Từ khóa » Chu Kỳ Sản Xuất Nghĩa Là Gì
-
Khái Niệm Và ý Nghĩa Của Chu Kỳ Sản Xuất Của Doanh Nghiệp
-
Chu Kì Sản Xuất (Production Cycle) Là Gì? Nội Dung Và ý Nghĩa
-
Tất Cả Những Thông Tin Bạn Cần Biết Về Chu Kỳ Sản Xuất
-
Chu Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh Thông Thường Là Gì
-
Chu Kỳ Sản Xuất - Ad
-
Thời Gian Chu Kỳ Là Gì? Phân Loại Và Công Thức Tính Của Thời Gian Chu Kì
-
[Top Bình Chọn] - Chu Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh - Trần Gia Hưng
-
Chu Kỳ Kinh Tế – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chu Kỳ Kinh Doanh (business Cycle) Là Gì ? Các đặc Trưng Của Chu Kỳ ...
-
Chu Kỳ Kinh Doanh Là Gì? - TheBank
-
Hàng Tồn Kho – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nội Dung Và Phương Pháp Lập Bản Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính ...
-
[PDF] Sáu Bước Xây Dựng Kế Hoạch Duy Trì Hoạt động Doanh Nghiệp Trong ...