Chữ Ký Số HSM Là Gì? Từ A-Z Những điều Cần Biết Về ... - MISA ESign

chữ ký số hsm là gì

Sử dụng chữ ký số được xem là giải pháp tiện dụng và bảo mật nhất hiện nay để thực hiện các giao dịch ký kết, khai báo, giao dịch trên môi trường điện tử. Hiện nay, loại chữ ký số được doanh nghiệp biết đến nhiều nhất là chữ ký số USB Token và chữ ký số HSM. Vậy chữ ký số HSM là gì? Chữ ký số HSM có gì khác biệt so với các loại chữ ký số khác? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết của MISA eSign.

Xem thêm: Bảng báo giá chữ ký số CHI TIẾT chỉ từ 220.000đ

Mục lục Hiện 1. Chữ ký số HSM là gì? 2. Đặc điểm của chữ ký số HSM server 3. Chức năng của chữ ký số HSM server 4. Nguyên lý hoạt động của chữ ký số HSM server 5. Đối tượng và ứng dụng của chữ ký số HSM

1. Chữ ký số HSM là gì?

Để có thể hiểu rõ khái niệm và bản chất của chữ ký số HSM, trước tiên chúng ta sẽ cần làm rõ HSM là gì.

Chữ ký số HSM hay Chữ ký số server là tên gọi tắt của chữ ký số HSM server. Loại chữ ký này có cặp khóa và chứng thư số được đặt trong thiết bị HSM và tích hợp thông qua một hệ thống server hóa đơn điện tử của tổ chức/doanh nghiệp được bộ TT&TT cấp phép. Trong đó:

HSM (Hardware Security Module) là một thiết bị vật lý được dùng để bảo vệ và quản lý các cặp khóa chứng thư số cho các ứng dụng có tính xác thực mạnh và xử lý mật mã. Về hình thức, HSM được sản xuất dưới dạng một card PCI cắm vào máy tính hoặc là một thiết bị phần cứng độc lập có kết nối internet. 

hsm là thiết bị gì
Thiết bị HSM (Hardware Security Module)

Chữ ký số HSM hay chữ ký số server, HSM server là loại chữ ký số điện tử sử dụng công nghệ HSM để lưu trữ cặp khóa điện tử và sử dụng các giao thức mạng để truyền nhận và xử lý lệnh ký.

>> Xem chi tiết: Chữ ký số là gì? Những điều doanh nghiệp cần biết

2. Đặc điểm của chữ ký số HSM server

Là một trong những loại chữ ký số được sử dụng khá phổ biến, chữ ký số HSM mang những đặc điểm sau:

  • Khả năng xác thực danh tính: Chữ ký số HSM server sử dụng thiết bị phần cứng HSM để tạo ra và bảo vệ cặp khóa (gồm khóa bí mật và khóa công khai). Thông qua chữ ký số HSM có thể xác thực danh tính chủ nhân của chữ ký.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn cho văn bản, hợp đồng, tài liệu đã ký trên môi trường điện tử
  • Bên cạnh đó, khác với chữ ký số token chỉ hỗ trợ một người ký tại 1 thời điểm, chữ ký số HSM có thể linh hoạt phân quyền và ký số nhiều cùng lúc một cách nhanh chóng, dễ dàng.
chữ ký số HSM là gì
Đặc điểm của chữ ký số HSM server
  • Không cần luôn mang theo thiết bị HSM bên người, chữ ký số HSM có thể hỗ trợ ký số trực tuyến thông qua tài khoản online kết nối mà nó tạo ra.
  • Chữ ký số HSM được cấu tạo bởi module bảo mật phần cứng đạt chuẩn FIPS 140-2, cho khả năng thực hiện ký số lên đến 1200 lượt ký/ giây. Đây là lý do giúp HSM có thể đáp ứng các tác vụ ký số nhiều, nhanh (ký tự động).

3. Chức năng của chữ ký số HSM server

Trên thực tế, tùy thuộc vào hệ thống quản lý cũng như nền tảng công nghệ của mỗi đơn vị cung cấp chữ ký số HSM server khác  nhau sẽ có những chức năng ưu việt khác nhau.

Tuy nhiên hầu hết các chữ ký số HSM server đều đảm bảo các chức năng cơ bản sau:

  • Được đảm bảo giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay (đối với cá nhân) hoặc con dấu (đối với doanh nghiệp, tổ chức)
  • Có thể sử dụng thay thế và có giá trị pháp lý như chữ ký tay trong tất cả các giao dịch trên môi trường điện tử, chẳng hạn như: ký số hóa đơn điện tử, khai BHXH điện tử, kê khai Thuế điện tử, khai Hải quan điện tử, ký số hợp đồng điện tử, giao dịch ngân hàng, mua bán qua mạng…
  • Chữ ký số HSM có chức năng thực hiện ký số tự động
  • Có thể hỗ trợ phân quyền dễ dàng cho các bộ phận liên quan để thực hiện ký số cùng lúc

4. Nguyên lý hoạt động của chữ ký số HSM server

Nếu như trước đây khi tiến hành các giao dịch, ký kết hợp đồng, kê khai giấy tờ,… các cá nhân/ doanh nghiệp đều phải ký tay, xác nhận chữ ký tay hoặc đóng dấu mất rất nhiều thời gian, công sức thì giờ đây chữ ký số đã hoàn toàn xóa bỏ những bất tiện đó.

nguyên lý hoạt động của chữ ký số HSM server
Nguyên lý hoạt động của chữ ký số HSM server

Về tổng quan, nguyên lý hoạt động của chữ ký số HSM server khá tương tự như USB Token. 

Để chữ ký số HSM server có thể vận hành, chúng ta cần sử dụng thiết bị phần cứng HSM có chứa cặp khóa (khóa công khai và khóa bí mật) để xác nhận danh tính người dùng. Dữ liệu được mã hóa trong HSM được bảo mật an toàn, không thể nhân bản, sao chép hay làm giả.

Trong đó:

  • Khóa công khai: Là những mật mã được công khai để xác định người dùng, thẩm định chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.
  • Khóa bí mật: Chứa phần thông tin bảo mật của khách hàng, được dùng để ký số vào dữ liệu

Tuy nhiên, nếu như chữ ký số USB Token chỉ được sử dụng như một loại hình offline, phải cắm USB token vào máy tính mới có thể thực hiện ký số, thì chữ ký số HSM lại linh hoạt hơn khi có thể phát huy tính năng ở môi trường trực tuyến. 

Cụ thể, khi sử dụng chữ ký số HSM server, người dùng sẽ được đăng ký và tạo lập một tài khoản tương tự như các trang mạng xã hội thông thường, sau đó thực hiện ký số online qua mạng. 

Chính vì tính năng ưu việt này, cá nhân hay doanh nghiệp không cần mang theo HSM bên người mà vẫn có thể thực hiện ký số. 

5. Đối tượng và ứng dụng của chữ ký số HSM

Chữ ký số HSM server có những đặc tính ưu việt, đáp ứng nhu cầu ký số của nhiều doanh nghiệp và đảm bảo quy định của pháp luật. Tuy nhiên thiết bị này đặc biệt phù hợp với các đối tượng sau đây:

  • Doanh nghiệp/ tổ chức có yêu cầu về việc ký số nhiều, ký tự động hoặc phân quyền ký số theo các chức vụ phù hợp (dùng chung 1 chứng thư số của doanh nghiệp/ tổ chức đó)
  • Phù hợp với các doanh nghiệp/ tổ chức lớn, có quy mô và cơ sở hạ tầng hiện đại để chứa HSM

Về tính ứng dụng, phần mềm chữ ký số HSM server được sử dụng để thực hiện ký số hầu hết các giao dịch điện tử như: Ký hóa đơn điện tử, kê khai thuế, khai hải quan, hồ sơ bệnh án, Internet Banking, thanh toán online, mua hàng trực tuyến,…

Đối tượng và ứng dụng của chữ ký số HSM

Tổng kết

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều đã và đang ý thức được sự tất yếu của việc sử dụng chữ ký số. Tuy nhiên tùy thuộc vào nhu cầu và quy mô hoạt động mà tổ chức, doanh nghiệp sẽ lựa chọn loại chữ ký số khác nhau.

Đánh giá một cách khách quan, USB Token là chữ ký số truyền thống và được nhiều người biết đến nhất, chữ ký số HSM server có điểm mạnh về tốc độ ký và chức năng ký số tập trung, còn chữ ký số từ xa (remote signing) tuy ra mắt không lâu trên thị trường nhưng lại được đánh giá tốt nhất về sự tiện dụng, bảo mật, hỗ trợ ký số mọi lúc mọi nơi trên điện thoại mà không phụ thuộc vào các thiết bị phần cứng như 2 loại chữ ký số trước đó. 

phần mềm chữ ký số misa esign

Hiện nay phần mềm chữ ký số MISA Esign là một trong những đơn vị tiên phong cung cấp dịch vụ chữ ký số, chứng thư số, chữ ký số từ xa được Bộ TT&TT cấp phép hoạt động. Doanh nghiệp có nhu cầu quan tâm xin vui lòng liên hệ hotline 090 488 5833 hoặc đăng ký nhận tư vấn tại đây:

Tham khảo thêm:

  • Cách đăng ký chữ ký số mới cho doanh nghiệp
  • Hướng dẫn sử dụng chữ ký số trên file PDF

Từ khóa » Chữ Ký Số Cyber