Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Marketing Cho 4 Giai đoạn ...
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc nắm bắt vòng đời của sản phẩm và thực hiện chiến lược tiếp thị hỗn hợp cho từng giai đoạn là rất quan trọng. Chu kỳ sống của sản phẩm thể hiện sự phát triển của sản phẩm qua từng giai đoạn. Vậy, một sản phẩm có những giai đoạn nào? Các chiến lược marketing mix phù hợp cho từng giai đoạn? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Mục lục ẩn- 1. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
- 2. 4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
- 2.1. Giai đoạn triển khai – Market Development
- 2.2. Giai đoạn tăng trưởng phát triển – Market Growth
- 2.3. Giai đoạn bão hòa – Market Maturity
- 2.4. Giai đoạn suy thoái – Market Decline
- 3. Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm
- 4. Ý nghĩa nghiên cứu chu kỳ sống
- 4.1. Quyết định thời điểm phát triển sản phẩm
- 4.2. Loại bỏ và thay thế sản phẩm
- 5. 4 Chiến lược marketing hiệu quả theo 4 giai đoạn sống của sản phẩm
- 5.1. Giai đoạn triển khai sản phẩm/dịch vụ
- 5.2. Giai đoạn tăng trưởng
- 5.3. Giai đoạn bão hòa
- 5.4. Giai đoạn suy thoái
- 6. Các câu hỏi thường gặp
- 6.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm
- 6.2. Chu kỳ sống của sản phẩm có khuynh hướng ngày càng bị rút ngắn?
- 6.3. Công cụ có tính hiệu quả cao ở giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm?
- 6.4. Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm du lịch, mà doanh thu và lợi nhuận tăng cao nhất?
- 6.5. Có phải tất cả các sản phẩm trên thị trường đều phải trải qua hết 4 giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm?
- 6.6. Thứ tự đúng của các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
1. Chu kỳ sống của sản phẩm là gì?
- Chu kỳ sống của sản phẩm (Product Life Cycle) là thuật ngữ chỉ quá trình biến đổi doanh thu và lợi nhuận của một sản phẩm từ khi nó được tung ra thị trường cho đến khi nó được rút hẳn khỏi thị trường.
- Khái niệm này được quản lý và các chuyên gia tiếp thị sử dụng như một yếu tố quyết định để lên chiến lược marketing mix phù hợp với từng giai đoạn xem khi nào thì phù hợp để tăng quảng cáo, giảm giá, mở rộng sang thị trường mới hay thiết kế lại sản phẩm.
2. 4 giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
- Chu kỳ sống của sản phẩm bất kỳ đều được thể hiện qua 4 giai đoạn đó là: Triển khai, tăng trưởng, bão hòa và suy thoái.
- Một sản phẩm bắt đầu với một ý tưởng và trong giới hạn của kinh doanh hiện đại, nó không có khả năng đi xa hơn cho đến khi nó trải qua nghiên cứu và phát triển và được coi là khả khi, có khả năng sinh lời. Tại thời điểm đó, sản phẩm được sản xuất và tung ra thị trường.
2.1. Giai đoạn triển khai – Market Development
- Trong giai đoạn này, sản phẩm vừa được phát hành ra thị trường, đây là thời gian đặt cược cao trong vòng đời sản phẩm.
- Giai đoạn giới thiệu sản phẩm thường bao gồm một khoản đầu tư đáng kể vào quảng cáo và các chiến dịch tiếp thị tập trung vào việc làm cho người tiêu dùng nhận thức được sản phẩm cũng như lợi ích của nó.
- Đây cũng thường là khoảng thời gian chi tiêu lớn cho công ty mà không đảm bảo rằng sản phẩm sẽ tự chi trả thông qua doanh số. Đặc điểm của giai đoạn này:
- Ở giai đoạn này sản phẩm mới tiếp cận đến thị trường, chưa nhận được nhiều sự đón nhận, lợi nhuận mang lại hầu như không có hoặc rất ít, thậm chí là luận nhuận âm
- Ít hoặc không có đối thủ cạnh tranh
2.2. Giai đoạn tăng trưởng phát triển – Market Growth
Giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn người tiêu dùng đã quen với sản phẩm và sẵn sàng mua nó để sử dụng. Khái niệm sản phẩm đã được chứng minh và đang trở lên phổ biên hơn, doanh số ngày càng tăng.
- Các công ty khác nhận thức được sản phẩm và không gian của nó trên thị trường, điều này bắt đầu thu hút nhiều đối thủ cạnh tranh. Trong giai đoạn này, công ty vẫn có thể đầu tư mạnh vào quảng cáo và quảng bá sản phẩm để đánh bại đối thủ.
- Do kết quả của sản phẩm ngày càng tăng cao, thị trường có xu hướng mở rộng nên sản phẩm trong giai đoạn tăng trưởng thường được điều chỉnh để cải thiện các chức năng để thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Tiếp thị trong giai đoạn này là nhằm mục đích tăng thị phần của sản phẩm.
Đặc điểm trong giai đoạn tăng trưởng có thể tóm gọi lại như sau:
- Sản lượng bán tăng nhanh
- Cạnh tranh trên thị trường tăng
- Lãi cao (có thể đạt đến điểm tối đa).
2.3. Giai đoạn bão hòa – Market Maturity
- Khi một sản phẩm đã đạt đến độ chín, doanh thu của nó có xu hướng chậm lại hoặc thậm chí dừng lại – báo hiệu một thị trường bão hòa phần lớn. Tại thời điểm này, doanh số thậm chí có thể bắt đầu giảm. Cạnh tranh giá cả và thị trường sản phẩm ngày càng gia tăng.
- Tiếp thị tại thời điểm này được nhắm mục tiêu chống lại sự cạnh tranh và các công ty thường sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới hoặc thay đổi để tiếp cận các phân khúc thị trường khác nhau.
Đặc điểm của giai đoạn này:
- Cạnh tranh rất mạnh
- Xuất hiện nhiều sản phẩm tương tự
- Sản lượng bán ổn định
- Lãi thấp
2.4. Giai đoạn suy thoái – Market Decline
- Mặc dù các công ty thường sẽ cố gắng giữ cho sản phẩm tồn tại trong giai đoạn bão hòa càng lâu càng tốt, nhưng sự duy giảm đối với mọi sản phẩm là không thể tránh khỏi.
Trong giai đoạn suy thoái, doanh số sản phẩm giảm đáng kể và hành vi của người tiêu dùng thay đổi do ít có nhu cầu về sản phẩm. Công ty càng ngày càng mất nhiều thị phần sản phẩm trên thị trường và cạnh tranh có xu hướng khiến doanh số giảm sút.
Tiếp thị trong giai đoạn này thường tối thiểu hoặc thường nhắm vào tập khách hàng trung thành hay thậm chí là giảm giá để bán được hàng. Cuối cùng, sản phẩm sẽ bị rút khỏi thị trường.
Một số đặc điểm đặc trưng trong giai đoạn này:
- Doanh số bán giảm
- Tồn tại một số khách hàng trung thành
- Lãi ở mức thấp nhất
Bạn bận rộn với công việc, gia đình, bạn bè, con cái… không có thời gian làm luận văn? Bạn phân vân có nên thuê người viết luận văn hay tự làm? Vậy thì bạn thực sự nên tham khảo đến việc thuê người làm luận văn , bạn có thể tham khảo dịch vụ làm luận văn về chủ đề kinh tế, marketing như trên tại Luanvan 24 – đơn vị làm luận văn uy tín, chất lượng hàng đầu trên thị trường, với giá cả phải chăng, hợp lý. Liên hệ ngay qua Hotline 0988 55 2424 hoặc nhắn tin trực tiếp để được tư vấn và hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.
3. Ví dụ về chu kỳ sống của sản phẩm
Coca Cola là một trong những thương hiệu nước giải khát hàng đầu hiện nay, thương hiệu nước giải khát này cũng rất được ưa chuộng ở Việt Nam, chu kỳ sống của sản phẩm của Coca Cola như sau:
- Giai đoạn giới thiệu: Coca-Cola không phải là loại nước uống có coca đầu tiên trên thị trường. Năm 1863, một loại thức uống không dùng cho mục đích điều trị ra đời, đã phổ biến việc dùng lá coca làm nguyên liệu chính.
- Giai đoạn phát triển: Coca Cola bắt đầu hoàn thiện các sản phẩm của mình, mở rộng thị trường ra các nước khác vào năm 1919: Pháp, Châu Phi, Úc, Nauy, Châu Âu,….
- Giai đoạn bão hòa: Coca Cola hoàn thiện hệ thống phân phối trên khắp thế giới, năm 1960 tăng gấp đôi số lượng nhà máy, chiếm 60% thị phần nước giải khát thị trường thế giới, trở thành thương hiệu hàng đầu về lĩnh vực nước giải khát.
- Giai đoạn suy thoái: Coca Cola luôn đổi mới, hoàn thiện sản phẩm của mình, với đội ngũ quản lý kênh phân phối, sản phẩm, thương hiệu rất tốt, sản phẩm của Coca Cola duy trì ở giai đoạn bão hòa rất lâu, hơn một trăm năm và vẫn chưa đi đến giai đoạn suy thoái.
4. Ý nghĩa nghiên cứu chu kỳ sống
Việc nghiên cứu chu kỳ sống có vai trò rất quan trọng, trong quá trình hình hình thành sản phẩm, đến khi tạo ra sản phẩm mới thay thế, ý nghĩa của việc nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm có 2 vai trò chính như sau:
4.1. Quyết định thời điểm phát triển sản phẩm
- Một sản phẩm dù có tốt, mức độ thỏa mãn người tiêu dùng cao, nhưng rồi nó cũng dần suy thoái.
- Chính vì vậy doanh nghiệp luôn cần nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm, tung sản phẩm mới ra thị trường, vào thời điểm mà các sản phẩm cũ không còn mang lại lợi nhuận mong muốn cho công ty.
- Các doanh nghiệp lớn hiện nay đều hướng tới tạo dựng bộ phận R&D (Research and Development) chất lượng, các doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu sản phẩm mới, khi sản phẩm cũ ở giai đoạn phát triển.
4.2. Loại bỏ và thay thế sản phẩm
- Khi người tiêu dùng không còn ưa thích sản phẩm cũ, mức độ thỏa mãn nhu cầu thấp, từ đó làm giảm thị phần và lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường, tạo ra nguy cơ đẩy doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản.
- Việc loại bỏ các sản phẩm cũ, là quyết định đúng đắn khi người tiêu dùng tìm các sản phẩm thay thế, việc đổi mới sản phẩm giúp người tiêu dùng có nhiều trải nghiệm, mang lại sự hài lòng. Từ đó có thể thúc đẩy doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
5. 4 Chiến lược marketing hiệu quả theo 4 giai đoạn sống của sản phẩm
Trong mỗi giai đoạn ở vòng đời của sản phẩm có từng đặc điểm riêng, vì thế cần những chiến lược Marketing mix đúng đắn cho mỗi giai đoạn, để phát huy hết khả năng của sản phẩm.
5.1. Giai đoạn triển khai sản phẩm/dịch vụ
Giai đoạn đầu tiên của chu kỳ sống của sản phẩm, cần đưa ra những chiến lược marketing phù hợp để đưa sản phẩm ra thị trường:
- Sản phẩm:
– Tiếp tục phân tích, đánh giá, kiểm tra chất lượng, hiệu chỉnh sản phẩm.
– Chuẩn bị kế hoạch gia tăng khối lượng sản xuất.
- Giá: Sử dụng chiến lược giá hớt váng hoặc thâm nhập.
- Phân phối: Chọn lọc kỹ càng các kênh phân phối cho sản phẩm.
- Xúc tiến: Hướng đến khách hàng tiên phong. Sử dụng quảng cáo thông tin và khuyến mãi.
- Nhân sự: Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng phải được đào tạo hiểu sâu về sản phẩm.
- Quy trình: Hoàn thiện kênh phân phối, đại lý chinh nhánh đưa sản phẩm đến thị trường.
- Cơ sở vật chất: Khảo sát ý kiến, trải nghiệm của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm.
5.2. Giai đoạn tăng trưởng
Giai đoạn tăng trưởng, là giai đoạn sản phẩm chỉ mới tiếp được người tiêu dùng. Các chiến lược tiếp thị nên dùng trong giai đoạn này gồm:
- Sản phẩm:
– Nâng cao đặc tính sử dụng, cải tiến kỹ thuật và tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
– Có sự chuẩn bị cho sản phẩm bước vào giai đoạn 3.
- Giá: Thực hiện giảm giá để thu hút khách hàng.
- Phân phối: Mạnh và mở rộng; dự trữ đủ hàng để cung ứng.
- Xúc tiến:
– Quảng cáo thuyết phục và các biện pháp kích thích tiêu thụ.
– Xây dựng hình ảnh thương hiệu, bao bì chỉnh chu cho sản phẩm.
- Nhân sự: Đảm bảo sự nhanh nhẹn, chu đáo chăm sóc, hỗ trợ khách hàng.
- Quy trình: Nâng cao hiệu quả của hệ thống phân phối, đưa sản phẩm đến thị trường nhanh hơn.
- Cơ sở vật chất: Đảm bảo, nâng cao hệ thống sản xuất sản phẩm.
5.3. Giai đoạn bão hòa
- Sản phẩm:
– Cải tiến chất lượng, kiểu dáng, bao bì, đa dạng nhãn hiệu.
– Dự báo khoảng thời gian lão hóa của sản phẩm và phương án sản phẩm mới.
- Giá: Phù hợp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất.
- Phân phối: Phát triển kênh phân phối mạnh hơn nữa.
- Xúc tiến: Quảng cáo thuyết phục và nhắc nhở; khuyến mãi và tăng dịch vụ khách hàng đến những khách hàng mới.
- Nhân sự: Đảm bảo chất lượng, tuyển thêm nhân sự mới, đây là giai đoạn đem lại nhiều lợi nhuận nhất.
- Quy trình: Đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng lúc, không nên lựa chọn lại kênh phân phối.
- Cơ sở vật chất: Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu.
5.4. Giai đoạn suy thoái
Chiến lược marketing mix áp dụng cho giai đoạn suy thoái của chu kỳ sống sản phẩm:
- Sản phẩm:
– Thu hẹp chủng loại, loại bỏ những mặt hàng không hiệu quả
– Chuẩn bị cho sản phẩm mới ra thị trường
- Giá: Giảm hơn nữa để thu hồi vốn
- Phân phối: Chọn lọc lại hệ thống kênh phân phối và loại bỏ những kênh không hiệu quả.
- Xúc tiến: Giảm giá đến mức thấp nhất có thể.
- Nhân sự: Tìm ra các yếu tố cần có của một nhân sự đối với công việc, sản phẩm.
- Quy trình: Phân phối sản phẩm ở các kênh hiệu quả nhất.
- Cơ sở vật chất: Địa chỉ, thương hiệu uy tín, tin cậy trong mắt khách hàng.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ sống của sản phẩm, mỗi loại sản phẩm đều có những yếu tố tác động khác nhau, dưới đây là một số yếu tố chung tác động đến chu kỳ sống của sản phẩm:
- Tỷ lệ sản phẩm thay thế trên thị trường
- Xu hướng sử dụng của người tiêu dùng
- Mức độ hài lòng người tiêu dùng đối với sản phẩm
- Việc cải thiện sản phẩm của doanh nghiệp
- Chiến lược marketing mix
6.2. Chu kỳ sống của sản phẩm có khuynh hướng ngày càng bị rút ngắn?
- Với sự phát triển hiện nay chu kỳ sống sản phẩm thực sự bị rút ngắn do có quá nhiều sản phẩm thay thế.
- Nhưng đối với những doanh nghiệp đã ghi lại tạo ra trong nhận thức của người tiêu dùng về nhãn hiệu của mình thì vòng đời sản phẩm của họ thực sự ngắn, vì tạo ra cho khách hàng hành vi khi mua hàng, từ đó luôn có một lượng khách hàng trung thành nhất định.
- Một cách mà các doanh nghiệp hiện nay, dùng giữ cho vòng đời sản phẩm lâu hơn là liên tục cải thiện sản phẩm.
- Tham khảo bài viết lý thuyết hành vi người tiêu dùng, đề hiểu rõ hơn hành vi của người tiêu dùng khi mua sắm.
6.3. Công cụ có tính hiệu quả cao ở giai đoạn suy thoái trong chu kỳ sống của sản phẩm?
- Chu kỳ sống sản phẩm ở giai đoạn suy thoái là giai đoạn mà sản phẩm không còn nhận nhiều sự đón nhận nữa, lợi nhuận đem lại không nhiều.
- Công cụ hiệu quả nhất ở giai đoạn thoái trào là chọn lựa kênh phân phối, việc này giúp doanh nghiệp tránh đổ quá nhiều tiền vào các kênh phân phối không hiệu quả, qua đó có thể nâng lợi nhuận cao hơn.
6.4. Giai đoạn nào trong chu kỳ sống của sản phẩm du lịch, mà doanh thu và lợi nhuận tăng cao nhất?
- Giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm du lịch nói riêng, và các loại sản phẩm khác nói chung, giai đoạn mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp là giai đoạn bão hòa.
- Vì giai đoạn này sản phẩm, kênh cung ứng rất ổn định, không tốn quá nhiều chi phí như giai đoạn giới thiệu.
6.5. Có phải tất cả các sản phẩm trên thị trường đều phải trải qua hết 4 giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm?
- Không phải bất kỳ sản phẩm nào ra đời đều trải qua 4 giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm.
- VD: Số lượng thống kê được về các sản phẩm mới cho ra thị trường cho thấy, khoảng 70-80% sản phẩm ‘’chết yểu’’ khi được đưa ra thị trường, có nghĩa là vừa trải qua giai đoạn giới thiệu đã đi đến giai đoạn suy thoái.
6.6. Thứ tự đúng của các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm
- Chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn, không có bất kỳ thứ tự đúng nào mà sản phẩm sẽ trải qua và không ai có thể biết được vòng đời sản phẩm diễn ra như thế nào.
- Phần lớn các sản phẩm (60-70%) trải qua lần lượt 4 giai đoạn của vòng đời sản phẩm, điều đó không có nghĩa là đó là dòng đời đúng chuẩn của một sản phẩm.
- Trong thực tế có những sản phẩm đi đến giai đoạn thoái trào, rồi sau đó nhờ chiến dịch marketing mix đúng đắn, xu hướng thị trường. Những sản phẩm đó qua lại giai đoạn phát triển, được sử dụng một cách mạnh mẽ.
Qua bài viết ở trên, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ chu kỳ sống của sản phẩm là gì? Các giai đoạn trong trong vòng đời sản phẩm, và các chiến lược marketing mix đúng đắn cho từng giai đoạn. Hy vọng những kiến thức ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nghiên cứu về sản phẩm, marketing,…
3.3/5 (3 Reviews) CEO Alma Đặng Thu TràCEO Alma Đặng Thu Trà là một nhà hoạt động giáo dục trẻ nổi bật trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam, là người sáng lập website luanvan24.com, nơi cung cấp đa dạng các dịch vụ viết thuê luận văn, báo cáo, tiểu luận, essay, assignment và đồ án tốt nghiệp, cùng với các dịch vụ phân tích và xử lý số liệu SPSS.
Từ khóa » Chu Kỳ Sản Phẩm Dịch Vụ
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm / Dịch Vụ - Product Life Cycle (PLC)
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Marketing Từng Giai đoạn
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Là Gì? - Luận Văn 2S
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm – Cách Xây Dựng Chiến Lược Marketing ...
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm | Chiến Lược Phát Triển Và Nâng Cao ...
-
Chu Kỳ Của Sản Phẩm Và Chiến Lược Marketing Cho Từng Giai đoạn
-
Chu Kì Sống Sản Phẩm (Product Life Cycle) Trong Chiến Lược ...
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Là Gì ... - Kinh Doanh Thông Minh 2022
-
Các Giai đoạn Của Chu Kỳ Sống Cuả Sản Phẩm
-
[PDF] NGUYÊN LÝ MARKETING (Principles Of Marketing) - OSF
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm / Dịch Vụ
-
Chu Kỳ Sống Của Sản Phẩm Là Gì
-
Chuong 5 - SlideShare