Chu Kỳ Tế Bào, Quá Trình Nguyên Phân Và Giảm Phân - Quảng Văn Hải
Có thể bạn quan tâm
Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân và giảm phân
Trong chương trình sinh học lớp 10 thì nội dung về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân các em cần học kỹ và làm bài tập liên quan. Đây là kiến thức hết sức quan trọng để có thể học tiếp những kiến thức liên quan ở lớp tiếp tiếp theo.- Cơ chế nguyên phân
- Cơ chế giảm phân
Câu 1. Trình bày khái niệm và nêu những giai đoạn của chu kì tế bào?
– Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên tiếp. Một chu kì tế bào bao gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì trung gian gồm ba pha theo thứ tự là G1 , S, G2, trong đó pha G1 là thời kì sinh trưởng chủ yếu của tế bào; pha S diễn ra sự nhân đôi của ADN và nhiễm sắc thể. Kết thúc pha S, tế bào sẽ chuyển sang pha G2, lúc này tế bào sẽ tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào. Nguyên phân diễn ra ngay sau pha G2. – Chu kì tế bào được điều khiển một cách rất chặt chẽ. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể động vật, thực vật là rất khác nhau và được điều khiển nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.Câu 2. Trình bày ý nghĩa của quá trình nguyên phân?
– Với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế sinh sản. Từ một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống hệt nhau. – Với sinh vật nhân thực đa bào, nguyên phân làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, tái sinh các mô, cơ quan bị tổn thương. – Ở các các sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản tạo ra các cá thể con có kiểu gen giống kiểu gen của cá thể mẹ. Ứng dụng đặc điểm này trong nuôi cấy mô tế bào, giâm, chiết, ghép cành đạt hiệu quả.Câu 3. Trình bày các diễn biến chính của quá trình nguyên phân?
+ Kì đầu: các NST kép sau khi nhân đôi ở kì trung gian bắt đầu co xoắn lại; cuối kì màng nhân và nhân con biến mất; thoi phân bào dần xuất hiện. + Kì giữa: các NST kép co ngắn cực đại, tập trung thành 1 hàng dọc ở mặt phẳng xích đạo; thoi phân bào được đính vào 2 phía của NST tại tâm động. + Kì sau: 2 nhiễm sắc tử trong mỗi NST kép tách nhau ra và phân ly đồng đều trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào. + Kì cuối: các NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh; màng nhân và nhân con xuất hiện. – Phân chia tế bào chất: + Xảy ra ở kì cuối sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền. + Tế bào chất phân chia dần, tách tế bào mẹ thành 2 tế bào con. Các tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt màng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo, còn tế bào thực vật lại tạo thành vách ngăn tế bào ở mặt phẳng xích đạo.Câu 4. Tại sao các NST lại xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc từ nhưng sau khi phân chia xong, NST lại tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh ?
– Các NST xoắn tới mức cực đại rồi mới phân chia nhiễm sắc tử để dễ di chuyển trong quá trình phân bào và phân chia đồng đều vật chất di truyền mà không bị rối loạn. – Sau khi phân chia xong, NST tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh giúp thực hiện việc nhân đôi ADN, tổng hợp ARN và các prôtêin, chuẩn bị cho chu kì sau.Câu 5. So sánh 2 quá trình giảm phân và nguyên phân?
– Giống nhau: + Đều có bộ máy phân bào (thoi phân bào) + Lần phân bào II của giảm phân diễn biến giống nguyên phân: NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa, các nhiễm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào ở kì sau. + NST đều trải qua các biến đổi: tự nhân đôi, đóng xoắn, tập hợp ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li về các cực của tế bào, tháo xoắn + Sự biến đổi của màng nhân, trung thể, thoi vô sắc, tế bào chất và vách ngăn tương tự nhau. + Đều giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định bộ NST của loài trong các hình thức sinh sản (vô tính và hữu tính). – Khác nhau:Câu 6. Trình bày các diễn biến chính các kì của giảm phân?
1. Giảm phân I: Giống nguyên phân, tại kì trung gian, các NST được nhân đôi tạo các NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử đính với nhau ở tâm động. a. Kì đầu I: – Các cặp NST kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng và có thể trao đổi đoạn crômatit cho nhau (hiện tượng trao đổi chéo). Sau khi tiếp hợp, các NST kép dần co xoắn. – Thoi phân bào dần hình thành, một số sợi thoi được đính với tâm động của các NST. – Cuối kì màng nhân, nhân con biến mất. – Kì đầu I chiếm phần lớn thời gian của quá trình giảm phân, tuỳ từng loài sinh vật mà có thể kéo dài tới vài ngày đến vài chục năm. b. Kì giữa I: – Các cặp NST kép tương đồng sau hi co ngắn cực đại sẽ tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc. – Dây tơ vô sắc từ mỗi cực tế bào chỉ đính vào một phía của mỗi NST kép trong cặp tương đồng. c. Kì sau I: – Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi tơ vô sắc về một cực của tế bào. d. Kì cuối I: – NST dần dãn xoắn, màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi vô sắc biến mất. – Quá trình phân chia tế bào chất tạo nên 2 tế bào con có số lượng NST kép giảm đi một nửa (n kép). 2. Giảm phân II: giảm phân II cơ bản giống nguyên phân cũng bao gồm các kì: kì đầu II, kì giữa II, kì sau II, kì cuối II. Tuy nhiên ở lần giảm phân II có một điểm cần lưu ý sau: – Không xảy ra sự nhân đôi và tiếp hợp trao đổi chéo NST. – Ở kì giữa II, các NST kép chỉ tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. – Ở kì sau II, các NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn đi về 1 cực của tế bào. – Kết thúc kì cuối II (kết thúc quá trình phân bào), có 4 tế bào con được tạo ra từ một tế bào mẹ, mỗi tế bào con mang bộ NST đơn bội (n đơn). – Ở các loài động vật, quá trình phát sinh giao tử đực, 4 tế bào con sẽ biến thành 4 tinh trùng; quá trình phát sinh giao tử cái, 4 tế bào con sẽ biến thành 1 trứng và 3 thể cực. Ở các loài thực vật, sau khi giảm phân các té bào con phải trải qua một số lần phân bào để thành hạt phấn hoặc túi phôi.Câu 7. Trình bày ý nghĩa của quá trình giảm phân?
– Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST trong quá trình giảm phân kết hợp với quá trình thụ tinh thường tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, góp phần làm tăng tính đa dạng của sinh giới. Sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, giúp các loài có khả năng thích nghi với điều kiện sống mới. – Sự phối kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân, thụ tinh đã đảm bảo duy trì, ổn định bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính.Câu 8. Tại sao lại nói giảm phân II có bản chất giống nguyên phân?
– Giảm phân II về cơ bản cũng giống như nguyên phân, đều bao gồm các kì: kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. Diễn biến hoạt động của NST cơ bản cũng giống nhau: NST co xoắn, tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo, các NST kép tách nhau ở tâm động, mỗi NST đơn di chuyển về một cực của tế bào. – So với nguyên phân, giảm phân II có một số điểm khác biệt: NST không nhân đôi, 2 tế bào con có bộ NST đơn bội ( n ).Câu 9. Hiện tượng các NST tương đồng bắt đôi với nhau có ý nghĩa gì?
Các NST kép trong cặp tương đồng bắt đôi với nhau suốt theo chiều dọc có thể diễn ra tiếp hợp trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc tử không chị em. Sự trao đổi những đoạn tương ứng trong cặp tương đồng đưa đến sự hoán vị của các gen tương ứng, do đó tạo ra sự tái tổ hợp của các gen không tương ứng. Đó chính là cơ sở tạo nên các giao thử khác nhau về tổ hợp NST, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. Tham khảo máy đưa võng tự động và máy hâm sữa cho bé Xem thêm:- Sách giáo viên, sinh viên và học sinh chuyên sinh - Campbell
- Bài tập cơ bản về nguyên phân và giảm phân
Nhận xét
- Unknownlúc 13:53:00 GMT+7 Chủ Nhật, 8 tháng 11, 2015
Thầy ơi hoạt tính di truyền của vật chất di truyền ở sinh vật được thể hiện vào thời điểm nào trong chu kì tế bào ? Vì sao ?
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 19:42:00 GMT+7 Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015
Vật chất di truyền thực hiện hoạt tính khi nó tháo xoắn! Vì lúc tháo xoắn thì nó mới tiến hoành sao mã cũng như phiên mã được!
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 19:42:00 GMT+7 Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015
- Unknownlúc 14:40:00 GMT+7 Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Thầy cho em hỏi: " Tại sao quá trình giảm phân lại tạo ra được các giao tử khác nhau về tổ hợp các NST?" Mong có câu trà lời cũa thầy.
Trả lờiXóaTrả lời- Unknownlúc 21:15:00 GMT+7 Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
Ở gp1 có diễn ra sự trao đổi chéo gây nên hiện tượng hoán vị gen, nên tạo dc giao tử khác nhau.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknownlúc 21:15:00 GMT+7 Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015
- Unknownlúc 21:35:00 GMT+7 Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015
Nếu 2 gen không alen ở trạng thái dị hợp đều tồn tại trên 1 NST trong 1 hợp tử nguyên phân bị rối loạn thì khả năng sẽ tạo ra các loại tế bào nào ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 20:54:00 GMT+7 Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Nếu nguyên phân bị rối loạn sẽ tạo ra các tế bào con mang bộ NST có thể khác 2n. Còn các dạng nào thì em xem phần các dạng đột biến số lượng NST (chương trình sinh học 12).
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 20:54:00 GMT+7 Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
- Unknownlúc 20:34:00 GMT+7 Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Em được học là màng ngoài của vỏ nhân nối liền màng lưới nội sinh chất (LNSC) và khoảng quanh nhân nối liền với lònb LNSC giúp biệt hóa LNSC.Vậy ở kì đầu trong thời kì phân chia TB, vỏ nhân và hạch nhân tiêu biến, LNSC khi đó như thế nào? Em rất thắc mắc. Em cảm ơn thầy.
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 20:57:00 GMT+7 Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
Thắc mắc của em khá thứ vị, thể hiện em rất đam mê trong học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên trong phạm vi của blog này chỉ bàn đến những nội dung mà chương trình THPT thôi. Những phần nâng cao, chuyên sâu mình sẽ không bàn. Em tìm hiểu thêm các quyển sách chuyên sâu về sinh học sẽ tìm được câu trả lời ở đó. Cảm ơn em đã quan tâm đến trang blog của HQB.
XóaTrả lời- Trả lời
- Hải Quảnglúc 20:31:00 GMT+7 Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
trong sách sinh 11 trước 2003 có hình này em. em có thể seach google.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 20:57:00 GMT+7 Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015
- Unknownlúc 13:13:00 GMT+7 Thứ Ba, 22 tháng 12, 2015
Thầy cho e hỏi là khi nêu bản chất hoá học của ADN thì mình nên nói những vấn đê nào ạ. Cảm ơn thầy
Trả lờiXóaTrả lời- Unknownlúc 13:49:00 GMT+7 Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
Thành phần cấu thành adn, trong sách sinh có nói ak. Tóm ý rồi trả lời thôi.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknownlúc 13:49:00 GMT+7 Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
- Phương Hiềnlúc 20:13:00 GMT+7 Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
thầy cho em hỏi vẽ hình minh họa của quá trình biến đổi hình thái nhiễm sắc thể như thế nào ạ????????
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:25:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Em tìm trong SGK sinh học 11 cũ có vẽ đó em. Nếu không tìm thấy thì lúc nào mình chụp hình cho xem.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:25:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
- chin0307lúc 21:25:00 GMT+7 Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016
các kì của quá trình nguyên phân khác nhau như thế nào ??Cảm ơn thầy nhiều ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 18:08:00 GMT+7 Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016
Có thể cho em hỏi tại sao chỉ có thể quan sát kỳ nguyên phân mà không quan sát kỳ giảm phân ở tb trong bài thực hành lớp 10 vậy ạ...
Trả lờiXóaTrả lời- Unknownlúc 13:44:00 GMT+7 Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
Ở chóp rễ củ hành là cơ quan sinh dưỡng, ko phải cơ quan sinh sản thì làm gì mà giảm phân tạo giao tử mà quan sát?Học chuyên sâu hơn, bạn sẽ được quan sát giảm phân ở nhị hoa hẹ nhé. Đợi đi sẽ đc học. Hehe
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Unknownlúc 13:44:00 GMT+7 Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016
- Unknownlúc 20:10:00 GMT+7 Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
cho em hỏi cái mạch 3'~5' sao ma chứ khôg paj mach 5'~3'
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 20:14:00 GMT+7 Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
ak em mong thay co the giai thik cho e ve nd dien bien qt sao ma adn e xjn cam on
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:10:00 GMT+7 Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
Trong blog có bài viết về quá trình sao mã. em vào phần seach để tìm mha.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:10:00 GMT+7 Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016
- Unknownlúc 20:01:00 GMT+7 Thứ Tư, 3 tháng 2, 2016
cho em hỏi nếu kì đầu của quá trình nguyên phân mà thoi phân bào không xuất hiện thì nó sẽ thế nào???
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 23:16:00 GMT+7 Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016
cho em hỏi : những biến đổi và hoạt động của NST kép trong nguyên phâncảm ơn thầy ...em đang rất cần
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 16:12:00 GMT+7 Thứ Bảy, 6 tháng 2, 2016
cho em hỏi : có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của 1 cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng...em đang rất cần ...mong thầy giúp đỡ . cảm ơn thầy nhiều
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:35:00 GMT+7 Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
cho em hỏi? vào kì đầu và kì sau của nguyên phân NST ở trạng thái gì
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 16:39:00 GMT+7 Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
Em muốn nói hình thái NST hay số lượng NST?
XóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 05:23:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2016
cả hình thái và số lượng ạ
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 16:39:00 GMT+7 Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
- Sakuralúc 22:09:00 GMT+7 Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
Thầy cho em hỏi: Nếu bộ NST của 1 tế bào ko phải 2n mà là n hoặc 3n thì qtrình giảm phân có vấn đề gì ko ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 18:22:00 GMT+7 Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
Cây tam bội (3n) không giảm phân hình thành giao tử được. Chính vì vậy nó bất thụ.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 18:22:00 GMT+7 Thứ Hai, 15 tháng 2, 2016
- Sakuralúc 22:14:00 GMT+7 Chủ Nhật, 14 tháng 2, 2016
Cho em hỏi:Trong cùng time, tế bào A có chu kì là gấp đôi tế bào B tạo ra 272 tế bào con. Số đợt nguyên phân của mỗi tế bào là bao nhiêu ạ?
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:18:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Tế bào A có chu kỳ gấp đôi số tế bào B => Gọi x là số lần nhân đôi của tế bào B, thì số lần nhân đôi của tế bào A là 2x.=> Tế bào A nhân đôi 2x lần sẽ tạo ra $2^{2x}$ tế bào con; Tế bào B nhân đôi x lần sẽ tạo ra $2^x$ tế bào con.=> Vậy ta có phương trình $2^{2x} + 2^x = 272$. Giải được x = 4.Vậy số lần nhân đôi của tế bào B là 4 và tế bào B là 8.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:18:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
- Unknownlúc 19:25:00 GMT+7 Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016
nhờ thâỳ giải thích cho em 2 câu hỏi ở trên....cảm ơn thầy.
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 19:42:00 GMT+7 Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016
Trong 2 câu hỏi của em mình chưa trả lời vì: câu 1 chưa rỏ ràng, còn câu 2 không phù hợp với nội dung bài viết. Cảm ơn em đã quan tâm.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 19:42:00 GMT+7 Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016
- Tam Caolúc 20:57:00 GMT+7 Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016
Bài viết của thầy rất bổ ích
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 18:37:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Thầy ơi cho e hỏi:"sự thay đổi số lượng, số NST qua quá trình nguyên phân, giảm phân"
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:09:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
Em xem bài ở link này sẽ hiểu: http://www.quangvanhai.net/2014/07/tinh-so-nhiem-sac-so-cromatit-va-so-tam.html
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:09:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016
- Unknownlúc 22:10:00 GMT+7 Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016
cho em hỏi : CÓ 3 tế bào nguyên phân 1,2,3 nguyên phân một số đợt không bằng nhau và nhỏ dần từ tế bào 1 đến tế bào 3 đã tạo ra tất cả 168 tế bào con . Mỗi tế bào trên có số đợt nguyên phân lần lượt là bao nhiêu.
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 23:08:00 GMT+7 Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016
Bài này thì dò nghiệm thôi em!
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 23:08:00 GMT+7 Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016
- Lâm Bìnhlúc 20:13:00 GMT+7 Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016
Cho em hỏi:kì trung gian có thời gian nghỉ giữa hai lần nguyên phân không?Vì sao?Cảm ơn thầy.
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 22:35:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Có hay không; thời gian nghỉ nhiều hay ít tùy từng loại tế bào và từng giai đoạn,...
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 22:35:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
- Unknownlúc 21:09:00 GMT+7 Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016
sao không sao chép được ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 08:43:00 GMT+7 Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016
in ra để dành đọc nha e.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 08:43:00 GMT+7 Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016
- Unknownlúc 21:10:00 GMT+7 Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016
sao không sao chép được ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 18:57:00 GMT+7 Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016
thầy cho em hỏi . có 3 tế bào xô ma A B C lần lược nguyên phân liên tiếp 3,4,7 lần a)tính tổng tế bào xô ma được tạo rab)tính tổng số nhiễm sắc thể có ở tất cả các tế bào con c ) tính tổng số nhiễm sắc thể đơn mà hoàn toàn được xây dưng từ nguyên liệu của môi trường
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 08:37:00 GMT+7 Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016
cho e hỏi giảm phân diễn ra ở tế bào nào ạ???
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 09:26:00 GMT+7 Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016
SGK lớp 10 có nói rõ đó em.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 09:26:00 GMT+7 Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016
- Unknownlúc 20:39:00 GMT+7 Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016
thầy ơi giúp em trả lời câu hỏi này được không ạ: giải thích kết quả của quá trình giảm phân
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 20:40:00 GMT+7 Thứ Năm, 10 tháng 3, 2016
thầy ơi giúp em trả lời câu hỏi này được không ạ: giải thích kết quả của quá trình giảm phân
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 22:34:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Diễn biến của quá trình giảm phân là giải thích rõ nhất cho kết quả.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 22:34:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
- Unknownlúc 20:23:00 GMT+7 Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016
thưa thầy cho e hởi . Trong giảm phân , nếu hai NST trong một cặp NST tương đồng không tiếp hợp với nhau ở kì đầu giảm phân 1, thì sự phân ly của NST về các tế bào sẽ như thế nào ?
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 22:33:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Tiếp hợp mà không trao đổi đoạn hay không => tao ra giao tử có hoán vị hay không. Nếu em học 12 thì sẽ hiểu.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 22:33:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
- Unknownlúc 11:04:00 GMT+7 Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2016
Thưa thầy sự đóng và tháo soắn có ý nghĩa gì ạ? Mong thầy giúp e
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 22:31:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Tháo xoắn giúp thực hiện quá trình tự sao và phiên mã (tổng hợp ARN).Đóng xoắn giúp nó gọn nên dễ dàng phân li về 2 cực của tế bào.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 22:31:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
- tragiangle13@gmail.comlúc 12:14:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
thầy ơi cho e hỏi : vì sao trong kì trung gian giữa 2 lần phân bào của giảm phân rất khó quan sát NST
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 22:29:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
Vì nhiễm sắc thể không co xắn nên đường kính rất bé (ở dạng sợi mãnh) => rất khó quan sát dưới kính hiễn vi.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 22:29:00 GMT+7 Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016
- Ngược Nắnglúc 20:01:00 GMT+7 Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016
thầy ơi,cho em hỏi,làm sao để phân biệt được kì giữa nguyên phân và kì giữa giảm phân 2 ạ??
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 07:23:00 GMT+7 Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016
Không rõ ý em, có phải là xem hình rồi phân biệt đó có phải không? Có thể dựa vạo số lượng NST kép, hoặc xem các cặp NST kép đó có giống nhau không để phân biệt là 2n kép hay n kép. Từ đó xác định nó thuộc kì giữa nguyên phân hay giảm phân.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 07:23:00 GMT+7 Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016
- Unknownlúc 23:21:00 GMT+7 Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016
De tham khảo 😊
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- như quỳnhlúc 15:14:00 GMT+7 Thứ Ba, 10 tháng 5, 2016
k được tải hả thầy
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:02:00 GMT+7 Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016
Đang trong quá trình chuyển thành file ebook em!
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:02:00 GMT+7 Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016
- Unknownlúc 15:03:00 GMT+7 Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
thầy ơi chỉ e1 hợp tử NP với tốc độ không đổi qua các lần. Mội chu kì NP kéo dài 16'. Thời gian kì trung gian bằng với thời gian của quá trình NP. Thời gian của mỗi kì phân bào là bằng nhau.a) Xác định thời gian của mỗi kìb) Xác định số tb con sau 2h
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:33:00 GMT+7 Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
a, gọi t/g kì trung gian là x , t/g quá trình nguyên phân là y (x, y thuộc N*)vì thời gian trung gian bằng thời gian quá trình NP (tức là x=y) mà một chu kì nguyên phân kéo dài 16' (tức là x+y) nên :=> x=y = 16/2 = 8'MẶT khác t/g của mỗi kì phân bào bằng nhau nên t/g kì đầu =t/g kì giữa = t/g kì sau = t/g kì cuối = 8: 4=2'
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:46:00 GMT+7 Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
b, Đổi 2h= 120'vì 120: 16 =7 dư 8( tức là nó đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ 8) VẬY SAU 2h số tế bào con tạo ra là : 2^8 = 256 (tb)
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:51:00 GMT+7 Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
B, ĐỔI 2h = 120'vì 120:16= 7 dư 8(tức là nó đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ 8)vậy sau 2h số tế bào con tạo ra là 2^8=256 tb
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:51:00 GMT+7 Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
B, ĐỔI 2h = 120'vì 120:16= 7 dư 8(tức là nó đang ở kì trung gian của lần nguyên phân thứ 8)vậy sau 2h số tế bào con tạo ra là 2^8=256 tb
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:51:00 GMT+7 Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
a, gọi t/g kì trung gian là x , t/g quá trình nguyên phân là y (x, y thuộc N*)vì thời gian trung gian bằng thời gian quá trình NP (tức là x=y) mà một chu kì nguyên phân kéo dài 16' (tức là x+y) nên :=> x=y = 16/2 = 8'MẶT khác t/g của mỗi kì phân bào bằng nhau nên t/g kì đầu =t/g kì giữa = t/g kì sau = t/g kì cuối = 8: 4=2'
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:52:00 GMT+7 Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016
16 phút à bạn
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 19:59:00 GMT+7 Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Thầy cho em hỏi vì sao qua giảm phân lại tạo được 4 tế bào con mang nst khác nhau
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 20:03:00 GMT+7 Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Thầy ơi cho em hỏi qua giảm phân lại tạo ra 4 tế bào con là nhờ đâu
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:29:00 GMT+7 Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
Một tế bào lưỡng bội (2n) qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra 4 tế bào đơn bội (n) với số lượng NST như nhau nhưng các NST có cấu trúc có thể khác nhau (hoặc giống nhau cấu trúc chung nhưng có một số alen khác nhau),...
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:29:00 GMT+7 Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016
- Nặc danhlúc 15:45:00 GMT+7 Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016
thầy cho em hỏi tâm động có vai trò gì trong nguyên phân và giảm phân?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 13:01:00 GMT+7 Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
cko e hs vì sao nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng ở kì hiuwax của qá trình phân bào v ạh ?
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:06:00 GMT+7 Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
Vì ở kì giữa lúc này NST co xoắn cực đại nên được quan sát rõ dưới kính hiển vi => Hình thái NST được mô tả ở kì này
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:06:00 GMT+7 Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016
- Unknownlúc 05:57:00 GMT+7 Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016
Thầy cho con hỏi trong nguyên phân số lượng tế bào tăng mà bộ NST không đổi là do cơ chế nào ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 10:46:00 GMT+7 Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016
Trước khi phân bào, NST có nhân đôi (ở kỳ trung gian) và phân chia đồng điều cho các tế bào con (ở kỳ sau + cuối). Em tìm hình minh họa để hiểu bản chất nhé!
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 10:46:00 GMT+7 Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016
- Unknownlúc 20:16:00 GMT+7 Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016
1, Quan sát tế bào 1 loài sinh vaath đang ở kì giữa Nguyên phân, người ta đếm được có 44 NST kép. Khi quan sát 3 nhóm tế bào sinh dục của loài này ở vùng chín của cơ quan sinh sản thấy chúng đang phán bào ở các giai đoạn khác nhau và đếm được tổng cộng có 968 NST đơn và NST kép. Số NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo, ở các tế bào nhóm 1 gấp 2 lần số NST kép phân li về các cực của các tế bào nhóm 2. Số NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào nhóm 3 là 704. Trong quá trình phân bào sự phân chia tế bào chất hoàn thành ở kì cuối. Hãy xác định: a) Bộ NST lưỡng bộ của loài? b) Các nhóm tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào? c) Số tế bào ở mỗi nhóm?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 21:26:00 GMT+7 Thứ Tư, 26 tháng 10, 2016
Thầy ơi cho em hỏi " Những hoạt động bình thường của NST chỉ có trong quá trình giảm phân mà không có trong nguyên phân" là những hoạt động nào ạ?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 20:30:00 GMT+7 Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016
Thầy ơi cho em hỏi quá trình nguyên phân hay giảm phân diễn ra truóc ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 12:41:00 GMT+7 Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 12:42:00 GMT+7 Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 12:43:00 GMT+7 Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 12:43:00 GMT+7 Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
thầy ơi cho e hỏi: giải thích ý nghỉa của nguyên phân với di truyền và với sự sinh trưởng và phát triển cơ thể?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:30:00 GMT+7 Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016
thầy cho em hỏi diễn biến của nst ở kì giữa của các quá trình phân bào là j hả thầy
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:31:00 GMT+7 Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2016
thầy cho em hỏi diễn biến của nst ở kì giữa của các quá trình phân bào là j hả thầy
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 23:00:00 GMT+7 Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016
thua thay cho em hoi: vì sao ở giảm phân qua 2 lần giảm phân NST chỉ nhân đôi 1 lần? XIN THẦY TRẢ LỜI GIÚP EM NHANH ĐI Ạ!EM RẤT GẤP CẦN CÂU TRẢ LỜI CỦA THẦY
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 17:26:00 GMT+7 Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
nguyên phân và giảm phân cái nào quan trông hơn
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:45:00 GMT+7 Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
Câu hỏi không có đủ cơ sở để trả lời.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:45:00 GMT+7 Thứ Hai, 12 tháng 12, 2016
- Nặc danhlúc 19:41:00 GMT+7 Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016
thầy ơi,giải giúp em bài này ạ, em k hiểu lắmỞ 1 loài sinh vật 2n = 24 NST.Người ta quan sát một số tế bào đang thực hiện quá trình phân bào và đếm được tổng số NST đơn và kép là 144. Trong đó số NST đơn đang phân li về 2 cực tế bào là 96. Số NST kép còn lại xếp thành 1 hàng thẳng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Xác định nhóm tế bào trên đang ở kì nào của quá trình phân bào và số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 22:14:00 GMT+7 Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017
th ơi cho e hỏi sự thay đổi trạng thái NST trong 2 quá trình phân bào có ý nghĩa gì ạ?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 20:55:00 GMT+7 Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017
1 thoi phân bào bị đứt thì sẽ sảy ra hiện tượng gì. thầy trả lời?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Hạnh Nguyênlúc 21:30:00 GMT+7 Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017
cho em hỏi thao tác sử dụng kính hiển vi để quan sát NST ở các chu kì tế bào là như thế nào vậy thầy
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 20:28:00 GMT+7 Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017
Sử dụng kính hiển vi để quan sát NST cần phải thuần thục kỹ năng em à. Phải tìm hiểu quy trình và rèn luyện nhiều lần mới có thể quan sát nhanh chóng và chính xác được. Nên nhờ giáo viên trực tiếp hướng dẫn và em tự luyện nhiều.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 20:28:00 GMT+7 Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017
- Hạnh Nguyênlúc 21:36:00 GMT+7 Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017
Thầy ơi, em đang chuẩn bị thi HSG sinh huyện thầy có bài tập rèn thêm ko thầy.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 22:24:00 GMT+7 Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017
Thầy cho e hỏi :"hoạt động nào của nhiễm sắc thể dẫn tới hiện tượng số lượng NST sau khi nguyên phân vẫn được giữ nguyên như ở tế bào mẹ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 15:52:00 GMT+7 Thứ Tư, 1 tháng 2, 2017
sự khác nhau của giảm phân và nguyên phân nhỏ quá ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 20:28:00 GMT+7 Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017
Thầy ơi,cho em hỏi tí :)1 tế bào sau 5 lần nguyên phân thì quá trình đó sẽ tạo nên bao nhiêu NST mới ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:20:00 GMT+7 Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017
Giả sử bộ NST của loài là 2n => số NST mới = $(2^5-1)2n$
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:20:00 GMT+7 Thứ Ba, 21 tháng 2, 2017
- Unknownlúc 08:39:00 GMT+7 Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017
giải thích vì sao 1 số tế bào không có khả năng phân bào ở quá trình giảm phân ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 20:26:00 GMT+7 Chủ Nhật, 5 tháng 3, 2017
thầy ơi cho em hỏi diễn biến và hình vẽ ở giai đoạn phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật ạ?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 18:40:00 GMT+7 Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017
Thầy ơi cho em hỏi: Nếu số lượng NST không phải là 2n mà là 3n thì quá trình giảm phân gặp khó khăn gì?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 20:07:00 GMT+7 Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017
1. Nếu số lượng nst khong phai la 2n ma la 3n thi qua trinh giam phan gap kho khan gi?2. loi ich cua qua trinh giam phan,nguyen phan, thu tinh đem đến cho loài?3. các loài sinh vật đơn bội có tham gia quá trình giảm phân không? Tại sao? mong thầy giúp em ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 06:51:00 GMT+7 Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017
ruou vang neu thanh trung khong dung cach thi rat de bi chua va co bot khi xuat hien do do khong de duoc lau giai thich dùm e vs
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Karry Tranlúc 20:32:00 GMT+7 Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Thầy ơi cho em hỏi: ADN, NST nhân đôi mấy lần trong một chu kì nguyên phân ,giảm phân?
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 10:47:00 GMT+7 Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017
nhân đôi 1 lần. tại pha S của kì trung gian.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 10:47:00 GMT+7 Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017
- Unknownlúc 21:16:00 GMT+7 Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017
cho em hỏi công thức tính chu kì tế bào ntn ạ ?
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 14:21:00 GMT+7 Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017
Chu kỳ tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào liên liếp hay có thể hiểu là thời gian cần thiết để số lượng tế bào tăng lên gấp đôi.Từ gợi ý này em có thể tìm ra công thức cho riêng mình.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 14:21:00 GMT+7 Chủ Nhật, 9 tháng 7, 2017
- Unknownlúc 01:53:00 GMT+7 Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017
thầy ơi, cho em hỏi các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân chia tế bào?
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 06:33:00 GMT+7 Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017
Cái này tương đối phức tạp em. Nếu cần thì em tìm hiểu trong tài liệu chuyên hoặc tài liệu BD HSG nhé!
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 06:33:00 GMT+7 Chủ Nhật, 22 tháng 10, 2017
- Unknownlúc 14:34:00 GMT+7 Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017
nêu 3 sự kiện cơ bản về hoạt động của NST chỉ có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân..thầy ơi giúp em??!
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 22:18:00 GMT+7 Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018
Thầy cho e hỏi: thầy có thể nói kĩ hơn về cái n,2n đc k ạ. Em học đtuyển trên trường nhưng đến phần này cô giảng e vẫn k hiểu. Lúc thì n, 2n, em khó hiểu khi nào dùng cái nào trong mỗi kì nguyên phân, giảm phân
Trả lờiXóaTrả lời- Hải Quảnglúc 21:46:00 GMT+7 Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018
Trước hết em cần xem kỹ về cơ chế nguyên và giảm phân nhé. Chúc em học tốt.
XóaTrả lời- Trả lời
Trả lời
- Hải Quảnglúc 21:46:00 GMT+7 Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018
- Unknownlúc 14:36:00 GMT+7 Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Thầy ơi, khi phân bào chia nhân mà không chia tế bào chất thì kết quả sao ạ.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 20:49:00 GMT+7 Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018
Thầy ơi còn kì trung gian của NP và GP
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 20:08:00 GMT+7 Thứ Ba, 13 tháng 11, 2018
thầy ơi thầy cho em hỏi tính số lượng nst ở một kì trong chu kì là gì a thầy giải thích cho em với được không ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 09:30:00 GMT+7 Thứ Hai, 17 tháng 12, 2018
mày hỏi nhiều thế
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 13:31:00 GMT+7 Thứ Tư, 18 tháng 8, 2021
thầy ơi trong khảo sát thi chất lượng đầu năm lớp 10 thì nên chú trọng vào học phần nào z ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:36:00 GMT+7 Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022
thầy hướng dẫn e làm bài này được không ạ"nêu vai trò của quá trình giảm phân ,nguyên phân trong cơ thể cây bưởi của các tế bào"
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 15:40:00 GMT+7 Thứ Ba, 1 tháng 3, 2022
vai trò của nguyên phân và giảm phân của các tế bào trong cây bưởi ạ
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Thanhnguyenlúc 14:59:00 GMT+7 Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022
Thầy ơi giúp em câu hỏi này với ạ.1.Tại sao tế bào con có số lượng NST bằng với số lượng NST tế bào mẹ( nguyên phân)?2.Tại sao tế bào con có số lượng NST bằng một nửa so với số lượng NST tế bào mẹ( giảm phân)?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã phản hồi, chúc quý độc giả sức khỏe và thành đạt!
Bài đăng phổ biến từ blog này
Tính số nhiễm sắc thể, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân và giảm phân
Loài ong mật có bộ NST lưỡng bội 2n=32. Hợp tử của loài trải qua nguyên phân. Hãy cho biết có bao nhiêu NST, crômatit, tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì của quá trình nguyên phân? Để giải bài tập sinh học trên trước hết các bạn cần nhớ một số vấn đề sau: NST nhân đôi ở kì trung gian (pha S) trở thành NST kép, tồn tài trong tế bào đến cuối kì giữa. Vào kì sau, NST kép bị chẻ dọc tại tâm động, tách thành 2 NST đơn, phân li đồng đều về 2 cực tế bào. Crômatit chi tồn tại ở NST kép, mỗi NST kép có 2 crômatit. Mỗi NST dù ở thể đơn hay kép đều mang một tâm động. Vậy có bao nhiêu NST trong tế bào thì sẽ có bấy nhiêu tâm động. Do vậy, gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài, số NST, số crômatit, số tâm động có trong một tế bào qua mỗi kì quá trình nguyên phân như bảng sau: Kì trung gian Kì đầu Kì giữa Kì sau Kì cuối Số NST đơn 0 0 0 4n 2n Sô NST kép 2n 2n 2n 0 0 Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 2n T ...xem thêm »Tính số loại và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con
Vận dụng toán xác suất để giải nhanh các bài tập sinh học phần quy luật phân li độc lập như: xác định số loại kiểu gen, kiểu hình ở đời con hay tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con trong các phép lai khi biết kiểu gen của bố mẹ mà không cần viết sơ đồ lai. Theo quy luật phân li độc lập ta hiểu rằng: một phép lai có n cặp tính trạng, thực chất là n phép lai một cặp tính trạng. Như vậy khi đề bài cho biết kiểu gen có bố mẹ và tuân theo quy luật phân li độc lập thì ta chỉ cần dung toán xác suất để xác định nhanh số loại cũng như tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở đời con theo quy tắc sau: Tỉ lệ KG khi xét chung nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Số KH khi xét chung nhiều cặp tính trạng bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau. Ví dụ: Cho biết A - hạt vàng : a- hạt xanh; B- hạt trơn : b - hạt nhăn; D - thân cao : d- thân thấp. Tính trạng trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: AabbDd x AaBbdd sẽ cho số loại và tỉ lệ kiểu g ...xem thêm »Số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (hoặc bị phá hủy) qua nguyên phân
Để làm tốt bài tập sinh học dạng này các bạn cần xem lý thuyết về nguyên phân trước. Ngoài ra có thể xem thêm dạng bài tập về tính số NST, số crômatit và số tâm động qua các kì của nguyên phân . Sau đây mình sẽ hướng dẫn các bạn làm bài tập tiếp theo: dạng bài tập về tính số lượng tế bào con, số NST cần cung cấp, số thoi vô sắc xuất hiện (bị phá huỷ) qua nguyên phân. Trước tiên các bạn cần hiểu và nhớ một số công thức sau Số tế bào sinh ra qua nguyên phân: + Một tế bào qua k lần nguyên phân sẽ hình thành $2^k$ tế bào con. + a tế bào đều nguyên phân k lần, số tế bào con được tạo thành là: $a.2^k$ tế bào. Số NST đơn môi trường cần cung cấp: + Một tế bào lưỡng bội (2n NST) qua k lần nguyên phân, số NST đơn môi trường nội bào cần cung cấp: $2^k.2n-2n = (2^k-1)2n$. + Vậy, a tế bào có 2n NST đều nguyên phân k lần, môi trường cần cung cấp số NST là: $a.(2^k-1)2n$. Số thoi vô sắc xuất hiện, bị phá hủy: + Thoi vô sắc xuất hiện ở kì trước, bị phân hủy hoàn toàn vào kì cuối. Vậy có ba ...xem thêm »TÁC GIẢ
SHOP.edu.vnNhãn
- Sinh học 1275
- Sinh học 1030
- Sinh học 1110
- Moodle4
- ZipGrade4
- DNA3
- Gene3
- McMix Pro3
LƯU TRỮ
- thg 8 075
- thg 6 151
- thg 4 021
- thg 2 212
- thg 11 111
- thg 11 091
- thg 10 261
- thg 10 251
- thg 10 221
- thg 10 099
- thg 9 092
- thg 9 081
- thg 9 071
- thg 7 031
- thg 4 061
- thg 4 011
- thg 3 021
- thg 3 014
- thg 2 271
- thg 2 171
- thg 2 022
- thg 1 171
- thg 12 281
- thg 12 231
- thg 11 042
- thg 11 011
- thg 10 221
- thg 9 061
- thg 8 121
- thg 6 051
- thg 6 031
- thg 5 301
- thg 5 291
- thg 5 281
- thg 5 271
- thg 12 221
- thg 9 011
- thg 4 151
- thg 4 011
- thg 3 261
- thg 3 021
- thg 1 131
- thg 1 041
- thg 12 091
- thg 10 251
- thg 7 301
- thg 7 271
- thg 7 241
- thg 6 251
- thg 5 071
- thg 4 081
- thg 4 071
- thg 4 062
- thg 4 031
- thg 3 242
- thg 2 131
- thg 2 101
- thg 2 011
- thg 1 311
- thg 1 121
- thg 12 281
- thg 12 271
- thg 12 041
- thg 11 091
- thg 11 011
- thg 10 232
- thg 10 181
- thg 9 281
- thg 9 201
- thg 9 031
- thg 8 302
- thg 8 161
- thg 8 142
- thg 8 111
- thg 7 301
- thg 7 111
- thg 7 101
- thg 7 091
- thg 7 082
- thg 7 071
- thg 7 061
- thg 6 111
- thg 5 281
- thg 5 211
- thg 5 172
- thg 5 151
- thg 5 141
- thg 5 081
- thg 5 051
- thg 4 241
- thg 4 221
- thg 4 171
- thg 4 101
- thg 4 091
- thg 4 041
- thg 4 031
- thg 4 011
- thg 3 291
- thg 3 281
- thg 3 251
- thg 3 201
- thg 3 181
- thg 3 171
- thg 3 162
- thg 3 071
- thg 3 061
- thg 2 211
- thg 2 151
- thg 2 121
- thg 1 232
- thg 12 171
- thg 12 161
- thg 12 141
- thg 12 131
- thg 12 061
- thg 11 291
- thg 11 231
- thg 11 211
- thg 11 131
- thg 10 221
- thg 10 192
- thg 10 111
- thg 9 221
- thg 9 201
- thg 9 161
- thg 9 151
- thg 9 141
- thg 9 081
- thg 9 071
- thg 8 281
- thg 8 271
- thg 8 241
- thg 8 191
- thg 8 171
- thg 8 101
- thg 8 061
- thg 8 021
- thg 7 301
- thg 7 233
- thg 7 221
- thg 7 211
- thg 7 201
- thg 7 171
- thg 7 141
- thg 7 131
- thg 6 261
- thg 6 091
- thg 6 081
- thg 5 292
- thg 5 191
- thg 5 182
- thg 5 151
- thg 5 141
- thg 4 211
- thg 4 201
- thg 4 171
- thg 4 161
- thg 4 131
- thg 4 081
- thg 4 011
- thg 3 161
- thg 3 141
- thg 3 021
- thg 2 251
- thg 2 241
- thg 1 251
- thg 1 241
- thg 1 181
- thg 1 141
- thg 12 291
- thg 12 251
- thg 12 241
- thg 12 231
- thg 12 212
- thg 12 201
- thg 12 122
- thg 12 111
- thg 12 081
- thg 12 041
- thg 11 281
- thg 11 241
- thg 11 171
- thg 11 161
- thg 11 141
- thg 11 131
- thg 11 051
- thg 11 042
- thg 11 031
- thg 10 281
- thg 10 274
- thg 10 261
- thg 10 253
- thg 10 211
- thg 10 201
- thg 10 192
- thg 10 162
- thg 10 142
- thg 10 111
- thg 10 102
- thg 10 082
- thg 10 071
- thg 10 051
- thg 10 041
- thg 10 011
- thg 9 293
- thg 9 221
- thg 9 161
- thg 9 152
- thg 9 141
- thg 9 131
- thg 9 122
- thg 9 111
- thg 9 101
- thg 9 092
- thg 9 083
- thg 9 071
- thg 9 041
- thg 9 031
- thg 8 231
- thg 8 212
- thg 8 171
- thg 8 111
- thg 8 101
- thg 8 092
- thg 8 082
- thg 7 301
- thg 7 251
- thg 7 241
- thg 7 232
- thg 7 211
- thg 7 193
- thg 7 182
- thg 7 161
- thg 7 152
- thg 7 141
- thg 7 101
- thg 7 091
- thg 6 301
- thg 6 291
- thg 6 261
- thg 6 231
- thg 6 202
- thg 6 191
- thg 6 121
- thg 6 112
- thg 6 101
- thg 6 081
- thg 5 311
- thg 5 302
- thg 5 191
- thg 5 172
- thg 5 161
- thg 5 151
- thg 5 091
- thg 5 021
- thg 4 291
- thg 4 281
- thg 4 271
- thg 4 141
- thg 4 051
- thg 4 041
- thg 3 291
- thg 3 281
- thg 3 271
- thg 3 262
- thg 3 251
- thg 3 082
- thg 2 261
- thg 2 241
- thg 2 231
- thg 2 211
- thg 2 131
- thg 2 121
- thg 2 082
- thg 2 071
- thg 2 061
- thg 2 041
- thg 2 031
- thg 2 012
- thg 1 311
- thg 1 231
- thg 1 221
- thg 1 211
- thg 1 131
- thg 1 101
- thg 1 051
- thg 1 041
- thg 1 031
- thg 1 022
- thg 12 311
- thg 12 261
- thg 12 231
- thg 12 221
- thg 12 211
- thg 12 201
- thg 12 171
- thg 12 151
- thg 12 131
- thg 12 121
- thg 12 091
- thg 12 081
- thg 12 071
- thg 12 051
- thg 12 044
- thg 12 021
- thg 11 301
- thg 11 291
- thg 11 281
- thg 11 272
- thg 11 161
- thg 11 151
- thg 11 141
- thg 10 101
- thg 10 061
- thg 10 051
- thg 10 041
- thg 9 281
- thg 9 271
- thg 9 261
- thg 9 211
- thg 9 191
- thg 9 161
- thg 9 111
- thg 9 051
- thg 8 191
- thg 8 182
- thg 8 151
- thg 8 141
- thg 8 121
- thg 8 051
- thg 7 251
- thg 7 211
- thg 7 201
- thg 7 092
- thg 7 051
- thg 7 041
- thg 6 281
- thg 6 271
- thg 6 261
- thg 6 241
- thg 6 221
- thg 6 101
- thg 5 291
- thg 5 271
- thg 5 251
- thg 5 231
- thg 5 152
- thg 5 132
- thg 5 111
- thg 5 101
- thg 5 071
- thg 5 051
- thg 4 281
- thg 4 272
- thg 4 231
- thg 4 151
- thg 4 061
- thg 3 291
- thg 3 271
- thg 3 221
- thg 3 201
- thg 3 041
- thg 3 021
- thg 2 202
- thg 2 161
- thg 2 131
- thg 1 241
- thg 1 221
- thg 12 291
- thg 12 191
- thg 12 151
- thg 12 131
- thg 12 122
- thg 12 091
- thg 12 031
- thg 12 011
- thg 11 291
- thg 11 251
- thg 11 221
- thg 11 211
- thg 11 201
- thg 11 191
- thg 11 181
- thg 11 171
- thg 11 151
- thg 11 141
- thg 11 041
- thg 11 031
- thg 10 301
- thg 9 291
- thg 9 091
- thg 9 041
- thg 8 301
- thg 8 272
- thg 8 241
- thg 8 031
- thg 8 011
- thg 7 281
- thg 7 261
- thg 7 192
- thg 7 171
- thg 7 141
- thg 7 091
- thg 7 071
- thg 7 041
- thg 6 181
- thg 6 081
- thg 6 061
- thg 6 031
- thg 5 291
- thg 4 211
- thg 4 081
- thg 4 041
- thg 3 301
- thg 3 291
- thg 3 281
- thg 3 151
- thg 3 121
- thg 3 071
- thg 3 041
- thg 3 011
- thg 2 121
- thg 2 061
- thg 1 301
- thg 1 221
- thg 1 211
- thg 1 171
- thg 1 101
- thg 1 081
- thg 1 011
- thg 12 301
- thg 12 291
- thg 12 251
- thg 12 241
- thg 12 171
- thg 12 121
- thg 12 101
- thg 12 081
- thg 12 021
- thg 11 271
- thg 11 261
- thg 11 251
- thg 11 241
- thg 11 231
- thg 11 211
- thg 11 191
- thg 11 181
- thg 11 171
- thg 11 151
- thg 11 141
- thg 11 111
- thg 11 091
- thg 11 081
- thg 11 071
- thg 11 041
- thg 11 021
- thg 10 311
- thg 10 291
- thg 10 281
- thg 10 251
- thg 10 242
- thg 10 181
- thg 10 161
- thg 10 143
- thg 10 101
- thg 10 071
- thg 10 041
- thg 10 031
- thg 9 291
- thg 9 281
- thg 9 271
- thg 9 251
- thg 9 241
- thg 9 231
- thg 9 221
- thg 9 211
- thg 9 201
- thg 9 191
- thg 9 121
- thg 9 101
- thg 9 092
- thg 9 081
- thg 9 071
- thg 9 011
- thg 8 311
- thg 8 301
- thg 8 291
- thg 8 221
- thg 8 211
- thg 8 172
- thg 8 152
- thg 8 121
- thg 8 071
- thg 8 041
- thg 8 031
- thg 8 022
- thg 8 011
- thg 7 311
- thg 7 301
- thg 7 291
- thg 7 282
- thg 7 271
- thg 7 261
- thg 7 251
- thg 7 223
- thg 7 213
- thg 7 193
- thg 7 183
- thg 7 171
- thg 7 162
- thg 7 152
- thg 7 144
- thg 7 132
- thg 7 123
- thg 7 113
- thg 7 103
- thg 7 092
- thg 7 083
- thg 7 071
- thg 7 061
- thg 7 052
- thg 7 043
- thg 7 032
- thg 7 022
- thg 7 012
- thg 6 301
- thg 6 292
- thg 6 271
- thg 6 261
- thg 6 251
- thg 6 241
- thg 6 232
- thg 6 222
- thg 6 218
- thg 6 201
Báo cáo vi phạm
Từ khóa » Sự Kiện Xảy Ra ở Kì Trung Gian Của Chu Kì Tế Bào Là
-
Chu Kỳ Tế Bào – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỳ Trung Gian – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 18. Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân - SureTEST
-
Chu Kì Tế Bào Là Gì? Mô Tả Các Sự Kiện Chính Của Chu Kì ...
-
Bài 28: Chu Kì Tế Bào Và Các Hình Thức Phân Bào (Nâng Cao)
-
Bài 16. Chu Kì Tế Bào Và Nguyên Phân Trang 97, 98, 99, 100, 101 ...
-
Chu Kì Tế Bào | SGK Sinh Lớp 10
-
Chu Kì Tế Bào Là Gì? Mô Tả Các Sự Kiện Chính Của Chu Kì Tế Bào
-
Hoạt động Xảy Ra Trong Pha S Của Kì Trung Gian Là: - HOC247
-
Trắc Nghiệm Sinh 10 Bài 18 Có đáp án (Phần 2) - TopLoigiai
-
Bài 1 Trang 75 SGK Sinh Học 10. Chu Kì Tế Bào Gồm Những Giai đoạn ...
-
Hoạt động Xảy Ra Trong Pha S Của Kì Trung Gian Là:
-
[PDF] BÀI 18 CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
-
Sinh 10 Bài 18: Chu Kì Tế Bào Và Quá Trình Nguyên Phân - Dạy Học Mới