Chữ Lộc - Biểu Tượng Cho Sự May Mắn Hạnh Phúc.

MỤC LỤC

1. Chữ Lộc - Ý nghĩa chữ Lộc

2. Quan niệm ngày xưa về Lộc

3. Lộc là trung tâm của PHÚC LỘC THỌ

4. Chữ lộc Trong cuộc sống ngày nay

ĐỒ GỖ MỸ NGHỆ HẢI MINHBấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

1. Chữ Lộc - Ý nghĩa chữ Lộc

cách viết chữ lộc

Cách viết chữ Lộc

Chữ Lộc 禄 /lù/: lộc gồm 12 nét, có kết cấu trái phải, gồm bộ Thị (礻) ở bên trái và chữ Lục ( 录) ở bên phải. Những chữ có chứa bộ Thị (礻) thường là những chữ có liên quan đến chúc phúc, lễ bái thờ cúng tế tự hoặc thần tiên. Có thể giải thích là người xưa quan niệm lộc là do trời ban nên có bộ Thị (礻) , còn chữ Lục 录 (/lù/: thu âm; ghi chép) ở đây đóng vai trò biểu âm, nó tạo âm “lu” cho chữ Lộc).

Chữ Lộc (禄 ) có nghĩa gốc là phúc khí, tốt lành, bổng lộc. Người xưa coi việc có thể hưởng bổng lộc triều đình là nguyện vọng chính của mình, đồng thời quan lộc cũng là một loại đại diện cho sự vinh dự. Văn hóa “Lộc” vẫn còn truyền đến đời nay và ý nghĩa của nó ngày càng được mở rộng hơn, không chỉ đại diện cho quan lộc và còn đại diện cho của cải và địa vị. Nếu như muốn cầu thăng quan tiến chức thì thường sẽ bày tranh con gà trống và hươu nai (hai con này cùng xuất hiện trong tranh).

2. Quan niệm ngày xưa về Lộc

Từ xa xưa, người ta đã có quan niệm: Lộc là bổng lộc mà các Quan được nhận. Có thứ Lộc của Vua ban, có thứ Lộc của dân biếu. Vua ban để úy lạo về tôi, để ghi nhận công lao của các Quan đã chí công vô tư, thay Vua cai quản, chăn dắt đám dân chúng dưới quyền! Còn dân kính biếu Quan, để bày tỏ lòng biết ơn về một công việc gì đó, quan đã vì quyền lợi chính đáng của dân, mà làm. Như vậy: Lộc chính là sự ghi nhận công lao các Quan có công lao với dân và công lao với Vua, với nước. Lộc là thành quả, sự đền đáp xứng đáng của công lao, của trí tuệ sáng tạo, của sức lao động, của sự cống hiến với dân với nước...

Ở đời có quy luật nhân quả: “Nhân nào quả đấy “ và hưởng Lộc phải nghĩ đến tạo Phúc, cầu Thọ.

3. Lộc là trung tâm của PHÚC LỘC THỌ

Do go my nghe Hai Minh - Hai Hau - Nam Dinh

Cuốn thư : PHÚC LỘC THỌ Bấm vào đây để xem chi tiết sản phẩm

Lộc thường đứng cùng Phúc, Thọ thành bộ Tam Đa. Phải chăng người ta không muốn cái ham muốn của mình nó thể hiện ra một cách lộ liễu quá? Cũng không phải ngẫu nhiên mà người xưa đặt Lộc vào vị trí trung tâm, hai bên là Phúc và Thọ. Đấy chính là ý răn dậy sâu xa của tiền nhân với hậu thế: Hưởng Lộc phải nghĩ đến tạo Phúc, cầu Thọ. Nhắm mắt thu Lộc bất minh, bất chấp Phúc, Thọ thì thật là nguy hại.

Do go My Nghe Hai Minh

Trong bộ tam đa, ông Lộc được hình tượng bằng một vị quan “cân đai bối tử” đề huề! Điều đó thể hiện một điều: đã làm quan, tất có lộc; lộc tức là quan! - Như vậy, có thể khẳng định, từ xa xưa, dân ta đã biết, đã hiểu: lộc với chức quan, là một! Làm quan tất có lộc, chính là như vậy!.

*

* *

4. Chữ lộc Trong cuộc sống ngày nay

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chữ Lộc , Tài Lộc được hiểu theo nghĩa rộng hơn rất nhiều bởi lẽ không chỉ làm quan mới có lộc, mà tất cả mọi người chịu khó học hỏi tích lũy tài năng để lao động, sáng tạo để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao trong kinh doanh, trong lao động sản xuất, nghiên cứu sáng tạo ... được thị trường xã hội ghi nhận thì làm ăn phát đạt và sẽ đều có Lộc. Lộc là thành quả của sự lao động sáng tạo và cống hiến.

Tóm lại: Lộc biểu tượng cho một trong những hạnh phúc lớn nhất của đời người đó là tài tộc dồi dào,may mắn, phúc tốt lành. Mỗi độ Tết đến xuân về, cùng với chữ Phúc, Thọ, người Việt Nam thường treo bộ tranh ba chữ Phúc – Lộc – Thọ để cầu mong tài lộc đến với mỗi người. Người dân còn có tục lệ đi hái lộc vào những ngày đầu năm mới. Người ta hái những lộc non về như đem tài lộc, may mắn về với gia đình trong suốt năm.

Tài Lộc cũng như chồi lộc non mùa xuân. Mùa xuân chồi lộc đua nhau xanh mơn mởn. Lộc non là thành quả của những ngày đông rét mướt trong kén lá. Lộc non tô điểm cành đào ngày Tết. Người Việt Nam chuộng những cành đào có cả lộc non xanh mơn mởn và hoa đào tươi hồng. Giống như, bên cạnh sức khỏe và hạnh phúc, người người đều mong muốn tài lộc để đủ đầy thêm hạnh phúc của mình. Lộc như chồi non, làm mơn mởn cuộc sống sung túc của mỗi người.

Do go My Nghe Hai Minh

BÀN THỜ GIA TIÊN CHO GIA ĐÌNH Ở CHUNG CƯ

BAN THO GIA TIEN, bàn thờ

XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÝ VỊ ĐÃ GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC CHUYÊN SAN NÀY, KÍNH CHÚC QUÝ KHÁCH VÀ GIA ĐÌNH: MẠNH KHỎE - PHÚ QUÝ THỌ KHANG NINH !

CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ HẢI MINH

Số 1, khu 2 Cụm CN làng nghề xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định

ĐT: 0918 653 838 , Email : mnhm@mynghehaiminh.vn

http://mynghehaiminh.vn , http://facebook.com/my.nghe.hai.minh.vn

Quý khách có thể bấm vào các đường dẫn sau đây để xem các bài chuyên san khác có nội dung liên quan:

Chữ Đức - Ý nghĩa chữ Đức

Chữ Tâm - Quan điểm của Phật Giáo và Công Giáo về chữ Tâm

Chữ Nhẫn - Ý nghĩa của chữ Nhẫn

Chữ Phúc - Ý nghĩa của chữ Phúc

Chữ Thọ, Chữ Vạn đem lại may mắn cho gia đình bạn

Chữ Lộc - Biểu tượng may mắn trong cuộc sống

Cách xếp bộ tượng PHÚC LỘC THỌ

Những con số may mắn và ý nghĩa của nó

Top 10 bộ trường kỷ đẹp

Top 10 Bàn thờ gia tiên đẹp

Top 10 Sập gụ đẹp

Top 10 Salong đẹp

Tủ Chè, tủ Kinh, cách phân biệt các loại tủ chè

Trường Kỷ cổ, đẹp và các loại trường kỷ xuất khẩu

Salong khác trường kỷ như thế nào

Sập gụ, sập chân quỳ, sập thờ và cách phân biệt các loại sập

Đồ gỗ Mỹ nghệ và Cây cảnh Nghệ thuật Hải Minh

Làng nghề 2 Hải Minh MỪNG NOEL 2013

Hải Minh hôm nay

Hải Minh một xã vùng giáo hào sảng tài hoa

Hải Minh đường tới đẹp giàu

Kèn đồng Phạm Pháo

Cầu Ngói chợ Lương

Bàn thờ Thiên Chúa

Nội thất Chùa Bái Đính - Ninh Bình

Nội thất Chùa Giàn - Hà Nội

Từ khóa » Bài Thơ Về Chữ Lộc