Chu Nghia Mac-Trotsky: Stalin đã đánh Bại Cánh Tả Như Thế Nào?

L. Trotsky Báo sự thật

Leon Trotsky

Stalin đã đánh bại cánh tả như thế nào?
Tháng 11/1935

Những câu hỏi trong bức thư của đồng chí Zeller đề cập đến không chỉ là những vấn đề lịch sử mà còn là những vấn đề thời sự. Nó cũng thường gặp trong các tác phẩm chính trị như một cuộc đàm luận. “Đồng chí bị tước quyền như thế nào, tại sao?” “Stalin thiết lập bộ máy chính quyền như thế nào?” “ Cái gì tạo nên sức mạnh của Stalin?”.

Người ta đặt câu hỏi về quy luật nội tại của cách mạng và phản cách mạng tại mọi nơi và theo những cách riêng của mỗi người, như một người xem một ván cờ hay một cuộc thi thể thao mà không nghiên cứu những xung đột và thay đổi trong một xã hội nhất định. Trong hoàn cảnh đó những kẻ Mác – xít giả mạo không có cách nào phân biệt với người theo chủ nghĩa tự do tầm thường, những người sử dụng tiêu chuẩn pháp lý để đối mặt với hoạt động của đông đảo quần chúng.

Bất cứ ai thông hiểu lịch sử thậm chí biết một chút cũng hiểu rằng mọi cuộc cách mạng đều kéo theo nó một cuộc phản cách mạng, chắc chắn rằng, sẽ không bao giờ đưa toàn bộ dân tộc trở lại địa vị kinh tế ban đầu nhưng cũng lấy đi phần lớn thành quả cách mạng. Và nạn nhân đầu tiên của làn sóng phản cách mạng nói chung là tầng lớp lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo quần chúng trong thời kỳ đầu, thời kì phòng ngự, thời kỳ “Anh hùng”. Từ những kinh nghiệm lịch sử đó chúng ta thấy rằng vấn đề không chỉ đơn giản là ở kỹ năng, sự khéo léo, hay ở nghệ thuật của cả hai hoặc ở một số ít người, mà ở những nguyên nhân sâu sắc hơn.

Những người Mác-xít , không giống những người theo thuyết định mệnh thiển cận (Một nhánh của phái Leon Blum, Paul Faure, …), không phủ nhận vai trò của cá nhân, sự khởi xướng, sự táo bạo của họ trong đấu tranh xã hội. Nhưng không giống những người duy tâm, những người Marxist ý thức được, phân tích được và quyết định được phải làm gì. Vai trò của lãnh đạo trong cuộc cách mạng là hết sức to lớn. Không lãnh đạo đúng đắn, giai cấp vô sản không thể chiến thắng. Nhưng thậm chí sự lãnh đạo tốt nhất cũng không thể kích thích cách mạng khi nó không có mục đích. Giữa rất nhiều người vô sản sự lãnh đạo phải tính đến khả năng xác định thời điểm tấn công và khi nào cần phải rút lui. Đó là một khả năng tạo thành sức mạnh của Lênin.

Sự thành công hay thất bại của cánh tả chống lại bộ máy quan liêu, cố nhiên phụ thuộc vào phẩm chất của những lãnh tụ trong hai cuộc chiến tranh. Nhưng trước khi nói về những phẩm chất này, chúng ta nên hiểu rõ tính chất của hai cuộc chiến tranh, lãnh tụ tài ba nhất của cuộc chiến thứ nhất có thể hoàn toàn vô dụng trước cuộc chiến thứ hai. Một câu hỏi – (rất thời sự và rất ngây thơ) – “Tại sao Trotsky vào thời điểm đó không sử dụng quân đội để chống lại Stalin?” đó là bằng chứng rõ ràng thể hiện người hỏi không thể hoặc không muốn phản ánh lịch sử một cách tổng quát nguyên nhân chiến thắng của bộ máy quan liêu Soviet từ tay những người tiên phong trong cuộc cách mạng vô sản. Tôi đã viết về những nguyên nhân này hơn một lần trong một số quyển sách, bắt đầu bằng tự truyện của tôi. Tôi đưa ra tổng kết những kết luận quan trọng nhất trên một vài dòng.

Không phải bộ máy quan liêu hiện tại đảm bảo cho chiến thắng của cách mạng tháng mười, mà là quần chúng công nhân, nông dân dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik. Tầng lớp quan chức quan liêu chỉ bắt đầu lớn mạnh sau khi cách mạng thắng lợi, nó thổi phồng vị trí của mình không chỉ trong giai cấp cách mạng công nhân mà còn với đại diện của những tầng lớp khác (Quan chức Nga hoàng cũ, công chức, tư sản trí thức, . . .). Tầng lớp quan chức hiện nay phần lớn trong thời gian cách mạng tháng mười ở phe tư sản( Ví dụ như những đại sứ Xô viết Potemkin, Maisky, Troyanovsky, Surits, Khinchuk, . . ). và những người ở phái Bolshevik trong cách mạng tháng mười thì phần lớn không đóng một vai trò gì lớn trong việc chuẩn bị, chỉ đạo cách mạng hoặc theo cách mạng trong những năm đầu. Stalin cũng thế. Những công chức hiện nay được lựa chọn và đào tạo bởi những người lão thành, thường là con cháu họ. Và đó là ông Stalin người trở thành “Xếp” của đẳng cấp mới mới lớn mạnh sau cách mạng.

Lịch sử hoạt động công đoàn tại mỗi quốc gia không chỉ là lịch sử của các cuộc đình công trong quần chúng nhân dân; nó còn là lịch sử sự hình thành của tầng lớp quan chức công đoàn. Ai cũng hiểu năng lực của công chức công đoàn và do đó họ chọn những lãnh tụ “Ôn hoà” như là:Gompers, Green, Legien, Leipart, Citrine, ... Cho đến nay nếu Jouhax thành công trong việc bảo vệ vị trí của ông ta trước sự tấn công của cánh tả, đó là bởi vì ông ta là một nhà chiến lược giỏi – dù sao ông ta cũng nổi trội hơn những đồng nghiệp (Vì vậy chẳng có gì lạ khi ông ta là lãnh đạo) – là bởi vì không một ngày nào một giờ nào bộ máy của ông ta không phải ngoan cố đấu tranh để tồn tại, không phải lựa chọn những phương pháp tốt nhất cho cuộc đấu tranh ấy, không phải suy nghĩ để đưa ra những quyết định cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là Jouhaux không thể đánh bại. Nếu hoàn cảnh thay đổi theo hướng cách mạng hoặc phát xít – toàn bộ bộ máy công đoàn sẽ mất tự chủ, những thủ đoạn của họ cho họ thấy họ không có sức mạnh, và bản thân Jouhaux đã để lại một ấn tượng, không phải đáng nhớ mà là đáng thương. Chúng ta chỉ nhắc lại những người lãnh đạo công đoàn bất lực và kiêu ngạo của Đức vào năm 1918, khi cách mạng vượt qua ý định của họ, và năm 1932, khi Hitler đang phát triển.

Ví dụ trên vạch ra nguồn gốc điểm mạnh và mặt yếu của chế độ quan liêu. Sức mạnh của nó là quần chúng cách mạng ở giai đoạn đầu, giai đoạn anh hùng. Nhưng khi đã đứng trên đầu quần chúng, và sau đó phải giải quyết những “Yêu cầu xã hội” (Sự đảm bảo, Uy thế, sự kính trọng . . .), Tầng lớp công chức có xu hướng kiềm chế quần chúng. Tại sao phải mạo hiểm như vậy? có điều gì để mà mất chăng. Chủ nghĩa cải lương phát triển và gây ảnh hưởng lớn vào thời đại phát triển của tư bản có liên quan đến sự thụ động của giai cấp công nhân. Nhưng khi tính thụ động đó bị đập tan, theo cánh tả hay cánh hữu, vẻ tráng lệ của tầng lớp công chức sẽ kết thúc. Trí thông minh và những tiểu xảo trở thành ngu ngốc và bất lực. Những người có khả năng “Lãnh đạo” phù hợp với từng giai cấp (tầng lớp) sẽ lãnh đạo và hướng tới quyền lợi của giai cấp đó.

Tầng lớp công chức Xô-viết có nhiều quyền lực hơn tầng lớp công chức cải lương trong các nước tư bản, bởi vì nó nắm được chính quyền và có được những quyền lợi gắn với chính quyền đó. Đúng, công chức Xô-viết lớn lên từ chiến thắng của cách mạng vô sản. Nhưng nó ……… Ở những nước nghèo – và Liên-xô hiện nay vẫn là nước rất nghèo, nơi mà có phòng riêng, đủ cái ăn, cái mặc chỉ dành cho một số ít người đó là một triệu công chức lớn nhỏ những người đang bằng mọi cách giữ vững quyền lợi của họ! Tuy nhiên do tính ích kỷ và chủ nghĩa bảo thủ họ sợ đối mặt với sự bất mãn của quần chúng, sự căm thù của các nhà phê bình, sự tức giận vì bầu không khí ngạt thở của những tư tưởng tự do, cuối cùng là thói đạo đức giả và cái tôn giáo quỳ gối trước “Xếp” để giữ chức quyền và giành quyền lợi. Tất cả những điều đó là nguyên của cuộc đấu tranh chống “Chủ nghĩa Trotsky”.

Có một câu hỏi khá quan trọng là có công chức Xô-viết mạnh lên làm cho giai cấp công nhân thế giới yếu đi không. Sự thất bại của phong trào cách mạng tại châu Âu và châu Á dần dần làm suy yếu sự tin tưởng của công nhân Xô-viết trong liên minh quốc tế. Trong nước sự khốn khổ vẫn còn ngự trị. Bộ phận sâu sắc nhất, đặc trưng nhất của giai cấp công nhân hoặc tàn lụi trong nội chiến hoặc phát triên cao hơn, và phần lớn đã đồng hoá vào tầng lớp công chức, mất đi tinh thần cách mạng của họ. Mệt mỏi vì những nỗ lực trong những năm cách mạng, vì không nhìn thấy tương lai, cay đắng và thất vọng, quần chúng rơi vào trạng thái thụ động. Phản ứng này có thể thấy sau mọi cuộc cách mạng. Lịch sử của cuộc cách mạng tháng mười cho thấy sự mệt mỏi, bất mãn của quần chúng không phải là lợi thế của tầng lớp đối lập, giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mà là tầng lớp trên của bản thân giai cấp công nhân và những nhóm trung gian kết hợp lại trở thành tầng lớp công chức Xô-viết.

Sức mạnh của cuộc cách mạng vô sản chân chính tại USR không phải từ bộ máy lãnh đạo mà từ những hoạt động của quần chúng cách mạng. Hồng quân không phải được tạo ra bởi “Người của bộ máy lãnh đạo”( trong những năm tháng cách mạng bộ máy này còn rất yếu), mà bởi lực lượng nòng cốt những người công nhân anh hùng, những người mà dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevik, tập hợp những người nông dân trẻ lại và đưa họ ra mặt trận. Sự suy tàn của cách mạng, sự mệt mỏi, thất bại tại châu Âu và châu Á, sự thất vọng của quần chúng lao động, đó là điều không thể tránh được và nó trực tiếp làm suy yếu vai trò của chủ nghĩa cách mạng quốc tế, đồng thời làm tăng vai trò của tính dân tộc và tầng lớp công chức bảo thủ. Một chương mới của cách mạng bắt đầu . Những lãnh tụ của thời kỳ trước trở thành phe đối lập với những nhà chính trị bảo thủ của bộ máy chính quyền, đóng một vai trò thứ yếu trong cuộc cách mạng, nổi lên cùng với những sỹ quan thắng trận.

Về phần bộ máy quân sự, một phần của bộ máy chính quyền. Có đủ chứng cứ để nói rằng trong những năm tháng nội chiến, Hồng quân đã thâu nạp hàng nghìn quan chức Nga hoàng. Vào ngày 13/3/1918, Lê-nin phát biểu tại cuộc mít tinh tại Petrograd: “Gần đây Trotsky nói với tôi rằng, trong quân đội số sỹ quan Nga hoàng lên tới hàng nghìn, và tôi đã có một bức tranh cụ thể về bí quyết sử dụng kẻ thù: Làm thế nào để xây dựng chủ nghĩa cộng sản từ kẻ thù; xây dựng chủ nghĩa cộng sản với những viên gạch lấy từ kẻ thù, tư bản chủ nghĩa! Và chúng ta không có viên gạch nào khác!” . Trong những năm đầu cách mạng những sỹ quan và quan chức chủ chốt công tác dưới áp lực và sự giám sát trực tiếp của những công nhân tiến bộ. Trong ngọn lửa đấu tranh, không có sự đòi hỏi về quyền lợi của sỹ quan. Nhưng sau chiến thắng hoà bình lập lại, bộ máy quân sự cố gắng trở thành bộ phận có nhiều ảnh hưởng và giành nhiều quyền lợi trong bộ máy chính quyền. Do đó những người lợi dụng tầng lớp sỹ quan phục vụ cho mục đích giành quyền lực sẽ bảo đảm vị trí quyền lợi cho họ, tâng bốc họ, ca ngợi họ, có thể nói, những điều đó đã được giới công chức Stalinist từng bước thực hiện thành công trong mười, mười một năm. Không còn nghi ngờ gì nữa có thể thực hiện một chiến dịch quân sự táo bạo chống lại phe phái Zinoviev, Kamenev, Stalin ... không hề khó khăn và thậm chí không phải đổ máu; nhưng kết quả của của chiến dịch đó lại làm tăng cái luận điệu công chức hoá và Bonapart hoá , cái mà Cánh tả đã phải đối mặt trong cuộc đấu tranh.

Nhiệm vụ của người Bolshevik-Leninist là phải chống lại phe phản động trong đảng, không phải dựa vào tầng lớp sỹ quan quân đội mà phải dựa vào đội tiên phong của giai cấp vô sản và từ đó dựa vào quần chúng để làm chủ tầng lớp công chức, để thanh lọc những phần tử phản động, để đảm bảo quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân, rồi thiết lập những chính sách quay lại phục vụ cho cách mạng thế giới. Nhưng sức sống của cách mạng, của quần chúng đã giảm đi nhiều sau nội chiến, nạn đói, bệnh dịch và tầng lớp công chức mọc lên kinh khủng cả về số lượng và sự xấc xược, cách mạng vô sản suy yếu. Chắc chắn rằng ngọn cờ Bolshevik – Leninist sẽ tập hợp được hàng nghìn chiến binh cách mạng tốt nhất, trong đó có nhiều người lính. Giai cấp công nhân tiến bộ sẽ ủng hộ cho cánh tả, nhưng sự ủng hộ này lại thụ động; quần chúng không còn tin tưởng nữa, xung đột sẽ làm cho tình hình tồi tệ đi. Trong khi đó tầng lớp công chức quả quyết: “Cánh tả muốn làm cách mạng quốc tế và chuẩn bị lôi chúng ta vào cuộc chiến tranh. Quá đủ những điều tồi tệ rồi. Chúng ta có quyền được nghỉ ngơi. Chúng ta không cần ‘Cách mạng liên tục’. Chúng ta sẽ xây dựng xã hội chủ nghĩa chỉ tại nước ta thôi. Công nhân và nông dân, hãy tin vào chúng tôi, những lãnh tụ của các bạn!” kèm theo đó là những kính động vào dân tộc - sẽ nói tới ở phần sau - bằng sự vu khống trơ tráo, đôi khi hoàn toàn phản cách mạng, để chống lại chủ nghĩa quốc tế. Tầng lớp công chức và quân đội liên kết chặt chẽ hơn và rõ ràng đã tìm được tiếng nói trong quần chúng đã mệt mỏi và ngần ngại. Vì thế những người tiên phong Bolshevik tự thấy họ bị cô lập và bị nghiến ra từng mảnh.

Những lời ca tụng về mưu lược xuất chúng, khả năng tổ chức như thần, được giới công chức USSR và quốc tế cộng sản thận trong đưa ra và được nhắc lại bởi bọn tư sản trí thức, những kẻ sẵn sàng đi bằng đầu gối. Những quý ông này chẳng hiểu cũng như chẳng biết đến Lê-nin khi người bị truy nã bởi bọn cặn bã và khi người chuẩn bị cho cách mạng. Nhưng lại “hiểu ra” Stalin khi nhận thức này mang lại quyền lợi trước mắt cho họ.

Người khởi đầu của cuộc chiến chống lại tả phái không phải là Stalin mà là Zinoviev. Lúc đầu Stalin do dự và chờ đợi. Hoàn toàn sai khi nghĩ rằng Stalin có một chiến lược ngay từ đầu. Ông ta chỉ ngồi và phân tích tình hình. Rõ ràng rằng ông ta đã thấm nhuần tư tưởng cách mạng Marxist. Vì thể, ông ta tìm kiếm cái đơn giản hơn, dân tộc hơn, một chính sách “chắc hơn”. Chiến thắng mà ông ta đạt được là điều ông ta không mong đợi. Đó là chiến thắng của tầng lớp lãnh đạo mới, của giới quý tộc cách mạng những người đã thoát khỏi sự điều khiển của quần chúng và đó cần có một quan toà mạnh mẽ và đáng tin cậy trong những chuyện nội bộ. Stalin, một người đứng thứ hai trong cách mạng vô sản, xuất hiện như một lãnh tụ của tầng lớp công chức quan liêu đó.

Một nhà văn phát-xít hoặc nửa phát-xít Italia Malaparte đã xuất bản cuốn sách Đảo chính: Một kỹ năng cách mạng, trong đó ông phát triển luận điểm áp dụng “Chiến thuật cách mạng của Trotsky” trong chiến lược của Lê-nin đảm bảo thắng lợi trong một đất nước ở một hoàn cảnh cụ thể. Không thể tưởng tượng được có một học thuyết vô lý đến thế! Tuy nhiên, những nhà hiền triết dùng thước đo để kết tội chúng tôi đã để mất quyền lực vì sự do dự, cuối cùng quan điểm của Malaparte như sau: họ nghĩ rằng có một kỹ thuật “bí mật” giúp cho cách mạng chiến thắng hoặc duy trì được lâu dài, nó độc lập với những những nhân tố khách quan (chiến thắng hoặc thất bại của cách mạng ở Đông hay Tây, phong trào trong quần chúng mạnh hay yếu, . . .). Sức mạnh không phải là một món quà mà người “tài giỏi” nhất giành được. Sức mạnh là quan hệ giữa các cá nhân, suy cho cùng là giữa các giai cấp. Lãnh tụ , như chúng ta đã nói là đòn bẩy của sức mạnh để dẫn tới thành công. Nhưng không có nghĩa là lãnh tụ có thể bảo đảm cho thắng lợi trong mọi điều kiện.

Thế nào là kiên quyết, suy cho cùng là cuộc đấu tranh giai cấp và những biến đổi nội tại sinh ra bên trong đấu tranh của quần chúng.

Sẽ không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cuộc đấu tranh phát triển như thể nào nếu Lê-nin còn sống? Lê-nin sẽ không thể nào kiềm chế được kẻ thù là những tên công chức bảo thủ hám danh và chính sách của Stalin đang, điều đó được thể hiện trong hàng loạt bức thư, bài báo, và đề nghị của Lê-nin trước khi chết. Đặc biệt trong di chúc, người đã đề nghị Stalin từ chức tổng bí thư, và cuối thư, trong đó người tuyệt giao “Mọi quan hệ cá nhân và quan hệ đồng chí” với Stalin. Trong thời gian giữ hai lần lâm bệnh, Lenin đề nghị với tôi một lực lượng chống lại tầng lớp quý tộc và những cán bộ của nó, vụ tổ chức của uỷ ban trung ương, nơi Stalin đang cầm quyền. Tại đại hội đảng lần thứ mười hai, Lênin – dùng uy tín của mình – đang chuẩn bị một “trái bom” chống lại Stalin. Tất cả những điều đó được nói trong các tài liệu một cách chính xác và không thể chối cãi – trong tự truyện của tôi và trong một bài báo đặc biệt, “ Di chúc bị ỉm đi của Lênin”. Sự chuẩn bị của Lênin cho ta thấy người nghĩ rằng cuộc chiến sắp tới sẽ rất khó khăn; không phải bởi vì người sợ cá nhân Stalin như một đối thủ (nghe có vẻ buồn cười) mà bởi vì người thấy rõ ràng sau lưng Stalin là một chuỗi lợi ích và quyền lực chung của tầng lớp công chức. Trong khi Lênin còn sống, Stalin đã chỉ huy hoạt động phá hoại bằng cách cẩn thận tuyên truyền tin đồn rằng tư tưởng của Lênin là sai lầm, không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại nữa,... nói một cách khác, ông ta bịa ra những chuyện để giải thích sự thù địch sâu sắc giữa Lênin và Stalin trong suốt một năm rưỡi cuối đời của Lênin. Thực sự, những bài báo và bức thư Lênin viết khi ông đang ốm thể hiện sự chín muồi trong suy nghĩ. Sự sáng suốt của cái “không phù hợp” ấy sẽ là quá đủ cho cả tá Stalin.

Có thể chắc chắn rằng nếu Lênin còn sống lâu hơn, áp lực của thế lực công chức sẽ giảm đi - ít nhất là trong năm đầu. Nhưng năm 1926 Krupskaya nói với một nhóm cánh tả rằng “ Nếu Lênin còn sống ông ta sẽ phải vào tù”. Sự lo ngại về cảnh báo của Lênin vẫn còn trong tâm trí cô ta, và cô ta hoàn toàn không ảo tưởng vào sức mạnh vô địch của cá nhân Lênin, mà hiểu theo cách của cô, như sự độc lập của người lái tàu giỏi nhất khi gặp sóng to gió lớn.

Có nghĩa là chiến thắng của Stalin là không tránh khỏi? Có nghĩa là cuộc chiến của tả phái (Bolshevik-Leninist) là vô vọng?. Sự phát triển của cuộc đấu tranh đã rõ, những người Bolshevik-Leninist không thể giành chiến thắng cuối cùng tại Liên Xô nếu không có sự giúp đỡ từ cách mạng thế giới. Nhưng không có nghĩa là cuộc đấu tranh đó không đem lại điều gì. Nếu không có sự phê phán mạnh mẽ của tả phái và nếu không có sự lo ngại của công chức, đường lối của Stalin-Bukharin đối với kulak (Phú nông) sẽ kết thúc mà chủ nghĩa tư bản vẫn còn tồn tại. Dưới sự đả kích của tả phái giới công chức buộc phải thực hiện nhiều hơn đường lối của tả phái. Những người Leninist đã không thể bảo vệ chế độ Xô - viết khỏi tan rã và rơi vào chế độ quân chủ. Nhưng họ đã bảo vệ nó tránh được sự tan rã hoàn toàn bằng cách chặn đường hồi phục của chủ nghĩa tư bản. Tiến bộ của tầng lớp công chức là kết quả của quá trình đấu tranh cách mạng.

Trong phạm vi hoạt động của công nhân thế giới, trong đó tầng lớp công chức phụ thuộc gián tiếp, trong bối cảnh không thuận lợi cho Liên Xô. Thông qua quốc tế cộng sản hiện nay, những người Stalinist trở thành kẻ cản bước cách mạng thế giới. Không có Stalin sẽ không có Hitler. Hiện nay tại Pháp, bằng chính sách chính trị có tên là “Mặt trận nhân dân”, Chủ nghĩa Stalin đang chuẩn bị đánh bại giai cấp vô sản.

Nhưng dù sao, cuộc đấu tranh của cánh tả không vô ích. Trên toàn thế giới xuất hiện rất nhiều những nòng cốt của cách mạng vô sản, những người Bolshevik thực sự gia nhập tầng lớp công chức để lợi dụng quyền lực và tài sản của nó, nhưng vẫn đi theo con đường của Lênin và vẫn giữ biểu ngữ của cách mạng tháng mười. Dưới sự ngược đãi điên cuồng – Chưa có tiền lệ trong lịch sử - của liên minh chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa Stalin, nhưng chủ nghĩa Bolshevik-Leninist vẫn phát triển, vẫn mạnh lên, và càng ngày càng giành được sự tin tưởng của giai cấp công nhân tiến bộ.

Cách mạng thế giới sẽ tiến lên dưới lá cờ của quốc tế cộng sản IV. Thành công đầu tiên của nó sẽ không đặt nền móng trên cơ sở sự chuyên quyền của bè lũ Stalin, bọn vu khống, nói dối và rỗng tuyếch.Cộng hoà Xô - viết, là người tiên phong của vô sản thế giới, cuối cùng sẽ giải phóng chính nó khỏi con bạch tuộc công chức. Sự sụp đổ của chủ nghĩa Stalin là điều có thể đoán trước được và nó sẽ là sự trừng phạt đích đáng cho hàng loạt tội ác chống lại giai cấp công nhân thế giới. Tôi không trông đợi vào sự trả thù nào hơn !

Tác giả: Leon Trotsky Ngày viết: Tháng 11/1935 Người dịch: HTML Markup: Lý Quang Tuấn 2003

Thư viện | Leon Trotsky

Từ khóa » Tiểu Sử ông Stalin