Chủ Nghĩa Tân Cổ điển Và Chủ Nghĩa Lãng Mạn - SlideShare
Có thể bạn quan tâm
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn•Download as PPT, PDF•3 likes•5,448 viewsTtrung tranFollow
Chủ nghĩa tân cổ điển trong kiến trúcRead less
Read more1 of 46Download nowDownloaded 57 timesMore Related Content
Chủ nghĩa tân cổ điển và chủ nghĩa lãng mạn
- 1. CHỦ NGHĨA TÂN CỔ ĐIỂN & CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN GVHD: Trần Văn TâmGVHD: Trần Văn Tâm SVTH: Hoàng Thanh ThủySVTH: Hoàng Thanh Thủy Trần Nguyễn Quan TìnhTrần Nguyễn Quan Tình Nguyễn Hữu Minh ToànNguyễn Hữu Minh Toàn Trần Minh ToànTrần Minh Toàn Trần Nguyễn Thùy TrâmTrần Nguyễn Thùy Trâm Phạm Thị Thu TrangPhạm Thị Thu Trang NHÓM: 3NHÓM: 3
- 2. CHỦ NGHĨA TÂN CỔ ĐIỂN & CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN Chủ nghĩa Tân cổ điển ra đời do sự bác bỏ phong cách Barốc, Rốccoco cuối thế kỷ XVIII. Là phong cách có khả năng chuyển tải những giá trị đạo đức cao thượng như công lý, danh dự, lòng ái quốc, và nguồn cảm hứng lấy từ thời Hy Lạp-La Mã. Hội họa chính thống ở châu Âu thường thích những gam màu đậm, sâu và những bóng đổ tối. Thiên nhiên hoặc lâu đài cổ thường được sử dụng chủ yếu làm nền cho chủ đề của bức tranh. Chủ nghĩa Lãng mạn lại tìm đường đi trong tính cách hiện đại. Ưu tiên cho tình cảm mãnh liệt thay vì cho kỷ luật nghiêm khắc, trên tinh thần sáng tạo và tưởng tượng.
- 3. CHỦ NGHĨA TÂN CỔ ĐIỂN (1770-1830) DAVID (1748-1825) Jacques Louis David (1748-1825) Là họa sĩ người Pháp. Ông vẽ nhiều tranh về đề tài lịch sử và thông qua đó thể hiện khát vọng về sự hòa hợp xã hội và cổ vũ ý thức công dân.
- 4. David. Lời thề của ba anh em Horaces 1785. Sơn dầu. 426x330cm. Bảo tàng Louvre, Paris. Lời thề của ba anh em Horace Khối ý chí mạnh mẽ đối lập với vẻ mềm yếu, đau khổ của đám phụ nữ càng làm cho không khí quyết liệt thêm căng thẳng.
- 5. Những cô gái Sbines. 1799. Sơn dầu. 385x522cm. Những cô gái Sbines Một đề tài lịch sử mà các họa sĩ Tân cổ điển ưa thích. Bức tranh thể hiện khát vọng hòa hợp xã hội và sự thành thục, nghiêm túc trong giải phẫu tạo hình. Bức tranh ra mắt công chúng cuối năm 1799, ông muốn ngầm gửi một thông điệp hoà giải giữa phe bảo hoàng và phe cộng hòa. Tuy nhiên công chúng xem tranh đã suy diễn rằng David muốn hoà giải với Napoléon.
- 6. Chân dung Henriette de Verninac Không khí uy nghiêm và lạnh lùng của bức tranh điển hình cho lý tưởng của chủ nghĩa Tân cổ điển, trái ngược hẳn với cái duyên dáng, kiểu cách của Rốccoco. David. Chân dung Henriette de Verninac. 1799. Sơn dầu.
- 7. INGRES (1780-1868) Jean Auguste Dominique Ingres (1780-1868). Tự họa. 1804. Sơn dầu. 75x60cm. Họa sĩ người Pháp. Ingres rất tôn sùng Napoleon và vẽ nhiều tranh chân dung cung đình, các nhà quý tộc thanh nhã, hoa mỹ với nhung lụa châu báu. Ông còn nổi tiếng về cách vẽ lưng phụ nữ (dài hơn thực tế nhưng hoàn hảo). Là một người hết sức tôn sùng quá khứ, ông tự nhận mình với vai trò là người bảo vệ chính thống hàn lâm chống lại phong cách lãng mạn đang đi lên đại diện là họa sĩ đối địch Eugène Delacroix.
- 8. Tác phẩm được coi như bước chuyển đánh dấu sự đoạn tuyệt của danh họa người Pháp đối với trường phái Tân cổ điển để đến với trường phái Lãng mạn. Đương thời, bức “Nàng hầu Grande” bị chỉ trích dữ dội khi đem trưng bày bởi vị họa sĩ đã cố ý kéo dài thân người của nhân vật nữ, làm mất đi tính thực tế. Nàng hầu Grande (1814)
- 9. Người đàn bà tắm Với bố cục cực kỳ đơn giản, cùng vẻ thanh nhã, tự do của tranh ông góp phần làm nên bản sắc nghệ thuật Pháp. INGRES. Người đàn bà tắm. 1808. Sơn dầu. 146x97cm. Bảo tàng Louvre.
- 10. Những bức chân dung có hoà sắc hài hòa tột độ. Chất vải lụa, sơn dầu lột tả da thịt thật hơn cả mắt ta nhìn thấy. Ingres. Nữ nam tước James de Rothschild. 1848. Sơn dầu. 137x97cm. Princess Albert de Broglie - Tác phẩm là bức tranh sơn dầu được Ingres vẽ chân dung Công chúa Albert de Broglie.1850
- 11. Chân dung Napoleon. Sơn dầu. Bức tranh cỡ 29x23,3cm.Giá 2,081 triệu euro. tương truyền Ingres vẽ năm mới 12 tuổi. Sau này ông đứng đầu các họa sĩ trường phái cổ điển thế kỷ 18 ở Pháp. Bức tranh này đẹp và rõ nét đến từng milimet, qua 217 năm vẫn sắc sảo kỳ lạ! Chân dung nữ bá tước De La Rue
- 12. GOYA (1746-1828) Francesco de Goya (1746-1828). Là họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ XVIII, thiên tài kiệt xuất của Tây Ban Nha. Rất thành công trong tranh vẽ chân dung chỉ trích. Tranh ông rất hiện thực, phê phán xã hội xâu sắc, xúc cảm lãng mạn, tính triết lý cao.
- 13. “ Maja mặc quần áo” và “Maja khỏa thân” Là hai kiệt tác trong gia tài tranh của Francisco De Goya. Cả hai bức tranh đều vẽ người đàn bà mà họa sĩ si mê, tôn thờ, là dấu ấn của những tháng ngày hạnh phúc ngắn ngủi với người đàn bà đẹp nhất kinh thành Madrit, nàng Maria Cayettana, còn có tên Nữ Công tước Anber thứ 13. Francesco de Goya. Maja mặc quần áo. 1798-1805. Sơn dầu. 95x190cm. Madrid.
- 14. Francesco de Goya. Maja khỏa thân. 1798-1805. Sơn dầu. 95x190cm. Madrid. Trước Tòa án Giáo hội, Goya t ngừ tuyên bố: "Người đàn bà là một tác phẩm tuyệt mĩ của Thượng đế. Vẽ thân thể của người đàn bà là ca ngợi, tỏ lòng tôn kính cái đẹp". Ông đã từng yêu không chỉ một người đàn bà, song đàn bà trong tranh của ông hầu như chỉ tồn tại hai gương mặt: gương mặt của người vợ có hôn thú và gương mặt của người tình trăm năm
- 15. “Ngày 3 tháng 5 năm 1808” Francesco de Goya. “Ngày 3 tháng 5 năm 1808”. Sơn dầu. Bức tranh được Francisco hoàn thành nhằm kỷ niệm chiến thắng của quân và dân Tây Ban Nha trước quân xâm lược Pháp của Napoléon trong cuộc chiến tranh Bán đảo. Mặc dù được hoàn thành dựa trên những học hỏi từ các tiền bối trong làng nghệ thuật,nhưng ngày 3 tháng 5 năm 1808 đánh dấu một bước đột phá trong các phong cách nghệ thuật. Bức tranh được trình bày, và bố cục hợp lý tạo nên những bước đột phá, và thể hiện đầy đủ nguyên mẫu về những nỗi kinh hoàng của chiến tranh.
- 16. ĐIÊU KHẮC TÂN CỔ ĐIỂN ANTONIO CANOVA Antonio Canova (1757-1822) Ông tin tưởng rằng việc sao chép tác phẩm của các nghệ sỹ cổ đại một cách nô lệ sẽ bóp nghẹt và làm đông cứng tài năng. Canova sinhh ra ở Italia và theo học tị Venice và Rome, trở thành nhà điêu khắc tân-cổ điển hàng đầu và được các nhà bảo trợ như Pius VII và Napoleon đánh giá là nhân tài bậc nhất thời đại. Tác phẩm của Canova hướng theo những nguyên tắc của Winckelmann và tác phẩm Perseus của ông được đánh giá là một kiệt tác mô phỏng cái không thể mô phỏng được, có cí đẹp thanh nhã giống với hội họa của Igres. Đặc biệt Canova có một phong cách duyên dán, thanh lịch trong điêu khắc hiếm ai có được.
- 17. Antonio Canova. Amour và Psyche 1787. Đá cẩm thạch, cao 155cm. Bảo tàng Louvre.
- 18. Antonio Canova. Pauline Borghese as Venus. 1808. Đá cẩm thạch, cao 199cm. Bảo tàng Rôma. Pauline Borghese as Venus Bức tượng tạc Pauline, em Napoleon. Được mô tả như một nữ thần Hy Lạp, đẹp nhất ở chi tiết tay cầm quả táo vàng.
- 19. Antonio Canova. Venus Italia. 1808-1812. Đá cẩm thạch, kích thước thật. Florence. Antonio Canova. Ba cô gái yêu kiều. Đá cẩm thạch.
- 20. CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN Chủ nghĩa Lãng mạn xuất hiện từ nữa sau thế kỷ XVIII và nhanh chóng phát triển vào nữa đầu thế kỷ XIX. Chủ nghĩa Lãng mạn vứt bỏ nhiều chuẩn mực Hy-La, chống lại sự chuyên chế của chủ nghĩa Tân cổ điển. Chủ nghĩa Lãng mạn cổ xuý cho con người và cá tính là trên hết. Ở đây, tính tưởng tượng được tôn sùng và thiên nhiên là đề tài được các họa sĩ lãng mạn ưa thích. Thoát thai từ hội họa Tân cổ điển, các tác giả trường phái Lãng mạn đã rời bỏ dần tinh thần Hy Lạp cổ xưa và lấy nguồn cảm hứng từ các cuốn tiểu thuyết đương thời, những trường đoạn mang nhiều kịch tính làm đề tài để sáng tác với những hình họa linh hoạt hơn, màu sắc tươi sáng hơn, tạo thế động và không khí sôi nổi trong tranh
- 21. Các họa sĩ lãng mạn chủ tâm trước hết ở chỗ truyền đạt cảm xúc, bằng cách sử dụng tác dụng mạnh mẽ của màu sắc, sự đa dạng trong thái độ con người hoặc kịch tính của chủ đề. Đặc biệt ở Pháp, hai họa sĩ Delacroix và Gericault.
- 22. GERICAULT (1791-1824) Người khởi xướng chủ nghĩa lãng mạn ở Pháp, chuyên khai thác kịch tính của chủ đề, sự thống khổ của con người và cái chết. Theodore Gericault (1791-1824)
- 23. Chiếc bè của con tàu Medusa bị đắm Đây là bức tranh nổi tiếng nhất của Gericault. Bức tranh là một bi kịch của cuộc sống con người, đó là một sự kiện thời sự nóng bỏng năm 1816. Ông lên án sự nhẫn tâm đồng thời như một lời nhắn gởi con người đừng bao giờ mất niềm tin và hy vọng vào cuộc sống. Gericault. Chiếc bè của con tàu Meduse bị đắm.1819. Sơn dầu. 491x716cm. Bảo tàng Louvre. Bức tranh là một bi kịch của cuộc sống con người, đó là một sự kiện thời sự nóng bỏng năm 1816. Ông lên án sự nhẫn tâm đồng thời như một lời nhắn gởi con người đừng bao giờ mất niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.
- 24. Nữ kỵ sĩ trên lưng ngựa Vẻ đẹp của loài ngựa luôn làm Gericault đam mê và ông có nhiều bức tranh về loài vật này. Đây rõ là một con ngựa quí phái, duyên dáng, đang có những bước nhảy đẹp. Gericault. Nữ kỵ sĩ trên lưng ngựa. Sơn dầu. 44x35cm.
- 25. DELACROIX (1798-1863) Họa sĩ người Pháp. Cùng với Géricault, bị giới nghệ thuật đương thời cho là hai tên “phản loạn”. Các tác phẩm của ông là những bi kịch bất hạnh, những cảm xúc mãnh liệt, đồng thời là chất trữ tình lãng mạn. Ông có tài v âm nh c, h i h a, vănề ạ ộ ọ ch ng, nh ng chính ni m say mê vươ ư ề ẽ đã thúc gi c ông đi theo con đ ng h iụ ườ ộ h a. Vào th i kỳ đ u sáng tác, do nhọ ờ ầ ả h ng c a Tân c đi n nên ông vưở ủ ổ ể ẽ màu h i t i nh ng hình và b c c r tơ ố ư ố ụ ấ ch t ch .ặ ẽ Eugéne Delacroix (1798-1863)
- 26. "Chiếc thuyền của Dante“ (The Barque of Dante, 189cm x 246cm, hanging at the Louvre, Paris) Delacroix dựa vào phần đầu trong trường ca "Thần khúc" vẽ hai thi sĩ Dante và Viergil đi thuyền qua cõi âm nhìn thấy những người dưới địa ngục chịu cực hình rất khốn khổ và đầy dằn vặt về nội tâm. Bức tranh gây được sự xúc động lớn đối với người xem.
- 27. Năm 1825, Delacroix phát hiện được cách dùng màu của người Anh tươi sáng trong khi tranh của mình vẫn bị tối tăm. Sau chuyến đi Anh, màu sắc của Dalacroix thay đổi hẳn. Và ông áp dụng cách dùng màu đó vào bức "Cái chết của Sacdanapale". Sacdanapale là một hoàng đế vào thời cổ ở Ba tư, triều đại Acxêri. Hoàng đế này thất bại trong một cuộc tranh quyền và buộc phải chết, khi đó ông ta còn bắt tùy tùng hành quyết tất cả số cung nữ trong triều. Bức tranh thực sự gây xúc động bởi màu sắc rực rỡ, gây ấn tượng bạo tàn về sự hủy diệt cái đẹp, thể hiện tính kịch rõ rệt, điểm phát xuất của Chủ nghĩa Lãng mạn.
- 28. Delacroix. Cái chết của Sacdanapale. 1827 Tranh sơn dầu trên vải. 392 x 496 cm. Bảo tàng Louvre.
- 29. Thảm sát ở Chiost Đây là một đề tài lịch sử về cuộc chiến giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Mô tả khoảnh khắc đau đớn của các gia đình Hy Lạp chờ chết hoặc bị bắt làm nô lệ. V m t ngh thu t,ề ặ ệ ậ Delacroix càng đi theo h ng phá rào c aướ ủ Géricault v i bút phápớ t do và đ c bi t làự ặ ệ ch t s ng bi trángấ ố h ng h c c a nh ngừ ự ủ ữ con ng i này.ườ Delacroix. Thảm sát ở Chiost. 1824. Sơn dầu. 345x417cm. Bảo tàng Louvre.
- 30. Đây là bức tranh chính trị hiện đại đầu tiên, là bản anh hùng ca về tự do. Miêu tả một người phụ nữ tay cầm cờ cùng một chú bé hăng hái tiến lên trên chiến lũy. Màu sắc trong tranh có phần tươi sáng hơn, kết hợp với những con người linh hoạt tạo thế động. Delacroix. Thần tự do dẫn dắt nhân dân. 1830. Sơn dầu. 2600x3250cm. Bảo tàng Louvre. Thần tự do dẫn dắt nhân dân
- 31. Cô gái m côi nghĩaồ ở trang Orphan Girl tại nghĩa trang là vẫn được coi là một kiệt tác theo đúng nghĩa của nó. Một không khí đau buồn và sợ hãi xuất phát từ hình ảnh và nước mắt của cô gái khi cô ấy nhìn lên m tộ cách sợ hãi. B c tranh bi u l lòngứ ể ộ khao khát s ng c a s cố ủ ứ tr .ẻ Delacroix. Cô gái mồ côi ở nghĩa trang. Sơn dầu.
- 32. CONSTABLE (1776-1837) Họa sĩ người Anh. Say mê vẽ phong cảnh nông thôn êm đềm, lãng mạn và là điển hình cho chủ nghĩa Lãng mạn Anh. Trong tuổi trẻ của mình, Constable bắt tay vào việc phác thảo nghiệp dư, bắt đầu các chuyến đi ở xung quanh vùng nông thôn Suffolk và Essex, và nó đã trở thành chủ đề của một bộ phận lớn các tác phẩm nghệ thuật của ông sau này. John Constable (1776-1837). Sơn dầu.
- 33. The Lock là bức tranh sơn dầu của John Constable, hoàn thành vào năm 1824. Nó mô tả một cảnh nông thôn trên sông Stour ở suffolk, một trong sáu bức tranh trong loạt tranh Stour. Nó đã được bán đấu giá cho £22.441.250 tại Christie ở London vào ngày 03 tháng 7 năm 2012.
- 34. Xe rơm Xe rơm hoàn thành vào năm 1821, trong đó mô tả một cảnh nông thôn trên sông Stour giữa các quận Suffolk và Essex. Nó được treo trong Thư viện Quốc gia ở London và được coi là “một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của Constable" John Constable. Xe rơm. 1821. Sơn dầu. 130,5x185,5cm. Không khí trong lành, cảnh vật bình yên với cái ấm nóng rất dịu của miền quê.
- 35. Xưởng đóng thuyền Không khí yên bình nơi xưởng đóng thuyền của cha ông. John Constable. Xưởng đóng thuyền. 1815. Sơn dầu. 50x61,5cm.
- 36. Flatford Mill Hoàn thành vào năm 1816. Nó là bức tranh đầu tiên trong bộ sưu tập Stour mà sau này bao gồm cả bức The Hay Wain. Nó thuộc quyền sở hữu và trưng bày tại Tate Britain trưng bày ở London. Nó mô tả một khung cảnh làm việc ở vùng nông thôn Suffolk. Phong cảnh phía sau thể hiện ngôi làng Đông Bergholt rộng lớn, đặt dưới một cây cao chót vót và một bầu trời mây đầy ấn tượng.
- 37. ĐIÊU KHẮC LÃNG MẠN RODIN (1840-1917) Auguste Rodin (nguyên danh François-Auguste-René Rodin) là một họa sĩ người Pháp, thường được biết đến là một nhà điêu khắc. Ông là điêu khắc gia hàng đầu của Pháp thời bấy giờ và nay tên tuổi của ông được phổ biến khắp trong và ngoài giới nghệ thuật. Ông nặn cơ thể con người trong những tác phẩm điêu khắc của ông thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật.
- 38. Người suy tưởng Là hình ảnh thi hào Dante đang suy ngẫm về nghệ thuật thi ca. Sự vật lộn, suy ngẫm trong tư tưởng, nỗi thống khổ của cảm xúc tràn lên toàn bộ thân thể nhân vật. Rodin. Người suy tưởng. 1904-1906. Đồng, 180x98x145cm.
- 39. Những thị dân thành Calals Rodin. Những thị dân thành Calals. 1889. Đồng, 231x145x203cm. Rodin thể hiện rất kỹ tư thế, tuổi tác, tâm trạng của từng nhân vật để lột tả được nỗi âu lo, dằn vặt, quyết liệt, đau đớn hiện rõ lên từng khuôn mặt.
- 40. Rodin. Bướm Danaide. 1889-1892. Đá cẩm thạch. 36x71x63cm. Nhiều tác phẩm có tiếng của Rodin đã bị chê trách đồng loạt khi ông còn sinh thời vì chúng không theo truyền thống điêu khắc, tức là kém về phần trang trí, thiếu quy ước cách thể và không hợp đề tài cổ điển.Biệt phẩm của Rodin quả thật bỏ xa con đường mòn của huyền thoại Hy Lạp- La Mã hay điển tích trong Kinh Thánh. Ông nặn cơ thể con người trong những tác phẩm điêu khắc của ông thiên hẳn về lối hiện thực, ca ngợi cá tính riêng của mỗi nhân vật.
- 41. Rodin. Nụ hôn (Trích từ “Cổng địa ngục”). 1886- 1887. Đá cẩm thạch. 183,6x110,5x118,3cm. Rodin rất nhạy cảm vì những lời phê bình về ông nhưng trước sau, ông vẫn không thay đổi đường lối để rồi những tác phẩm sau của ông dần chiếm được sự ngưỡng mộ của chính giới điêu khắc cũng như giới nghệ thuật.
- 42. Khi về lại Bỉ ông cho thực hiện bức tượng L'Âge d'airain bằng đồng đen to hơn người thật. Bức tượng trình bày một người đàn ông khỏa thân với tính cách hiện thực đã làm nhiều người chú ý đến tên tuổi của Rodin nhưng tác phẩm đó cũng bị chê là đã sử dụng kỹ thuật gian dối để tạo hình.
- 43. Saint Jean Baptiste. Người đi bộ Người suy tư
- 44. KIẾN TRÚC LÃNG MẠN Gothic Revival, một phong trào sinh ra ở Anh, có thể được coi là biểu hiện kiến trúc của chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện nỗi nhớ thời Trung cổ và sự huyền ảo của phong cách Gothic (trái ngược với sự kiềm chế và trật tự của kiến trúc Tân cổ điển). Gothic Revival bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII bởi những người Anh giàu có theo đuổi giấc mơ về cuộc sống trong các tòa lâu đài. Những tòa nhà kiến trúc Gothic Revival sớm nhất chỉ là những ngôi nhà đơn giản với bề mặt được tạo thành bởi các yếu tố kiến trúc Gothic. Những thập kỷ sau đó, các kiến trúc sư triệt để hồi sinh cả về thẩm mỹ và kỹ thuật xây dựng Gothic, cho phép họ thiết kế các cấu trúc Gothic đích thực, đặc biệt phổ biến ở các nhà thờ và các tòa nhà công cộng. Strawberry Hill sau khi trùng tu Strawberry Hill (đã bị phá hủy), là công trình nổi tiếng sớm nhất của kiến trúc Gothic Revival.
- 45. Nhà Quốc hội Anh (Westminster Palace) Các công trình khác cũng đóng vai trò quan trọng là Nhà quốc hội Anh, Charles Barry và Nhà thờ thánh Patrick (New York), James Renwick. Nhà thờ Thánh Patrick (Manhattan, New York)
- 46. Cảm ơn thầy và các bạn đã lắng nghe ;)
Từ khóa » đặc điểm Của Hội Họa Tân Cổ điển
-
Trường Phái Nghệ Thuật Tân Cổ điển Trong Hội Họa Và Kiến Trúc
-
Tìm Hiểu Trường Phái Hội Họa Tân Cổ điển
-
Đặc điểm Tân Cổ điển, Văn Học, Kiến trúc, Hội Họa, âm Nhạc Và ...
-
Tân Cổ điển – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lịch Sử Hội Họa – Part 26: Tân Cổ điển & Trường Phái Lãng Mạn
-
Tân Cổ điển (Phần 1): Tóm Lược Và Lịch Sử - IDesign
-
HỘI HỌA - Trường Phái Tân Cổ Điển - BVU
-
Neoclassicism -Tân Cổ điển: Sắc Sảo, Thanh Thoát, Nhẵn Bóng, Và ...
-
Nghệ Thuật Tân Cổ điển - Páginas De Delphi
-
Trường Phái Tân Cổ điển Và Trường Phái Lãng Mạn - Đông Tác
-
Phong Cách Tân Cổ điển Là Gì? Đặc Trưng Cơ Bản Tân ... - Gỗ Trang Trí
-
Phong Cách Tân Cổ Điển- Bước Ngoặt Kiến Trúc TK19