Chủ Nghĩa Tư Bản Hiện đại (5 đặc điểm Kinh Tế Của Chủ ... - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
Chủ nghĩa tư bản hiện đại (5 đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền); Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Những biểu hiện mới của chúng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.32 KB, 11 trang )

3. Chủ nghĩa tư bản hiện đại (5 đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền);Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Những biểu hiện mới của chúng?Phát triển học thuyết của C. Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, V.I. Lênin đãtrình bày một cách có hệ thống sâu sắc lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủnghĩa tư bản độc quyền nhà nước.3.1. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN3.1.1. Nguyên nhân hình thành tư bản độc quyềnTheo Lênin "tự do cạnh tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này,khi phát triển tới một mức độ nhất định, lại dẫn tới độc quyền".Sự độc quyền hay sự thống trị của tư bản độc quyền là cơ sở của chủ nghĩa tư bảnđộc quyền. Sự xuất hiện của tư bản độc quyền do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác dụng của tiến bộ khoa học kỹ thuật, làm xuất hiện những ngành sản xuất mới mà ngay từ đầu đã là những ngành cótrình độ tích tụ cao. Đó là những xí nghiệp lớn, đòi hỏi những hình thức kinh tế tổ chứcmới.Hai là, cạnh tranh tự do, một mặt, buộc các nhà tư bản phải cải tiến kỹ thuật, tăngquy mô tích luỹ; mặt khác, dẫn đến nhiều doanh nghiệp nhỏ, trình độ kỹ thuật kém hoặcbị các đối thủ mạnh hơn thôn tính, hoặc phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnhtranh. Vì vậy, xuất hiện một số xí nghiệp tư bản lớn nắm địa vị thống trị một ngành haytrong một số ngành công nghiệp.Ba là, khủng hoảng kinh tế làm cho nhiều xí nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản; một sốsống sót phải đổi mới kỹ thuật để thoát khỏi khủng hoảng, do đó thúc đẩy quá trình tậptrung sản xuất. Tín dụng tư bản chủ nghĩa mở rộng, trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúcđẩy tập trung sản xuất.Bốn là, những xí nghiệp và công ty lớn có tiềm lực kinh tế mạnh tiếp tục cạnhtranh với nhau ngày càng khốc liệt, khó phân thắng bại, vì thế nảy sinh xu hướng thỏahiệp, từ đó hình thành các tổ chức độc quyền.3.1.2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyềnChủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do phát triển đến độ nhất định thì xuất hiện các tổchức độc quyền. Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vựccủa nền kinh tế. Hơn nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thậtlớn. Tuy nhiên, sau này, sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanhchóng và từng bước chiếm địa vị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bảnbước sang giai đoạn phát triển mới - chủ nghĩa tư bản độc quyền.Xét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền là một nấc thang phát triển mới củachủ nghĩa tư bản.Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản trong đó ở hầu hết các ngành, cáclĩnh vực của nền kinh tế tồn tại các tổ chức tư bản độc quyền và chúng chi phối sự pháttriển của toàn bộ nền kinh tế.Nếu trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do, sự phân hóa giữa các nhà tưbản chưa thực sự sâu sắc nên quy luật thống trị của thời kỳ này là quy luật lợi nhuậnbình quân, còn trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, quy luật thống trị là quy luật lợinhuận độc quyền.Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chấtcủa chủ nghĩa tư bản. Bản thân quy luật lợi nhuận độc quyền cũng chỉ là một hình tháibiến tướng của quy luật giá trị thặng dư.3.1.3. Đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyềnCó thể khái quát một số đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyềnnhư sau:Một là, sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyềnTích tụ và tập trung sản xuất cao dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.Tổ chức độc quyền là liên minh giữa những nhà tư bản lớn để tập trung vào trongtay một phần lớn (thậm chí toàn bộ) sản phẩm của một ngành, cho phép liên minh nàyphát huy ảnh hưởng quyết định đến quá trình sản xuất và lưu thông của ngành đó.Những liên minh độc quyền, thoạt đầu hình thành theo sự liên kết ngang, tức là sựliên kết những doanh nghiệp trong cùng ngành, dưới những hình thức cácten, xanhđica,tờrớt.Cácten là hình thức tổ chức độc quyền dựa trên sự ký kết hiệp định giữa các xínghiệp thành viên để thoả thuận với nhau về giá cả, quy mô sản lượng, thị trường tiêuthụ, kỳ hạn thanh toán... còn việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vẫn do bản thân mỗithành viên thực hiện.Xanhđica là hình thức tổ chức độc quyền trong đó việc tiêu thụ sản phẩm do mộtban quản trị chung đảm nhiệm, nhưng sản xuất vẫn là công việc độc lập của mỗi thànhviên.Cácten và xanhđica dễ bị phá vỡ khi tương quan lực lượng thay đổi. Vì vậy, mộthình thức độc quyền mới ra đời là tờrớt. Tờrớt thống nhất cả việc sản xuất và tiêu thụvào tay một ban quản trị chung, còn các thành viên trở thành các cổ đông.Tiếp đó, xuất hiện sự liên kết dọc, nghĩa là sự liên kết không chỉ những xí nghiệplớn mà cả những xanhđica, tờrớt... thuộc các ngành khác nhau nhưng có liên quan vớinhau về kinh tế và kỹ thuật, hình thành các côngxoócxiom.Từ giữa thế kỷ XX phát triển một kiểu liên kết mới - liên kết đa ngành - hình thànhnhững cônglômêrat (conglomerat) hay consơn (concern) khổng lồ thâu tóm nhiều côngty, xí nghiệp thuộc những ngành công nghiệp rất khác nhau, đồng thời bao gồm cả vậntải, thương mại, ngân hàng và các dịch vụ khác, v.v..Nhờ nắm được địa vị thống trị trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông, các tổ chứcđộc quyền có khả năng định ra giá cả độc quyền. Giá cả độc quyền là giá cả hàng hóacó sự chênh lệch rất lớn so với giá cả sản xuất. Họ định ra giá cả độc quyền cao hơn giácả sản xuất đối với những hàng hóa mà họ bán ra và giá cả độc quyền thấp dưới giá cảsản xuất đối với những hàng hóa mà họ mua, trước hết là nguyên liệu. Qua đó họ thuđược lợi nhuận độc quyền.Tuy nhiên, giá cả độc quyền không thủ tiêu được tác động của quy luật giá trị vàquy luật giá trị thặng dư. Vì xét toàn bộ xã hội thì tổng giá cả vẫn bằng tổng số giá trị vàtổng lợi nhuận vẫn bằng tổng giá trị thặng dư trong các nước tư bản chủ nghĩa. Nhữngthứ mà các tổ chức độc quyền kếch xù thu được cũng là những thứ mà các tầng lớp tưsản vừa và nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản chủ nghĩa và nhân dân ở các nướcthuộc địa và phụ thuộc mất đi.Hai là, tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chínhTích tụ, tập trung tư bản trong ngân hàng dẫn đến sự hình thành các tổ chức độcquyền trong ngân hàng. Từ chỗ làm trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay donắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã trở thành người có quyềnlực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội.Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay vànhận gửi những số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp trong một thời giandài, nên lợi ích của chúng xoắn xuýt với nhau, hai bên đều quan tâm đến hoạt động củanhau, tìm cách thâm nhập vào nhau. Từ đó hình thành một loại tư bản mới gọi là tư bảntài chính.Tư bản tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa tư bản độc quyềnngân hàng và tư bản độc quyền trong công nghiệp.Bọn đầu sỏ tài chính (trùm tư bản tài chính) thiết lập sự thống trị của mình thôngqua "chế độ tham dự". Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tư bản tài chính hoặcmột tập đoàn tài chính, nhờ nắm được số cổ phiếu khống chế mà chi phối được công tygốc hay "công ty mẹ", rồi qua công ty mẹ chi phối các công ty phụ thuộc hay các "côngty con", các công ty này lại chi phối các "công ty cháu" v.v.. Bởi vậy, với một số tư bảnnhất định, một trùm tư bản tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất rấtlớn.Ba là, xuất khẩu tư bảnXuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trịthặng dư, còn xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nướcngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu, vì trong những nước tư bản chủ nghĩa pháttriển đã tích luỹ được một khối lượng tư bản lớn và nảy sinh tình trạng "thừa tư bản".Tình trạng thừa này không phải là thừa tuyệt đối, mà là thừa tương đối, nghĩa là khôngtìm được nơi đầu tư có lợi nhuận cao ở trong nước. Tiến bộ kỹ thuật ở các nước này đãdẫn đến tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản và hạ thấp tỷ suất lợi nhuận; trong khi đó, ởnhững nước kém phát triển về kinh tế, nhất là ở các nước thuộc địa, dồi dào nguyên liệuvà nhân công giá rẻ nhưng lại thiếu vốn và kỹ thuật.Do tập trung trong tay một khối lượng tư bản khổng lồ nên việc xuất khẩu tư bảnra nước ngoài trở thành một nhu cầu tất yếu của các tổ chức độc quyền.Xét về hình thức đầu tư, có thể phân chia xuất khẩu tư bản thành xuất khẩu tư bảntrực tiếp và xuất khẩu tư bản gián tiếp. Xuất khẩu tư bản trực tiếp là đưa tư bản ra nướcngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận cao. Xuất khẩu tư bản gián tiếp là cho vayđể thu lợi tức.Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nướcngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị của tư bản tài chính ra toàn thếgiới. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tư bản, về khách quan có những tác động tích cực đếnnền kinh tế các nước nhập khẩu, như thúc đẩy quá trình chuyển kinh tế tự cung tự cấpthành kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự chuyển biến từ cơ cấu kinh tế thuần nông thành cơcấu kinh tế nông - công nghiệp, mặc dù cơ cấu này còn què quặt, lệ thuộc vào kinh tếcủa chính quốc.Bốn là, sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyềnquốc tếViệc xuất khẩu tư bản tăng lên về quy mô và mở rộng phạm vi tất yếu dẫn đến việcphân chia thế giới về mặt kinh tế, nghĩa là phân chia lĩnh vực đầu tư tư bản, phân chiathị trường thế giới giữa các tổ chức độc quyền. Cuộc đấu tranh giành thị trường tiêu thụ,nguồn nguyên liệu và lĩnh vực đầu tư có lợi nhuận cao ở nước ngoài trở nên gay gắt.Những cuộc đụng đầu trên trường quốc tế giữa các tổ chức độc quyền có sức mạnh kinhtế hùng hậu dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa chúng, tất yếu dẫn đến xu hướngthoả hiệp, ký kết hiệp định để củng cố địa vị độc quyền của chúng trong những lĩnh vựcvà những thị trường nhất định. Từ đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế, cáctập đoàn xuyên quốc gia…Năm là, sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốcKhi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, tư bản độcquyền không chỉ thu được lợi nhuận độc quyền không thôi mà là “siêu lợi nhuận độcquyền” do có những điều kiện thuận lợi mà tại chính quốc không có được như nguồnnguyên liệu dồi rào giá rẻ hoặc lấy không, giá nhân công rẻ mạt…Do đó luôn diễn ra sựcạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức độc quyền thuộc các quốc gia khác nhau. Điều nàyđòi hỏi có sự can thiệp của nhà nước nhằm giúp cho các tổ chức độc quyền của nướcmình giành giật thị trường và môi trường đầu tư nhằm thu được siêu lợi nhuận độcquyền ở ngoại quốc. Sự can thiệp đó của nhà nước đã biến nó thành một nước đế quốcchủ nghĩa.Như vậy, chủ nghĩa đế quốc là sự kết hợp giữa yêu cầu vươn ra và thống trị ở nướcngoài của tư bản độc quyền với đường lối xâm lăng của nhà nước.Chủ nghĩa đế quốc là một đặc trưng của chủ nghĩa tư bản độc quyền biểu hiệntrong đường lối xâm lược nước ngoài, biến những nước này thành hệ thống thuộc địacủa các cường quốc nhằm đáp ứng yêu cầu thu siêu lợi nhuận độc quyền của tư bảnđộc quyền.Lợi ích của việc xuất khẩu tư bản thúc đẩy các cường quốc tư bản đi xâm chiếmcác nước khác và lập nên hệ thống thuộc địa, vì trên thị trường thuộc địa dễ dàng loạitrừ được các đối thủ cạnh tranh, dễ dàng nắm được độc quyền nguyên liệu và thị trườngtiêu thụ. Đối với tư bản tài chính, không phải chỉ những nguồn nguyên liệu đã được tìmra mới có ý nghĩa, mà cả những nguồn nguyên liệu có thể tìm được cũng rất quan trọng,do đó tư bản tài chính có khuynh hướng mở rộng lãnh thổ kinh tế và thậm chí cả lãnhthổ nói chung. Chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao, nhu cầu nguyên liệu càng lớn, sựcạnh tranh càng gay gắt thì cuộc đấu tranh để giành giật thuộc địa giữa chúng càngquyết liệt.Bước vào thế kỷ XX, việc phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các đế quốc tưbản ra đời sớm đã hoàn thành. Nhưng sau đó các đế quốc ra đời muộn hơn đấu tranh đòichia lại thế giới. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc Chiến tranh thế giới lần thứnhất 1914 - 1918 và lần thứ hai 1939 - 1945, và những xung đột nóng ở nhiều khu vựctrên thế giới…3.2. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚCChủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là chủ nghĩa tư bản độc quyền có sự điềutiết, can thiệp của nhà nước về kinh tế, là phương thức kết hợp giữa sức mạnh của tưbản độc quyền với sức mạnh kinh tế của nhà nước. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhànước là một nấc thang phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền.3.2.1. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nướcChủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời do các nguyên nhân sau:Một là, sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến quy mô của nền kinh tế ngàycàng lớn, tính chất xã hội hóa của nền kinh tế ngày càng cao đòi hỏi có sự điều tiết xãhội đối với sản xuất và phân phối, một kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nhànước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế như các côngcụ về tài chính - tiền tệ, kế hoạch hóa, phát triển các xí nghiệp quốc doanh...Hai là, sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngànhmà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vìđầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận, nhất là các ngành thuộc kết cấu hạ tầngnhư năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản... Nhà nướctư sản trong khi đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chứcđộc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác.Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấptư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải giải quyết những mâuthuẫn đó bằng các hình thức khác nhau như trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốcdân, phát triển phúc lợi xã hội...Bốn là, sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độcquyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa vànhỏ…trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước bằng các hình thứckhác nhau như nghiêm cấm một số hình thức độc quyền, ra luật chống độc quyền đểhạn chế sự chi phối hay quy mô của các độc quyền, hạn chế sự lũng đoạn nền kinh tếcủa các tổ chức độc quyền…Năm là, cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liênminh độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi íchvới các đối thủ trên thị trường thế giới. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự điều tiết cácquan hệ chính trị và kinh tế quốc tế của nhà nước.Ngoài ra, cuộc đấu tranh với chủ nghĩa xã hội hiện thực và tác động của cáchmạng khoa học và công nghệ cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước vào đờisống kinh tế.3.2.2. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nướcXét về bản chất, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn là chủ nghĩa tư bản,chịu sự chi phối của quy luật giá trị thặng dư, mặc dù nó đã có nhiều thay đổi so với chủnghĩa tư bản thời kỳ cạnh tranh tự do.Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa tưbản độc quyền, nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi chủ nghĩa tư bản độc quyền.Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là một nấc thang mới so với chủ nghĩatư bản độc quyền thời kỳ đầu.Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự can thiệp, sự điềutiết của nhà nước về kinh tế. Mặc dù trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản độcquyền, nhà nước đã có sự can thiệp, điều tiết kinh tế ở chừng mực nhất định, nhưnghoạt động chi phối vẫn là của bàn tay vô hình hoặc sự can thiệp, điều tiết của nhà nướcmang tính gián tiếp. Chẳng hạn, ngay ở giai đoạn nhà nước đã điều tiết gián tiếp vàoquan hệ kinh tế bằng thuế má, bằng việc đi xâm lược nước ngoài để mở rộng thị trườngcho các tổ chức độc quyền…Như vậy, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước không phải một chế độ kinh tế mớiso với chủ nghĩa tư bản, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với chủ nghĩa tư bảnđộc quyền. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước chỉ là chủ nghĩa tư bản độc quyền cósự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độcquyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.3.2.3. Những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nướcSự vận động của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được biểu hiện dưới nhữnghình thức chủ yếu dưới đây:Một là, sự kết hợp về nhân sự giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước tư sảnV.I. Lênin đã từng nhấn mạnh rằng, sự liên minh về nhân sự của các ngân hàng vớicông nghiệp được bổ sung bằng sự liên minh về nhân sự của ngân hàng và công nghiệpvới chính phủ theo kiểu: hôm nay là bộ trưởng, ngày mai là chủ ngân hàng; hôm nay làchủ ngân hàng, ngày mai là bộ trưởng.Sự kết hợp về nhân sự được thực hiện thông qua các đảng phái tư sản. Chính cácđảng phái này đã tạo ra cho tư bản độc quyền một cơ sở xã hội để thực hiện sự thống trịvà trực tiếp xây dựng đội ngũ công chức cho bộ máy nhà nước.Thông qua các hội chủ xí nghiệp, một mặt, các đại biểu của các tổ chức độc quyềntham gia vào bộ máy nhà nước với những cương vị khác nhau; mặt khác, các quan chứcvà nhân viên chính phủ được cài vào các ban quản trị của các tổ chức độc quyền, nắmgiữ những chức vụ trọng yếu chính thức hoặc danh dự, hoặc trở thành những người đỡđầu các tổ chức độc quyền. Sự thâm nhập vào nhau này (còn gọi là sự kết hợp) đã tạo ranhững biểu hiện mới trong mối quan hệ giữa các tổ chức độc quyền và cơ quan nhànước từ trung ương đến các địa phương ở các nước tư bản.Hai là, sự hình thành và phát triển của sở hữu nhà nướcChủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống,nhưng nét nổi bật nhất là sức mạnh của độc quyền và của nhà nước kết hợp với nhautrong lĩnh vực kinh tế. Cơ sở của những biện pháp độc quyền nhà nước trong kinh tế làsự thay đổi các quan hệ sở hữu. Nó biểu hiện không những ở chỗ sở hữu nhà nước tănglên mà cả ở sự tăng cường mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và sở hữu độc quyền tưnhân, hai loại sở hữu này đan kết với nhau trong quá trình chu chuyển của tổng tư bảnxã hội.Sở hữu nhà nước hình thành dưới những hình thức sau đây:- Xây dựng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn của ngân sách;- Quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân bằng cách mua lại;- Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân;- Mở rộng doanh nghiệp nhà nước bằng vốn tích luỹ của các doanh nghiệp tưnhân…Ba là, sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sảnSự điều tiết kinh tế của nhà nước được thực hiện bằng nhiều công cụ khác nhaunhư pháp lý (luật chống độc quyền...), giá cả, thuế khóa, tài chính-tiền tệ, ngân hàng,phát triển các xí nghiệp nhà nước…Ví dụ, nhà nước phát triển các xí nghiệp quốc doanhmở đường cho một số ngành, lĩnh vực mới phát triển, sau đó chuyển giao lại cho các tổchức độc quyền. Để cứu nguy cho nền kinh tế trong những điều kiện nhất định, nhànước có thể mua lại một số xí nghiệp làm ăn thua lỗ và nhượng lại cho tư nhân khi nóđã đi vào hoạt động ổn định...Bản thân sự điều tiết của nhà nước cũng có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Nhữngsai lầm trong sự điều tiết của nhà nước có khi lại đưa đến hậu quả tai hại hơn là tácđộng tiêu cực của cạnh tranh tự do và độc quyền tư nhân. Vì thế, hệ thống điều tiết kinhtế của nhà nước đã dung hợp cả ba cơ chế: thị trường, độc quyền tư nhân và điều tiếtcủa nhà nước nhằm phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của từng cơ chế. Xétđến cùng và về bản chất, hệ thống điều tiết đó phục vụ cho chủ nghĩa tư bản độc quyền.3.3. NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG GIAIĐOẠN HIỆN NAYXét về phương diện lịch sử, chủ nghĩa tư bản vào những thập kỷ cuối thế kỷ XXtrở lại đây đã có những biến đổi sâu sắc, có thể coi như một bước phát triển mới củachủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.Những biểu hiện mới trong năm đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền:Một là, sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền: sựxuất hiện ngày càng nhiều những công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sựphát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏHiện tượng liên kết đa dạng tiếp tục phát triển, sức mạnh của các consơn vàcônglômêrát ngày càng được tăng cường. Cách mạng khoa học và công nghệ dườngnhư biểu lộ thành hai xu hướng đối lập nhau nhưng thực ra là thống nhất với nhau: xuhướng tập trung và xu hướng phi tập trung hóa.Sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ là do:Thứ nhất, việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học và công nghệ chophép tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu rộng, dẫn tới hìnhthành hệ thống gia công, nhất là trong những ngành sản xuất ô tô, máy bay, đồ điện, cơkhí, dệt, may mặc, đồ trang sức, xây dựng nhà ở.Nhìn bề ngoài, dường như đó là hiện tượng "phi tập trung hóa", nhưng thực chấtđó chỉ là một biểu hiện mới của sự tập trung sản xuất, trong đó các hãng vừa và nhỏ lệthuộc và chịu sự chi phối của các chủ hãng lớn về công nghệ, vốn, thị trường, v.v..Thứ hai, những ưu thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cơ chế thị trường.Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhạy cảm với thay đổi trong sản xuất, linh hoạtứng phó với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn trong việc đầu tư vào nhữngngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm, kể cả những ngành lúc đầu ít lợi nhuận và nhữngngành sản phẩm đáp ứng nhu cầu cá biệt. Các doanh nghiệp nhỏ dễ dàng đổi mới trangbị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí bổ sung.Hai là, sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bảntài chínhThích ứng với sự biến đổi mới, hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tàichính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vàonhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay, phạm vi liên kết đượcmở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thứcnhững tổ hợp đa dạng kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quânsự - dịch vụ quốc phòng. Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phứctạp hơn. Vai trò kinh tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trongkhuôn khổ quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới. Trùmtài chính không chỉ tăng cường địa vị thống trị về kinh tế mà còn tăng cường sự khốngchế và lợi dụng chính quyền nhà nước. Trong chính phủ, họ có nhiều người đại diệnhơn, hơn nữa, việc tự mình đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong chính phủ ngàycàng phổ biến.Để bành trướng ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế,các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia,tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào các nước khác, đặc biệt làNgân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Hoạt động của các tập đoàntài chính quốc tế đã dẫn đến sự ra đời các trung tâm tài chính của thế giới như: NhậtBản, Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức, Hồng Kông, Singapo...Ba là, xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của tư bản độc quyền nhưng quy mô,chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mớiCó sự tăng trưởng rất nhanh của việc xuất khẩu tư bản của các nước tư bản pháttriển. Nguyên nhân của quy mô xuất khẩu tư bản ngày càng lớn, một mặt, là do cuộccách mạng khoa học và công nghệ mới đã thúc đẩy sự phát triển của việc phân côngquốc tế, việc quốc tế hoá sản xuất và việc tăng nhanh tư bản "dư thừa" trong cácnước; mặt khác là do sự tan rã của hệ thống thuộc địa cũ sau chiến tranh.Chiều hướng xuất khẩu tư bản cũng có những thay đổi rõ rệt. Trước kia, luồng tưbản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản chủ nghĩa phát triển sang các nước kém pháttriển (khoảng 70%). Nhưng từ sau những năm 70 của thế kỷ XX, 3/4 tư bản xuất khẩuđược đầu tư vào các nước phát triển, mở đầu bằng việc tư bản quay trở lại Tây Âu.Từ những năm 70, của thế kỷ XX đại bộ phận dòng tư bản lại chảy qua chảy lạigiữa các nước tư bản chủ nghĩa phát triển với nhau. Nguyên nhân chủ yếu của sựchuyển hướng đầu tư nói trên là:- Về phía các nước đang phát triển, phần lớn những nước này ở trong tình hìnhchính trị thiếu ổn định; thiếu môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi; thiếu đội ngũchuyên gia, cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; trình độ dân trí thấp vàtích luỹ từ nội bộ nền kinh tế quốc dân ít, không đủ mức cần thiết để tiếp nhận đầu tưnước ngoài.- Về phía các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất và dịch vụ mới, nhất là những ngành có hàmlượng khoa học cao, đòi hỏi lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu khoa học - kỹthuật và sản xuất. Có một sự di chuyển vốn trong nội bộ các công ty độc quyền xuyênquốc gia. Các công ty này cắm chi nhánh ở nhiều nước, nhưng phần lớn chi nhánh củachúng đặt ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển. Để vượt qua những hàng rào bảo hộmậu dịch và khắc phục những trở ngại do việc hình thành các khối liên kết như EU,NAFTA... các công ty xuyên quốc gia đã đưa tư bản vào trong các khối đó để phát triểnsản xuất.Tuy nhiên, một loạt công ty ở các nước Anh, Pháp, Hà Lan... đã vượt qua cả lệnhcấm vận của Mỹ để đầu tư vào các nước đang phát triển. Chẳng hạn họ đầu tư thăm dòvà khai thác dầu khí ở Việt Nam - đó là bằng chứng rõ rệt chứng minh cho xu hướngtrên. Sở dĩ như vậy là vì tình trạng thiếu dầu khí và những kim loại quý hiếm vẫn đanglà "gót chân Asin" của nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa phát triển, trong khi đócác nước đang phát triển giàu tài nguyên lại thiếu vốn và kỹ thuật để khai thác, vànguồn lợi cao từ lĩnh vực này đối với cả hai phía.Bốn là, sự phân chia thế giới giữa các liên minh của chủ nghĩa tư bản: xuhướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóanền kinh tếSức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty độc quyền xuyên quốc gia tănglên càng thúc đẩy xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và sự phân chia phạm vi ảnhhưởng giữa chúng với nhau, đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độcquyền nhà nước quốc tế.Cùng với xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá đời sống kinh tế lại diễn ra hiệntượng khu vực hóa, hình thành ngày càng nhiều liên minh kinh tế khu vực như: Liênhợp châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinhtế châu Á - Thái Bình Dương (APEC)... Ngày càng có nhiều nước tham gia vào cácLiên minh Mậu dịch tự do (FTA) hoặc các Liên minh Thuế quan (CU). FTA là khu vựctrong đó các nước thành viên cam kết xoá bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa củanhau. CU là liên minh trong đó các nước thành viên có mức thuế chung đối với hànghóa nhập khẩu từ các nước ngoài khối. Các liên minh kinh tế khu vực hấp dẫn nhiềuchính phủ vì chúng có nhiều ưu thế hơn so với tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu.Năm là, sự phân chia thế giới giữa các cường quốc vẫn tiếp tục dưới nhữnghình thức cạnh tranh và thống trị mớiTuy chủ nghĩa thực dân cũ đã hoàn toàn sụp đổ và chủ nghĩa thực dân mới đã suyyếu, nhưng các cường quốc tư bản chủ nghĩa, khi ngấm ngầm, lúc công khai, vẫn tranhgiành nhau phạm vi ảnh hưởng bằng cách thực hiện "Chiến lược biên giới mềm", ra sứcbành trướng "biên giới kinh tế" rộng hơn biên giới địa lý, ràng buộc, chi phối các nướckém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến sự lệ thuộc về chính trị vào cáccường quốc.Chiến tranh lạnh kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi, nhưng lại đượcthay thế bằng những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh thương mại, những cuộcchiến tranh sắc tộc, tôn giáo mà đứng trong hoặc núp sau các cuộc đụng độ đó là cáccường quốc đế quốc.Những cuộc tấn công của Mỹ và đồng minh vào Ápganixtan, Irắc... chứng tỏ chủnghĩa đế quốc vẫn là một đặc điểm trong giai đoạn phát triển hiện nay của chủ nghĩa tưbản.Tóm lại, dù có những biểu hiện mới, chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay vẫnlà chủ nghĩa tư bản độc quyền. Những biểu hiện mới đó chỉ là sự phát triển của năm đặcđiểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền mà thôi.Sáu là, những biểu hiện mới trong cơ chế điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tưbản độc quyền nhà nướcTrong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước có những biểuhiện mới sau đây:- Các hình thức của kinh tế thuộc nhà nước trong nền kinh tế quốc dân ngày càngtrở nên đa dạng, nó vừa bao gồm các xí nghiệp thuộc nhà nước trong các ngành sảnxuất vật chất, vừa bao gồm các tổ chức tài chính thuộc ngân hàng, ngành kinh tế thứ ba(dịch vụ), cùng những công trình cơ sở hạ tầng xã hội mới xây dựng do nhà nước tư bảnchủ nghĩa đầu tư.- Kinh tế thuộc nhà nước và tư nhân kết hợp tăng lên mạnh mẽ. Năm 1979, trong40 công ty công nghiệp lớn nhất của Tây Âu có 7 công ty hỗn hợp vốn giữa nhà nướcvà tư nhân, trong đó vốn nhà nước chiếm khoảng một nửa. Trong công ty dầu lửa củaMỹ, cổ phần do Chính phủ nắm là 46%. ở Cộng hoà Liên bang Đức đã có 1.000 xínghiệp thuộc Nhà nước và tư nhân kết hợp.- Chi tiêu tài chính của các nhà nước tư bản phát triển dùng để điều tiết quá trìnhtái sản xuất xã hội tăng lên nhiều. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, khoản chi nàychiếm khoảng 10% tỷ trọng tổng giá trị sản phẩm quốc dân, thì đến đầu những năm1980, khoản chi này đã chiếm hơn 30%, cá biệt có nước vượt quá 50%.- Phương thức điều tiết của nhà nước linh hoạt, mềm dẻo hơn với phạm vi rộnghơn.Phương thức điều tiết của nhà nước cũng thay đổi một cách linh hoạt, mềm dẻohơn, kết hợp điều tiết tình thế với điều tiết dài hạn. Các công cụ và phạm vi điều tiết củanhà nước cũng đa dạng và mở rộng hơn.

Tài liệu liên quan

  • CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUYẾT TIẾN.DOC CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUYẾT TIẾN.DOC
    • 25
    • 1
    • 6
  • Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.DOC Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.DOC
    • 34
    • 1
    • 3
  • Nghiên cứu khả năng phân hủy  2,4,5 -T và đặc điểm phân loại của chủng vi khuẩn phân lập Nghiên cứu khả năng phân hủy 2,4,5 -T và đặc điểm phân loại của chủng vi khuẩn phân lập
    • 70
    • 743
    • 2
  • Sự hình thành,phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Sự hình thành,phát triển và đặc điểm kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
    • 37
    • 1
    • 5
  • DANH SÁCH CHI NHÁNH/ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.BẠC LIÊU DANH SÁCH CHI NHÁNH/ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN/ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP.BẠC LIÊU
    • 20
    • 860
    • 2
  • CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUYẾT TIẾN CÁC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ĐẦU TƯ XÂY DỰNG QUYẾT TIẾN
    • 26
    • 536
    • 1
  • MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở SIÊU THỊ IMS MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG Ở SIÊU THỊ IMS
    • 16
    • 473
    • 0
  • Nghiên cứu đặc điểm kinh doanh của một số mặt hàng nông sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh thái bình Nghiên cứu đặc điểm kinh doanh của một số mặt hàng nông sản chủ yếu trên địa bàn tỉnh thái bình
    • 115
    • 689
    • 2
  • Tài liệu 5 đặc điểm nhận dạng của một CEO vĩ đại pptx Tài liệu 5 đặc điểm nhận dạng của một CEO vĩ đại pptx
    • 2
    • 534
    • 1
  • luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÂN HỦY 2,4,5-T VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CỦA CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁC BIOREACTOR XỬ LÝ ĐẤT NHIỄM CHẤT DIỆT CỎ/DIOXIN potx luận văn: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÂN HỦY 2,4,5-T VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CỦA CHỦNG VI KHUẨN PHÂN LẬP TỪ CÁC BIOREACTOR XỬ LÝ ĐẤT NHIỄM CHẤT DIỆT CỎ/DIOXIN potx
    • 70
    • 509
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(30.56 KB - 11 trang) - Chủ nghĩa tư bản hiện đại (5 đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền); Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Những biểu hiện mới của chúng Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » đặc điểm Kinh Tế độc Quyền Nhà Nước