Chủ Nghĩa Xã Hội Tiệm Tiến - Tinh Thần Khai Minh

Tinh Thần Khai Minh

Xem Website chính thức tại Tinhthankhaiminh.org

  • Trang chủ
  • Giới thiệu

Chủ nghĩa xã hội tiệm tiến

Posted on
  • Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015
  • by
  • Minh Anh
  • in
  • Nhãn: Kiến thức công dân
  • Thưa tiến sĩ Adler, Tôi nghe nói tới thuật ngữ chủ nghĩa xã hội tiệm tiến hơi nhiều trong vài năm qua. Trong chừng mực tôi có thể hiểu, đó là một chiêu bài dễ gây bất đồng ở một số người chống đối lại những cải cách kinh tế và xã hội được tiến hành ở Mỹ từ 1933. Tôi cho rằng ý tiệm tiến là nói tới sự phát triển dần dần của những cải cách này. Nhưng còn chữ chủ nghĩa xã hội thì muốn nói tới điều gì? Tôi không nhìn ra cái gì có tính xã hội chủ nghĩa trong những chuyện như bảo hiểm xã hội và qui định về công nghiệp và lao động. Tất cả những điều này không phải là những cải tiến trong khuôn khổ chủ nghĩa Tư bản sao? Thuật ngữ chủ nghĩa xã hội tiệm tiến có ý nghĩa thuần lý gì, nếu nó có? P.G. P.G. thân mến, Trong thế kỷ này, và đặc biệt 30 năm qua, các nền dân chủ phương Tây đã thông qua một chương trình thể chế hóa kinh tế và xã hội đầy tham vọng. Ngày nay chúng ta đã coi là những chuyện đương nhiên như bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, luật về lương tối thiểu, và các loại cơ quan nhà nước điều tiết hoạt động kinh tế. Những biện pháp mới ấy đã có tác dụng chuyển hóa đối với nền kinh tế một tác dụng vừa được chào đón vừa bị chống đối. Nhiều người ủng hộ những biện pháp mới này cho rằng chúng đã cải cách và thậm chí cứu vãn chế độ tư bản chủ nghĩa. Những chính sách mới, họ bảo, đã xóa bỏ những bất công và phi nhân từng tràn ngập trong chủ nghĩa Tư bản thế kỷ 19. Những biện pháp an sinh xã hội cũng khiến chủ nghĩa Tư bản hữu hiệu hơn bằng cách bảo đảm sức mua đủ mạnh để mua các sản phẩm của nền sản xuất, và gia tăng kiểm soát kinh tế để ngăn chặn những cuộc suy thoái tai hại. Những người chống đối cho rằng những chính sách mới này đang dẫn chúng ta vào con đường đi đến chủ nghĩa Xã hội bằng những bước chậm rãi và hầu như không ai nhận ra từ đó mới có tên gọi chủ nghĩa xã hội tiệm tiến. Điều chúng ta có hiện nay, họ nói, là một nền kinh tế hỗn hợp đa thành phần - có phần tư bản chủ nghĩa và có phần xã hội chủ nghĩa. Họ e rằng kết quả sau cùng của cái này sẽ là một nền kinh tế hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, trong đó nhà nước sở hữu và điều hành mọi tư liệu sản xuất. Những người xã hội chủ nghĩa dân chủ ôn hòa từ lâu đã chủ trương một chương trình tiệm tiến về an sinh kinh tế như vậy và những cách kiểm soát như một con đường để đi tới chủ nghĩa Xã hội mà không cần đến cách mạng bạo lực. Ở Anh, đây là chính sách của đảng Xã hội chủ nghĩa Fabian và đảng Lao động. Tại Mỹ, chương trình New Deal của Franklin D. Roosevelt đã thể chế hóa một loạt những biện pháp an sinh, mà theo lãnh tụ xã hội dân chủ Norman Thomas, đã từng được đề xuất trong Cương lĩnh của Đảng Xã hội năm 1932. Cho đến gần đây, những người chủ trương phương cách tiệm tiến đã nghĩ về chủ nghĩa Xã hội Tiệm tiến là tiệm tiến suốt con đường đi tới nền kinh tế hoàn toàn xã hội chủ nghĩa, trong đó có cả việc tiêu hủy sở hữu cá thể các phương tiện sản xuất. Thực tế, họ chấp nhận nền kinh tế hỗn hợp mà hiện đang hoạt động hữu hiệu ở phương Tây như là một tiệm cận hữu hiệu đối với các lý tưởng xã hội và vẫn cố gắng cải cách kinh tế mạnh hơn nữa để tiến gần hơn đến nhà nước phúc lợi mà họ mơ ước. Ngược lại, nhiều phát ngôn nhân của chủ nghĩa Tư bản cũng đã chấp nhận một nhà nước phúc lợi. Chính phủ Bảo thủ Anh đã tán đồng và mở rộng những biện pháp an sinh xuất phát từ các chính phủ Lao động và Tự do. Tại Mỹ, chính phủ của đảng Cộng hòa đã đồng ý và tiến hành nhiều biện pháp được đề xuất bởi chính phủ Dân chủ trong những năm từ 1932 đến 1952. Như thế, lịch sử có vẻ đã tạo ra những bạn đồng hành kỳ lạ ngoài ý muốn, trong đó những người xã hội chủ nghĩa dường như chấp nhận sở hữu cá thể về tư bản cùng với lợi nhuận từ tư bản đó, và người tư bản chủ nghĩa chấp nhận các biện pháp an sinh vốn tạo thành những mũi tiến công vào lợi nhuận của họ. Sau cùng, chúng ta đối mặt với hai câu hỏi then chốt: (1) Liệu có thể ngăn không cho chủ nghĩa Xã hội tiệm tiến của 30 năm qua tiến dần theo con đường đến chủ nghĩa Xã hội hoàn toàn hay không? Một số người ủng hộ nền kinh tế hỗn hợp nghĩ rằng có thể làm được chuyện đó, nhưng cũng có những người rất e ngại chuyện nền kinh tế hỗn hợp tất yếu sẽ thành chủ nghĩa Cộng sản. (2) Một chế độ Tư bản chủ nghĩa đích thực có thể thay thế nền kinh tế hỗn hợp bằng các xu hướng Xã hội chủ nghĩa hay không? Tôi nghĩ rằng có thể thực hiện điều này nếu chúng ta phục hồi quyền sở hữu và lan tỏa sự sở hữu cá thể về tư bản càng rộng rãi càng tốt. Chúng ta có thể đạt tới công bằng và an sinh kinh tế cho tất cả mọi người, nếu mọi công dân sở hữu đủ tư bản để có được độc lập và quyền lực kinh tế. Nguồn: sách Các tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại on Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015 Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ

    THỂ CHẾ

    • Chính phủ dân chủ
    • Đảng phái
    • Hệ thống bầu cử
    • Luật hiến pháp
    • Nhà nước
    • Nhà nước yếu
    • Phát triển
    • Phân loại Chế độ
    • Tham nhũng chính trị
    • Thị trường tự do
    • Tính chính danh
    • Tư hữu
    • Xã hội dân sự

    DÂN CHỦ

    • Bất tuân dân sự
    • Chủ nghĩa dân túy
    • Dân chủ
    • Dân chủ bầu cử
    • Dân chủ hóa
    • Dân chủ hóa Cộng sản
    • Dân chủ ở Châu á
    • Dân chủ phi tự do
    • Dân chủ tự do
    • Dân chủ xã hội
    • Đấu tranh dân chủ
    • Quyền con người
    • Suy thoái dân chủ
    • Tạp chí Dân chủ
    • Tự do ngôn luận
    • Tự do tôn giáo

    ĐỘC TÀI

    • Chế độ đầu sỏ
    • Chủ nghĩa cộng sản
    • Độc tài
    • Độc tài cá nhân
    • Độc tài cạnh tranh
    • Độc tài đảng thống lĩnh
    • Độc tài độc đảng
    • Độc tài quân sự
    • Độc tài tại Nga
    • Độc tài tại Trung Quốc
    • Hồi giáo và Ả rập
    • Kiểm duyệt Internet
    • Nho giáo
    • Toàn trị

    VIỆT NAM

    • Báo cáo về Việt nam
    • Cải cách giáo dục
    • Chính trị Việt Nam
    • Dân chủ hóa ở Việt nam
    • Giới trí thức
    • Kiểm duyệt tai Việt Nam
    • Kiến thức công dân
    • Kinh tế Việt Nam
    • Vấn đề xã hội

    LÝ THUYẾT CHÍNH TRỊ

    • Chủ nghĩa bảo thủ
    • Chủ nghĩa cá nhân
    • Chủ nghĩa tư bản
    • Chủ nghĩa tự do
    • Khái niệm chính trị
    • Nhập môn Triết học chính trị
    • Thời kì khai sáng
    • Thuật ngữ Chính trị
    • Thuyết Công lợi
    • Thuyết Khế ước Xã hội
    • Trường phái Áo
    • Ý thức hệ
     

    Triết gia chính trị

    Adam Smith Amartya Sen Aristotle Ayn Rand Bentham Burke Fareed Zakaria Foucault Fukuyama Habermas Hayek Hobbes Huntington Isaiah Berlin Joseph E. Stiglitz Kant Karl Popper Larry Diamond Locke Machiaville Marx Mill Milton Friedman Minxin Pei Montesquieu Nozick Plato Rawls Rousseau Thomas Piketty Tocqueville Voltaire

    Tác giả Việt

    Bùi Văn Nam Sơn Cao Huy Thuần Chu Hảo Đinh Tuấn Minh Đỗ Kim Thêm Lê Tuấn Huy Mai Thái Lĩnh Nguyễn Kiến Giang Nguyễn Quang A Nguyễn Trường Nguyễn Ước Phạm Nguyên Trường Phạm Phú Khải Phạm Văn Tuấn Phan Châu Trinh Trần Hữu Dũng

    Tài liệu

    Chính trị Gocsan.blog icevn Nghiên cứu quốc tế Nguồn tài liệu Sách lịch sử Slide tài liệu Talawas Triết học Triết học chính trị Tủ sách SOS2 Tủ sách Tinh hoa Video Xã hội học chính trị Xem trang web chính thức tại Tinhthankhaiminh.org Facebook Tinh Thần Khai Minh

    Từ khóa » Tiệm Tiến Là Gì