Chu Ngọc Anh (chính Khách) – Wikipedia Tiếng Việt

Đối với các định nghĩa khác, xem Chu Ngọc Anh (định hướng).
Chu Ngọc Anh
Chu Ngọc Anh năm 2021
Chức vụ
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
Nhiệm kỳ9 tháng 4 năm 2016 – 12 tháng 11 năm 20204 năm, 217 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc
Tiền nhiệmNguyễn Quân
Kế nhiệmHuỳnh Thành Đạt
Chủ tịch Ủy ban nhân dânthành phố Hà Nội(Đã bị bãi nhiệm)
Nhiệm kỳ25 tháng 9 năm 2020 – 7 tháng 6 năm 20221 năm, 255 ngày
Thủ tướngNguyễn Xuân PhúcPhạm Minh Chính
Phó Chủ tịchNguyễn Văn Sửu (thường trực, 2011-2020)Lê Hồng Sơn (Thường trực, từ 2014)Nguyễn Quốc Hùng (2014-2020)Nguyễn Khắc Hưng (2016-2020)Nguyễn Doãn Toản (2016-2020)Nguyễn Thế Hùng (2016-2020)Nguyễn Trọng Đông (từ 12/2020)Nguyễn Mạnh Quyền (từ 12/2020)Chử Xuân Dũng (từ 12/2020)Hà Minh Hải (từ 12/2020)Dương Đức Tuấn (từ 12/2020)
Tiền nhiệmNguyễn Đức Chung (bị bãi nhiệm)Nguyễn Văn Sửu (Phó Chủ tịch phụ trách)
Kế nhiệmLê Hồng Sơn (Phó Chủ tịch phụ trách)Trần Sỹ Thanh
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội(Đã bị cách chức)
Nhiệm kỳ18 tháng 9 năm 2020 – 6 tháng 6 năm 20221 năm, 261 ngày
Bí thưVương Đình Huệ (2020-4/2021)Đinh Tiến Dũng (4/2021-nay)
Tiền nhiệmNguyễn Đức Chung
Kế nhiệmTrần Sỹ Thanh
Đã bị khai trừ
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (lần 2)
Nhiệm kỳ14 tháng 9 năm 2015 – 9 tháng 4 năm 2016208 ngày
Bộ trưởngNguyễn Quân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ
Nhiệm kỳ25 tháng 4 năm 2013 – 14 tháng 9 năm 20152 năm, 142 ngày
Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng
Tiền nhiệmHoàng Dân Mạc
Kế nhiệmBùi Minh Châu
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (lần 1)
Nhiệm kỳtháng 8 năm 2010 – 25 tháng 4 năm 2013
Bộ trưởngHoàng Văn PhongNguyễn Quân
Uỷ viên Trung ương Đảng khoá XI(dự khuyết),XII, XIII(Đã bị khai trừ)
Nhiệm kỳ18 tháng 1 năm 2011 – 6 tháng 6 năm 202211 năm, 139 ngày
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh17 tháng 6, 1965 (59 tuổi)xã Thái Hòa, huyện Ba Vì, thủ đô Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Nghề nghiệpchính khách
Dân tộcKinh
Tôn giáokhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (bị khai trừ ngày 6/6/2022)
Học vấnTiến sĩ (1993)

Chu Ngọc Anh (sinh 17 tháng 6 năm 1965) là một Tiến sĩ và chính khách Việt Nam. Ông là cựu Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Cựu Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Là bị can về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" trong vụ án nghiên cứu sản xuất kit xét nghiệm covid-19.[1]

Ngày 6/6/2022, liên quan đến Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á ông bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam.[2] Bị truy tố và bắt giam ngày 7/6/2022.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ông sinh ngày 17 tháng 6 năm 1965, tại Thái Hòa, Ba Vì, Hà Tây. Từ năm 1982-1987, Chu Ngọc Anh học kỹ sư chuyên ngành điện tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ tháng 1 năm 1988, ông được chuyển tiếp làm nghiên cứu sinh và năm 1993, ông bảo vệ luận án tiến sĩ chuyên ngành Vật lý chất rắn tại Đại học Bách Khoa Hà Nội dưới sự hướng dẫn của TS., PGS., cựu bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong.[3][4]. Từ tháng 1 năm 1988 đến tháng 11 năm 1995 là giảng viên dạy vật lý tại Khoa Toán Lý, sau đó là Khoa Vật lý kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội.[5]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Làm việc tại các Bộ trong Chính phủ

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 1997 đến năm 2000, ông giữ chức Phó Trưởng phòng Vô tuyến, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện. Từ năm 2001 đến năm 2003, ông giữ chức Trưởng phòng Vô tuyến, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, Bộ Thông tin và Truyền thông. Từ năm 2004 đến năm 2007, ông giữ chức Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao, Bộ Khoa học và Công nghệ. Ông thăng tiến lên vị trí Cục trưởng Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và đảm nhiệm vị trí này từ năm 2007 đến năm 2011. Từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 12 năm 2010, Chu Ngọc Anh giữ vị trí Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ đến Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

[sửa | sửa mã nguồn]
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đón tiếp Tổng thống Mexico ông Enrique Peña Nieto tại Đà Nẵng

Từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 2 năm 2013 Chu Ngọc Anh giữ vị trí Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Từ tháng 3 năm 2013 đến tháng 5/2013. ông giữ chức Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ. Từ tháng 5 năm 2013 đến tháng 9 năm 2015, ông đảm nhiệm vị trí Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Phó Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. Từ tháng 9 năm 2015: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Từ tháng 1 năm 2016, ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Ngày 8 tháng 4 năm 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thay cho ông Nguyễn Quân.

Ngày 27 tháng 7 năm 2016: tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIV, được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.[6]

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 18 tháng 9 năm 2020, thay mặt Bộ Chính trị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Bình đã công bố Quyết định phân công ông Chu Ngọc Anh thôi giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ KHCN để đến nhận công tác tại Thành uỷ Hà Nội, giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Ngày 25 tháng 9 năm 2020, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016–2021 đối với ông Chu Ngọc Anh thay cho ông Nguyễn Đức Chung – người đã bị khai trừ Đảng.[7]

Ngày 29 tháng 9 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016–2021 đối với ông Chu Ngọc Anh.[8]

Ngày 12 tháng 10 năm 2020, tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội, ông tái đắc cử Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020–2025.[9]

Ngày 12 tháng 11 năm 2020, tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội khóa XIV được Quốc hội phê chuẩn, Chủ tịch nước miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, thay thế ông là ông Huỳnh Thành Đạt.[10]

Ngày 30 tháng 1 năm 2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII, nhiệm kỳ 2021–2026.[11]

Ngày 23 tháng 6 năm 2021, tại kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026, 98,95% tổng số đại biểu đồng ý thông qua nghị quyết bầu ông Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội khóa XV tiếp tục giữ chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026.[12]

Ông được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.[13]

Bê bối Vụ án kit xét nghiệm Việt Á

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ xét nghiệm Covid-19 do công ty Việt Á cung cấp rộng khắp cho các bệnh viện, cơ sở xét nghiệm y tế trên cả nước bước đầu được xác định là đã bán ra với giá quá cao, nhưng về chất lượng lại không đạt tiêu chuẩn quốc tế và không được Tổ chức Y tế Thế giới chấp nhận cho sử dụng. Hồi tháng 5/2020, truyền thông VN đưa tin ca ngợi, cho biết "lần đầu tiên, Việt Nam vừa chính thức công bố bộ sinh phẩm (bộ kit) real-time RT-PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)." Nguồn tin này cho hay Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ khi đó, ông Chu Ngọc Anh đã "ký duyệt đề án" cho việc sản xuất kit xét nghiệm của Việt Á với Quân đội Nhân dân Việt Nam.[14][15][16]

Tại buổi họp của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, hôm 4/6, ông Chu Ngọc Anh bị Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật vì "suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế".[17]

Kỷ luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Khai trừ ra khỏi Đảng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 6/6/2022, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã triệu tập Kỳ họp bất thường Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII để xem xét, thi hành kỷ luật ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và ông Nguyễn Thanh Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế.[18]

Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Chính trị, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long.[18]

Đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng khẩn trương xem xét, xử lý kỷ luật về hành chính theo đúng quy định đối với cá nhân đã bị kỷ luật đảng.[2]

Bãi nhiệm chức Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều ngày 7 tháng 6 năm 2022, HĐND thành phố Hà Nội tổ chức họp kỳ chuyên đề về công tác nhân sự. Kết quả 100% đại biểu HĐND thành phố có mặt thống nhất thông qua việc bãi nhiệm chức danh Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối với ông Chu Ngọc Anh.[19]

Ngày 7 tháng 6 năm 2022, tại Quyết định 684/QĐ-TTg, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Chu Ngọc Anh, do Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khai trừ ra khỏi Đảng.[18]

Tài sản

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo báo Dân Trí, căn biệt thự của gia đình ông này nằm trong Khu đô thị Vinhomes Gardenia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Giới buôn bán bất động sản ước tính giá trị căn biệt thự hiện nay vào khoảng 80-100 tỷ đồng .[20]

Khởi tố, bắt tạm giam

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 7 tháng 6 năm 2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định bổ sung Quyết định khởi tố vụ án về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" do liên quan đến Vụ án sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á. Đồng thời, ra các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với: (1) ông Chu Ngọc Anh, (2) ông Phạm Công Tạc về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", quy định tại Khoản 3, Điều 219, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; (3) ông Nguyễn Thanh Long về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", quy định tại Khoản 3, Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.[21][22][23]

Mặc dù nhận 200.000 USD từ Phan Quốc Việt, ông Anh không nằm trong danh sách 6 người bị truy tố về tội nhận hối lộ trong đại án Việt Á.[24] Ông Anh là người ký quyết định, giao nhiệm vụ "Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm RT-PCR và real-time RT-PCR phát hiện chủng vi rút Corona mới 2019 (2019-nCoV)" cho Học viện Quân y chủ trì và Công ty Việt Á phối hợp.[25]

Ngày 12 tháng 1 năm 2024, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt ông Chu Ngọc Anh 3 năm tù về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.[26]

Câu nói nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong bối cảnh Đại dịch COVID-19 tại Việt Nam năm 2020, bày tỏ quyết tâm không thể để làn sóng dịch thứ 3 xảy ra, ông Chu Ngọc Anh cam kết:[27]

Nếu địa bàn Hà Nội mà bung, mà toang, hứa với các đồng chí tôi chịu trách nhiệm. Mà chả hứa tôi cũng chịu trách nhiệm. Phải rõ trách nhiệm ra. Gắn với trách nhiệm người đứng đầu.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Khởi tố, bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long”. laodong.vn. 7 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2022.
  2. ^ a b “Khai trừ Đảng bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh”.
  3. ^ Vũ Hân (ngày 8 tháng 4 năm 2016). “Chân dung các thành viên Chính phủ khóa mới”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 23 tháng 11 năm 2017.
  4. ^ “Chu Ngọc Anh. Luận án Tiến sĩ, Đại học Bách Khoa Hà Nội”.
  5. ^ “Tân Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Chu Ngọc Anh từng học và là giảng viên trường nào?”. Chuyên trang Infonet Báo VietnamNet. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  6. ^ “Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 26 thành viên Chính phủ”. Cổng thông tin điện tử Quốc Hội Việt Nam. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  7. ^ “HĐND TP Hà Nội sẽ bầu tân chủ tịch thay ông Nguyễn Đức Chung”.
  8. ^ Quyết định số 1477/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016 - 2021
  9. ^ “Ông Chu Ngọc Anh tái đắc cử Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội”. Báo Lao động. 23 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  10. ^ “THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 14 KỲ HỌP THỨ 10, QUỐC HỘI KHÓA XIV”. Cổng thông tin điện tử Quốc Hội Việt Nam. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  11. ^ “Danh sách Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”. Báo Điện tử Chính phủ. 1 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  12. ^ “Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn THAM DỰ KỲ HỌP THỨ NHẤT HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TP.HÀ NỘI KHOÁ XVI”. Cổng thông tin điện tử Quốc Hội Việt Nam. 23 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  13. ^ “Lễ trao Huân chương Lao động hạng Ba cho nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân Đặng Thanh Lương”. Bộ Khoa học và Công nghệ. 4 tháng 1 năm 2016. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  14. ^ “Covid: Bộ xét nghiệm Việt Á 'dưới chuẩn WHO' gây hậu quả 'cực kỳ nguy hiểm'?”. BBC News Tiếng Việt. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  15. ^ “Scandal Việt Á và... trận chiến dưới... gầm bàn”. VOA. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  16. ^ “Vụ kit test tại Công ty Việt Á: Dấu hỏi về trách nhiệm”. laodong.vn. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2021.
  17. ^ “Bị phê 'suy thoái đạo đức', Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long đối mặt 'cách chức, khai trừ'”. BBC. ngày 4 tháng 6 năm 2022.
  18. ^ a b c “Quyết định số 684/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê chuẩn kết quả bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 7 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  19. ^ “Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đối với ông Chu Ngọc Anh”.
  20. ^ Trí, Dân. “Biệt thự "khủng" của ông Chu Ngọc Anh có bị kê biên tài sản?”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2022.
  21. ^ “Khởi tố, bắt tạm giam ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long”.
  22. ^ baochinhphu.vn (7 tháng 6 năm 2022). “Cựu Chủ tịch TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh bị bắt vì liên quan vụ Việt Á”. baochinhphu.vn. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  23. ^ “Bắt tạm giam ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh”. Báo Nhân Dân điện tử. 7 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2023.
  24. ^ “Nhận 200.000 USD, vì sao ông Chu Ngọc Anh không bị truy tố tội Nhận hối lộ?”. Dân Trí ONLINE. 22 tháng 8 năm 2023.
  25. ^ “Cách thức "hô biến" công trình nghiên cứu của Nhà nước vào tay Việt Á”. Công An. 21 tháng 8 năm 2023.
  26. ^ Tuyến Phan (12 tháng 1 năm 2024). “Nhận 200.000 USD nhưng 'quên trả', cựu Bộ trưởng Chu Ngọc Anh bị tuyên 3 năm tù”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.
  27. ^ Vũ Hân (2 tháng 12 năm 2020). “Ông Chu Ngọc Anh: Hà Nội kiên quyết không để làn sóng Covid-19 thứ ba xảy ra”. Báo Thanh Niên. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2024.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Chính phủ Việt Nam khóa XIV (2016 – 2021)
Thủ tướng Việt NamNguyễn Xuân Phúc Ủy viên Bộ Chính trịThủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân PhúcPhó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình
Phó Thủ tướng
  1. Trương Hòa Bình Ủy viên Bộ Chính trị
  2. Phạm Bình Minh Ủy viên Bộ Chính trị
  3. Vũ Đức Đam
  4. Trịnh Đình Dũng
Ban Cán sự Đảng
  1. Nguyễn Xuân Phúc
  2. Trương Hòa Bình
  3. Phạm Bình Minh
  4. Vũ Đức Đam
  5. Trịnh Đình Dũng
  6. Ngô Xuân Lịch
  7. Tô Lâm
  8. Lê Vĩnh Tân
  9. Mai Tiến Dũng
Bộ trưởng các bộ
01. Bộ Ngoại giaoPhạm Bình Minh
02. Bộ Quốc phòngĐại tướng Ngô Xuân Lịch
03. Bộ Công anĐại tướng Tô Lâm
04. Bộ Nội vụPhạm Thị Thanh Trà
05. Bộ Tài chínhĐinh Tiến Dũng
06. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônNguyễn Xuân Cường
07. Bộ Công ThươngTrần Tuấn Anh
08. Bộ Giáo dục và Đào tạoNguyễn Kim Sơn
09. Bộ Tài nguyênTrần Hồng Hà
10. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNguyễn Văn Hùng
11. Bộ Khoa học và Công nghệChu Ngọc Anh • Huỳnh Thành Đạt
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tưNguyễn Chí Dũng
13. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộiĐào Ngọc Dung
14. Bộ Tư phápLê Thành Long
15. Bộ Xây dựngPhạm Hồng Hà
16. Bộ Giao thông Vận tảiNguyễn Văn Thể
17. Bộ Thông tin Truyền thôngNguyễn Mạnh Hùng
18. Bộ Y tếNguyễn Thanh Long
Các cơ quan ngang bộ
19. Văn phòng Chính phủMai Tiến Dũng
20. Ủy ban Dân tộcĐỗ Văn Chiến
21. Ngân hàng Nhà nướcLê Minh Hưng • Nguyễn Thị Hồng
22. Thanh tra Chính phủLê Minh Khái
Các cơ quan khác trực thuộc
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nướcNguyễn Hoàng Anh
Đài Tiếng nói Việt NamNguyễn Thế Kỷ
Đài Truyền hình Việt NamTrần Bình Minh
Thông tấn xã Việt NamNguyễn Đức Lợi
Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệChâu Văn Minh
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hộiBùi Nhật Quang
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí MinhNguyễn Xuân Thắng
Đại học Quốc gia Hà NộiNguyễn Kim Sơn
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhHuỳnh Thành Đạt • Vũ Hải Quân
Bảo hiểm Xã hội Việt NamNguyễn Thế Mạnh
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Việt Nam (2021–2026)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính cấp tỉnh trong hệ thống Quốc hội Việt Nam khóa XV, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Chu Ngọc Anh – Trần Sỹ Thanh (Ủy viên Trung ương Đảng)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Thành Phong – Phan Văn Mãi (Ủy viên Trung ương Đảng)
  • Cần Thơ: Trần Việt Trường
  • Đà Nẵng: Lê Trung Chinh
  • Hải Phòng: Nguyễn Văn Tùng
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Nguyễn Hương Giang (nữ) - Vương Quốc Tuấn
  • Hà Nam: Trương Quốc Huy
  • Hải Dương: Triệu Thế Hùng - Lê Ngọc Châu
  • Hưng Yên: Trần Quốc Văn
  • Nam Định: Phạm Đình Nghị
  • Ninh Bình: Phạm Quang Ngọc
  • Thái Bình: Nguyễn Khắc Thận
  • Vĩnh Phúc: Lê Duy Thành - Trần Duy Đông
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Lê Thành Đô
  • Hòa Bình: Bùi Văn Khánh
  • Lai Châu: Trần Tiến Dũng - Lê Văn Lương
  • Lào Cai: Trịnh Xuân Trường
  • Sơn La: Hoàng Quốc Khánh - Nguyễn Đình Việt
  • Yên Bái: Trần Huy Tuấn
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Lê Ánh Dương - Mai Sơn
  • Bắc Kạn: Nguyễn Long Hải – Nguyễn Đăng Bình
  • Cao Bằng: Hoàng Xuân Ánh
  • Hà Giang: Nguyễn Văn Sơn
  • Lạng Sơn: Hồ Tiến Thiệu
  • Phú Thọ: Bùi Văn Quang
  • Quảng Ninh: Nguyễn Tường Văn – Cao Tường Huy
  • Thái Nguyên: Trịnh Việt Hùng - Nguyễn Huy Dũng
  • Tuyên Quang: Nguyễn Văn Sơn
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Võ Trọng Hải
  • Nghệ An: Nguyễn Đức Trung
  • Quảng Bình: Trần Thắng
  • Quảng Trị: Võ Văn Hưng - Khuyết
  • Thanh Hóa: Đỗ Minh Tuấn
  • Thừa Thiên Huế: Nguyễn Văn Phương
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Nguyễn Phi Long – Phạm Anh Tuấn
  • Bình Thuận: Lê Tuấn Phong – Đoàn Anh Dũng
  • Khánh Hòa: Nguyễn Tấn Tuân
  • Ninh Thuận: Trần Quốc Nam
  • Phú Yên: Trần Hữu Thế – Tạ Anh Tuấn
  • Quảng Ngãi: Đặng Văn Minh - Nguyễn Hoàng Giang
  • Quảng Nam: Lê Trí Thanh - Lê Văn Dũng
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Phạm Ngọc Nghị
  • Đắk Nông: Hồ Văn Mười
  • Gia Lai: Võ Ngọc ThànhTrương Hải Long - Rah Lan Chung
  • Kon Tum: Lê Ngọc Tuấn
  • Lâm Đồng: Trần Văn Hiệp - Trần Hồng Thái
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Nguyễn Văn Thọ
  • Bình Dương: Võ Văn Minh
  • Bình Phước: Trần Tuệ Hiền (nữ)
  • Đồng Nai: Cao Tiến Dũng - Võ Tấn Đức
  • Tây Ninh: Nguyễn Thanh Ngọc
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Nguyễn Thanh Bình - Hồ Văn Mừng
  • Bạc Liêu: Phạm Văn Thiều
  • Bến Tre: Trần Ngọc Tam
  • Cà Mau: Huỳnh Quốc Việt - Phạm Thành Ngại
  • Đồng Tháp: Phạm Thiện Nghĩa
  • Hậu Giang: Đồng Văn Thanh
  • Kiên Giang: Lâm Minh Thành
  • Long An: Nguyễn Văn Út
  • Sóc Trăng: Trần Văn Lâu
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Vĩnh
  • Trà Vinh: Lê Văn Hẳn
  • Vĩnh Long: Lữ Quang Ngời
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳGhi chú: Các vị trí thường được kiện toàn từ 2020, 2025 trước các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đảng bộ tỉnh, Đại hội toàn quốc, chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Từ khóa » Chủ Tịch Hà Nội Làm Phó Ban Kinh Tế