Chủ Ngữ Trong Câu Kể Ai Làm Gì? Trang 6 SGK Tiếng Việt 4 Tập 2

I. Nhận xét

Đọc đoạn văn đã cho. Trả lời các câu hỏi.

      Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ. Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến. Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến. Tiến không có súng, cũng chẳng có kiếm. Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa. Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

Theo TIẾNG VIỆT 2, 1988

1. Tìm các câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn trên.

Gợi ý:

Câu kể Ai là gì? thường gồm hai bộ phận:

- Bộ phận thứ nhất là chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)?

- Bộ phận thứ hai là vị ngữ, trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

Trả lời:

Một đàn ngỗng vươn dài cổ, chúi mỏ về phía trước, định đớp bọn trẻ.

Hùng đút vội khẩu súng gỗ vào túi quần, chạy biến.

Thắng mếu máo nấp vào sau lưng Tiến.

Em liền nhặt một cành xoan, xua đàn ngỗng ra xa.

Đàn ngỗng kêu quàng quạc, vươn cổ chạy miết.

2. Xác định chủ ngữ trong các câu trên.

Gợi ý:

Trong câu kể Ai làm gì? chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hoá) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

Trả lời:

Các câu trên có các chủ ngữ là: Một đàn ngỗng, Hùng, Thắng, Em, Đàn ngỗng.

3. Nêu ý nghĩa của chủ ngữ:

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được để trả lời.

Trả lời:

Trong câu kể "Ai làm gì?" chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối,...) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.

4. Cho biết chủ ngữ của các câu trên do loại từ ngữ nào tạo thành?

Gợi ý:

Con quan sát các chủ ngữ vừa tìm được ở câu 2 để trả lời.

Trả lời:

-  Trong các câu trên, chủ ngữ được tạo thành bởi:

+ Danh từ riêng chỉ tên người: Hùng, Thắng, Tiến.

+ Đại từ chỉ người: em.

+ Danh từ, cụm danh từ: một đàn ngỗng, đàn ngỗng.

Từ khóa » Một đàn Ngỗng Vươn Dài Cổ