Chú Nguyễn Hoài Hận Với Mô Hình Trồng Cây ... - UBND Tỉnh Cà Mau
Có thể bạn quan tâm
Trước tình trạng sạt lở đất ven sông do các loại phương tiện giao thông đường thủy gây ra ngày càng tăng, chú Nguyễn Hoài Hận, ở ấp 7, xã Thới Bình, huyện Thới Bình đã quyết tâm thực hiện mô hình trồng cây giữ đất, chống sạt lở ven sông và bảo vệ công trình giao thông nông thôn trước nhà. Hàng cây giữ đất, chống sạt lở ven sông của chú Hận còn được cắt tỉa bằng phẳng, thẳng hàng để làm hàng rào cây xanh, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chú Nguyễn Hoài Hận đang cắt tỉa hàng cây mắm giữ đất, chống sạt lở ven sông để làm hàng rào cây xanh.
Từ nhiều năm trước, các phương tiện giao thông đường thủy, nhất là các phương tiện thủy gia dụng ở các vùng nông thôn trong tỉnh Cà Mau đã phát triển rất nhanh. Chính sự phát triển của các loại phương tiện thủy gia dụng đã làm cho tình trạng sạt lở đất ven sông ngày càng nhanh, làm thiệt hại rất lớn đến nguồn tài nguyên đất đai và các công trình giao thông thôn. Trước thực tế này, chú Nguyễn Hoài Hận, ở ấp 7, xã Thới Bình, huyện Thới Bình đã nhiều lần làm bờ kè bằng cây gỗ địa phương nhưng không hiệu quả, làm được một thời gian cây gỗ bị mục, đất ven sông tiếp tục bị sạt lở. Sau khi tìm hiểu một số mô hình làm bờ ven sông để chống sạt lở của bà con trong vùng, chú Hận quyết định trồng hàng cây mắm để giữ đất, chống sạt lở ven sông. Trước khi trồng cây chống sạt lở ven sông, chú Hận làm bờ kè tạm bằng cây gỗ địa phương, bao lưới mành rồi nạo vét đất dưới sông để san lấp phần đất trước nhà cho cao ráo, bằng phẳng. Sau đó, chú Hận đi vớt trái mắm và rải đều theo phần đất ven sông để trồng làm hàng rào giữ đất, chống sạt lở. Thời gian đầu, chú tiếp tục trồng dặm những chỗ bị thưa, cây bị chết để cho hàng cây luôn ken dày, không lổi lõm. Thỉnh thoảng, chú Hận gia cố lại bờ kè, đào đất dưới lòng sông để đắp lên gốc mắm và những nơi có dấu hiệu bị sạt lở. Nhờ vậy mà hàng cây mắm giữ đất, chống sạt lở ven sông của chú Hận luôn phát triển xanh tốt, rễ cây đan dày, bám chặt vào đất và đủ sức chống chọi với những cơn sóng do các phương tiện thủy gia dụng tạo ra.
Chú Hận đang nạo vét bùn đất dưới lòng sông để bồi trúc cho bờ kè và hàng cây mắm giữ đất ven sông.
Khi cây lớn lên đủ cành nhánh, chú Hận không để cây phát triển um túm mà còn cắt tỉa cho bằng phẳng, thẳng hàng để làm hàng rào cây xanh góp phần thực hiện tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Hàng rào cây mắm của chú Hận có chiều dài gần 35 mét và trồng được gần 3 năm. Kể từ khi trồng hàng cây mắm giữ đất đến nay, phần đất ven sông của gia đình chú Hận không còn bị sạt lở như trước nữa và cảnh quan môi trường trước nhà luôn xanh - sạch - đẹp. Chú Hận cho biết: “Tôi thấy việc trồng cây mắm giữ đất, chống sạt lở ven sông là rất hiệu quả. Mô hình này nó dễ làm, không tôn kém chi phí, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhều hộ nông dân ở vùng nông thôn. Trong khi đó, cây mắm có thời gian sinh trưởng dài, rất ưa sống ở vùng đất ven sông, bãi bồi, cây có bộ rễ dày, mọc tua tủa để bám chặt giữ đất. Khi cây lớn lên, mình có thể cắt tỉa cho bằng phẳng, thẳng hàng để làm hàng rào cây xanh, tạo mỹ quan nơi ở, góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để trồng cây mắm giữ đất, chống sạt lở đất ven sông đạt hiệu quả, người trồng phải quyết tâm, kiên trì, phải chịu khó trồng dặm, cho hàng cây được dày đặc thì rễ mới ken dày, bện chặt. Thỉnh thoảng phải gia cố lại bờ kè, bồi trúc thêm đất. Nếu thấy một cây bị đổ ngã thì phải kiếm cây khác thay thế ngay. Trước đây, phần đất ven sông của gia đình tôi liên tục bị sạt lở do các phương tiện giao thông đường thủy tạo ra nhưng từ khi có hàng cây mắm này rồi thì tình trạng sạt lở đất không còn diễn ra nữa”.
Trước nhà, vợ chồng chú Hận trồng thảm hoa 10 giờ và hàng rào cây xanh theo quy định để góp phần xây dựng nông thôn mới.
Ven theo hàng rào cây mắm giữ đất, chống sạt lở ven sông, chú Hận còn trồng một hàng dừa xiêm lùn để che bóng mát, tạo cảnh đẹp nơi bến sông. Ven tuyến lộ giao thông nông thôn và phần đất mặt tiền trước nhà, vợ chồng chú cải tạo đất trồng thảm bông 10 giờ và hàng rào cây xanh để góp phần cùng địa phương xây dựng nông thôn mới. Khu vực sân vườn chú luôn dọn sạch cỏ rác, trồng nhiều loại hoa màu, cây ăn trái, cây xanh che bóng mát để tạo cảnh quan nơi ở luôn xanh – sạch đẹp. Ngoài ra, chú Hận còn tích cực thực hiện các mô hình sản xuất có hiệu quả để phát triển kinh tế gia đình. Với diện đất đất sản xuất khoảng 3,5 ha của gia đình, chú Hận thực hiện mô hình nuôi tôm – cua kết hợp, mỗi năm có thu nhập trên 200 triệu đồng. Nhờ đó, kinh tế gia đình chú ngày một phát triển ổn định. Có thể nói, chú Nguyễn Hoài Hận, ở ấp 7, xã Thới Bình, huyện Thới Bình là một điển hình về trồng cây giữ đất, chống sạt lở ven sông và thực hiện mô hình xanh sạch – đẹp trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Từ khóa » Kè Giữ đất
-
Nguyên Nhân Sạt Lở đất Và Cách Làm Bờ Kè Sông Giá Rẻ.
-
Xây Bờ Kè Giữ đất | Vũ Nhung Vlogs - YouTube
-
Cách Mà Người Dân Miền Tây Làm Bờ Kè Giữ đất Mé Sông - YouTube
-
Mẫu đơn Xin Phép Xây Dựng Kè Giữ đất
-
Xây Kè Giữ đất - Báo Tuổi Trẻ
-
Đóng Tre Làm Kè Giữ đất, Chống Sạt Lở ở Khu Vực Hồ Tịnh Tâm
-
Bị Phạt Hành Chính Vì Xây Kè đá Chắn đất - Báo Lâm Đồng điện Tử
-
Làm Kè Tre Giữ đất, Chống Sạt Lở Hồ Tịnh Tâm
-
Chú Nguyễn Hoài Hận Với Mô Hình Trồng Cây ... - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Cần Xây Dựng Kè Chống Sạt Lở Bờ Sông Cầu
-
Phên Nứa Kè Bờ Giữ Đất, Chống Sạt Lở
-
Quảng Ngãi:Đầu Tư 15 Tỷ Làm Kè Giữ Nhà, đất Sản Xuất Cho Dân Nội ...
-
Cây Tiên Phong Giữ đất - Báo Cà Mau