Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân đội Nhân Dân Việt Nam

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dânViệt Nam
Đảng huy Đảng Cộng sản Việt Nam
Quân kỳ Quân đội nhân dân Việt Nam
Đương nhiệmThượng tướng Trịnh Văn Quyếttừ 3 tháng 6 năm 2024167 ngày
Tổng cục Chính trị
Kính ngữChủ nhiệm Tổng cục Chính trị(thông dụng)
Thành viên củaTổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng Quân ủy Trung ương Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Báo cáo tớiChủ tịch nước Việt Nam
Trụ sởsố 7, Đường Nguyễn Tri Phương, Hà Nội
Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước Việt Nam
Nhiệm kỳKhông giới hạn
Thành lập7 tháng 9 năm 1945(79 năm, 71 ngày)

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là một chức vụ cao cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam và trong Đảng cộng sản Việt Nam, đứng đầu Tổng cục Chính trị của Quân đội, có chức trách trực tiếp quản lý điều hành mọi hoạt động của Tổng cục, chỉ đạo cơ quan chính trị cấp dưới, đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị trong toàn quân.[1]

Trên thực tế, trong tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là chức vụ cao cấp trên cả Thứ trưởng và Tổng tham mưu trưởng. Toàn bộ các đời Chủ nhiệm Tổng cục chính trị đều là các thành viên của Bộ Chính trị, hoặc Ban Bí thư Trung ương, phản ánh chính sách lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.[1]

Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, quân hàm

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Điều 25 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2014 Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;

Cũng theo luật này[2] tại Điều 15 thì chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng.

Tiêu chuẩn chức vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quy định số 89–QĐ/TW ngày 19 tháng 12 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng[3], tại Phụ lục 1, Mục I, Tiểu mục 3 và tại Điều 4, Điều 13 thì chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có thời hạn giữ chức vụ là 5 năm và thuộc diện thẩm quyền Bộ Chính trị quản lý, đánh giá, bố trí, giới thiệu ứng cử, chỉ định; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ chức, đình chỉ chức vụ; khen thưởng, kỷ luật.[3]

Người giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thường giữ các chức vụ trong Đảng là Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Theo Quy định số 89–QĐ/TW ngày 4 tháng 8 năm 2017[4] và Quy định số 90–QĐ/TW ngày 4 tháng 8 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng[5] thì tiêu chuẩn chung của chức danh Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị bao gồmː

  1. Về chính trị tư tưởngː Trung thành với Tổ quốc, Đảng, Nhà nước. Lập trường bản lĩnh chính trị vững vàng.[5]
  2. Về đạo đức, lối sốngː Mẫu mực, trung thực, khiêm tốn, chân thành, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư.[5]
  3. Về trình độː Tốt nghiệp đại học trở lên.[5]
  4. Về năng lực và uy tínː Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả. Là hạt nhân quy tụ được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.[5]
  5. Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệmː Đủ sức khỏe, đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp ở đây; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.[5]

Theo Nghị quyết số 26–NQ/TW ngày 19/5/2018 tại phần III, mục 2 có quy định cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp trên phải kinh qua vị trí chủ chốt cấp dưới, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định[6].

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Quy định 61–QĐ/TW ngày 29 tháng 12 năm 2016 về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam[1] thì nhiệm vụ của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị như sauː

  • Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên huấn trong Quân đội, Dân quân tự vệ và Ban Cơ yếu Chính phủ[1]
  • Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng trong Đảng bộ Quân đội; đồng thời chỉ đạo cấp ủy, cơ quan chính trị các quân khu và Bộ đội Biên phòng phối hợp với cấp ủy địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức xây dựng Đảng trong đảng bộ quân sự địa phương và trong đảng bộ bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội[1]
  • Quán triệt đường lối, quan điểm, nguyên tắc, chính sách của Đảng về công tác cán bộ. Đề xuất với Quân ủy Trung ương về chủ trương, quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp[1]
  • Chỉ đạo, hướng dẫn công tác Bảo vệ – An ninh, giáo dục cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng[1]
  • Chỉ đạo, hướng dẫn công tác Dân vận[1]
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng trong và ngoài Quân đội nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước ban hành các chính sách đối với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, lực lượng cơ yếu, hậu phương quân đội; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc quán triệt thực hiện các chính sách đó trong toàn quân[1]
  • Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Hội phụ nữ và Hội đồng quân nhân ở cơ sở[1]
  • Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ, trọng tâm là: sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật, quản lý, sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật, phòng, chống thiên tai, thảm họa, cứu hộ, cứu nạn, công tác quân sự, quốc phòng địa phương[1]
  • Chỉ đạo và tham gia nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Ban Cơ yếu Chính phủ. Nghiên cứu phát triển khoa học xã hội nhân văn quân sự, tham gia nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự Việt Nam; biên soạn các điều lệ, quy định về công tác đảng, công tác chính trị[1]
  • Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng cơ quan chính trị các cấp vững mạnh toàn diện.[1]

Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Họ tên Ảnh Năm sinh – Năm mất Thời gian tại chức Cấp bậc tại nhiệm Chức vụ trước đó Chức vụ cao nhất
1 Nguyễn Chí Thanh 1914 – 1967 1950–1961  Đại tướng
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1951–1967)
  • Bí thư Trung ương Cục miền Nam (1964–1967)
  • Chính ủy Quân Giải phóng miền Nam (1964–1967)
2 Song Hào 1917 – 2004 1961–1976  Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • Bí thư Trung ương Đảng (1976–1982)
  • Bộ trưởng Bộ Thương binh và Xã hội (1982–1987)
3 Chu Huy Mân 1913 – 2006 1977–1987  Đại tướng Tư lệnh Quân khu 5
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1976–1986)
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981–1986)
4 Nguyễn Quyết 1922 – 1987–1991  Đại tướng Tư lệnh Quân khu 3
  • Bí thư Trung ương Đảng (1986–1991)
  • Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1987–1992)
5 Lê Khả Phiêu 1931 – 2020 1991–1998  Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1997–2001)
  • Thường trực Bộ Chính trị (1996–1997)
6 Phạm Thanh Ngân 1939 – 1998–2001  Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1996–2001)
  • Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1969)
7 Lê Văn Dũng 1945 – 2001–2011  Đại tướng Tổng tham mưu trưởng (1998–2001)
  • Bí thư Trung ương Đảng (2001–2011)
8 Ngô Xuân Lịch 1954 – 2011–2016  Đại tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2016–2021)
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2016–2021)
9 Lương Cường 1957 – 2016– 2024  Đại tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • Thường trực Ban Bí thư (5/2024 - 10/2024)
  • Chủ tịch nước (10/2024 - nay)
  • Ủy viên Bộ Chính trị (2021–nay)
10 Trịnh Văn Quyết 1966 – 2024 –  Thượng tướng Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
  • Bí thư Trung ương Đảng (2024–nay)

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
  • Tổng Tham mưu trưởng
  • Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “Quy định 61-QĐ/TW ngày 29 tháng 12 năm 2016 về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. https://thuvienphapluat.vn. 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ “Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2014”. http://congbao.chinhphu.vn. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  3. ^ a b “Quy định 105/2017 của BCHTW về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử”. https://thuvienphapluat.vn. 2017. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  4. ^ “Quy định số 89-QĐ/TW năm 2017 về Khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp”. http://tulieuvankien.dangcongsan.vn. 2017. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  5. ^ a b c d e f “Quy định 90-QĐ/TW năm 2017 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý”. https://thuvienphapluat.vn. 2017. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  6. ^ “Nghị quyết 26 năm 2018 về công tác cán bộ”. https://www.moha.gov.vn. 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2019. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  • x
  • t
  • s
Quân đội nhân dân Việt Nam – Bộ Quốc phòng Việt Nam
Tổng quan
Lịch sử
  • Quân đội
  • Bộ Quốc phòng
  • Dân quân tự vệ
Vũ khí
  • Súng ngắn
  • Súng trường
  • Súng tiểu liên
  • Súng bắn tỉa
  • Súng phóng lựu
  • Súng máy
  • Pháo
  • Tên lửa
Trang bị
  • Trang bị
  • Lục quân
  • Hải quân
  • Không quân
  • Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Cấp bậcQuân hàm
  • Đại tướng
  • Thượng tướng–Đô đốc
  • Trung tướng–Phó Đô đốc
  • Thiếu tướng–Chuẩn Đô đốcĐại tá
  • Thượng tá
  • Trung tá
  • Thiếu táĐại úy
  • Thượng úy
  • Trung úy
  • Thiếu úyThượng sĩ
  • Trung sĩ
  • Hạ sĩ
  • Binh nhất
  • Binh nhì
Khác
  • Quân kỳ
  • Quân hiệu
  • Cấp hiệu
  • Phù hiệu
  • Quân phục
  • Mười lời thề danh dựTổ chức
  • Chức vụ
  • Tướng lĩnh
  • Tiền lươngNgân sách Quốc phòng
  • Sách trắng về quốc phòng
Tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam
ĐảngQuân ủy Trung ương
Nhà nướcHội đồng quốc phòng và an ninh
Quốc hộiỦy ban Quốc phòng và An ninh
Chính phủBộ Quốc phòng
Cơ quan tư pháp
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
Chính trị-đoàn thểHội Cựu chiến binh
Khối cơ quan
  • Tổng cục
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục–Vụ–Sở-Phòng–Ban
  • Học viện–Nhà trường
  • Viện Nghiên cứu
Khối cơ sở
  • Quân chủng
  • Quân khu
  • Binh chủng
  • Bộ Tư lệnh
  • Quân đoàn
  • Sư đoàn
  • Lữ đoàn
  • Trung đoàn
  • Tiểu đoàn
  • Đại đội
  • Trung đội
  • Tiểu đội
  • Dân quân Tự vệ
  • Bộ Chỉ huy quân sự (Thành phố  • Tỉnh)
  • Ban Chỉ huy quân sự (Quận  • Huyện)
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (Thành phố  • Tỉnh)
  • Hải đội Biên phòng
Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam
Lãnh đạo (6)
  • Bộ trưởng
  • Tổng Tham mưu trưởng
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịThứ trưởng
  • Phó Tổng Tham mưu trưởng
  • Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị
Tổng cục (6)
  • Bộ Tổng Tham mưu
  • Tổng cục Chính trịTổng cục Hậu cần
  • Tổng cục Kỹ thuật
  • Tổng cục Tình báo
  • Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
Quân chủng (4)
  • Hải quân
  • Phòng không-Không quân
  • Bộ đội Biên phòng
  • Cảnh sát biển
Binh chủng (6)
  • Đặc công
  • Công binh
  • Pháo binh
  • Tăng - Thiết giáp
  • Hóa học
  • Thông tin Liên lạc
Quân khu (7)
  • Quân khu 1
  • Quân khu 2
  • Quân khu 3
  • Quân khu 4
  • Quân khu 5
  • Quân khu 7
  • Quân khu 9
Quân đoàn (3)
  • Quân đoàn 12
  • Quân đoàn 3
  • Quân đoàn 4
Bộ Tư lệnh (3)
  • Bộ Tư lệnh Thủ đô
  • Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
  • Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Học viện (6)Trường Sĩ quan (3)
  • Học viện Quốc phòng
  • Học viện Chính trị
  • Học viện Lục quân
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự
  • Học viện Quân Y
  • Học viện Hậu cần
  • Đại học Trần Quốc Tuấn
  • Đại học Nguyễn Huệ
  • Đại học Chính trị
Cục và tương đươngtrực thuộc Bộ (14)
  • Văn phòng Bộ
  • Thanh tra Bộ
  • Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Tài chính
  • Cục Kế hoạch và Đầu tư
  • Cục Kinh tế
  • Cục Khoa học Quân sự
  • Cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng
  • Cục Đối ngoại
  • Cục Điều tra Hình sự
  • Cục Thi hành án
  • Vụ Pháp chế
  • Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam
  • Bảo hiểm Xã hội Bộ Quốc phòng
Bệnh viện (3)
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
  • Bệnh viện Trung ương Quân đội 175
  • Viện Y học cổ truyền Quân đội
Viện nghiên cứu (5)
  • Viện Chiến lược Quốc phòng
  • Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
  • Viện Lịch sử Quân sự
  • Viện Quan hệ Quốc tế về Quốc phòng
  • Viện Thiết kế
Trung tâm (2)
  • Trung tâm Thông tin Khoa học Quân sự
  • Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga
Doanh nghiệp (14)
  • Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội
  • Tổng công ty Trực thăng Việt Nam
  • Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn
  • Tổng Công ty Thành An
  • Tổng Công ty 15
  • Tổng Công ty 16
  • Tổng Công ty Đông Bắc
  • Tổng Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Vạn Xuân
  • Tổng Công ty Xây dựng Lũng Lô
  • Tổng Công ty Thái Sơn
  • Tổng Công ty 319
  • Tổng Công ty 36
  • Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và Đô thị
  • Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội
Tổ chức chi tiết của Bộ Quốc phòng Việt Nam
Bộ Tổng Tham mưu
  • Văn phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Tác chiến
  • Cục Quân lực
  • Cục Tác chiến Điện tử
  • Cục Quân huấn
  • Cục Bản đồ
  • Cục Cơ yếu
  • Cục Nhà trường
  • Cục Dân quân Tự vệ
  • Cục Cứu hộ Cứu nạn
  • Cục Hậu cần
  • Lữ đoàn 144
  • Đoàn Nghi lễ Quân đội
Tổng cục Chính trị
  • Văn phòng
  • Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương
  • Cục Chính trị
  • Cục Tổ chức
  • Cục Cán bộ
  • Cục Tuyên huấn
  • Cục Bảo vệ An ninh Quân đội
  • Cục Chính sách
  • Cục Dân vận
  • Cục Hậu cần
  • Ban Công đoàn Quốc phòng
  • Ban Thanh niên Quân đội
  • Ban Phụ nữ Quân đội
  • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  • Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội
  • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
  • Điện ảnh Quân đội nhân dân
  • Báo Quân đội nhân dân
  • Tạp chí Quốc phòng Toàn dân
  • Tạp chí Văn nghệ Quân đội
  • Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  • Trung tâm Phát thanh Truyền hình Quân đội
  • Đoàn 871
Tổng cục Kỹ thuật
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Quân khí
  • Cục Xe-Máy
  • Cục Kỹ thuật Binh chủng
  • Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự
  • Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật Ôtô
  • Viện Kỹ thuật Cơ giới Quân sự
  • Xí nghiệp Liên hợp Z751
Tổng cục Hậu cần
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Doanh trại
  • Cục Quân nhu
  • Cục Xăng dầu
  • Cục Vận tải
  • Cục Quân y
  • Bệnh viện 354
  • Bệnh viện 105
  • Bệnh viện 87
  • Nhà hát Chèo Quân đội
  • Tổng Công ty 28
  • Trường Cao đẳng nghề số 13
Tổng cục Tình báo
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Học viện Khoa học Quân sự
  • Cục 11
  • Cục 12
  • Cục 16
  • Cục 25
  • Cục 71
  • Cục 72
  • Cục 80
  • Viện 26
  • Viện 70
  • Viện 78
  • Viện Cơ cấu chiến lược
  • Trung tâm 72
  • Trung tâm 75
  • Trung tâm 501
  • Lữ đoàn 74
  • Lữ đoàn 94
  • Đoàn K3
Tổng cục CNQP
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Quản lý Công nghệ
  • Viện Công nghệ Quốc phòng
  • Viện Vũ khí
  • Viện Thiết kế tàu quân sự
  • Viện Thuốc phóng-Thuốc nổ
  • Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Ba Son
  • Tổng Công ty Sông Thu
  • Tổng Công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng
  • Tổng Công ty Bảo hiểm Quân đội
Quân chủng Hải quân
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
  • Vùng 5
  • Học viện Hải quân
  • Lữ đoàn 954
  • Lữ đoàn 126
  • Lữ đoàn 189
  • Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân
  • Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn
  • Viện Kỹ thuật Hải quân
  • Viện Y học Hải quân
Quân chủng PK-KQ
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Phòng không Lục quân
  • Học viện Phòng không - Không quân
  • Trường Sĩ quan không quân
  • Sư đoàn 361
  • Sư đoàn 363
  • Sư đoàn 365
  • Sư đoàn 367
  • Sư đoàn 370
  • Sư đoàn 371
  • Sư đoàn 372
  • Sư đoàn 375
  • Sư đoàn 377
  • Lữ đoàn 918
  • Lữ đoàn 28
  • Lữ đoàn 18
  • Viện Kỹ thuật PK-KQ
  • Viện Y học PK-KQ
  • Tổng Công ty Xây dựng Công trình Hàng không
Bộ đội Biên phòng
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Trinh sát
  • Cục Phòng chống Tội phạm Ma túy
  • Cục Cửa khẩu
  • Học viện Biên phòng
  • Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố
  • Lữ đoàn 21
  • Hải đoàn 18
  • Hải đoàn 28
  • Hải đoàn 38
  • Hải đoàn 48
Cảnh sát biển
  • Bộ Tham mưu
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần
  • Cục Kỹ thuật
  • Cục Nghiệp vụ và pháp luật
  • Vùng 1
  • Vùng 2
  • Vùng 3
  • Vùng 4
Học viện Quốc phòng
  • Cục Chính trị
  • Cục Hậu cần-Kỹ thuật
  • Cục Huấn luyện Đào tạo
  • Tạp chí Nghệ thuật Quân sự
  • Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự
  • Các Khoa (Chiến lược, Chiến dịch, CTĐ-CTCT, Lý luận Mác-Lê nin)
Học viện Chính trị
  • Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự
  • Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự
Học viện Kỹ thuật QS
  • Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt
  • Viện Đào tạo và Nghiên cứu Việt-Nga
Học viện Quân y
  • Bệnh viện 103
  • Viện bỏng Quốc gia
  • Các Khoa và Bộ môn
Ban Cơ yếu Chính phủ
  • Cục Chính trị-Tổ chức
  • Cục Chứng thực số và Bảo mật Thông tin
  • Cục Cơ yếu 893
  • Cục Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã
  • Cục Quản lý Mật mã Dân sự và Kiểm định Sản phẩm Mật mã
  • Học viện Kỹ thuật Mật mã
  • Viện Khoa học Công nghệ Mật mã
  • x
  • t
  • s
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam Việt Nam
  • Nguyễn Chí Thanh (1950–1961)
  • Song Hào (1961–1976)
  • Chu Huy Mân (1976–1987)
  • Nguyễn Quyết (1987–1991)
  • Lê Khả Phiêu (1991–1998)
  • Phạm Thanh Ngân (1998–2001)
  • Lê Văn Dũng (2001–2011)
  • Ngô Xuân Lịch (2011–2016)
  • Lương Cường (2016–)

Từ khóa » Tổng Cục Chính Trị ở đâu