Chữ Phúc ý Nghĩa Cội Nguồn Và Mong Muốn Chung Của Tất Cả Mọi ...
Có thể bạn quan tâm
Mục Lục Bài Viết
- Chữ Phúc – mong muốn chung của tất cả mọi người trên khắp thế giới
- Chữ Phúc nguyên bản, ý nghĩa thực sự của nó từ xa xưa
- Ý nghĩa cội nguồn
- Đúc kết lại
- Chữ Phúc trong cuộc sống hiện đại ngày nay
- Chữ Phúc tượng trưng cho Mùa Xuân
- Chữ Phúc là một biểu tượng của sự may mắn
- Chữ Phúc là một lời chúc tốt lành; lời cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc.
- Chữ Phúc tương đồng với chữ Phú – giàu có, của cải dư thừa
- Chữ Phúc xuất hiện trong các văn hóa, mỹ thuật và đời sống thường nhật
- Chữ Phúc và thực trạng của loài người trên Trái Đất
- Tổng kết.
- Chữ Phúc nguyên bản, ý nghĩa thực sự của nó từ xa xưa
Với triết lý, sự cân bằng của tất cả các yếu tố tạo nên một con người hoàn chỉnh; và tạo ra giá trị cuộc sống. Chữ Phúc luôn và mãi đứng ở vị trí khởi nguồn
Ai cũng mong mình có phúc. Cả năm Châu đều đặt “Phúc” lên vị trí hàng đầu. Thế nhưng nếu tìm hiểu kỹ thêm một chút mới thấy chữ “Phúc” của phương Đông rất rộng lớn, mênh mông và tinh tế. Và đặc biệt hơn nữa, đất nước Việt Nam chúng ta nổi tiếng trên thế giới với tình đoàn kết và tình yêu thương; đùm bọc nhau qua các trận kháng chiến vẻ vang sử sách. Có lẻ bởi vậy, mà ngày nay người dân Việt Nam vẫn song trọng tình cảm và đặt chữ “Đức” và “Phúc” lên hàng đầu.
Vậy “Phúc” có nguồn gốc và ý nghĩa là gì? Hãy cùng Đồ Gỗ Ngọc Sơn đi tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Chữ Phúc nguyên bản, ý nghĩa thực sự của nó từ xa xưa
Bắt nguồn từ Trung Hoa Cổ Đại. Khi ấy đời sống mọi người đều đặt chữ Phúc lên làm tiêu chí hàng đầu trong các yếu tố làm lên đại nghiệp của một đời người. Nó không đơn giản là một từ ngữ, mội lời cầu xin, một trạng thái. Mà nó chính là một khái niệm mang tính nhân quả.
Ý nghĩa cội nguồn
Có nghĩa là “Phúc” là điều hay, điều tốt của những việc nhân đức, việc thiện mà chúng ta làm (Theo Từ Điển Khai Trí Tiến Đức). Đi cùng với “Phúc” chính là “Đức”, điều này đã làm sâu sắc thêm triết lý nhân duyên của nhà Phật và đem lại màu sắc tích cực cho hai chữ họa phúc (Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai). Phúc dày hay mỏng do chính chúng ta can dự quyết định.
Mỗi hành động, việc làm của chúng ta hiện tại không những ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân ta hay những người xung quanh ở thời điểm hiện tại mà còn lưu lại kết quả cho thế hệ con cháu chúng ta sau này. Nó là những hạt giống tốt được tay người tự gieo trên những mảnh đất mà ta thường gọi là phúc điền (ruộng phước). Tất cả những điều may mắn, tốt đẹp đến với ta ở thời điểm hiện tại hay đến với con cháu chúng ta sau này. Đều là hệ quả của mảnh đất phúc điền của chúng ta có gieo trồng tốt hay không.
Đúc kết lại
Nhà có “Phúc” là nhà có được cuộc sống bình yên thanh thản; đặc biệt là có hậu vận tốt. Muốn được “Đức” phải có “Phúc” và ngược lại “Đức” sẽ đem lại “Phúc”, đó là quy luật. Nội dung của “Đức” sẽ tùy thuộc vào mỗi thời đại hay mỗi tôn giáo có thay đổi đôi chút. Ví như “Đức” của Nho giáo là “Ngũ Thường”; đức của Phật giáo là “Ngũ Giới” (năm điều cấm); đức của Kitô giáo là 10 điều răn của Chúa… Nhưng tất cả đều hướng con người đến việc thiện, ở hiền gặp lành, ác giả ác bảo;…
Chữ Phúc trong cuộc sống hiện đại ngày nay
Thời đại hòa bình ngày nay, khi mà cuộc sống con người đều ấm no, hạnh phúc. Cùng với đó là sự hội nhập của các văn hóa; hội nhập của thời đại công nghệ,… mà có lẽ vì thế mà Chữ Phúc ngày nay phần nào đã thay đổi. Dường như người ta ít đặt “Phúc” với “đức” hay “thiện” (phúc đức, phúc thiện); mà thường đặt “Phúc” trong mối quan hệ với chữ “đạt” (thành đạt) hay “lợi” (phúc đạt, phúc lợi).
Hãy cùng Đồ Gỗ Ngọc Sơn tìm hiểu chữ Phúc của ngày nay nhé:
Chữ Phúc tượng trưng cho Mùa Xuân
Các bạn để ý sẽ thấy, trừ những dịp lễ lớn, các dịp tân gia,… thì hầu như những ngày bình thường sẽ không thấy chữ Phúc ở đâu cả. Nhưng khi tết đến Xuân về, chỉ cần bước chân ra đường; điều đầu tiên đập vào mắt các bạn sẽ là các hình ảnh Chữ Phúc như phong bao lì xì; các vật trang trí với kích thước các loại; các câu đối treo trước nhà, quả bóng tay, quả dưa dấu; trái thơm hay các loại trái cây và rất nhiều đồ vật nữa đều xuất hiện “Phúc”.
Cũng bởi vậy mà cụ Nguyễn Công Trứ đã làm 2 vế câu đối:
“Chiều 30, nợ réo tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra khỏi cửa. Sáng mồng một, rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà”
Chữ Phúc là một biểu tượng của sự may mắn
Phúc (hay còn gọi là Phước) là biểu trưng cho sự may mắn, sung sướng và hạnh phúc. Người Phương Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc; mà ngày nay người ta còn in, đúc nó trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, trên y phúc; trên trái cây, trên đồ gỗ nội thất,…. Cũng bởi vậy mà Mỗi dịp tết đến xuân về mọi người đều chúc phúc cho nhau, chúc nhau Phúc lộc đầy nhà và nhiều nhà treo chữ Phúc để mong muốn gia đình được gặp nhiều phúc lành.
Chữ Phúc là một lời chúc tốt lành; lời cầu cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Ngày đầu năm, bạn bè họ hàng gặp gỡ nhau, chúc cho nhau những điều tốt đẹp. Đó chính là những lời chúc phúc. Đây là một niềm ước mơ của người dân khi mùa xuân về. Nếu ta tách từng phần nhỏ của chữ Phúc (Bộ Thị, Kỳ) theo cách chơi chữ của người Trung Hoa thì. ” 福 ” có thể thấy là toàn bộ ước mơ về một cuộc sống đủ đầy:
- Bộ bên trái – Bộ Kỳ, Thị nhìn như một cây cổ thụ – ( 礻) ở đây có nghĩa là thờ phụng, mong muốn thể hiện ước mơ của con người.
- Bên phải gồm 3 bộ chữ: trên cùng là “Nhất” (一) chỉ một mái nhà – phải có nhà để ở, an cư rồi mới lạc nghiệp.
- Dưới là “Khẩu” ( 口 ) – trong nhà phải có người, cả gia đình sum họp vui vẻ; tiếng nói cười rộn rã; không khí gia đình phải vui tươi đầm ấm.
- Dưới cùng “Điền” ( 田 ) – có nhà rồi phải có ruộng để cày cấy sinh sống. có ruộng, có đất đai là có tất cả.
Chính vị vậy mà dịp tết, mọi người đều rước chữ “Phúc” về nhà và treo trước cửa để: Nghênh Xuân Tiếp Phúc và kính mời Phúc Đáo Gia Môn. Nhiều nhà còn treo các chữ như “Ngũ Phúc Lâm Môn”
Chữ Phúc tương đồng với chữ Phú – giàu có, của cải dư thừa
Chữ Phúc dễ tương đồng với chữ PHÚ ( 富 ) nghĩa là giàu có; của cải tiền bạc thừa thãi, dư dật. Trong ”Luận Ngữ” Nhiễm Hữu hỏi: “Kí thứ hĩ, hựu hà gia yên“? – nghĩa là “Dân đông rồi, phải làm gì thêm?”. Khổng Tử đáp: “Làm cho dân giàu.”
Chữ Phúc xuất hiện trong các văn hóa, mỹ thuật và đời sống thường nhật
Điển hình và phổ biến nhất chính là Tam đa (Phúc – Lộc – Thọ) hay bộ Ngũ phúc (Phú – Quý – Thọ – Khang – Ninh)
Tam Đa (có nghĩa là ba cái nhiều): “Đa phúc, đa lộc, đa thọ” – Ở bài Tam Đa Đồ Gỗ Ngọc Sơn sẽ giới thiệu chi tiết về Tam Đa.
Ngũ Phúc có nghĩa là 5 điều Phúc: (Theo wikimedia – ngũ phúc)
- Trường thọ là không bị chết non, phúc thọ là lâu dài
- Phú quý là tiền của rất nhiều, địa vị tôn quý.
- Khang ninh là thân thể khoẻ mạnh, tâm hồn yên ổn.
- Hiếu đức là tính lương thiện, nhân hậu, bình tĩnh.
- Thiện chung là có thể tiên liệu thời kỳ chết của mình. Khi lâm chung không gặp tai họa, thân thể không đau đớn vì bệnh tật, trong lòng không vương vấn và phiền não, ôn hoà tự tại rời khỏi nhân gian.
Chữ Phúc và thực trạng của loài người trên Trái Đất
Chúng ta đang sống trong những năm đầu của thế kỷ 21 văn minh. Năm của sự hiện đại; công nghệ thông minh lên ngôi. Nhưng không thể không nhắc đến những thảm họa môi trường cực kỳ gay gắt vẫn đang diễn ra thậm trí ngay bây giờ trên khắp thế giới được. Những trận động đất, sóng thần, núi nửa, bão táp, lũ lụt,… Và đặc biệt gần đây nhất chính là vụ cháy rừng Amazon – lá phối của Trái Đất.
Hơn lúc nào hết, mục tiêu lớn nhất của loài người ngay thời điểm hiện tại chính là chung tay góp sức làm mọi việc để bảo vệ môi trường sống; giảm thiểu những thảm họa thiên tai do chính chúng ta vô tình hay hữu ý gây nên.
Chữ Phúc mà chúng ta tôn thờ trân trọng sẽ không đến với loài người nếu chúng ta không chung tay làm những điều thiện ích. Hãy cùng nhau cứu lấy trái đất để chữ Phúc là một ngôi sao tỏa sáng rạng ngời trên mặt đất; như niềm mơ ước: “PHÚC TINH CAO CHIẾU”.
Tổng kết.
Hi vọng bài viết mà Đồ Gỗ Ngọc Sơn chia sẻ sẽ giúp quý vị; các bạn có thêm rất nhiều hiểu biết về Chữ Phúc – điều mà chúng ta luôn luôn mong muốn và cầu xin. Để chúng ta có thể sống một cuộc sống mà có thể khiến cho “Phúc Điền” của chúng ta phát triển mạnh mẽ và tươi tốt. Và rồi chúng ta sẽ có một cuộc đời không hối hận; và chắc chắn con cháu chúng ta sẽ được hưởng những phần mà chúng ta để lại.
Đồ Gỗ Ngọc Sơn xin hân hạnh được phục vụ quý khách!
Từ khóa » Chữ Phúc ý Nghĩa Là Gì
-
#1 Tìm Hiểu Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Và Cách Treo Chữ Phúc – Thư ...
-
Ý Nghĩa Chữ Phúc Trong Cuộc Sống Người Việt
-
Ý Nghĩa Chữ Phúc Trong Thư Pháp - Tranh Gỗ Treo Tường
-
Ý Nghĩa, Cách Bày Trí Và Top Tranh Chữ Phúc đẹp Ngày Tết
-
Ý Nghĩa Chữ Phúc Trong Tiếng Hán
-
Ý Nghĩa Chữ Phúc Trong Cuộc Sống Hàng Ngày - đồ Gỗ Hải Minh
-
ý Nghĩa Của Chữ Phúc (福) - Học Tiếng Trung Tốt Tại Hà Nội, Tp.HCM
-
Ý Nghĩa Của Chữ Phúc - Các Câu Chuyện Liên Quan đến Chữ Phúc
-
Ý Nghĩa Của Chữ Phúc Trong Phong Thủy
-
Ý Nghĩa Chữ Phúc Trong Cuộc Sống Người Việt
-
Khám Phá Mới Nhất Về ý Nghĩa Của Chữ Phúc Trong Phong Thủy
-
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHỮ PHÚC | Đồ Đồng Đông Sơn
-
Chữ Phúc Trong Tiếng Hán || Ý Nghĩa Chữ Phúc Ngược
-
Chữ Phúc Trong Tiếng Hán: Ý Nghĩa, Cách Viết | Tiếng Trung Quốc