Chủ Quyền, Quyền Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam Theo Quy định Của ...

{1} ##LOC[OK]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]## {1} ##LOC[OK]## ##LOC[Cancel]##

1/1/0001

RSS | Sitemap CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CAM LÂM banner banner banner banner
  • VN
Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Tổ chức hành chính
  • Tác nghiệp
  • Dành cho Công dân
  • Tin tức
  • Thông tin hoạt động
  • Tuyên truyền chung
Chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam theo quy định của pháp luật 03/06/2017 | 10:30 AM (GMT+7) | Lượt xem: 37823 Tweet Share A+ A- A
  • V/v tuyên truyền Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
  • V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Phòng, chống ma túy” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
  • V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu quy định của Luật Hòa giải cơ sở, Luật Bảo hiểm xã hội” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
(TTĐN) - Chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo nói chung, Biển đảo Việt Nam nói riêng là hai khái niệm pháp lý được quy định trong pháp luật về biển của các quốc gia ven biển trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước 1982, tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea, hay thường được gọi tắt là UNCLOS 1982), được 107 quốc gia, trong đó có Việt Nam, ký tại Montego Bay, Jamaica (tính đến nay, số quốc gia ký là 157). Luật Biển của nước ta được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIII, ngày 21/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 (gọi là Luật Biển năm 2013) đã quy định về chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo nước ta. Các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam Căn cứ quy định của UNCLOS 1982, tại Điều 3, Luật Biển năm 2013 xác định “Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982”. Từ Điều 8 đến Điều 21 Luật Biển năm 2013 quy định cụ thể về cách xác định và chế độ pháp lý của từng vùng biển. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Ở những khu vực chưa có đường cơ sở sẽ được Chính phủ xác định và công bố sau khi được Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý(1) tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m. Sơ đồ về quy định pháp luật quốc tế các vùng biển Chủ quyền vùng biển của Việt Nam Công ước 1982 quy định: Nội thủy là các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải. Theo quy định tại Điều 3 của Công ước 1982, chiều rộng lãnh hải không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. "Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo, đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (merterritoriale). Chủ quyền này được mở rộng đến vùng trời trên lãnh hải, cũng như đến đáy và lòng đất của biển này" (Phần II, Điều 2). Trên cơ sở đó, Luật Biển năm 2013 quy định chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải, đồng thời nêu rõ: 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. 2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam" (Điều 12). Quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của vùng biển Việt Nam Đối với Vùng Tiếp giáp lãnh hải, Công ước 1982, khoản 2 Điều 33 (Phần II) xác định: Vùng Tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Căn cứ Công ước 1982, Luật Biển năm 2013 quy định: Vùng Tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải (Điều 13). Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại Điều 16 (quy định về chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế) của Luật này đối với vùng Tiếp giáp lãnh hải. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng Tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam (Điều 14). Công ước 1982 quy định Vùng Đặc quyền về kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải (Điều 55, Phần II). Vùng Đặc quyền về kinh tế không được mở rộng ra quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (Điều 57, Phần II). Căn cứ quy định của Công ước 1982 về các quyền và các nghĩa vụ của các quốc gia khác trong vùng Đặc quyền về kinh tế, Điều 16 Luật Biển Việt Nam xác định chế độ pháp lý của vùng Đặc quyền kinh tế như sau: Một là, a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. Hai là, Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Ba là, tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. Bốn là, các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 (quy định về thềm lục địa) và Điều 18 (quy định về chế độ pháp lý của thềm lục địa) của Luật này. Điều 17 Luật Biển năm 2013 căn cứ Điều 76 Công ước 1982 quy định: Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét. Phần VI (từ Điều 76 đến Điều 85) của Công ước 1982 quy định về Thềm lục địa, trong đó nêu rõ: Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của mình. Các quyền nói ở khoản 1 có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó. Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào (Điều 76, Phần VI). Căn cứ nội dung quy định này, tại Điều 18 Luật Biển Việt Nam nêu rõ: 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan. Biển Đông và các tranh chấp trên Biển Đông Biển Đông là biển duy nhất nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, có vị trí chiến lược quan trọng trên thế giới, Biển Đông trải rộng từ vĩ tuyến 03 độ Nam đến vĩ tuyến 23 độ Bắc với diện tích bề mặt khoảng gần 4.000.000 km2 và được bao bọc bởi 9 nước và 1 vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Philippines, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Theo Công ước 1982, Biển Đông có tất cả các nội dung liên quan đến Công ước 1982. Biển Đông chứa đựng những tranh chấp có mức độ phức tạp nhất trên thế giới. Các tranh chấp Biển Đông chủ yếu xung quanh tranh chấp về chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán với các vùng biển trên Biển Đông. Như chúng ta đã biết, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông được người Việt khai thác từ rất sớm, gọi chung một tên nôm là Bãi cát Vàng. Từ thề kỷ XVII đến nay, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được các Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền một cách liên tục và hòa bình. Pháp luật quốc tế đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là nguyên tắc chiếm hữu thật sự và thực hiện quyền lực Nhà nước một cách thật sự, liên tục và hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới. Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, các bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý đều khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, trên Biển Đông hiện có 5 nước 6 bên đang tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đó là: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trong đó, Trung Quốc đòi chủ quyền, quyền chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông bao gồm 2 quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các vùng biển trên Biển Đông. Phillipines đòi 1 phần quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh gần với thềm lục địa của nó. Malaysia đòi chủ quyền các hòn đảo và khu vực mặt nước gần thềm lục địa của nó. Brunei cũng đòi chia phần ít nhất 2 hòn đảo và vùng mặt nước kẻ vuông góc từ 2 bờ biên giới của nó ra tận ngoài khơi trong khu vực Trường Sa. Brunei yêu sách về chủ quyền đối với cấu trúc trong quần đảo Trường Sa, đó là bãi ngầm Louisa. Ngoài ra, trên Biển Đông có Malaysia, và Singapore tranh chấp chủ quyền đối với đảo Pulau Batu Putch. Campuchia, yêu sách về một phần Vịnh Thái Lan. Các tranh chấp trên Biển Đông khiến cho khu vực này nằm trong vùng bất ổn vì sự gia tăng sức mạnh quân sự giữa các bên. Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 tại La Hay (Hà Lan) liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển trên Biển Đông Theo quy định tại Điều 287 Công ước 1982, các tranh chấp trên Biển Đông có thể đưa ra: - Tòa án Công lý quốc tế (ICJ). - Tòa án Quốc tế về Luật Biển (thành lập theo Phụ lục VI). - Tòa Trọng tài (thành lập theo Phụ lục VII). - Tòa án Đặc biệt (Phụ lục VIII). Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) có thẩm quyền rất rộng, Tòa ICJ còn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, biên giới giữa các quốc gia trên đất liền, trên biển,… Tuy nhiên, nguyên tắc pháp luật quốc tế của ICJ và Tòa án Quốc tế về Luật Biển có quy định: Tòa không thể thực hiện thẩm quyền tài phán của mình đối với một quốc gia nếu không có sự đồng ý của quốc gia đó. Như vậy, ICJ chỉ có thể đưa ra phán quyết trên cơ sở sự chấp thuận đưa vụ việc ra Tòa giải quyết của các quốc gia trong vụ tranh chấp. Tòa Trọng tài (viết tắt là PCA) (tiếng Anh: Permanent Court of Arbitration) là một tổ chức quốc tế liên chính phủ có trụ sở tại La Hay (Hà Lan). PCA được thành lập năm 1899 theo Công ước về giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình năm 1899 (Công ước 1899) và Công ước về giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình năm 1907 (Công ước năm 1907) tại Hội nghị Hòa bình La Hay, Hà Lan. PCA thật ra không phải là một tòa án theo đúng nghĩa vì không có quyền quyết định trực tiếp, mà nhiệm vụ của PCA là tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia bằng trọng tài hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác. Phán quyết được Toà Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, Công ước 1982 trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc công bố ngày 12/7/2016 nêu rõ quyền chủ quyền, quyền tài pháp các vùng biển giữa các bên. Một trong 15 yêu cầu của Philippines đối với Tòa Trọng tài là các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán, và đối với "các quyền lịch sử", đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong gọi là "đường 9 đoạn" là trái với Công ước 1982 và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo UNCLOS. Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông. Toà nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong "đường 9 đoạn". Philippines yêu cầu Tòa phán quyết về một số hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm Công ước 1982 khi can thiệp vào việc Philippines thực thi các quyền chủ quyền và quyền tự do phù hợp với Công ước 1982. Tòa Trọng tài xác định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã liên tiếp tiếp cận tàu Philippines với tốc độ cao và cố gắng cắt đầu các tàu này ở khoảng cách gần, tạo ra nguy cơ đâm va cao và nguy hiểm cho tàu và người của Philippines. Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước về Quy định Quốc tế để Ngăn ngừa Va chạm trên Biển năm 1972 và Điều 94 của Công ước 1982 liên quan đến an toàn hàng hải. Kết luận Công ước 1982 là một bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, Công ước 1982 có tính đến lợi ích của tất cả các nước trên thế giới, dù là nước phát triển hay là nước đang phát triển,… Công ước 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương, cụ thể là: Quy chế pháp lý của tất cả các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia; Chế độ pháp lý đối với biển cả và Vùng - di sản chung của loài người; các quy định hàng hải và hàng không; việc sử dụng và quản lý tài nguyên biển bao gồm tài nguyên sinh vật và không sinh vật; Vấn đề bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự trên biển; việc giải quyết tranh chấp và hợp tác quốc tế về biển; Quy chế hoạt động của cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương, Uỷ ban ranh giới ngoài thềm lục địa, toà án Luật biển quốc tế, hội nghị các quốc gia thành viên Công ước, … Trên cơ sở đó, Luật Biển 2013 của nước ta đã quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo. Do đó, nắm chắc các quy định pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia về biển là trách nhiệm của mỗi chúng ta, đặc biệt trong tình hình phức tạp của các tranh chấp Biển Đông hiện nay. Phán quyết của Tòa trọng tài ngày 12/7/2016 đối với việc kiện của Philippines là cơ sở pháp lý, biện pháp hòa bình để bác bỏ quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng biển nằm trong đường cắt khúc 9 đoạn của Trung Quốc có ý nghĩa tích cực đối với đất nước chúng ta trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc; khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Nhà nước ta giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trong đó có đấu tranh trên cơ sở luật pháp quốc tế./. TS. Đào Xuân Tiến (Nguồn: Tạp chí Thông tin đối ngoại)
  • Từ khóa
Đầu trang Trở về In bài viết Lưu Gửi Email ×
Gởi cho bạn bè

Bài viết: Chủ quyền, quyền chủ quyền biển đảo Việt Nam theo quy định của pháp luật

Chuyên mục: Tuyên truyền chung

Mã bảo mật chính xác! Gửi Email Đóng Loading... Góp ý × Thành công! Cám ơn bạn!! Họ và tên (*) Tên đăng nhập không được trống. Tiêu đề (*) Nhập vào tiêu đề. Email (*) Email không hợp lệ Nội dung (*) Nhập vào nội dung. Mã xác nhận (*) captchaimg Kz1S4E Gửi Hủy

Tin cùng chuyên mục

  • 14/11/2024 V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; Luật Phòng, chống ma túy” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
  • 14/11/2024 V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
  • 25/10/2024 V/v tuyên truyền Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
  • 25/10/2024 V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • 16/10/2024 V/v tuyên truyền những chủ đề lớn, trọng tâm từ nay đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng
  • 10/10/2024 V/v hưởng ứng Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu quy định của Luật Hòa giải cơ sở, Luật Bảo hiểm xã hội” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
  • 02/10/2024 Từ ngày 03/10/2024, Bảo hiểm xã hội tỉnh Khánh Hòa chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng trực tiếp cho người hưởng qua tài khoản ngân hàng
  • 25/09/2024 Tổng kết công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2023 – 2024 và triển khai công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2024 – 2025
SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage cchc CHUYÊN MỤC thông tin và truyền thông Chỉ đạo, điều hành UBND huyện Cải cách và kiểm soát TTHC Công khai đánh giá chất lượng PAR TODAY Thông tin Du lịch Quy hoạch, kế hoạch dài hạn Dự án, hạng mục đầu tư Chương trình, đề tài NCKH Thống kê, báo cáo Thông tin tuyên truyền Công khai ngân sách Hệ thống QLCL ISO 9001 Phổ biến giáo dục pháp luật Đồ họa trực quan - Infographic Sự kiện nổi bật Phòng, chống tham nhũng và giải quyết khiếu nại, tố cáo Tài chính - Tín dụng ImageLienketChương trình phát thanh ImageLienketVideo phóng sự ImageLienketBộ phận một cửa điện tử Sở, ban, ngành ImageLienketNộp hồ sơ trực tuyến ImageLienketFanpage Trung tâm Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Khánh Hòa ImageLienketTra cứu Dịch vụ công trực tuyến ImageLienketTra cứu hồ sơ một cửa ImageLienketTra cứu cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính ImageLienketThống kê kết quả giải quyết hồ sơ một cửa ImageLienketHướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến ImageLienketLịch cắt điện SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage SliderImage ImageLienketTài liệu tuyên truyền ImageLienketTuyển dụng ImageLienketĐường dây nóng ImageLienketThông tin cho báo chí ImageLienketChữ ký số ImageLienketNông thôn mới ImageLienketThực hiện nghị quyết trung ương 4 (khóa XII) Liên kết Website Cổng thông tin điện tử Chính phủ Cơ cấu tổ chức Chính phủ Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam Cổng Dịch vụ công Quốc gia CSDL Quốc gia về Văn bản pháp luật Tỉnh ủy Khánh Hòa Cổng thông tin điện tử tỉnh Khánh Hòa Cơ cấu tổ chức UBND tỉnh Khánh Hòa Công báo Khánh Hòa Đài Phát thanh - Truyền hình Khánh Hòa Báo Khánh Hòa Cải cách hành chính tỉnh Khánh Hòa Chung nhan Tin Nhiem Mang

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN CAM LÂM

Giấy phép số: 05/GP-STTTT ngày 19/4/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông Khánh Hòa

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

Chịu trách nhiệm/Trưởng Ban biên tập Cổng TTĐT: Đỗ Minh Thạnh - Phó Chủ tịch UBND huyện

Địa chỉ cơ quan: TDP Tân Hải, thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm

Điện thoại: 0258 3983 232 - Fax: 0258 3983 232

Địa chỉ truy cập: https://camlam.khanhhoa.gov.vn

Email: banbientap.cl@khanhhoa.gov.vn

Tổng truy cập: 5558103

Đang online: 3

Truy cập hôm nay: 17

Truy cập tuần này: 223

Truy cập tháng này: 223

Back To Top ×

PSC Portal.

Từ khóa » Khái Niệm Chủ Quyền Biển đảo Việt Nam