Chữ Song Hỷ Trong đám Cưới- Cách Viết, Nguồn Gốc Và ý Nghĩa
Có thể bạn quan tâm
Nhắc đến chữ hỷ chắc chắn mọi người sẽ nghĩ đến câu “song hỷ lâm môn”. Chữ song hỷ các bạn có thể thường xuyên nhìn thấy tại các đám cưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa và cách treo đúng của chữ hỷ.
- Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút
- Duyên âm là gì? Có thật không? Liệu rằng có nên cắt duyên âm
- Mắt trái giật liên tục ở Nam Nữ có sao không? Báo hiệu điều gì?
Nội dung bài viết
- 1. Chữ song hỷ là gì?
- 2. Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ hỷ
- Nguồn gốc chữ song hỷ
- Ý nghĩa chữ song hỷ
- 3. Cách treo và mua chữ song hỷ ở đâu?
- Cách treo chữ song hỷ
- Mua chữ song hỷ ở đâu?
1. Chữ song hỷ là gì?
Chữ song hỷ có nguồn gốc Trung Quốc sau này trở thành một phong tục không thể thiếu trong các lễ cưới của người Việt Nam ta. Vậy tại sao chữ song hỷ lại được chọn để treo trong đám cưới?
Chữ “song hỷ” theo truyền thuyết của người Trung Quốc thì mang ý nghĩa thể hiện 2 niềm vui lớn. Chữ song hỷ được tạo thành từ 2 chữ hỷ (喜).
Dưới đây là cách viết và giải nghĩa cho chữ hỷ.
Chữ hỷ (喜) có phiên âm tiếng Hán là (xi), chữ song hỷ (囍) phiên âm tiếng Hoa là (shuangxi).
Chữ hỷ (喜) được cấu thành từ bộ sĩ (士)nghĩa là kẻ sĩ , 2 bộ khẩu(口)nghĩa là cái miệng, bộ bát(八)nghĩa là số 8, bộ nhất(一)nghĩa là số 1.
Các bộ này được kết hợp lại theo nguyên tắc bút thuận từ trên xuống, trái sang phải, trong ra ngoài để tạo lên chữ hỷ (喜) mang ý nghĩa là vui vẻ.
Còn chữ song hỷ (囍) mang ý nghĩa là 2 niềm vui.
Trong lễ cưới là một sự việc vô cùng trọng đại và rất vui vẻ. Chính vì vậy, việc sử dụng chữ song hỷ như lời chúc phúc mong muốn cho đôi vợ chồng trẻ sẽ luôn hòa thuận và vui vẻ.
Sau khi kết thúc lễ cưới niềm vui sẽ được nhân đôi (gia đình sẽ sớm đón thêm một thiên thần nhỏ đến với thế giới).
2. Nguồn gốc và ý nghĩa của chữ hỷ
Như đã giới thiệu, phong tục treo chữ hỷ được lấy từ đất nước Trung Quốc nên vẫn giữ nguyên cách viết của chữ hỷ theo tiếng Trung.
Dưới đây chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một giai thoại đẹp về sự hình thành chữ song hỷ.
Nguồn gốc chữ song hỷ
Chữ song hỷ thể hiện sự may mắn về tình yêu cùng với duyên trời định về tình duyên – thi cử của một vị danh sĩ tên Vương An Thạch nổi tiếng dưới thời nhà Tống.
Từ nhỏ danh sĩ Vương An Thạch là một người vô cùng thông và học rất giỏi, đến năm 20 tuổi nuôi trí hướng đỗ học vị cao ông đã lên kinh thành để dự thi.
Từ nhà ông lên kinh ứng thi đi khoảng 200 dặm, trên đường di chuyển lên kinh thành ông đã đi qua một vùng núi đẹp.
Trong khoảng thời gian đó, gia đình nhà Mã viên ngoại đang mở một cuộc thi kén rể cho con gái mình.
Gia đình họ muốn tìm cho cô con gái xinh đẹp của mình một chàng trai học rộng chứ không cần phải là công tử con nhà giàu.
Khi di chuyển đến gia đình nhà Mã viên ngoại, ông Vương An Thạch đã nhìn thấy trong nhà treo rất nhiều đèn lồng lớn và rất đông người, vì sự tò mò nên ông đã ghé vào.
Khi vào vào của, nhìn thấy một chiếc đèn kéo quân vô cùng lớn cùng với một câu đối: “Tẩu mã đăng, đăng tẩu mã, đăng tức mã đình bộ”.
Tạm dịch câu đối này là ngựa chạy theo đèn, đèn chạy theo ngựa, đèn tắt, ngựa dừng chân.
Ông nghĩ mãi không ra vế đối nhưng vẫn nói rằng câu đối này dễ đối. Sau khi nói xong ông đi lên kinh để dự thi trạng nguyên.
Trong kỳ thi ông là người làm xong bài và nộp bài đầu tiên. Ngạc nhiên, quan chủ khảo đã lật ra xem và đã tấm tắc khen tài của ông và có ý định sẽ chọn ông là người đỗ đầu trong kỳ thi năm đó.
Vì điều này nên vua đã cho gọi ông vào trong triều để diện kiến trước vua và cũng là để thử tài ông.
Vua ra đề cho ông lấy cảm hứng từ chiếc cờ lớn được thêu hình con hổ bằng một vế đối: “Phi hổ kỳ, kỳ phi hổ, kỳ quyển hổ tàng thân” .
Tạm dịch là hổ bay theo cờ, cờ bay theo hổ, cờ cuốn thì hổ ẩn mình.
Sau khi vua đọc xong vế đối ông mới nhớ ra câu đối mình đã đọc trên đèn kéo quân nhà Mã viên ngoại.
Câu đối rất hay, ý nghĩa mà lại vô cùng phù hợp để đối lại câu đối của vua ông liền sử dụng luôn câu đối đó.
Sau khi ông đáp xong, vua cùng các quan chủ khảo rất hài lòng và đánh giá ông là một người rất tinh anh.
Phản ứng nhanh câu đối cũng rất có ý nghĩa nên đã quyết định chấm ông đậu thủ khoa trong kỳ thi năm đó.
Sau khi đậu bảng vàng năm đó ông quay trở về quê nhà.
Khi về đi qua nhà Mã viên ngoại, có những gia đinh trong nhà đã nhận ra ông và mời ông về nhà để đối lại câu đối trên đèn kéo quân.
Sau khi Mã viên ngoại đọc lại vế đối thì ông liền đáp luôn vế đối của vua đã đối với mình.
Khi ông vừa đối xong, Mã viên ngoại đã vô cùng vui mừng khi đã tìm được người giải được câu đối. Ông liền nói với Vương An Thạch về câu đối đó được đùng để kén rể.
Sau đó, viên ngoại cho con gái gặp mặt Vương An Thạch và sau đó là tổ chức một lễ cưới vô cùng lớn và linh đình ngay tại nhà của Mã viên ngoại.
Dựa vào may mắn, sự nhanh trí của Vương An Thạch mà ông vừa được đậu bảng vàng Trạng Nguyên vừa lấy được vợ vô cùng xinh đẹp và thông minh. Vì thế, ông đã ngâm ra câu thơ để nói về sự việc:
“Vận may đối đáp thành song hỷ
Cờ hổ – đèn quân kết nên vợ chồng”.
Rồi ông lấy giấy viết 2 chữ hỷ rất lên để gửi về gia đình đình mình một bản và một bản lên nhạc phụ của ông.
Chữ hỷ này là thông báo về việc mình đỗ trạng nguyên và việc lấy vợ.
Vì theo cách đọc 2 chữ giống nhau của người Trung Quốc thường không đọc là xixi mà sẽ đọc là shuangxi nên phiên âm ra sẽ là song hỷ.
Từ câu chuyện chàng Thạch đỗ trạng nguyên và lấy vợ đã ra đời chữ “song hỷ” đẹp để dán trong ngày đám cưới.
Ý nghĩa chữ song hỷ
Chữ song hỷ là chữ không thể thiếu trong lễ cưới của người dân Việt Nam ta. Chữ song hỷ mang ý nghĩa vô cùng tốt đẹp.
Nó được thay thế cho lời chúc phúc của mọi người trong gia đình hy vọng cặp vợ chồng mới cưới luôn đầm ấm, vui vẻ và hạnh phúc.
Inbox Fanpage Tiền Âm Phủ để Đặt mua ngay bộ Tách, Chén, Đũa Trung Quốc tặng đám cưới Trăm năm hạnh phúc SIÊU KHUYẾN MẠI giá chỉ 593.000 VNĐ
Ngoài ra, chữ song hỷ còn được hiểu theo ý nghĩa là niềm vui của gia đình 2 bên cô dâu chú rể.
Nhà trai thì vui cho con trai mình lấy được vợ, gia đình được một nàng dâu ngoan hiền. Nhà gái vui vì gả được con gái, tìm được cho con gái một người chồng tốt.
Bên cạnh đó, nhiều người hiểu ý nghĩa chữ hỷ là niềm vui khi cặp đôi yêu nhau đến được với nhau. Niềm vui thứ 2 là hy vọng sau đám cưới cặp đôi hạnh phúc và nhanh có một em bé ra đời.
Dù hiểu theo ý nghĩa như thế nào thì chữ song hỷ vẫn là biểu tượng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong ngày cưới của các cặp đôi.
3. Cách treo và mua chữ song hỷ ở đâu?
Cách treo chữ song hỷ
Cách treo chữ song hỷ vô cùng quan trọng, vì nhiều người không hiểu được ý nghĩa – cách viết của chữ nên thường treo ngược.
Treo chữ hỷ đúng là phải treo phần chữ có bộ thổ (士) ở bên trên, phần chữ chứa bộ(口)ở bên dưới.
Chữ hỷ có thể treo ở các phông bạt trong lễ cưới, phòng tân hôn của cặp vợ chồng son, dán ở trên các mâm lễ ăn hỏi, dán ở cổng, dán ở xe hoa cô dâu…
Mua chữ song hỷ ở đâu?
Dù quý khách có ở Hà Nội, Sài Gòn hay ở bất cứ nơi đâu đều có thể tìm mua chữ hỷ ở bất cứ quán phô tô có in thiệp cưới, quán lưu niệm, cửa hàng chuyên dịch vụ đồ cưới….
Tùy thuộc vào như cầu sử dụng, các bạn có thể lựa chọn chất liệu của chữ: dán decal, vector, psd….
5 / 5 ( 1 vote )Đọc thêm: Sự quan trọng của Chữ Tín trong kinh doanh và những bài học cuộc sống
No related posts.
Từ khóa » Chữ Hy Trong Tiếng Trung Quốc
-
Chữ Hỷ Tiếng Trung | Cách Viết & Treo Song Hỷ Đám Cưới
-
Tra Từ: Hy - Từ điển Hán Nôm
-
Tra Từ: Hy - Từ điển Hán Nôm
-
Ý Nghĩa Của Tên Hy (Hi)
-
Ý Nghĩa Tên Hy (Hi) - TenBan.Net
-
Song Hỷ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khang Hi Tự điển – Wikipedia Tiếng Việt
-
CHIẾT TỰ CHỮ HỶ (喜) VÀ NGUỒN GỐC Ý... - Facebook
-
Dịch Tên Sang Tiếng Trung - SHZ
-
Cung Hỷ Là Gì? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc [Giải Nghĩa Hán Việt]
-
Cung Hỷ Là Gì? Ý Nghĩa & Nguồn Gốc Chữ Hỷ Tiếng Trung 2022
-
Cách Đọc & Viết TẤT CẢ Số Đếm Tiếng Trung Đầy Đủ Nhất 2022
-
Ý Nghĩa Các Con Số Trong Tiếng Trung Quốc - Nhà Sách Bác Nhã