Chữ 'tâm' Trong Phật Giáo - .vn

 >>Phật giáo thường thức

Bài liên quan Đi tu – Hành trình khám phá tâm linh

Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm (般若波羅密多心經) dùng luận điểm “Sắc tức thị không, Không tức thị sắc” (色即是空,空即是色) để nói về trí tuệ của chân tâm, trí tuệ Bát-nhã. Trí Bát-nhã có hai loại: căn bản trí (根本智) là trí tuệ gốc, mọi chúng sinh đều có nhưng vì mê muội mà không tự biết; hậu đắc trí (後得智) là kết quả của quá trình tu chứng, duy bậc Phật và Bồ-tát mới có được. Thực tướng của chân tâm là không, không vướng mắc, không giả dối. Tâm là thể của pháp giới, thế giới hiện tượng và sự vật đều từ tâm mà hiện thành, Phật và chúng sinh đều lấy tâm làm bản thể, cảnh giới vô thượng Niết-bàn cũng từ tâm mà hiện ra, không có cái gì ngoài tâm mà tự có tự thành. Tu theo trí tuệ, quán chiếu chân tâm thanh tịnh để thoát khỏi dòng mê mờ mắc phải phiền não sinh tử, đến bến bờ giác ngộ hoàn  toàn, chứng đắc Niết-bàn  (Ba-la-mật, 到彼岸).

Với tư cách là một hệ thống tôn giáo – triết học – văn hoá – đạo đức – lối sống, kinh điển Phật giáo mênh mông, pháp môn tu tập muôn ngàn, có khả năng thích ứng với đủ mọi căn cơ nghiệp lực. Nhằm khai mở cho mọi người thấy được, và tăng trưởng cái bản Tâm thanh tịnh của chính mình.

Với tư cách là một hệ thống tôn giáo – triết học – văn hoá – đạo đức – lối sống, kinh điển Phật giáo mênh mông, pháp môn tu tập muôn ngàn, có khả năng thích ứng với đủ mọi căn cơ nghiệp lực. Nhằm khai mở cho mọi người thấy được, và tăng trưởng cái bản Tâm thanh tịnh của chính mình.

Trong kinh Đại bát Niết-bàn, Đức Phật có dạy “Tất cả chúng sinh đều có bản tâm thanh tịnh. Chúng sinh chẳng nhận thấy được vì bị vô minh che lấp”. Nghĩa là, mọi người đều có bản tâm thanh tịnh (căn bản trí), trong sáng tròn đầy, vắng lặng; nhưng vì bị ngoại cảnh bên ngoài chi phối, tâm đó luôn bị xao động, “tâm viên ý mã” , thành vọng tâm, vọng động vọng tưởng  theo cảnh giới do giác quan đưa lại, thành ra tâm trí bất an điên đảo, tạo tội tạo nghiệp trong vòng luân hồi bất diệt.

Bài liên quan Tâm sự cùng bạn trẻ

Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Đức Phật giảng cho Ngài A-nan và thính chúng về cái thể thường định của chân tâm. Mở đầu của Kinh, Đức Phật đã nói rõ: cội nguồn của sinh tử luân hồi là vọng tâm, cội nguồn của Bồ-đề Niết-bàn là chân tâm; biết nơi mình có chân tâm thường trú mà tu hành (Thủ Lăng Nghiêm) là ngộ, là thành Phật; không biết điều đó là mê, là chúng sinh.

Kinh Hoa Nghiêm chủ trương “Pháp giới duy tâm”, tất cả các pháp trong pháp giới đều do tâm biến tạo ra. Đức Phật dạy: “Nếu người muốn biết rõ, Hết thảy Phật ba đời, Nên xét tính pháp giới, Tất cả do tâm tạo” (Nhược nhân dục liễu tri, Tam thế nhất thiết Phật, Ưng quán pháp giới tính, Nhất thiết duy tâm tạo. 若人欲了知, 三世一切佛, 應觀法界性, 一切唯心造).

heo Phật Quang đại từ điển, kinh Hoa Nghiêm, nghĩa bao quát của tâm là là “tích tập” (tích tập danh tâm 積集名心), là thức thứ tám, A-lại-da thức. Duy thức tông cho rằng cái “tích tập/tâm” ấy khởi lên (tức là có xao động tâm tư – vô minh duyên) sinh ra “ý” (thức thứ bảy, Mạt-na thức, có khuynh hướng hoạt động của cái tôi – Hành duyên), và “thức” là sự phản ánh, nhận biết về thế giới khách quan – cảnh do cảm giác của các căn đưa lại. Như vậy, Tâm – Ý – Thức do cùng một thể Tâm mà ra.

heo Phật Quang đại từ điển, kinh Hoa Nghiêm, nghĩa bao quát của tâm là là “tích tập” (tích tập danh tâm 積集名心), là thức thứ tám, A-lại-da thức. Duy thức tông cho rằng cái “tích tập/tâm” ấy khởi lên (tức là có xao động tâm tư – vô minh duyên) sinh ra “ý” (thức thứ bảy, Mạt-na thức, có khuynh hướng hoạt động của cái tôi – Hành duyên), và “thức” là sự phản ánh, nhận biết về thế giới khách quan – cảnh do cảm giác của các căn đưa lại. Như vậy, Tâm – Ý – Thức do cùng một thể Tâm mà ra.

Nói về cái dụng của tâm: trong kinh Hoa Nghiêm đức Phật nói “Một khi chỉ một thoáng tâm sân hận khởi lên mà chúng ta không kiềm chế khắc phục được thì lập tức muôn ngàn đau khổ chướng ngại tiếp nối theo sau” (Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai); kinh A-di-đà nói, “Người nào chấp trì danh hiệu của Ngài trong một, hai, cho đến bảy ngày mà một lòng không rối loạn (nhất tâm bất loạn) thì lúc lâm chung Phật A-di-đà và các Thánh chúng sẽ hiện ra trước mắt, được vãng sinh Tây phương”; kinh Di giáo Đức Phật dạy: “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”, nghĩa là,  cái tâm của chúng ta luôn biến hiện theo cảnh vật bên ngoài, qua sự hiểu biết chính pháp, bằng cách tụng kinh niệm Phật, thiền quán, khắc chế được tâm ý, trụ tâm ở một chỗ, không còn vọng tâm loạn tưởng, khi đó không có việc gì mà người tu tập không hiểu biết sáng tỏ, không biện luận, thực hành được một cách thông suốt.

Vậy tâm là gì, tâm ở đâu, và quá trình tâm biến hiện tạo tác ra sao?

Bài liên quan Bố thí với tâm thành

Theo Phật Quang đại từ điển, kinh Hoa Nghiêm, nghĩa bao quát của tâm là là “tích tập” (tích tập danh tâm 積集名心), là thức thứ tám, A-lại-da thức. Duy thức tông cho rằng cái “tích tập/tâm” ấy khởi lên (tức là có xao động tâm tư – vô minh duyên) sinh ra “ý” (thức thứ bảy, Mạt-na thức, có khuynh hướng hoạt động của cái tôi – Hành duyên), và “thức” là sự phản ánh, nhận biết về thế giới khách quan – cảnh do cảm giác của các căn đưa lại. Như vậy,  Tâm – Ý – Thức do cùng một thể Tâm mà ra.

Với Phật giáo, tu là chuyển nghiệp, là sửa mình để thay đổi số phận theo chiều hướng tích cực, nhằm đạt tới cứu cánh là giải thoát. Như vậy, tâm là một thế giới cần khám phá hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng bằng trực quan chúng ta không thấy, không biết, và không hiểu được cái tâm, mà phải suy luận thông qua những hiệu ứng mà nó đem lại.

Với Phật giáo, tu là chuyển nghiệp, là sửa mình để thay đổi số phận theo chiều hướng tích cực, nhằm đạt tới cứu cánh là giải thoát. Như vậy, tâm là một thế giới cần khám phá hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng bằng trực quan chúng ta không thấy, không biết, và không hiểu được cái tâm, mà phải suy luận thông qua những hiệu ứng mà nó đem lại.

Bài liên quan Bốn thiền quán chuyển tâm hướng về Giáo pháp

Vậy cái gì là nguyên liệu để tâm tích tập? Đó là những hành vi (thân), lời nói (khẩu), suy nghĩ (ý) có khuynh hướng (tác ý) của hiện tại và quá khứ. Nói cách khác, tâm chính là nghiệp. Nghiệp, nguyên ngữ tiếng Phạn là “karma”, Trung Quốc phiên âm là “yết-ma”  (羯磨), có nghĩa là sự tạo tác có tác dụng của ý chí làm động cơ (tác ý). Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật dạy: “Này hỡi các Tỳ-khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác Ý là Nghiệp. Có ý muốn làm mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý”. Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải (720-814) nói “Tâm cảnh không dính mắc nhau là giải thoát”, nghĩa là, ngũ căn vẫn tiếp xúc với ngoại giới, vẫn nghe, vẫn thấy, vẫn biết tất cả nhưng tâm vẫn giữ được thanh tịnh, không ấn tượng vướng mắc, như vậy thì không bị phiền não, là giải thoát. Sơ tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông (1258-1308) cũng có dạy: “Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền”, nghĩa là, khi nào đối trước cảnh trần mà tâm vẫn viên minh tròn đầy vắng lặng, không xao động ấn tượng (vô tâm), tức là không tác ý, không tạo nghiệp, thì đó là cảnh giới của thiền định Niết-bàn, của giải thoát.

Với Phật giáo, tu là chuyển nghiệp, là sửa mình để thay đổi số phận theo chiều hướng tích cực, nhằm đạt tới cứu cánh là giải thoát. Như vậy, tâm là một thế giới cần khám phá hơn bất cứ điều gì khác. Nhưng bằng trực quan chúng ta không thấy, không biết, và không hiểu được cái tâm, mà phải suy luận thông qua những hiệu ứng mà nó đem lại. Khi Đức Phật nói “Nhất thiết duy tâm tạo” không có nghĩa là Ngài cho rằng “cái tâm tạo ra thế giới hiện tượng và sự vật”, mà là cái “tâm tích tập” bản hữu (vốn có, Nho giáo gọi là Lương tri – Lương năng) và tân huân (mới được tích tập) bị năng lượng của nghiệp lực thôi thúc sinh ra xao động (vô minh) tác ý, căn (chủ thể nhận thức) nhận biết về cảnh (đối tượng nhận thức) tạo nên tổng thể nhận thức về thế giới khách quan một cách sai lầm. Những việc làm (thân) lời nói (khẩu) không có chủ tâm, không có tác dụng tạo nghiệp. Khi có nguồn lực từ tâm ý tác động, nó hướng theo khuynh hướng thiện hay bất thiện, tạo thành nghiệp thiện hoặc bất thiện. Hành vi có khuynh hướng ấy trở lại huân tập tâm và làm biến đổi nó, tức là chuyển nghiệp. Do vậy, trong kinh Trung A-hàm, Đức Phật khẳng định “Trong ba nghiệp thân, khẩu và ý, thì ý nghiệp là tối quan trọng”.

Từ khóa » Thơ Chữ Tâm Trong đạo Phật