Chủ Thể Luật Quốc Tế Là Gì? Khái Niệm, đặc điểm Và Phân Loại?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Chủ thể của Luật Quốc tế là gì?
- 2 2. Đặc điểm của chủ thể pháp luật quốc tế:
- 3 3. Phân loại chủ thể luật quốc tế:
- 4 4. Thực tiễn cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế:
- 5 5. Cá nhân không phải chủ thể của luật quốc tế:
1. Chủ thể của Luật Quốc tế là gì?
Dưới góc độ lý luận khoa học pháp lý, để xác định được đối tượng của Luật Quốc tế cần phải dựa vào các dấu hiệu cơ bản sau: Có sự tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế do Luật Quốc tế điều chỉnh; Có ý chí độc lập trong sinh hoạt quốc tế; Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc tế; Có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể gây ra.
Cùng với quá trình phát triển khách quan của xã hội thì sự tồn tại và phát triển của Luật Quốc tế cũng đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, do đó trong từng giai đoạn lịch sử mà phạm vi điều chỉnh của Luật Quốc tế có sự thay đổi dẫn tới chủ thể của Luật Quốc tế cũng có sự khác nhau nhất định. Trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ thì chủ thể của Luật Quốc tế là các quốc gia chủ nô, các liên đoàn chính trị tôn giáo của các quốc gia thành thị. Trong thời kỳ phong kiến, chủ thể Luật Quốc tế là các quốc gia phong kiến, các nhà thờ thiên chúa giáo. Đến giai đoạn tư bản chủ nghĩa thì chủ thể của Luật Quốc tế là các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế ….
Từ những cơ sở trên, chúng ta có thể định nghĩa tổng quát khái niệm chủ thể của Luật Quốc tế như sau: Chủ thể của Luật Quốc tế là những thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế một cách độc lập, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ quốc tế và khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện.
2. Đặc điểm của chủ thể pháp luật quốc tế:
Xét về vị trí, tính chất, vai trò chức năng và bản chất pháp lý… thì các chủ thể của Luật Quốc tế có sự khác nhau, tuy nhiên chúng bao giờ cũng có chung các đặc điểm cơ bản và đặc trưng sau:
Là thực thể đang tham gia hoặc có khả năng tham gia quan hệ pháp Luật Quốc tế.
Độc lập về ý chí, không chịu sự tác động của các chủ thể khác.
Được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
Có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đó gây ra.
Không có một chủ thể nào có quyền tài phán chủ thể của Luật Quốc tế.
3. Phân loại chủ thể luật quốc tế:
Hiện nay, trong quan hệ pháp Luật Quốc tế hiện đại thì chủ thể của Luật Quốc tế bao gồm:
Các quốc gia, đây là chủ thể cơ bản và chủ yếu của Luật Quốc tế.
Các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, đây là chủ thể tiềm tàng của Luật Quốc tế.
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ, đây là chủ thể phái sinh của Luật Quốc tế, được hình thành bởi sự hợp tác của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực hướng đến lợi ích của các quốc gia và lợi ích chung của cộng đồng.
Các chủ thể đặc biệt khác.
Tuy nhiên trong trong thời đại toàn cầu hóa ngày nay, vai trò của các cá nhân, tập đoàn, công ty đa quốc gia, các hiệp hội phi chính phủ trong quan hệ quốc tế ngày càng tăng cho nên việc thừa nhận các chủ thể có sự tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế ở một số lĩnh vực nhất định, do đó có quan điểm cho rằng đây cũng là chủ thể của Luật Quốc tế.
4. Thực tiễn cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế:
Khái niệm Cá nhân
Cá nhân là chủ thể mang tính tự nhiên, là một thực thể sinh học chiếm số lượng lớn nhất trong xã hội. Cá nhân là chủ thể thường xuyên và quan trọng nhất của nhiều ngành luật như: pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật đất đai… bởi đây là chủ thể đầu tiên và cơ bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia chưa công nhận cá nhân là chủ thể của Luật Quốc tế.
Đặc điểm chủ thể của cá nhân
Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng có quyền và nghĩa vụ. Đây là những quyền do nhà nước quy định và không ai được tự hạn chế nghĩa vụ của mình cũng như quyền và nghĩa vụ của người khác. Mọi cá nhân sinh ra không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, giàu nghèo, tôn giáo… đều có năng lực pháp luật như nhau và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này được công nhận tại Điều 6 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 (Ở bất kì nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật).
Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí cũng như độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Khả năng này được xác định dựa theo độ tuổi và khả năng nhận thức của con người. Năng lực hành vi của cá nhân ở các quốc gia khác nhau và ở nhiều thời điểm khác nhau là khác nhau.
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của cá nhân
Tính chủ thể pháp lý của cá nhân được thể hiện ở chỗ cá nhân cũng gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như hưởng các quyền lợi mà Luật Quốc tế quy định, bởi suy cho cùng hành vi của từng cá nhân trong một quốc gia là cách thức quốc gia đó thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế. Ngoài ra, để pháp điển hóa các quy định của pháp luật quốc tế, các quốc gia phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo khung pháp lí cho việc áp dụng các quy định đó trong đời sống xã hội. Như vậy, việc này đã gián tiếp công nhận các cá nhân của quốc gia đó, chính là những người trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia mình.
Mặt khác, trong rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế, cá nhân được đem ra xem xét như là một chủ thể của quan hệ pháp luật này và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.Theo Điều 1 Quy chế Tòa án hình sự quốc tế thì Tòa án có quyền xét xử đối với những cá nhân về những tội phạm hình sự quốc tế nguy hiểm nhất được quy định trong Quy chế. Cũng theo Điều 5 Quy chế này thì Tòa án sẽ xét xử đối với hầu hết những tội phạm nguy hiểm nhất do cá nhân thực hiện, đó là tội diệt chủng, tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội gây chiến tranh xâm lược. Điều lệ của Tòa án binh 1945 ở Nurnberge và Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng 1948 cũng thừa nhận như trên.
Ví dụ điển hình
Chúng ta cùng thử đánh giá khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế của cá nhân với tư cách là chủ thể của Luật Quốc tế thông qua một ví dụ điển hình sau:
Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam
Tranh chấp về chủ quyền biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc diễn ra ngày càng gay gắt. Như chúng ta đã biết, Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và mới đây, bằng hành động ban hành cấm đánh bắt cá từ ngày 16/5/2008 đến 1/8/2008 thì Trung Quốc như càng muốn khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo có đầy lợi thế về mặt kinh tế lẫn mặt chính trị này.
Chính vì vậy, 21/6/2009 lực lượng tuần tra Trung Quốc đã bắt ba tàu cá gồm 37 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi Việt Nam, khi họ đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Sau đó, 1/8/2009, 13 ngư dân Việt Nam khác vào tránh bão tại Hoàng Sa cũng bị Trung Quốc bắt giữ.
Ngày 21/3/2010, một thuyền cá của ông Tiêu Viết Là bị Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt ở gần quần đảo Hoàng Sa. Phía Trung Quốc đã buộc ông Là gọi điện về nhà, đòi gửi tiền chuộc thì mới trả tự do cho ông và các thuyền viên. Họ cũng giải thích ông bị bắt và phải nộp phạt vì “xâm phạm lãnh hải” Trung Quốc.
Gia đình ông Tiêu Viết Là thì cho hay đây là lần thứ hai tàu của ông bị bắt khi hoạt động tại khu vực gần Hoàng Sa. Được biết số tiền chuộc Trung Quốc đòi hỏi là khoảng 180 triệu đồng, được cho là “quá lớn” so với hoàn cảnh tài chính eo hẹp của gia đình ông. Chính quyền sở tại và cơ quan biên phòng đã có báo cáo, kiến nghị lên Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu can thiệp.
Quan điểm chính thức của phía Việt Nam là không nộp tiền phạt, vì điều đ́ó đồng nghĩa với thừa nhận chủ quyền và quyền chủ quyền của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.
Các cuộc tranh chấp như thế này thì những ngư dân Việt Nam không thể tự mình giải quyết cũng như tự đứng ra để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình được mà đều phải thông qua các cơ quan có thẩm quyền (thường là Bộ ngoại giao) giải quyết bằng con đường ngoại giao. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, trong các vụ tranh chấp về biển – tranh chấp quốc tế, thì mặc dù là người trực tiếp liên quan đến vụ việc nhưng bản thân cá nhân các ngư dân không thể tham gia vào quan hệ pháp lý quốc tế này cũng như không thể có ý chí độc lập mà phải phụ thuộc vào các chủ thể khác. Mà những điều kiện trên đều là những dấu hiệu cơ bản, đặc trưng của chủ thể của luật quốc tế. Vì vậy, qua ví dụ trên phần nào chúng ta đã biết được cá nhân khó có thể trở thành chủ thể của Luật Quốc tế.
5. Cá nhân không phải chủ thể của luật quốc tế:
Cá nhân không có ý chí độc lập khi tham gia quan hệ pháp luật quốc tế
Rõ ràng, cá nhân có thể có nhiều quyền mà luật quốc tế ấn định, như quyền xuất ngoại, du nhập vào nước khác, quyền thụ đắc tài sản, quyền hoạt động thương mại,… nhưng cá nhân luôn phải nhờ quốc gia mình can thiệp với nước ngoài, để nước ngoài công nhận những quyền đó của cá nhân. Như thế, rõ ràng là khi tham gia vào tất cả các quan hệ của đời sống xã hội thì cá nhân vẫn chịu một sự chi phối rất lớn từ ý chí, từ quyền lực chính trị của chủ thể đặc biệt – đó là Nhà nước.
Ví dụ: Điều 6 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng năm 1948 quy định: “Những kẻ phạm tội diệt chủng sẽ bị 1 Tòa án có thẩm quyền của quốc gia nơi hành vi phạm tội được thực hiện xét xử hoặc một tòa án hình sự quốc tế có thể phán quyết trên cơ sở các quốc gia thanh viên sẽ chấp nhận thẩm quyền của Tòa án quốc tế đó”
Với quy định này có thể thấy, một cá nhân phạm tội diệt chủng, tùy thuộc vào ý chí của các quốc gia, có thể bị xét xử bởi 1 tòa án của quốc gia hoặc bị xét xử bởi 1 tòa án quốc tế do các quốc gia thỏa thuận thành lập. Cá nhân không có quyền lựa chọn, tức là không có ý chí trong một quan hệ pháp luật quốc tế mà mình tham gia.
Như vậy, cá nhân không có ý chí độc lập khi tham gia các quan hệ quốc tế, và như vậy cá nhân không thể là một chủ thể của luật quốc tế.
Cá nhân không có quyền và nghĩa vụ riêng biệt so với các chù thể khác của Luật Quốc tế
Không thể phủ nhận rằng, trên thực tế, có một số trường hợp luật quốc tế trao các quyền và nghĩa vụ trực tiếp cho cá nhân. Đặc biệt là sự ra đời của Bản tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/2948 đã công nhận mọi cá nhân, bất luận là người dân quốc gia độc lập hay bị trị đều được hưởng các quyền và tự do trong bản tuyên ngôn.
Các quyền và tự do căn bản trong bản tuyên ngôn có thể được chia thành 4 loại: (1) Các quyền về tự do cá nhân (Từ điều 3 đến điều 13) như các quyền sống tự do và an toàn, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được được bảo vệ chống lại mọi sự bắt bớ giam giữ trái phép, mọi sự tran tấn, trừng phạt dã man, quyền tự do đi lại, xuất ngoại, hồi hương; (2) Các quyền về tự do trong mối liên lạc với người khác (Điều 14 đến Điều 16) như quyền tị nạn, quyền có quốc tịch, quyền lập gia đình; (3) Các quyền tự do tinh thần và tự do chính trị (từ Điều 17 đến Điều 21) như quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, quyền tự do lập hội, tự do bầu cử, ứng cử, quyền tham gia các công việc công; (4) Các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội (Điều 22 đến Điều 27) như quyền có việc làm, quyền tự do chọn việc làm, tự do lập nghiệp đoàn, được hưởng các chế độ an ninh xã hội, tự do học tập, hưởng một nền giáo dục căn bản và miễn phí, tự do tư tưởng về khoa học,…
Một số nhà luật học đã dựa vào những căn cứ như trên đã đề cập, họ chứng minh rằng cá nhân vẫn được hưởng quyền và các nghĩa vụ như các chủ thể khác của luật quốc tế. Tuy nhiên, theo quan điểm của em thì dù các Điều ước Quốc tế trên là hướng tới con người, hướng tới cá nhân thì những quyền, nghĩa vụ cá nhân tồn tại trong Điều ước quốc tế đó chỉ với ý nghĩa là khách thể của các quan hệ pháp luật điều ước quốc tế về quyền con người, hình thành từ sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau hay với tổ chức quốc tế. Cá nhân trong các mối quan hệ như vậy chỉ có thể là đối tượng của những thỏa thuận hay cam kết quốc tế mà không thể là chủ thể của những mối quan hệ đó được.
Như vậy, cần phải thấy rằng việc cá nhân tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế về quyền con người là do sự thỏa thuận của các chủ thể luật quốc tế. Cá nhân chỉ là chủ thể của quyền con người chứ không phải chủ thể của luật quốc tế về quyền con người.
Trên đây mới bàn đến những quyền, nghĩa vụ của cá nhân có thể gây nhầm lẫn trong việc xác định tư cách chủ thể luật quốc tế của cá nhân. Một điều quan trọng nữa là, trên thực tế có rất nhiều quyền và nghĩa vụ cá nhân không hề có. Theo tập quán quốc tế, những cá nhân không có những quyền hạn do Luật quốc tế ấn định mà những quyền này được dành cho quốc gia. Chẳng hạn như cá nhân không thể thưa kiện trước tòa án quốc tế, không thể kí kết các hiệp ước quốc tế,…
Như vậy, có thể khẳng định cá nhân không các quyền, nghĩa vụ ngang bằng, riêng biệt với các chủ thể khác của luật quốc tế mà phải chịu sự tác động của quốc gia.
Cá nhân không thể gánh chịu trách nhiệm pháp lý một cách độc lập
Có thể thấy rằng không một chủ thể nào có quyền tài phán chủ thể của Luật Quốc tế, trên nó không tồn tại quyền lực chính trị nào chi phối hoạt động của nó và khi tham gia vào các quan hệ quốc tế thì các chủ thể có vị trí độc lập, bình đẳng với nhau. Khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do hành vi của mình gây ra có quan hệ mật thiết với khả năng có sự tự do ý chí tham gia các quan hệ quốc tế.
Do đó, một điều tất yếu từ việc cá nhân không có các quyền, nghĩa vụ riêng biệt theo quy định của luật quốc tế là cá nhân sẽ không có sự tự do ý chí tham gia các quan hệ quốc tế, đồng thời cá nhân cũng không có khả năng gánh vác những trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi của mình gây ra 1 cách độc lập. Một khi không có vị trí độc lập bình đẳng với các chủ thể khác, cá nhân sẽ không thể độc lập gánh chịu trách nhiệm pháp lý do những hành vi của mình gây ra.
Thực tiễn ta thấy rằng, trong mối tương quan về địa vị pháp lý trong Luật quốc gia thì nhà nước luôn có quyền tài phán đối với công dân nước mình, phần lớn các quan hệ phát sinh giữa cá nhân với nhà nước đều được điều chỉnh bởi phương pháp quyền uy, mệnh lệnh phục tùng. Mặt khác, chúng vẫn có thể bị tài phán bởi các cơ quan quốc tế khác (ví dụ như Tòa án binh Quốc tế) theo Luật Quốc tế.
Vì vậy, khi tham gia vào các hoạt động, cá nhân luôn bị chi phối ảnh hưởng bởi quyền lực chính trị và khi tham gia vào quan hệ với các chủ thể khác của Luật Quốc tế thì chủ thể này khó có thể có được vị trí độc lập và bình đẳng.
Từ khóa » Chủ Thể Của Luật Thương Mại Quốc Tế Là Gì
-
Phạm Vi đối Tượng điều Chỉnh Và Chủ Thể Của Luật Thương Mại
-
Luật Thương Mại Quốc Tế Là Gì ? Chủ Thể Trong Luật ... - Luật Minh Khuê
-
Chủ Thể Của Luật Thương Mại Gồm Những đối Tượng Nào ?
-
Các Chủ Thể Trong Thương Mại Quốc Tế - HILAW.VN
-
Luật Thương Mại Quốc Tế Là Gì? (Cập Nhật 2022)
-
Luật Thương Mại Quốc Tế Là Gì? - Mien Dong Innovative Technology ...
-
[PDF] Giáo Trình Luật Thương Mại Quốc Tế – Đại Học Luật Hà Nội - Amilawfirm
-
Chủ Thể Của Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế - PhapTri
-
Học Luật Thương Mại Quốc Tế Có Cơ Hội Việc Làm Cao?
-
Quy định Về Pháp Nhân Thương Mại Trong Pháp Luật Việt Nam
-
Thương Nhân Là Gì? Đặc điểm Của Thương Nhân Theo Quy định
-
2 Chủ Thể Của Luật TM Quốc Tế - Tài Liệu Text - 123doc
-
Hợp đồng Thương Mại Quốc Tế Mẫu Mới Nhất 2022
-
Luật Thương Mại Quốc Tế - UEL