Chủ Tịch FLC Bật Mí Về Nguồn Tiền đầu Tư Các Dự án Khủng
Có thể bạn quan tâm
- Chủ tịch FLC: “2016 tiếp tục là năm thuận lợi”
- Chủ tịch FLC đăng ký mua thêm 6,5 triệu cổ phiếu
Sau 15 năm thành lập, Tập đoàn FLC đã tạo ra những công trình lớn. Vì vậy kế hoạch 15 năm tới, FLC vẫn kiên định con đường đã chọn, đó là đầu tư vào bất động sản, trong đó có bất động sản nghỉ dưỡng, bất động sản nhà ở và bất động khu công nghiệp. "Tôi tin là trong 15 năm tiếp theo, FLC sẽ vẫn tiếp nối câu chuyện: ở đâu có bãi biển đẹp, có tiềm năng du lịch, ở đó có dự án của FLC", ông Quyết nói.
Theo ông Quyết, khi đầu tư FLC chọn con đường riêng để phát triển, vì dung lượng thị trường rất lớn.
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết. |
"Nhiều người thắc mắc vì sao FLC lựa chọn đầu tư vào Sầm Sơn, Thanh Hóa - nơi du lịch vốn chỉ được khai thác một mùa; vì sao lựa chọn đầu tư vào Quy Nhơn, Bình Định - nơi mà tôi tin là trước năm 2015, cứ 10 người đến thì hơn 9 người nhận xét Bình Định rất đẹp nhưng không làm du lịch được vì… chưa có ai làm.
Việc đi đầu trong đầu tư hạ tầng du lịch vào các địa phương này có lợi thế là chúng ta được chọn lựa vị trí đẹp nhất, chi phí đầu tư thấp hơn và trong marketing, người ta thường nhớ đến người số 1, chứ không phải số 2. Phải có người đi đầu thì mới có người thứ hai được.
Và thực tế, việc FLC Sầm Sơn ngay lập tức khai thác thành công du lịch 4 mùa, FLC Quy Nhơn hút khách ngay từ khi chưa khai trương"
Lý giải bài toán vốn cho các dự án này, ông Quyết cho biết cuối tháng 9/ 2016, Tập đoàn FLC có tiếp xúc với đoàn nhà báo quốc tế. Họ rất thích thú và ngạc nhiên trước các dự án của FLC và cho rằng FLC sẽ khó mà làm được như vậy nếu không vay mượn lớn, bởi quy mô vốn chủ sở hữu thời điểm này chỉ xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.
Có người đã hỏi liệu FLC có giống các nhà đầu tư bất động sản Thái Lan, là sẽ bán lại các dự án này cho nhà đầu tư nước ngoài khai thác để kiếm lời, khi bối cảnh mà Việt Nam đang trải qua giống hệt như tại Thái Lan giai đoạn trước?
"Tôi đã trả lời họ rằng, FLC không đặt mục tiêu gia tăng vay nợ để đầu tư dự án và chúng tôi cũng không bán lại dự án của mình cho các nhà đầu tư ngoại. Hiện tại, vay nợ của FLC chỉ chưa tới 3.000 tỷ đồng, trong khi tổng giá trị tài sản các dự án mà Tập đoàn làm chủ đầu tư theo đánh giá của Savills đến nay đã vượt ngưỡng 3 tỷ USD.
Để làm được điều đó, FLC đã đa dạng hóa các nguồn vốn. FLC hiện có 5 nguồn tài trợ vốn lớn bao gồm: vốn đầu tư chủ sở hữu, vốn vay ngân hàng, vốn góp từ các nhà đầu tư, khách hàng mua sản phẩm của dự án và từ các nhà cung cấp. FLC không bán dự án, nhưng chúng tôi có bán các biệt thự, căn hộ khách sạn, thẻ golf...
Thị trường ngạc nhiên vì sao FLC luôn có tốc độ thi công rất nhanh, kỷ lục sau phá kỷ lục trước. Thực ra, nếu không làm thế thì bằng cách nào chúng tôi tiết kiệm được chi phí và đẩy mạnh công tác bán hàng thu tiền về tài trợ cho dự án. Tất cả, suy đến cùng đều nằm ở bài toán hiệu quả thôi", ông Quyết khẳng định.
Từ khóa » Flc Lấy Vốn ở đâu
-
Đầu Tư Hàng Loạt Dự án Nghìn Tỷ, FLC Lấy Nguồn Vốn ở đâu?
-
Ông Trịnh Văn Quyết “thổi” Vốn FLC để Làm Gì? - Báo Người Lao động
-
Những Nguồn Vốn Giúp FLC Thực Hiện Hàng Loạt Dự án - VietnamBiz
-
Top 22 Flc Lấy Tiền Ở Đâu Hay Nhất 2022 - Cẩm Nang Hải Phòng
-
Tập đoàn FLC – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chủ Tịch Trịnh Văn Quyết: FLC Cần Nhiều Vốn để Thực Hiện Gần 300 ...
-
Tỷ Phú Trịnh Văn Quyết đầu Tư Gần 19.000 Tỷ đồng Vào Hai Siêu đô ...
-
FLC Lấy đâu Tiền Xây Sân Vận động 100.000 Chỗ?
-
Tập đoàn FLC Lấy đâu Ra Tiền Mua 20 Máy Bay Boeing 787? - Zing
-
Xung Quanh đề Xuất Của Tập đoàn FLC Về Dự án Khu đô Thị Hơn ...
-
CTCP Tập đoàn FLC - FLC.,JSC | VietstockFinance
-
Thấy Gì Qua 'trận đồ' đầu Tư Tài Chính Của FLC?
-
Trụ Sở Của FLC, Bamboo Airways đã Dùng để Cấn Trừ Nợ Từ Năm 2020