Chủ Tịch Hội đồng Quản Trị Có Nên đồng Thời Là CEO Không - 123doc
- Trang chủ >>
- Luận Văn - Báo Cáo >>
- Kinh tế - Thương mại
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.09 KB, 24 trang )
MỤC LỤC1LỜI MỞ ĐẦUSau gần 30 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựunổi bậc, là một trong những nước có nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng tương đốicao và ổn định, quy mô nền kinh tế tăng lên, đời sống người dân ngày một nângcao. Cùng với đó, hệ thống doanh nghiệp ở Việt Nam đã hình thành và phát triểnrộng khắp trên cả nước ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế.Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng về số lượng, sự lớn mạnh về quy mô,thì vấn đề quản trị doanh nghiệp đang ngày càng thu hút sự quan tâm của cộngđồng doanh nghiệp và các nhà xây dựng pháp luật về doanh nghiệp. Cùng vớiquá trình hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp, khung quảntrị về công ty cũng đã từng bước xây dựng, bổ sung và hoàn thiện. Tuy nhiên,hoạt động quản trị công ty ở Việt Nam vẫn còn nhiều điểm hạn chế và yếu kém,nhất là trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế trongkhu vực và thế giới. Cạnh tranh trong ngành giữa các doanh nghiệp trong nước,giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài đã và đang diễnra gay gắt và khốc liệt. Quản trị công ty tốt sẽ thúc đẩy hoạt động và tăng cườngkhả năng tiếp cận của doanh nghiệp với các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tíchcực vào việc tăng cường giá trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư và phát triểnbền vững cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Ngược lại quản trị yếu kém sẽ dẫnđến hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ thậm chí dẫn đến phá sản.Thực tế hiện nay các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phân vân không biết nên chọnmô hình quản trị nào cho doanh nghiệp của mình. Có nên tách biệt hay thốngnhất hai vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO – Tổng giám đốc? Từ thựctiễn này, tôi đã chọn đề tài: “Chủ tịch Hội đồng quản trị có nên đồng thời làCEO không?” làm bài nghiên cứu chuyên đề của mình.Do hiểu biết còn hạn chế nên bài chuyên đề không tránh khỏi những thiếusót. Rất mong nhận được sự góp ý của Thầy để bài viết được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!2CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHỦ TỊCH HĐQT VÀ CEOI.Khái niệm về quản trị công tyKhông có định nghĩa duy nhất về quản trị công ty có thể áp dụng cho mọitrường hợp và cho mọi thể chế. Những định nghĩa khác nhau về quản trị công typhần nhiều phụ thuộc vào tác giả, thể chế cũng như quốc gia hay truyền thốngpháp lý. Một số định nghĩa tiêu biểu về quản trị công ty như sau:- Theo Công ty tài chính quốc tế của Ngân hàng thế giới (IFC): Quản trịcông ty là những cơ chế và những quá trình để định hướng và kiểm soát công ty.- Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): Quản trị công ty lànhững biện pháp nội bộ để điều hành và kiếm soát công ty, liên quan tới các mốiquan hệ giữa ban giám đốc, Hội đồng quản trị (HĐQT) và các cổ đông của mộtcông ty với các bên có quyền lợi liên quan. Quản trị công ty cũng tạo ra một cơcẩu đế đề ra các mục tiêu của công ty, và xác định các phương tiện để đạt đượcnhững mục tiêu đó, cũng như đế giám sát kết quả hoạt động của công ty. Quảntrị công ty chỉ được cho là có hiệu quả khi khích lệ được ban giám đốc và Hộiđồng quản trị theo đuổi các mục tiêu vì lợi ích của công ty và của các cổ đông,cũng như phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát hoạt động của công tymột cách hiệu quả, từ đó khuyến khích công ty sử dụng các nguồn lực một cáchtốt hơn.- Theo Bob Monks và Nel Minow (2001): quản trị công ty là mối quan hệgiữa rất nhiều bên tham gia vào quá trình xác định định hướng và hoạt động củacông ty. Những người tham gia trước hết là các cổ đông, ban điều hành vàHĐQT.- Theo Hilmer (1993): Vai trò chủ yếu của HĐQT là đảm bảo rằng việcđiều hành công ty phải liên tục và hiệu quả, phấn đấu đạt được kết quả hoạtđộng trên mức trung bình, có tính đến yếu tố rủi ro, và không phủ nhận vai tròkhác của HĐQT trong việc bảo vệ lợi ích cổ đông.- Ở Việt Nam, theo Quyết định số 12/2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 củaBộ Tài chính ban hành Quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm3yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán: “Quảntrị công ty” là hệ thống các quy tắc để đảm bảo cho công ty được định hướngđiều hành và được kiểm soát một cách có hiệu quả vì quyền lợi của cổ đông vànhững người liên quan đến công ty.Như vậy, quản trị công ty là một hệ thống các mối quan hệ, được xác địnhbởi các cơ cấu và quy trình. Ví dụ, một hệ thống quy định các mối quan hệ giữacác cổ đông và ban giám đốc bao gồm việc các cổ đông cung cấp vốn cho bangiám đốc để thu được lợi suất mong muốn từ khoản đầu tư (cổ phần) của mình.Các cổ đông cũng bầu ra một thể chế giám sát, thường được gọi là Hội đồngquản trị hoặc ban kiểm soát (BKS) để đại diện cho quyền lợi của mình. Tráchnhiệm chính của thể chế này là đưa ra định hướng chiến lược cho ban giám đốcvà giám sát họ. Ban giám đốc lại có trách nhiệm cung cấp cho các cổ đông cácbáo cáo tài chính và các báo cáo hoạt động thường kỳ một cách minh bạch. Cóthể nói, ban giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị này, và thể chếnày lại chịu trách nhiệm trước các cổ đông thông qua đại hội đồng cổ đông.Tất cả các bên đểu liên quan tới việc định hướng và kiểm soát công ty: Đạihội đồng cổ đông, đại diện cho các cổ đông, đưa ra các quyết định quan trọng, vídụ về việc phân chia lãi lỗ. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm chỉ đạo và giámsát chung, đề ra chiến lược và giám sát ban giám đốc. Cuối cùng, ban giám đốcđiều hành những hoạt động hàng ngày, chẳng hạn như thực hiện chiến lược đãđề ra, lên các kế hoạch kinh doanh, quản trị nhân sự, xây dựng chiến lượcmarketing, bán hàng và quản lý tài sản. Tất cả những điều này đều nhằm phânchia quyền lợi và trách nhiệm một cách phù hợp - và qua đó làm gia tăng giá trịlâu dài của các cổ đông.Quản trị công ty tốt có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởngkinh tế lành mạnh, tạo nên sự hài hòa của một loạt các mối quan hệ giữa bangiám đốc công ty, hội đồng quản trị, các cổ đông và các bên có quyền lợi liênquan, từ đó tạo nên định hướng và sự kiểm soát công ty.II.Chủ tịch HĐQT1. Cấu trúc HĐQT và thành viên HĐQT4Kiến trúc quản trị công ty liên quan đến việc thiết kế và phong cách quảntrị công ty, cùng với cách thức các cấu trúc này phù hợp với chức năng củaHĐQT.Về chức danh pháp lý, luật công ty của hầu hết các nước không phân biệtgiữa các loại thành viên HĐQT khác nhau. Theo các bộ luật này, tất cả cácthành viên HĐQT đều có vai trò và trách nhiệm tương tự nhau. Hơn nữa, bất kỳai nắm giữ vị trí thành viên HĐQT đều có thể được đối xử như một thành viênHĐQT theo pháp luật, cho dù họ có chức danh khác.Một vấn đề được viết rộng rãi trên sách báo về quản trị công ty chính là cấutrúc chính thức của HĐQT. Có bốn cấu trúc có thể áp dụng là: HĐQT chỉ cóthành viên tham gia điều hành, HĐQT với phần lớn là thành viên tham gia điềuhành, HĐQT với hầu hết là thành viên không tham gia điều hành, và HĐQT chỉtoàn thành viên không tham gia điều hành.Trong HĐQT mà tất cả đều là thành viên tham gia điều hành, các giám đốcđiều hành cấp cao cũng đều là thành viên HĐQT.Ngày nay, cấu trúc này thường áp dụng trong các công ty gia đình nhỏ haycác công ty mới bắt đầu thành lập. Đặc trưng của các doanh nghiệp này là họchưa đến giai đoạn cần phải có thành viên HĐQT không tham gia điều hành.Các thành viên trong HĐQT này ít khi đưa ra sự phân biệt giữa vai trò điều hànhvà trách nhiệm quản trị công ty của mình. Trong tư duy của các thành viên này,công ty chỉ là một cách để tạo sự thuận lợi về mặt pháp lý, có lẽ là để hưởng lợithế về thuế và để chịu trách nhiệm hữu hạn thôi, chứ không phải là một thực thểpháp lý đặc biệt nào cả.Trong HĐQT có phần lớn thành viên tham gia điều hành, một số thànhviên không tham gia điều hành sẽ được mời tham gia HĐQT, cho dù họ chỉ làthiểu số.Việc bổ sung thêm thành viên không tham gia điều hành vào HĐQT có thểvì một số lý do khác nhau. Các thành viên HĐQT tham gia điều hành của mộtcông ty đang phát triển và thành công có thể cảm thấy cần có thêm các chuyên5gia để hồ trợ cho kinh nghiệm của họ, có thể là khi họ tham gia vào các thịtrường mới, áp dụng các công nghệ mới, hoặc gặp phải các vấn đề tài chính hayquản trị phức tạp hơn. Cái giá của việc tiếp nhận nguồn vốn tăng thêm rất lớn từbên ngoài cũng có thể khiến công ty phải cho phép bổ sung các thành viênHĐQT không tham gia điều hành để đại điện cho quyền lợi của bên cho vay.Một công ty gia đình chuyển sang thể hệ thứ hai có thể sẽ nhận thấy rằng trongkhi một số thành viên gia đình vẫn tiếp tục tham gia quản trị công ty, nhữngngười khác đã ra khỏi công ty và chỉ làm cổ đông mà thôi. Nhu cầu phải có cácthành viên HĐQT độc lập để đại diện cho các thành viên gia đình không thamgia điều hành bắt đầu xuất hiện.Tuy nhiên, trong HĐQT với phần lớn thành viên tham gia điều hành, khicác thành viên không tham gia điều hành đã được bổ sung vào HĐQT, các giámđốc điều hành vẫn chiếm đa số và vẫn tiếp tục thể hiện một quyền lực đáng kểđối với công ty. Mô hình này thể hiện cấu trúc điển hình của các công ty niêmyết đại chúng ở Anh cho đến thập niên 1970.Rõ ràng, ở các công ty mà thành viên HĐQT không tham gia điều hànhchiếm đa số, văn hóa, các mối quan hệ bên trong và thực ra là cả hoạt động củaHĐQT sẽ khác với công ty có HĐQT với thành viên tham gia điều hành chiếmđa số.Cuối cùng, còn lại một loại hình cấu trúc HĐQT thứ tư: HĐQT có thànhviên hoàn toàn là những người không tham gia điều hành.Cấu trúc HĐQT kiểu này ít khi xuất hiện ở các công ty niêm yết, nhưng lạithường tồn tại ở các tổ chức phi lợi nhuận, chăng hạn như tổ chức từ thiện, tổchức nghệ thuật - y tế - thể thao, các tổ chức phi chính phủ bán độc lập. HĐQTcủa các công ty con thuộc các tập đoàn kinh doanh lớn cũng có thể có cấu trúcnày, vì HĐQT của các công ty này có thể có sự tham gia của những giám đốcđiều hành cấp cao ở các công ty khác thuộc tập đoàn. Với cấu trúc HĐQT này,CEO (và có lẽ cả các thành viên khác trong Ban điều hành) có thể tham gia cáccuộc họp HĐQT, nhưng chỉ để cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi của cácthành viên HĐQT, chứ không chính thức tham gia vào quá trình ra Quyết định.6Thực ra, trong hầu hết các trường hợp, điều lệ công ty sẽ cho phép HĐQT yêucầu các giám đốc này ra khỏi cuộc họp để HĐQT ra các quyết định bí mật.2. Khái niệm về chủ tịch HĐQTChủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị của côngty cổ phần. Là người đứng đầu Hội đồng quản trị nhưng theo Luật doanh nghiệpnăm 2005 hay Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 thì Chủ tịch hội đồng quảntrị không chỉ được Hội đồng quản trị bầu theo nguyên tắc bầu dồn phiếu trongsố các thành viên hội đồng quản trị đại diện cho quyền lợi của thành viên Hộiđồng quản trị mà Chủ tịch Hội đồng quản trị còn được cả Đại hội đồng cổ đôngbầu trực tiếp để đại diện cho quyền lợi của đa số các cổ đông.Nếu Chủ tịch Hội đồng quản trị được Hội đồng quản trị bầu trong số cácthành viên Hội đồng quản trị thì Chủ tịch Hội đồng quản trị phải chịu tráchnhiệm trước Hội đồng quản trị trong suốt nhiệm kỳ của mình còn nếu Chủ tịchHội đồng quản trị mà được Đại hội đồng cổ đông bầu trực tiếp thì Chủ tịch Hộiđồng quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong suốt nhiệm kỳcủa mình.Với quy định tuy mang tính linh hoạt về việc bầu ra người đứng đầu Hộiđồng quản trị nhưng lại dẫn đến tình trạng xung đột về mặt lợi ích cũng như việcChủ tịch Hôi đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra thực hiện đúng theocác quyền và nghĩa vụ mà pháp luật Doanh nghiệp quy định là rất khó. Chính vìvậy, điều lệ công ty nên quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quảntrị bầu trong số các thành viên Hội đồng quản trị để tránh xung đột lợi ích cũngnhư tạo điều kiện thuận lợi cho Chủ tịch Hội đồng quản trị thực hiện được đầyđủ các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luât.3. Các chức năng của chủ tịch HĐQTVai trò của Chủ tịch trong việc đảm bảo quản trị công ty tốt là hết sức quantrọng. Chủ tịch là người chịu trách nhiệm cao nhất đối với công việc của HĐQT,với sự cân bằng của thành viên dưới sự phê duyệt của HĐQT và cổ đông, đảmbảo rằng tất cả các vấn đề liên quan đều được đưa vào chương trình nghị sự,rằng tất cả các thành viên HĐQT, dù tham gia điều hành hay không, cũng đều7được tạo điều kiện và khích lệ thực hiện trọn vẹn vai trò của mình trong các hoạtđộng của HĐQT.Chủ tịch hội đồng quản trị có các chức năng chính sau:- Quản lý HĐQT; lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quảntrị.- Quản lý các cuộc họp Chuẩn bị hoặc tổ chức việc chuẩn bị chương trình,nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ toạ cuộc họp Hội đồng quảntrị.- Lãnh đạo chiến lược; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồngquản trị; Giám sát quá trình thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.- Gắn kết HĐQT với Ban điều hành.- Phân xử giữa các thành viên và những người khác.- Chủ toạ họp Đại hội đồng cổ đông và là bộ mặt đối ngoại của công ty.- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của nhà nước và Điều lệ côngty.Nếu trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì phải làm ủyquyền bằng văn bản cho một thành viên khác để thực hiện các quyền và nghĩavụ của Chủ tịch hội đồng quản trị theo quy định tại Điều lệ công ty. Nếu trongtrường hợp không có ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị không làm đượcviệc thì các thành viên còn lại có thể tiến hành bầu một người khác trong số cácthành viên Hội đồng quản trị tạm thời giữa chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theonguyên tắc quán bán.Như vậy, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đứng đầu Hội đồng quản trị,được bầu trực tiếp từ Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị. Chủ tịchHội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định để đảm bảocho suốt quá trình hoạt động của Hội đồng quản trị.III.CEO1. Khái niệm CEO8CEO là chữ viết tắt của Chief Exccutive Officer. Nói một cách dễ hiểu thìCEO là người quản lý, lãnh đạo và điều hành cao nhất của một công ty và là đạidiện cho pháp luật của công ty hoặc tập đoàn kinh doanh.Theo Viện Kế toán - Quản trị Doanh nghiệp, CEO phải có kiến thức đa lĩnhvực. Ngoài kỹ năng kinh doanh, CEO còn am hiểu các vấn đề liên quan đế Luật,Nhân sự, Thuế, Hành vi tổ chức, Phong cách, Tài chính, Kế toán,... Viện nàyđưa ra những môn học được đánh giá "sát sườn" (theo kết luận của Viện Kế toán- Quản trị Doanh nghiệp) gồm: Chiến lược kinh doanh, Hành vi Tổ chức, Phongcách lãnh đạo, Luật Kinh tế và định chế quốc tế, Tài chính dành cho CEO, Kếtoán dành cho CEO, Quản trị Marketing và Xây dựng thương hiệu, Thuế dànhcho CEO, Kinh doanh trong môi trường quốc tế, Hệ thống quản lý ISO, Kinh tếhọc dành cho CEO.Còn theo trường đào tạo những người dẫn đầu B.S.L, CEO phải có thêmkiến thức và kỹ năng về thị trường, về khách hàng, biết cách đánh giá và nhạycảm về mức độ cạnh tranh để xác định đúng đắn tư tưởng và nội dung cho chiếnlược. Triển khai các tư tưởng nội dung chiến lược thành các chương trình hànhđộng và chính sách cho tổ chức. Bên cạnh đó các kiến thức về quản trị sự thayđổi và đổi mới là không thể thiếu trong giai đoạn hậu WTO của thị trường ViệtNam.2. Các chức năng của CEOLà người định hướng chiến lược và chỉ đạo triển khai thực hiện các chiếnlược của công ty trung hạn và dài hạn.Là người chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị của công ty và chịutrách nhiệm với pháp luật, nhân viên, khách hàng và xã hội.Là người thiết lập hệ thống quản lý, điều hành cho toàn bộ hoạt động củacông ty.Là người đứng đầu xây dựng văn hóa của công ty.Là người quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự của công ty.9Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về sự sống còn của công ty thông quaquản lý tài chính (tiền bao gồm quỹ tiền mặt, thu, chi, lợi nhuận, đầu tư và thuếnhà nước).Là người nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ của công ty.Và nhiều công việc khác...3. Vai trò của CEOCEO có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp. Với các tổ chức đầu tư tàichính chuyên nghiệp, khi quyết định đầu tư vào đâu thì họ phải xét tới năng lựcban lãnh đạo ở đó, trước hết là năng lực của các CEO. Trên sàn giao dịch chứngkhoán, thì CEO cũng có ảnh hưởng nhất định tới cổ phiếu. CEO có thể ảnhhưởng tới mọi hoạt động kinh doanh, quản lý và các mối quan hệ của doanhnghiệp. Vì vậy, với các CEO có năng lực thì cơ hội thăng tiến rất lớn và đượcđánh giá rất cao. Giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại một cuộc chiến “giành giật”những CEO tài năng có khả năng lãnh đạo công ty. Và đây chính là một trongnhững cơ hội để các CEO thử sức và thể hiện khả năng của mình.Xét ở tầm quốc gia, thực tiễn phát triền ở khắp các nước đã cho thấy nỗ lựccủa cộng đồng các nhà quản lý ở tất cả các cấp là nhân tố quyết định sự bềnvững, sức mạnh cạnh tranh, sự phát triển và niềm kiêu hãnh của mỗi quốc gia.Với vai trò quan trọng đó, nên các nhà quản lý có nhiều cơ hội phát triển cánhân và cơ hội đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nói chung.10CHƯƠNG II: CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÓ NÊNĐỒNG THỜI LÀ CEO KHÔNG ?I.Cơ sở lý luậnMối quan hệ giữa Chủ tịch HĐQT và CEO là một vấn đề ảnh hưởng đếnhiệu quả của HĐQT và công ty. Các nghiên cứu cho thấy, nếu kỹ năng và kinhnghiệp của Chủ tịch HĐQT và CEO nếu bổ sung và tương hỗ cho nhau thì sẽ tạonên hiệu quả hoạt động cao nhất, ngược lại nếu xảy ra sự cạnh tranh về kiếnthức và ảnh hưởng quyền lực giữa Chủ tịch HĐQT và CEO, hậu quả sẽ khólường. Chính những điều này đã làm nảy sinh quan điểm trong quản trị công tythì Chủ tịch HĐQT và CEO có nên đồng thời là một hay cần tách biệt.Theo phương diện pháp lý, Luật Doanh nghiệp 2005 không quy định phảitách bạch vị trí chủ tịch HĐQT và vị trị CEO. Tuy nhiên, các văn bản có liênquan về các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán có xu hướngkhuyến khích việc tách bạch hai nhiệm vụ này.Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành Điều lệmẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trungtâm Giao dịch Chứng khoán (“Quyết định 15”) quy định rằng vai trò của Chủtịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành nên tách biệt. Quy định nàydựa trên hai lập luận cơ bản: thứ nhất, trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT và CEOlà khác nhau và cần được quy định khác nhau; thứ hai, nếu kết hợp vai trò Chủtịch HĐQT và CEO có thể sẽ gây sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn.Điều 10 Quyết định 12 /2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban hànhQuy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịchChứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán quy định rằng việc kiêmnhiệm chức vụ CEO của Chủ tịch HĐQT phải được phê duyệt tại Đại hội đồngcổ đông (ĐHĐCĐ).Như vậy, pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam không cấm việc Chủ tịchHĐQT kiêm nhiệm chức vụ CEO, tuy rằng một số văn bản dưới Luật có xuhướng không ủng hộ việc kiêm nhiệm trên.11Về kinh nghiệm thực tế, trên thế giới không có sự thống nhất về mô hìnhquản trị công ty. Quan điểm tách biệt vai trò CEO và Chủ tịch HĐQT nhìnchung được rất nhiều các nước Châu Âu ủng hộ (100% các công ty ở Đức & HàLan áp dụng mô hình này), có thể gọi đây là trường phái Châu Âu. Tuy nhiêncác doanh nghiệp Mỹ có quan điểm khá khác biệt.II.Phân tích quan điểm1. Chủ tịch HĐQT và CEO là mộtMột số quy tắc quản trị cho thấy trong một số tình huống, một người lãnhđạo duy nhất là hợp lýa) Thuận lợi khi Chủ tịch HĐQT và CEO là một- Hiểu được văn hóa, bản chất, hoài bão của doanh nghiệp tường tận “đếntận gốc rễ”, do đó, sẽ thuận lợi hơn trong công việc điều hành; nhờ thế, doanhnghiệp được vận hành tốt và phát triển nhanh.- Hỗ trợ cho việc ra quyết định, đặc biệt là trong hoàn cảnh cấp bách, vàgiúp ban quản trị nắm tốt hơn về thông tin của công ty. Trong trường hợp nàyviệc tách biệt hai vai trò sẽ kém hiệu quả trong việc kết nối chiến lược công tyvà quá trình thực hiện. HĐQT khi lập chiến lược thường không lường hết đượccác yếu tố của thực tế vận hành. Khi CEO lãnh đạo bộ máy điều hành thực hiệncác chiến lược đã được HĐQT thông qua, một khi cần thay đổi để phù hợp vớinhững biến động và thay đổi của thực tế thị trường thường phải mất nhiều thờigian để trình bày và phê duyệt, đánh mất nhiều cơ hội. Ở góc độ dung hòa cácmong đợi giữa nhóm cổ đông và các bên hữu quan khác, CEO nếu kiêm nhiệmChủ tịch HĐQT sẽ nhanh chóng hơn trong việc thống nhất các mong đợi khácnhau vì CEO hiểu rõ tất cả các nhóm.b) Cản trở và khó khăn khi Chủ tịch HĐQT và CEO là một- Việc kiêm nhiệm đôi khi sẽ thường dẫn đến việc lẫn lộn, không rõ rànggiữa hai vai trò. Ở vai trò người đứng đầu HĐQT, phải có nhiệm vụ tạo ra môitrường tốt cho ban giám đốc thực thi công việc điều hành của mình, và quantrọng nhất là phải có tầm nhìn cao và rộng để đề ra đường hướng đi cho doanh12nghiệp. Còn CEO là người dẫn cả đoàn tàu đi sao cho đúng hướng với nhữnghoạch định, chiến lược đã được HĐQT thông qua. Thêm nữa, sự nhập nhằng vềvai trò có thể xuất hiện trong quá trình đánh giá, thẩm định công việc.c) Dưới góc độ kiểm soát, nếu CEO kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT, ban điềuhành công ty sẽ dễ bị lôi kéo và dễ có khả năng che giấu thông tin (mà thường làthông tin không tốt) khỏi HĐQT, do đó làm giảm khả năng kiểm soát các hoạtđộng của công ty. Với cơ cấu quản trị công ty như vậy, dường như không ai cóthể kiểm soát Chủ tịch HĐQT kiêm CEO, ngoại trừ chính ông ta.2. Tách biệt Chủ tịch HĐQT và CEOHầu hết các quy tắc về các thông lệ quản trị công ty đề xuất rằng tách biệtvai trò của Chủ tịch HĐQT và CEO nhằm tạo ra cơ sở kiểm soát và cân bằng,chống lại sự thống trị trong việc ra quyết định và việc chấp nhận rủi ro quá mạohiểm của một người nắm giữ tất cả các quyền lực.Ở Anh, người ta rất kính trọng những người từ vai trò CEO vươn lên làmChủ tịch HĐQT. Vị trí của Chủ tịch HĐQT là hết sức quan trọng và vẻ vang,đem đến những lợi ích lớn, ngay cả khi tiền lương của Chủ tịch HĐQT chỉ bằng10-20% tiền lương của CEO. Sự thiệt thòi về tiền lương của Chủ tịch HĐQT sovới CEO được bù lại nhờ các cơ hội mà các Chủ tịch HĐQT của Anh có thểnắm bắt - ví dụ như khả năng được bổ nhiệm vào làm việc ở các hội đồng, cơquan của Chính phủ, cơ hội theo đuổi các vụ đầu tư mạo hiểm hoặc những sởthích cá nhân - bởi vì các Chủ tịch HĐQT thường chỉ phải làm việc 2 đến 3 ngàymột tuần. Thêm vào đó, các Chủ tịch HĐQT thường có nhiệm kỳ tới hơn 10năm vì vậy có một vị trí bảo đảm hơn là các CEO luôn có thể bị thay thế. Rấtnhiều CEO ở Anh nhìn nhận việc được bầu làm Chủ tịch HĐQT của công ty làđỉnh cao của một sự nghiệp thành công.- Thuận lợi khi tách bạch Chủ tịch HĐQT và CEOCEO điều hành doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT chịu trách nhiệm điềuhành HĐQT - mà một trong những nhiệm vụ của HĐQT là giám sát CEO. NếuChủ tịch HĐQT và CEO là một người, các thành viên HĐQT sẽ khó có thể phêbình CEO hoặc là phát biểu ý kiến độc lập. Một Chủ tịch HĐQT không kiêm13nhiệm chức vụ CEO sẽ tích cực khuyến khích tranh luận ở các cuộc họp củaHĐQT. Điều cần chú ý là Chủ tịch HĐQT và CEO có thế có quan điểm khácnhau. Chủ tịch HĐQT luôn nhìn mọi vấn đề qua lăng kính “mong đợi của cổđông” vì là người đại diện cho cổ đông trong khi CEO thường tiếp cận vần đềqua thực tế của “bộ máy điều hành và mong đợi của các bên hữu quan: nhânviên, đối tác, cộng đồng”. Vì vậy sự phản biện, dung hòa và thống nhất nhữngmong đợi có thể khác nhau giữa CEO và chủ tịch HĐQT là hết sức cần thiết- Khó khăn khi tách bạch Chủ tịch HĐQT và CEOTách biệt hai chức danh này sẽ dẫn tới việc điều hành DN kém hiệu quảtrong việc kết nối chiến lược Cty và quá trình thực hiện nhất là khi cần thay đổiđể phù hợp với những biến động của thực tế thị trường lại phải mất nhiều thờigian để trình bày và phê duyệt… Do vậy, sẽ đánh mất nhiều cơ hội kinh doanhcủa DN trên thương trường…14CHƯƠNG IIITHỰC TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊI.Góc độ pháp lý mối quan hệ giữa Chủ tịch HĐQT và CEOChủ tịch HĐQT và CEO là những người lãnh đạo trong doanh nghiệp.Theo cơ cấu quản trị công ty, HĐQT thực hiện việc quản trị, đặc biệt tập trungvào hoạch định chiến lược còn CEO thực hiện việc điều hành, thực hiện chiếnlược.Theo phương diện pháp lý, Luật Doanh nghiệp 2005 (luật cũ) hoặc Luậtdoanh nghiệp 2014 (luật mới) không quy định phải tách bạch vị trí chủ tịchHĐQT và vị trị CEO. Tuy nhiên, các văn bản có liên quan về các công ty cổphần niêm yết trên thị trường chứng khoán có xu hướng khuyến khích việc táchbạch hai nhiệm vụ này.Quyết định 15/2007/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 về việc ban hành Điều lệmẫu áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/ Trungtâm Giao dịch Chứng khoán (“Quyết định 15”) quy định rằng vai trò của Chủtịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành nên tách biệt. Quy định nàydựa trên hai lập luận cơ bản: thứ nhất, trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT và CEOlà khác nhau và cần được quy định khác nhau; thứ hai, nếu kết hợp vai trò Chủtịch HĐQT và CEO có thể sẽ gây sự tập trung quyền lực ngoài ý muốn.Điều 10 Quyết định 12 /2007/QĐ-BTC ngày 13/3/2007 về việc ban hànhQuy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịchChứng khoán/ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán quy định rằng việc kiêmnhiệm chức vụ CEO của Chủ tịch HĐQT phải được phê duyệt tại Đại hội đồngcổ đông (ĐHĐCĐ).Như vậy, pháp luật doanh nghiệp của Việt Nam không cấm việc Chủ tịchHĐQT kiêm nhiệm chức vụ CEO, Ngay Luật DN sửa đổi mới đây cũng chỉ rõChủ tịch HĐQT hay Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thểkiêm nhiệm Giám đốc, Tổng giám đốc trừ trường hợp pháp luật, điều lệ Công ty15có quy định khác. Tuy nhiên một số văn bản dưới Luật có xu hướng không ủnghộ việc kiêm nhiệm trên.II.Thực tế mô hình quản trị công ty tại Việt Nam1. Thực tế mô hình quản trị công ty tại Việt NamQuá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp Việt Nam tuy chỉ ở giai đoạnkhởi điểm, tuy nhiên đã không ít sự kiện gây sôn sao dư luận về quản trị công tyvà xuất hiện khá dày đặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Côngty cổ phần hữu nghị; Đường La Ngà; Bông Bạch Tuyết; Công ty Sữa Việt Nam(Vinamilk) đã làm dấy lên mối quan ngại về sự nhất quán trong quản lý công tyhay tính minh bạch, công khai và hiệu quả của các công ty đặc biệt là các côngty niêm yết trên sàn chứng khoán. Vậy mô hình quản trị công ty tại Việt Namđang áp dụng là kiêm nhiệm hay không kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT vàCEO ?Theo các cuộc khảo sát, điều tra thống kê cho thấy:- Khoảng 20% doanh nghiệp VNR500 tách biệt vai trò Chủ tịch Hội đồngquản trị và CEO, trong khi tại đa số doanh nghiệp còn lại, người nắm giữ nhiềucổ phiếu nhất của công ty thường kiêm luôn hai nhiệm vụ. Một số doanh nghiệplớn của VN hiện nay như Cơ Điện lạnh (REE), Vàng bạc đá quí PhúNhuận(PNJ) có Chủ tịch HĐQT đều kiêm CEO- Tỷ lệ 66% trong 100 công ty có tỷ lệ vốn hóa chiếm 80% thị trường trênHNX và HOSE có chủ tịch HĐQT là thành viên HĐQT không điều hành và34% có chủ tịch kiêm thành viên điều hành, chủ yếu là tổng giám đốc (TheoIFC, 2012)- Qua khảo sát, các Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán về cơ bản vẫnlà Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp gia đình hoặc do nhiều cá nhân là bạnbè cùng hùn vốn với nhau nên thương có Chủ tịch HĐQT và CEO là một, tiêubiểu như nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn có Chủ tịch HĐQT kiêm CEO là KinhĐô, Masan, Thủy sản Hùng Vương…16- Đối với lĩnh vực Ngân Hàng, 100% các Ngân hàng đều tách biệt vai tròChủ tịch Hội đồng quản trị và CEO tiêu biểu nhưNgân Hàng ACB,Techcombank, Maritime Bank,...2. Một số Bài học kinh nghiệm về áp dụng Chủ tịch HĐQT và CEOnên hai hay một•Một số phát biểu về quan điểm Chủ tịch HĐQT và CEO nên hai haymột:Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm CEO Công tyNhiên liệu Sài Gòn (SFC), từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý cao cấp ở PNJ,Alpha Books, Công ty Văn hóa Phương Nam… từng “đóng hai vai” vừa làthành viên Hội đồng Quản trị, vừa là CEO hiểu hơn ai hết nỗi khổ của một CEO,cho biết:“Một CEO phải làm việc khá nhiều, là công ty niêm yết, nên nỗi khổ nhấtcủa tôi là phải họp nhiều nhất, làm mới lại bộ luật công ty, từ quản trị tài chính,bán hàng, tiền lương, khen thưởng… Tôi cũng từng bị rất nhiều áp lực khi chịCao Ngọc Dung yêu cầu phải làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giámđốc điều hành, trong khi quy chế quy định rất rõ quyền CEO và Chủ tịch Hộiđồng Quản trị, mình phải “ép” quyền của Tổng giám đốc xuống”.“Từng tham gia Hội đồng Quản trị nhiều công ty, khi bước chân vào làmCEO, tôi mới hiểu mình đã không làm hết trách nhiệm của mình. Có nhiều thứmà Hội đồng Quản trị không biết được tường tận. Văn hóa doanh nghiệp phụthuộc rất lớn vào người dẫn đầu. Kinh nghiệm làm việc trong các công ty niêmyết là, nếu CE0 có niềm tin của Hội đồng Quản trị thì công ty mới phát triển,niềm tin ở đây không phải để làm sai, mà để làm tốt. Một CEO luôn phải đốidiện với ba câu hỏi lớn: quyền lợi cổ đông, quyền lợi nhân viêc, quyền lợi kháchhàng”.Anh Lâm Minh Chánh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Lâm Khôi,người có thâm niên làm quản lý cao cấp cho các tập đoàn Kodad, Prudential,Chứng khoán DVSC…, tỏ ra thấm thía: “Rõ ràng ranh giới giữa CEO và Chủ17tịch Hội đồng Quản trị chưa được xác định rõ. Theo dõi phiên tòa xử bầu Kiên,tôi thấy Hội đồng Quản trị bị bầu Kiên chi phối hết, nhiều quyết định mà CEO làanh Hải không hề hay biết”.Chị Tiêu Yến Trinh, Tổng giám đốc Công ty TalentNet: “Làm CEO chonước ngoài dễ hơn so với trong nước rất nhiều. Họ phân vai rất rõ giữa CEO vàHội đồng Quản trị, giống như giữa đạo diễn và nhà sản xuất phim vậy. CEOnước ngoài có sẵn văn hóa, tầm nhìn, công cụ, hệ thống quản trị. Tôi cũng thánphục nhiều doanh nghiệp Việt Nam và châu Á, vì phải tự xây dựng mọi thứ khicó mô hình kinh doanh mới”.Ông Hồ Đức Lam – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO công ty cổ phần RạngĐông: Việc Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc thường xuất hiện ở các côngty khi mà người đứng đầu chính là người thành lập doanh nghiệp hoặc có quánhiều kinh nghiệm. Điều đó khiến họ hiểu được văn hóa, bản chất, hoài bão củadoanh nghiệp tường tận “đến tận gốc rễ”, do đó, sẽ thuận lợi hơn trong côngviệc điều hành; nhờ thế, doanh nghiệp được vận hành tốt và phát triển nhanh.Ngoài ra, đa số doanh nghiệp Việt Nam có mô hình hoạt động vừa & nhỏ nêncông việc của Chủ tịch HĐQT & Tổng giám đốc đôi khi không mấy khác biệtnhau. Một lý do nữa lý giải cho thực tế này là Việt Nam chưa có các CEOchuyên nghiệp và bản thân doanh nghiệp cũng chưa thật sự thích ứng với việcthuê CEO chuyên nghiệp.•Bài học kinh nghiệm đối với Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN)Theo TS Đinh Tuấn Minh – Nhóm tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, Ủy bankinh tế Quốc hội: Vấn đề của DNNN không phải ở việc tách bạch hay kiêmnhiệm Chủ tịch HĐQT và CEO mà là Cần tách bạch vai trò chủ sở hữu và vaitrò quản lýHiện cả nước có gần 1.000 DN thuộc sở hữu Nhà nước, trong đó có 8 tậpđoàn, còn lại là các TCty. Đến năm 2015, khu vực Nhà nước vẫn hiện diện hầuhết trong các ngành kinh tế và thống lĩnh nhiều phân khúc thị trường quan trọngnhư viễn thông, bảo hiểm, cung cấp nước, điện, khí đốt, khai thác dầu, xi18măng… Sự việc Vinashin, Bông Bạch Tuyết rồi mới đây là Vinamilk… một lầnnữa lại làm bộc lộ những vấn đề thuộc về chức năng, quyền hạn của HĐQT vàBan giám đốc trong các DN.Đối với DNNN, theo quy định, HĐQT là người đại diện cho Nhà nướcquản lý nguồn vốn trong DN. HĐQT có chức năng vừa quản lý nguồn vốn, vừachịu trách nhiệm về chiến lược đầu tư để làm cho đồng vốn sinh sôi. Còn bangiám đốc có chức năng điều hành DN trên cơ sở những gì HĐQT đã đề ra.Nếu xét về địa vị pháp lý, chức chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc các tậpđoàn kinh tế nhà nước hiện nay đều do Thủ tướng bổ nhiệm. Đã thế, Tổng giámđốc cũng là thành viên HĐQT, nên về mặt “quyền lực” giữa hai vị trí này là “kẻtám lạng, người nửa cân”. Vì vậy nên mới có chuyện ở DN nào nếu bộ máy điềuhành đứng đầu là tổng giám đốc mạnh, thì vai trò của chủ tịch HĐQT trở nên rấtmờ nhạt.Thực tế ở các tập đoàn, TCty nhà nước hiện nay, hai vị trí này về vai trò,chức năng cũng chẳng có gì khác nhau. Họ đều là những người quản lý, sử dụngđồng vốn nhà nước.Việc thành lập HĐQT ở các DNNN là nhằm quy trách nhiệm về một mối.Song, do cơ chế bất cập dẫn đến sự nhập nhằng về quyền hạn của HĐQT và bangiám đốc trong Cty nên tính hiệu quả của HĐQT chưa cao. Vì vậy, cần nhanhchóng tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, tách bạch rõ ràng giữa chức năng,nhiệm vụ của HĐQT với ban giám đốc để nâng cao trách nhiệm sử dụng đồngvốn trong các DNNN sao cho hiệu quảVới quan điểm của tôi cần tách bạch vai trò chủ sở hữu và vai trò quản lýtrong khu vực này, trong đó người đại diện vốn chủ sở hữu là quản giám củaNhà nước, còn người điều hành sẽ được hưởng lợi ích theo cơ chế thị trường.Trách nhiệm của người quản giám là phải thu vén bảo tồn vốn, định hướng pháttriển DN Nhà nước theo tiêu chí mà Cty quản lý vốn đề ra. Và để đảm bảo thànhviên HĐQT DNNN làm việc vì lợi ích quốc gia thì các chi phí, bao gồm lươngvà thưởng phải được công khai minh bạch…19III.KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤTTheo tôi những lập luận bảo vệ việc tách biệt vai trò Chủ tịch HĐQT vàCEO của mô hình Châu Âu trong cơ cấu quản trị công ty là thuyết phục hơn.Giảm bớt quyền lực của CEO có thể không phải là một việc xấu, so với thông lệchung ở các nước phương Tây khác, việc tập trung quyền lực vào một ngườinhư ở Mỹ được đánh giá là không bình thường.Hơn nữa, tách biệt vai trò Chủ tịch HĐQT và CEO làm cho nhiệm vụ quảntrị doanh nghiệp của HĐQT trở nên rõ ràng - nghĩa là, HĐQT kiểm soát việcđiều hành doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của các cổ đông trong khi nhiệm vụcủa CEO là điều hành công ty cho tốt. Tách rời hai vai trò, dĩ nhiên, sẽ khôngphải là liều thuốc để làm cho các ban hoạt động hiệu quả. Một ban quản trị côngty độc lập không có nghĩa là sẽ hoạt động độc lập: một vài công ty với hai vị tríđược tách biệt đã thất bại thê thảm trong các hoạt động giám sát. Thêm nữa, mộtChủ tịch không tận tâm với công việc sẽ không thể sử dụng sự độc lập một cáchtốt nhất.Việc tách rời hai vai trò, phải được hỗ trợ bởi, ví dụ một văn hoá quản trịnăng động (cho phép Chủ tịch và các thành viên khác trong ban quản trị thửthách Tổng giám đốc mà không ngại gây ra hiềm khích) và một quá trình chọnlọc Chủ tịch tốt. Ứng cử viên lý tưởng phải có đủ thời gian để cống hiến chocông việc, một hiểu biết tốt về lĩnh vực kinh doanh, và luôn sẵn sàng đóng vaitrò sau cánh gà. Ứng cử viên tốt nhất thường là một giám đốc độc lập, người đãtham gia ban quản trị được nhiều năm. Đó không thể là Tổng giám đốc hoặc mộtngười cầm quyền khác, bởi người đó có thể không sẵn sàng ngồi lại phía sau và,theo lẽ tự nhiên, sẽ không dễ dàng tiến hành một quá trình đánh giá khách quancác chính sách và chiến lược đang được thực hiện.Những người lãnh đạo giỏi có thể vừa là người quản trị giỏi, vừa là ngườiđiều hành giỏi và do đó có thể đảm nhiệm tốt cả vai trò Chủ tịch HĐQT vàCEO. Tuy nhiên có nhiều người quản trị giỏi lại không thể trở thành người điềuhành giỏi và có nhiều người điều hành giỏi lại không thể trở thành người quảntrị giỏi. Phẩm chất cần có của một người quản trị giỏi và một người điều hành20giỏi có thể khác nhau. Nhìn chung, người quản trị giỏi cần có tầm nhìn, có khảnăng thúc đẩy, có khả năng truyền cảm hứng cho bộ máy điều hành. Người điềuhành giỏi cần có khả năng tổ chức, có tính kiên định, có tính năng động và tậptrung vào hiệu quả công việc. Người quản trị phải chỉ ra hướng đi cho nhữngngười dưới quyền, còn người điều hành phải có khả năng hướng bộ máy củamình vào việc thực hiện những mục tiêu đã định trước. Chủ tịch HĐQT, thànhviên HĐQT - những nhà quản trị thường phải là những người có tầm nhìn xa,những người có khả năng dự báo trước những xu thế lớn. Họ là những nhà chiếnlược trong khi CEO - người điều hành là nhà chiến thuật. Những nhà quản trịphải xác định được tương lai, nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp,còn người điều hành phải biết kết hợp các chi tiết để thực hiện những kế hoạchđã được xác định.Trên cơ sở các phân tích trên và bối cảnh non trẻ của các doanh nghiệpViệt Nam, ngoài các yếu tố pháp lý đã qui định khá rõ như nêu trong phần một,dưới góc độ thực tế, tôi cho rằng việc chọn lựa mô hình kiêm nhiệm hay táchbiệt giữa CEO và Chủ tịch HĐQT tùy thuộc vào một số yếu tố sau:- Độ trưởng thành của HĐQT doanh nghiệp: các doanh nhiệp khi mớichuyển đổi sang cổ phần hóa (đặc biệt là các công ty gia đình/tư nhân), công tácvận hành HĐQT nhìn chung còn khá mới mẻ, do đó việc tách biệt CEO và Chủtịch HĐQT là không phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi của tố chức.- Tính sẵn có của nguồn nhân lực cấp cao: thị trường nhân lực cao cấp củaViệt Nam thiếu thốn trầm trọng, nhiều chủ doanh nghiệp mặc dù muốn lui vềthực hiện vai trò của Chủ tịch HĐQT nhưng không tìm được CEO thay thế. Mộtsố doanh nghiệp may mắn hơn các doanh nghiệp khác trong việc tìm kíếm CEOcó thể thực hiện việc tách biệt vai trò dễ dàng hơn.- Tính chuyên nghiệp và nhận thức của chủ doanh nghiệp: Một số chủdoanh nghiệp/ hoặc CEO đôi khi chưa nhận thức rõ được sự tách giữa vai trò vàquyền lực khi chuyển đổi CEO sang Chủ tịch HĐQT, hoặc khi kiêm nhiệm haivị trí. Một số CEO khác thì nhận thức tốt và có thể chuyển đổi chính mình. Đâycũng là một yếu tố quan trọng đến quyết định tách biệt hay kiêm nhiệm.21- Qui mô công ty: doanh nghiệp có qui mô nhỏ hơn nhìn chung số lượngthành viên của HĐQT ít, việc tách biệt có thể kém hiệu quả hơn?- Thành phần cổ đông: thành phần cổ đông là ai? Đại chúng hay cổ độngchiến lược? Cá nhân hay tổ chức…sự mong đợi và tin tưởng của cổ đông đối vớiban điều hành hay cá nhân CEO?Trên đây chỉ là một số yếu tố doanh nghiệp Việt Nam có thể cần xem xétkhi quyết định chọn mô hình tách biệt hay kiêm nhiệm giữa CEO và Chủ tịchHĐQT, việc chọn lựa chính xác mô hình nào phải tùy thuộc vào những nghiêncứu về hiện trạng và bối cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp.Bất kể mô hình bạn lựa chọn là thế nào, để giúp việc quản lý của bạn đượctốt hơn hãy chắc chắn tìm hiểu rõ từng mô hình và tìm hiểu đặc điểm doanhnghiệp của mình để có được sự lựa chọn đúng đắn. Không có mô hình nào tồntại mãi mãi, vì vậy tùy vào quy mô doanh nghiệp ở hiện tại và trong tương lai đểthay đổi một cách phù hợp giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.22KẾT LUẬNQua các nội dung nêu ở trên, chúng ta đã thấy rõ phần nào ưu nhược điểmcủa cả hai mặt quan điểm “Chủ tịch Hội đồng quản trị có nên đồng thời là CEOkhông?”; chúng ta cũng phần nào nhìn thấy xu thế của thế giới trong việc lựachọn mô hình quản trị công ty.Đối với Việt Nam, Có nhất thiết phải giống tập đoàn nước ngoài? Nhiềudoanh nghiệp Việt Nam thường lấy mô hình của các tập đoàn đa quốc gia làmchuẩn, trong khi hiệu quả của chính các tập đoàn lớn đó cũng còn là một vần đềtranh cãi. Điều này có thể hiểu được khi phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệpViệt đều chưa trải nghiệm qua môi trường làm việc quốc tế, cộng với sự tô vẽcủa giới truyền thông đã tạo nên những ảo tưởng về sự hoàn hảo về mô hìnhquản trị của những tập đoàn đa quốc gia và bản thân Việt Nam cũng không cónguồn nhân lực cao cấp chất lượng cao để điều hành doanh nghiệpSuy cho cùng vẫn là con người quyết định, người lãnh đạo giỏi có thể vừalà người quản trị giỏi, vừa là người điều hành giỏi và do đó có thể đảm đươngtốt việc kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và CEO. Tuy nhiên có nhiều người quản trịgiỏi lại không thể là người điều hành giỏi và ngược lại. Người quản trị giỏi cầncó tầm nhìn, có khả năng thúc đẩy, có khả năng truyền cảm hứng cho bộ máyđiều hành. Người điều hành giỏi cần có khả năng tổ chức,có tính năng động,kiên định và tập trung vào hiệu quả công việc. Người quản trị phải chỉ ra hướngđi cho người dưới quyền, còn người điều hành phải có khả năng hướng bộ máycủa mình vào thực hiện những mục tiêu đã định trước. Chủ tịch HĐQT, thànhviện HĐQT – những nhà quản trị phải có tầm nhìn xa, có khả năng dự báo trướcnhững xu thế lớn. Họ là những nhà chiến lược trong khi CEO – người điều hànhlà nhà chiến thuật. Nếu nhìn thấy được bản chất vấn đề trên thì việc băn khoănlựa chọn mô hình quản trị không còn quá quan trọng đối với các công ty ViệtNam.23DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Bài giảng và giáo trình Quản Trị Công Ty2.Luật Doanh Nghiệp năm 2005, 20143.Các nguyên tắc Quản trị công ty của OECD năm 2014.24
Tài liệu liên quan
- Chủ tịch Hội đồng quản trị - Phần thưởng sau 38 năm làm việc
- 2
- 543
- 0
- Phân tích khía cạnh văn hoá doanh nhân của doanh nhân Đào Hồng Tuyển-Chủ tịch hội đồng quản trị của công ty Âu Lạc
- 12
- 1
- 19
- MẪU QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ ….. (CHỦ TỊCH UBND, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TCT ....) Về giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá pot
- 2
- 850
- 0
- Chấp thuận thay đổi các chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên khác trong Hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương doc
- 6
- 667
- 0
- Chấp thuận thay đổi Chủ tịch Hội đồng quản trị, các thành viên Hội đồng quản trị của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở doc
- 6
- 551
- 0
- Địa vị pháp lý của chủ tịch hội đồng quản trị trong công ty cổ phần theo pháp luật việt nam hiện nay
- 82
- 1
- 15
- Chủ tịch hội đồng quản trị có nên đồng thời là CEO không”
- 24
- 3
- 118
- Lấy ý kiến cổ đông về việc Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Tổng Giám đốc Công ty xin y kien 1
- 2
- 225
- 0
- MAU 09 XAC NHAN CUA CHU TICH HOI DONG CHO IN LUAN VAN
- 1
- 72
- 0
- Quyết định số 841 QĐ-TTG - Về việc ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt May Việt Nam nghỉ hưu
- 1
- 226
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(153 KB - 24 trang) - Chủ tịch hội đồng quản trị có nên đồng thời là CEO không” Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ceo Và Chủ Tịch Hội đồng Quản Trị
-
CEO Là Gì? Vai Trò Và Trách Nhiệm Của CEO Trong Doanh Nghiệp
-
Sự Khác Biệt Giữa CEO Và Chủ Tịch (Kinh Doanh) - Sawakinome
-
Ceo Và Hội Đồng Quản Trị - Thư Viện PDF
-
Sự Khác Biệt Giữa CEO Và Chủ Tịch
-
Tổng Giám đốc Là Gì? So Sánh Với Chủ Tịch Hội đồng Quản Trị?
-
Hội đồng Quản Trị - Tập đoàn CEO
-
CEO Là Gì? Vai Trò Của CEO Trong Công Ty Như Thế Nào? - LuatVietnam
-
Ceo Va Hoi Dong Quan Tri - SlideShare
-
Chủ Tịch Vs CEO: Ai Là Người Quyền Lực Hơn?
-
CEO Và Chủ Tịch – Ai Quyền Lực Hơn? - YouTube
-
Chức Danh “CEO Kiêm Chủ Tịch HĐQT” đang Dần Lạc Hậu
-
Chủ Tịch Và Tổng Giám đốc, Ai Có Quyền Hơn? | Talent Community
-
CEO Và Hội Đồng Quản Trị | Tải Sách, Đọc Sách Miễn Phí
-
[PDF] ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH ĐẾN ...