Chủ Tịch Hội Nhà Báo: Báo Chí Không Còn Con đường Nào Khác Là ...
Có thể bạn quan tâm
Tối 21/6, phát biểu khai mạc Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVI - năm 2021, Tổng Biên tập báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh nêu, kể từ ngày 21/6/1925 –thời điểm lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc xuất bản báo Thanh Niên – báo chí cách mạng Việt Nam đã giương cao ngọn cờ cách mạng, nêu cao ý chí, khát vọng của dân tộc Việt Nam và chỉ rõ phương hướng đấu tranh của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.
Theo ông Minh, báo chí cách mạng Việt Nam luôn gắn liền và đồng hành với đất nước và dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự tin yêu, ủng hộ và đùm bọc của nhân dân.
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Như Ý |
Tiếp nối truyền thống 97 năm phát triển của báo chí cách mạng, ông Minh cho biết, báo chí nước nhà đang duy trì vai trò là kênh thông tin chính thống, chính thức, tuyên truyền hiệu quả đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là tiếng nói của người dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và người dân, đồng thời đang mạnh mẽ chuyển mình trước những thay đổi chóng mặt của công nghệ, trước sự thay đổi về cách thức tiếp nhận thông tin của người dùng, trước một thực tế là độc giả, khán-thính giả đang chuyển đổi dần lên các nền tảng số.
"Để tiếp tục hiện diện và thậm chí chiếm lĩnh mọi nền tảng nhằm thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm thông tin-tuyên truyền của mình, báo chí không còn con đường nào khác là phải chuyển đổi số, hòa trong quá trình chuyển đổi số của cả xã hội", ông Minh nói.
Chủ tịch Hội Nhà báo thông tin, mục tiêu cơ bản của chiến lược này là phát triển hệ thống báo chí theo hướng đa nền tảng, đa phương tiện, đa dịch vụ, đóng vai trò trụ cột trong định hướng thông tin, định hướng dư luận xã hội. Báo chí thời nay phải chủ động phát triển sản phẩm mới, thay đổi cách thức sản xuất nội dung cũng như mô hình kinh doanh, nâng cao chất lượng trải nghiệm của độc giả.
"Người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận thông tin trên môi trường số theo nhu cầu cá thể hóa, mọi lúc, mọi nơi, không bị hạn chế về không gian, thời gian, vị trí địa lý. Các cơ quan báo chí cần thúc đẩy các mô hình kinh tế báo chí mới, đa dạng hóa nguồn thu để không quá phụ thuộc vào quảng cáo. Các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ mục đích, tối đa hóa năng suất, tối thiểu hóa chi phí, tối ưu hóa hiệu quả quản lý", ông Minh nói.
Cũng theo ông Minh, chuyển đổi số báo chí Việt Nam có tác động mạnh mẽ tới toàn bộ hệ thống báo chí nước nhà, cả trên phương diện nghiệp vụ, quản lý Nhà nước cũng như vấn đề đào tạo và nghiên cứu báo chí.
Vì vậy, hơn lúc nào hết những người làm báo, nhất là người đứng đầu cơ quan báo chí, Hội Nhà báo các cấp cần phát huy những truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng Việt Nam. Đó là truyền thống vững vàng về bản lĩnh chính trị, gắn bó máu thịt với nhân dân, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và dân tộc; luôn có mặt nơi đầu sóng ngọn gió, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc, theo lý tưởng và con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn; luôn luôn sáng tạo, tự đổi mới và chủ động hội nhập quốc tế.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho đại diện nhóm tác giả báo Tiền Phong. Ảnh: Như Ý |
Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, năm 2021, là năm có nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và giới báo chí cả nước. Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức rất thành công Đại hội lần thứ XI nhiệm kỳ 2020-2025. Báo chí tiếp tục tuyên truyền đậm nét các sự kiện chính trị lớn của đất nước như: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII và thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.
Báo chí phản ánh những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, khơi thông mọi nguồn lực đầu tư, hướng tới mục tiêu duy trì tăng trưởng và phục hồi kinh tế; đề cập đến công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực; công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ chủ quyền biển đảo; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh; nêu cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, những tấm gương, nghĩa cử cao đẹp.
"Đặc biệt, trong mảng đề tài liên quan đến đại dịch COVID-19, đã có nhiều tác phẩm phản ánh chân thực, xúc động, lay động lòng người, thể hiện sự dấn thân của phóng viên, có tính lan tỏa cao trong xã hội. Báo chí đã thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, toàn diện mọi diễn biến của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa-thể thao, công nghệ, môi trường… ở trong nước và quốc tế, đồng thời là diễn đàn xã hội rộng lớn và tin cậy của nhân dân. Báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và trách nhiệm xã hội cao cả, kỹ năng nghề nghiệp tinh thông, tạo được hiệu quả xã hội rộng khắp", ông Minh nói.
Dù thế, theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, hoạt động báo chí thời gian qua còn bộc lộ một số hạn chế, khuyết điểm, ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của công chúng đối với báo chí.
"Kỷ niệm 97 năm Ngày báo chí cách mạng, Ban Tuyên giáo T.Ư, Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức lễ phát động phong trào thi đua “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí”, hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025). Đây là dịp để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan báo chí, người làm báo về vị trí, tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển đất nước, cũng như sự phát triển của mỗi cơ quan báo chí, giá trị của các sản phẩm báo chí và danh dự, uy tín của người làm báo. Đồng thời, đây cũng là lúc phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa, phát huy giá trị văn hóa trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạo ra các sản phẩm báo chí giàu chất văn hóa, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa, đạo đức và lòng nhân ái, góp phần xây dựng con người có nhân cách và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh", ông Minh nói.
Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, năm nay là năm thứ 16 Giải báo chí quốc gia được tổ chức theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải báo chí quốc gia và Đề án Nâng cao chất lượng Giải báo chí quốc gia.
Mặc dù đại dịch COVID-19 tác động không nhỏ đến quá trình tác nghiệp báo chí trong năm 2021, nhưng số lượng tác phẩm gửi về dự Giải là 1.911 tác phẩm, ở mức cao thứ hai trong 16 năm Giải báo chí Quốc gia, cho thấy sức lan tỏa và sức hút của Giải đối với hoạt động báo chí.
Công tác thu nhận tác phẩm, tổ chức chấm Sơ khảo, Chung khảo được tiến hành nghiêm túc theo Điều lệ Giải, khách quan, công tâm, hiện đại và chuyên nghiệp.
Hội đồng Chung khảo đã chấm 152 tác phẩm tiêu biểu được chọn từ vòng Sơ khảo, và quyết định trao 10 Giải A, 22 giải B, 48 giải C, 35 giải Khuyến khích, theo 11 loại giải, cho những tác phẩm nổi trội nhất, có nội dung tư tưởng tốt, có tính phát hiện và tính chiến đấu cao, có sáng tạo trong cách thể hiện, nhất là sử dụng được những công nghệ làm báo tiên tiến.
Trường Phong - Như ÝTừ khóa » Chủ Tịch Hội Nhà Báo Hà Nội
-
Đại Hội Hội Nhà Báo TP Hà Nội Lần Thứ VII, Nhiệm Kỳ 2020 - 2025
-
Ông Tô Quang Phán Tái đắc Cử Chủ Tịch Hội Nhà Báo TP Hà Nội
-
Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Qua Các Thời Kỳ
-
52 Thành Viên được Bầu Vào Ban Chấp Hành Hội Nhà Báo Việt Nam ...
-
Hội Nhà Báo Hà Nội Ra Mắt Tân Chủ Tịch Và Các Phó Chủ Tịch
-
Lãnh đạo Hội Nhà Báo Việt Nam Khoá XI Nhiệm Kỳ 2020-2025
-
Hội Nhà Báo Việt Nam: Bước Trưởng Thành Qua 10 Kỳ Đại Hội
-
Ông Lê Quốc Minh Tái đắc Cử Chủ Tịch Hội Nhà Báo ... - Báo Lao Động
-
Ông Lê Quốc Minh Tái đắc Cử Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam
-
Nhớ Về Vị Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam đầu Tiên - Người Làm Báo
-
Ông Lê Quốc Minh Trúng Cử Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Khóa XI
-
Trao Quyết định Phó Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Phụ Trách Phía ...
-
Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Lê Quốc Minh