Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam - Wikipedia

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc huy Việt Nam
Chủ tịch nướcĐương nhiệmLương Cườngtừ 21 tháng 10 năm 2024
Kính ngữĐồng chí Chủ tịch nướcNgài Chủ tịch nước (ngoại giao)
Thành viên củaQuốc hội Hội đồng Quốc phòng và An ninh
Báo cáo tớiQuốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Dinh thựPhủ Chủ tịch
Đề cử bởiỦy ban Thường vụ Quốc hội
Bổ nhiệm bởiQuốc hội Việt Nam
Nhiệm kỳ5 năm, theo nhiệm kì Quốc hội (Không giới hạn số lần tái cử)
Người đầu tiên nhậm chứcHồ Chí Minh2 tháng 9 năm 1945(Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) Tôn Đức Thắng2 tháng 7 năm 1976 (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Thành lập2 tháng 9 năm 1945; 79 năm trước (1945-09-02) (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) 2 tháng 7 năm 1976; 48 năm trước (1976-07-02) (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Cấp phóPhó Chủ tịch nước
Lương bổng30,420,000 VNĐ/tháng[1]
WebsiteVăn phòng Chủ tịch nước
Việt Nam
Bài này nằm trong loạt bài về:Chính trị và chính phủViệt Nam
Học thuyết
  • Tư tưởng
    • Tập thể lãnh đạo
    • Chủ nghĩa Marx–Lenin
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tổ chức
    • Ban Tuyên giáo Trung ương Trưởng ban: Nguyễn Trọng Nghĩa
    • Hội đồng Lý luận Trung ương Chủ tịch: Nguyễn Xuân Thắng
Hiến pháp · Luật · Bộ luật
  • Hiến pháp
    • Ủy ban Thường vụ Quốc hội Uỷ ban Pháp luật
  • Bộ Luật
    • Luật Dân sự
    • Luật Hình sự
  • Luật
    • Luật Biển
    • Luật Cán bộ Công chức
    • Luật Doanh nghiệp
    • Luật Thi đua, Khen thưởng
    • Luật Cư trú
Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Điều lệ
  • Đại hội Đại biểu toàn quốc
  • Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII)
    • Tổng Bí thư: Tô Lâm
    • Bộ Chính trị: 15 ủy viên
    • Ban Bí thư Thường trực: Trần Cẩm Tú
    • Ủy ban Kiểm tra Trung ương Chủ nhiệm: Trần Cẩm Tú
    • Đảng bộ trực thuộc
      • Quân ủy Trung ương
      • Đảng ủy Công an Trung ương
      • Đảng bộ khối các cơ quan TW
      • Đảng bộ khối doanh nghiệp TW
    • Cơ quan tham mưu & đơn vị trực thuộc
      • Văn phòng Trung ương Đảng Chánh Văn phòng: Nguyễn Duy Ngọc
      • Ban Tổ chức Trung ương Trưởng ban: Lê Minh Hưng
      • Ban Tuyên giáo Trung ương Trưởng ban: Nguyễn Trọng Nghĩa
      • Ban Dân vận Trung ương Trưởng ban: Mai Văn Chính
      • Ban Đối ngoại Trung ương Trưởng ban: Lê Hoài Trung
      • Ban Nội chính Trung ương Trưởng ban: Phan Đình Trạc
      • Ban Kinh tế Trung ương Trưởng ban: Trần Lưu Quang
      • Hội đồng Lý luận Trung ương Chủ tịch: Nguyễn Xuân Thắng
      • Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Giám đốc: Nguyễn Xuân Thắng
      • Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
      • Báo Nhân dân
      • Tạp chí Cộng sản
  • Đảng bộ cấp tỉnh
    • Tỉnh ủy – Bí thư Tỉnh ủy
    • Thành ủy – Bí thư Thành ủy
  • Đảng bộ cấp huyện
    • Thành ủy - Bí thư Thành ủy
    • Thị ủy – Bí thư Thị ủy
    • Quận ủy – Bí thư Quận ủy
    • Huyện ủy – Bí thư Huyện ủy
  • Đảng bộ cấp xã
    • Đảng ủy xã, phường, thị trấn – Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn
Quốc hội
  • Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
  • Luật tổ chức Quốc hội
  • Quốc hội (khóa XV)
    • Ủy ban Thường vụ (khóa XV)
      • Chủ tịch Quốc hội: Trần Thanh Mẫn
      • Phó Chủ tịch thường trực: khuyết
      • Tổng thư ký: Lê Quang Tùng
      • Ban Công tác đại biểu
      • Ban Dân nguyện
      • Viện Nghiên cứu lập pháp
      • Ủy viên: 13 ủy viên
    • Hội đồng Dân tộc
    • Ủy ban Pháp luật
    • Ủy ban Tư pháp
    • Ủy ban Kinh tế
    • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
    • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
    • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
    • Ủy ban Xã hội
    • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
    • Ủy ban Đối ngoại
    • Văn phòng Quốc hội
  • Hội đồng nhân dân
Nhà nước – Chính phủ
  • Nhà nước
    • Chủ tịch nước: Lương Cường
    • Phó Chủ tịch nước: Võ Thị Ánh Xuân
  • Chính phủ (khóa XV)
    • Thủ tướng: Phạm Minh Chính
    • Phó Thủ tướng thường trực: Nguyễn Hòa Bình
    • Phó Thủ tướng: Trần Hồng Hà Lê Thành Long Hồ Đức Phớc Bùi Thanh Sơn
    • Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
      • Bộ trưởng, Thứ trưởng
      • Cơ cấu, tổ chức của Bộ
  • Ủy ban nhân dân
Tòa án – Viện kiểm sát
  • Tòa án nhân dân tối cao
    • Chánh án: Lê Minh Trí
    • Hội đồng Thẩm phán
    • Tòa án nhân dân cấp cao
      • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
      • Tòa Hình sự
      • Tòa Dân sự
      • Tòa Hành chính
      • Tòa Kinh tế
      • Tòa Lao động
      • Tòa Gia đình và người chưa thành niên
      • Tòa Chuyên trách
  • Tòa án nhân dân
  • Hệ thống tòa án
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao Viện trưởng: Nguyễn Huy Tiến
  • Viện kiểm sát nhân dân
Mặt trận Tổ quốc
  • Đại hội Đại biểu Toàn quốc
  • Ủy ban Trung ương
    • Chủ tịch: Đỗ Văn Chiến
    • Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký: Nguyễn Thị Thu Hà
    • Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương
    • Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương
  • Thành viên độc lập
    • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
      • Ban Chấp hành Trung ương Bí thư thứ nhất: Bùi Quang Huy
    • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
    • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
      • Ban Chấp hành Trung ương
    • Hội Cựu chiến binh Việt Nam
    • Hội Nông dân Việt Nam
Tổ chức – Hành chính
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Văn phòng Trung ương Đảng
    • Ban Tổ chức Trung ương
  • Quốc hội
    • Văn phòng Quốc hội
    • Ban Công tác đại biểu
  • Chính phủ
    • Văn phòng Chính phủ
    • Bộ Nội vụ
Kinh tế
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Kinh tế Trung ương
  • Quốc hội
    • Ủy ban Kinh tế
    • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
  • Kiểm toán Nhà nước Tổng Kiểm toán: Ngô Văn Tuấn
  • Chính phủ
    • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    • Bộ Tài chính
    • Bộ Công Thương
    • Bộ Xây dựng
    • Bộ Giao thông Vận tải
    • Bộ Tài nguyên và Môi trường
    • Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    • Ngân hàng Nhà nước
  • Tòa án
    • Tòa Kinh tế
    • Tòa Lao động
  • Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
  • Ban Chỉ đạo điều hành giá
  • Kinh tế Việt Nam
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
  • Việt Nam đồng
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Kinh tế hỗn hợp
  • Kế hoạch 5 năm
  • Cổ phần hóa
  • Vùng kinh tế phát triển
  • Văn hóa
  • Xã hội
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Dân vận Trung ương
  • Quốc hội
    • Hội đồng Dân tộc
    • Ủy ban Xã hội
    • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
  • Chính phủ
    • Bộ Y tế
    • Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
    • Ủy ban Dân tộc
    • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
    • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Tòa án
    • Tòa Hình sự
    • Tòa Dân sự
Ngoại giao
  • Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
  • Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện
  • Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
  • Chủ động, tích cực hội nhập Quốc tế
  • Xây dựng lòng tin chiến lược
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Đối ngoại Trung ương
  • Quốc hội
    • Ủy ban Đối ngoại
  • Chính phủ
    • Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
    • Bộ Ngoại giao
    • Bộ Công Thương
Tư pháp
  • Tòa án nhân dân tối cao
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
    • Ủy ban Kiểm tra Trung ương Chủ nhiệm: Trần Cẩm Tú
    • Ban Nội chính Trung ương
  • Quốc hội
    • Ủy ban Tư pháp
  • Chủ tịch nước
    • Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương
  • Chính phủ
    • Bộ Tư pháp
    • Thanh tra Chính phủ
Bầu cử
  • Hội đồng bầu cử Quốc gia
  • Đơn vị bầu cử
  • Ủy ban bầu cử
  • Ban bầu cử
  • Tổ bầu cử
  • Tổng tuyển cử: 1946, 1976
  • Quốc hội: 1960, 1964, 1971, 1975, 1981, 1987, 1992, 1997, 2002, 2007, 2011, 2016, 2021
  • Bầu cử Hội đồng Nhân dân
Khoa học – Công nghệ
  • Quốc hội
    • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
  • Chính phủ
    • Bộ Khoa học và Công nghệ
    • Bộ Thông tin và Truyền thông
    • Đài Tiếng nói Việt Nam
    • Đài Truyền hình Việt Nam
    • Thông tấn xã Việt Nam
    • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Quốc phòng – An ninh
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Quân ủy Trung ương Bí thư: Tô Lâm Phó Bí thư: Phan Văn Giang
    • Đảng ủy Công an Trung ương Bí thư: Lương Tam Quang Phó Bí thư: Trần Quốc Tỏ
  • Nhà nước
    • Hội đồng quốc phòng và an ninh Chủ tịch: Lương Cường Phó Chủ tịch: Phạm Minh Chính
  • Quốc hội
    • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
  • Chính phủ
    • Bộ Quốc phòng
      • Bộ Tổng tham mưu
      • Tổng cục Chính trị
      • Tướng lĩnh Quân đội
    • Bộ Công an
      • Tướng lĩnh Công an
  • Tòa án
    • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát
    • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  • Xây dựng nền Quốc phòng
  • Xây dựng Tiềm lực Quốc phòng
  • Xây dựng Lực lượng Quốc phòng
  • Xây dựng Thế trận Quốc phòng
  • Cơ chế Lãnh đạo Quản lý Quốc phòng
Đơn vị hành chính
  • Cấp Tỉnh
    • Thành phố trực thuộc Trung ương
    • Tỉnh
  • Cấp Huyện
    • Thành phố thuộc TPTTTW
    • Thành phố thuộc tỉnh
    • Thị xã
    • Quận
    • Huyện
  • Cấp Xã
    • Thị trấn
    • Phường
  • Cấp Thôn (tự quản)
    • Thôn (hay làng, ấp)
      • Xóm
    • Bản (hay mường, buôn, sóc)
    • Tổ dân phố – Khu tập thể (theo hộ khẩu)
Xem thêm
  • Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
  • Ngoại giao Việt Nam
    • Đại sứ quán Việt Nam
      • Tổng lãnh sự quán Việt Nam
  • Nhân quyền tại Việt Nam
  • Dân chủ tại Việt Nam
  • Tham nhũng tại Việt Nam
  • Quốc gia khác
  • Bản đồ
  • x
  • t
  • s

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chủ tịch nước) là nguyên thủ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.[2][3] Chủ tịch nước thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Việt Nam.[4] Chủ tịch nước là một trong số các đại biểu Quốc hội Việt Nam do toàn thể Quốc hội bầu ra.[5]

Người giữ chức vụ Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Tôn Đức Thắng, được bầu tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội Việt Nam năm 1976. Không có quy định pháp luật Chủ tịch nước phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng giai đoạn gần đây, Chủ tịch nước thường là một Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiệm kì của Chủ tịch nước

Theo Hiến pháp năm 2013 – Điều 87: "Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước".[6] Nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội là 5 năm. Do đó nhiệm kỳ của Chủ tịch nước cũng là 5 năm.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Điều 88 Hiến pháp năm 2013[3] quy định:

"Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

  1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;
  2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;
  3. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;
  4. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;
  5. Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Việt Nam; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
  6. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ văn bản của Thủ tướng, Phó Thủ tướng trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Chính phủ, trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ;
  7. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước."

Quyền hạn của Chủ tịch nước đối với Chính phủ

Điều 90 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp của Chính phủ. Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước."

Theo Điều 28 Luật Tổ chức Chính phủ 2015, trong thời gian Quốc hội không họp, Chủ tịch nước có quyền tạm đình chỉ công tác của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.[7]

Quyền hạn của Chủ tịch nước đối với Quốc hội

Điều 90 Hiến pháp năm 2013 cũng có quy định rằng Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Quyền hạn của Chủ tịch nước đối với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Hội Chữ thập đỏ đã nhất trí suy tôn Chủ tịch nước giữ chức Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt trong sự nghiệp nhân đạo, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước.

Quy trình đề cử, bầu, bổ nhiệm và tuyên thệ

Sơ đồ các các chức danh chủ chốt của nhà nước Việt Nam

Chủ tịch nước được bầu bởi Quốc hội trong số đại biểu Quốc hội (Điều 87 - Hiến pháp 2013), vì vậy, điều kiện đầu tiên của ứng viên chức danh Chủ tịch nước cũng phải là đại biểu Quốc hội khóa đương nhiệm. Theo Khoản 2, Điều 8, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014[8], Chủ tịch nước được Quốc hội bầu dựa theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Trình tự bầu

Trình tự bầu Chủ tịch nước được quy định cụ thể vào Điều 31, Mục 1, Chương III: Quyết định vấn đề quan trọng của đất nước của "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội" số 102/2015/QH13 do Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 24/11/2015[9] như sau:

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội trình danh sách đề cử để Quốc hội bầu Chủ tịch nước. 2. Ngoài danh sách do Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị, đại biểu Quốc hội có quyền giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh Chủ tịch nước; người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách người ứng cử. 3. Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội để trao đổi về các vấn đề có liên quan. 4. Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội và giải trình, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội; trình Quốc hội quyết định danh sách người ứng cử do đại biểu Quốc hội giới thiệu hoặc tự ứng cử. 5. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua danh sách để bầu Chủ tịch nước. 6. Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu. 7. Quốc hội bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. 8. Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu, biểu quyết. 9. Quốc hội thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết bầu Chủ tịch nước. 10. Chủ tịch nước tuyên thệ.

Tại mỗi kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa mới sẽ bầu ra một Ban kiểm phiếu làm nhiệm vụ điều hành và xác định kết quả bỏ phiếu với các thành viên "không là người trong danh sách để Quốc hội bầu, phê chuẩn; miễn nhiệm, bãi nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ; phê chuẩn miễn nhiệm, cách chức; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm" (Điều 27, Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH1[9]).

Cách thức để xác định kết quả bỏ phiếu bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, bao gồm cả Chủ tịch nước, được quy định như sau cũng trong Khoản 3a, Điều 27, Mục 1, Chương III "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH1" rằng: "Trường hợp biểu quyết bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước, người được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội và được nhiều phiếu tán thành hơn thì trúng cử. Trường hợp cùng bầu một chức danh mà nhiều người được số phiếu tán thành ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành so với tổng số đại biểu Quốc hội thì Quốc hội biểu quyết lại việc bầu chức danh này trong số những người được số phiếu hợp lệ tán thành ngang nhau. Trong số những người được đưa ra biểu quyết lại, người được số phiếu tán thành nhiều hơn là người trúng cử; nếu biểu quyết lại mà nhiều người vẫn được số phiếu tán thành ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử"

Hồ sơ nhân sự

Theo Điều 28, Mục 1, Chương III "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số 102/2015/QH13", với các chức danh được Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, trong đó có chức danh Chủ tịch nước, cần phải trình hồ sơ nhân sự gồm có: tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền; báo cáo thẩm tra trong trường hợp pháp luật quy định; cũng như hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và các tài liệu khác theo quy định của Ủy ban thường vụ. Với hồ sơ của người tự ứng cử hay được đại biểu Quốc hội giới thiệu thì phải trình tới Ủy ban thường vụ muộn nhất 2 ngày trước phiên họp bầu chức danh đó.

Quy trình đề cử ứng cử viên Chủ tịch nước trong Đảng Cộng sản Việt Nam

Các ứng cử viên cho chức vụ Chủ tịch nước thường phải là một ủy viên Bộ Chính trị. Theo quy trình, trước Đại hội Đảng khóa mới, Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ sẽ họp Hội nghị Trung ương để bỏ phiếu các phương án nhân sự cho Quốc hội khóa mới và bầu ra danh sách giới thiệu Chủ tịch nước cùng các chức danh lãnh đạo khác. Sau Đại hội Đảng khóa mới, Bộ Chính trị trình lại danh sách giới thiệu các chức vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội cho Ban Chấp hành Trung ương khóa mới biểu quyết thống nhất để trình Quốc hội khóa mới bầu.[10][11] Tại "Quy định số 105 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử" của Ban Chấp hành Trung ương ngày 19/12/2017[12][13] có quy định rõ hơn về việc quyết định chức danh Chủ tịch nước sẽ do Ban Bí thư quyết định.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, dưới sự chỉ đạo của Đảng đoàn Quốc hội sẽ giới thiệu tới Quốc hội khóa mới danh sách đề cử ứng viên Chủ tịch nước dựa theo danh sách giới thiệu đã được Ban Chấp hành Trung ương thông qua theo nguyên tắc lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng[14]

Tuyên thệ nhậm chức

Bài chi tiết: Tuyên thệ nhậm chức (Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Trần Đại Quang là người đầu tiên làm lễ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước trong lịch sử

Theo Khoản 8 Điều 8 của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 do Quốc hội Việt Nam khóa 13 ban hành, sau khi được bầu, Chủ tịch nước phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.[8] Khoản 2 Điều 29 Chương III của "Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội" năm 2015 quy định cụ thể hơn: "người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao. Người tuyên thệ phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ. Thời gian tuyên thệ không quá 03 phút".

Chức vụ bỏ trống

Theo Điều 93 Hiến pháp năm 2013, trong trường hợp chức vụ Chủ tịch nước bị bỏ trống (cách chức, từ chức hay đột ngột qua đời) thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước tạm quyền. Chủ tịch nước tạm quyền có đầy đủ quyền hành như Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới. Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài hay bị đình chỉ chức vụ tạm thời thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước tạm quyền cho đến khi Chủ tịch nước trở lại làm việc.[3]

Ngày 21 tháng 3 năm 2024, khi Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng xin thôi chức và được chấp thuận, bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước đương nhiệm giữ quyền Chủ tịch nước đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới.[15]

Chế độ đãi ngộ

Lương bổng

Theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11 [16] của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam khóa 11 vào năm 2004 và Nghị định 66/2013/NĐ-CP [17] của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì Chủ tịch nước có mức lương vào năm 2016 là 15.730.000 đồng/tháng [18], năm 2018 là 18.070.000 đồng/tháng [19], năm 2019 là 19.370.000 đồng/tháng [20], năm 2023 là 23.400.000 đồng/tháng[21]

Mức lương của Chủ tịch nước được tính theo công thức: lương cơ sở x hệ số 13[22].

Nơi ở

Bài chi tiết: Phủ Chủ tịch
Phủ Chủ tịch

Dinh thự nơi Chủ tịch nước làm việc là Phủ Chủ tịch, nằm trong quần thể khu di tích Phủ Chủ tịch, gần lăng Hồ Chí Minh và quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Dinh thự đồng thời là nơi tổ chức các lễ đón tiếp các nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ đến thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch nước được cấp nhà công vụ với mục đích sinh hoạt, sử dụng theo tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị.

Chăm sóc sức khỏe

Theo Quy định 121-QĐ/TW [23] ngày 25 tháng 1 năm 2018 về Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì Chủ tịch nước được:

  • Định kỳ 6 tháng/lần thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Trường hợp có bệnh lý thì thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo chỉ định của Hội đồng Chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ.
  • Bác sĩ tiếp cận, thăm khám sức khỏe hằng ngày.
  • Khi đi công tác tại những vùng đặc biệt khó khăn trong nước: bố trí 1 bác sĩ tiếp cận.
  • Khi đi công tác tại các vùng còn lại trong nước: khi có yêu cầu của đồng chí trưởng đoàn, bố trí bác sĩ tiếp cận tháp tùng.
  • Khi đi công tác nước ngoài: bố trí Tổ Y tế phục vụ gồm 1 đồng chí đại diện lãnh đạo Ban hoặc Hội đồng Chuyên môn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương và 1 bác sĩ tiếp cận.
  • Nếu có bệnh lý cần điều trị, phải tuân thủ các quy định chuyên môn và hướng dẫn của bệnh viện và Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
  • Hằng năm, thực hiện chế độ nghỉ dưỡng sức theo kế hoạch của Văn phòng Trung ương Đảng.
  • Nếu bị mắc các bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo thực hiện chế độ Điều dưỡng kết hợp với Điều trị bệnh lý theo kế hoạch của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
  • Ngoài ra, Chủ tịch nước còn phải thực hiện tốt một số chế độ sau:
    • Chế độ ăn, uống khoa học, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, hạn chế uống rượu, bia; đặc biệt không dùng thực phẩm, rượu, bia không rõ nguồn gốc.
    • Sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc quá sức, có thời gian tập luyện thể dục, thể thao, an dưỡng, nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe.
    • Chỉ dùng thuốc, các sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng khi có chỉ định, tư vấn của bệnh viện và Hội đồng Chuyên môn.[24]

Bảo vệ

Theo Điều 12 khoản 1 của Luật Cảnh vệ năm 2017 [25] được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với Chủ tịch nước sau đây:

  • Bảo vệ tiếp cận;
  • Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở của Chủ tịch nước;
  • Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác;
  • Kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng
  • Nhân viên cảnh vệ sẽ kiểm tra nhân thân, hồ sơ lý lịch của tất cả nhân viên khách sạn nơi Chủ tịch nước ở khi đang công tác nước ngoài;
  • Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.[26]

Phương tiện

Các chuyến bay chuyên cơ phụ trách vận chuyển Chủ tịch nước thường được phụ trách bởi Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Trong ảnh, chiếc Boeing 787-9 Dreamliner với số đăng bạ VN-A868 và số hiệu chuyến bay VN1 phục vụ nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Sân bay quốc tế John F. Kennedy. Đây cũng là chiếc máy bay và số hiệu máy bay thường được dùng để thực hiện các chuyến bay phục vụ các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
  • Khi sử dụng phương tiện đi lại bằng ô tô phục vụ công tác trong nước được miễn phí giao thông đường bộ, được ưu tiên bảo đảm thông suốt an toàn, được bố trí xe Cảnh sát dẫn đường.
  • Khi đi công tác trong nước, ngoài nước bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ riêng; khi đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng[27]

Sau khi hết nhiệm kỳ

Theo Điều 11 khoản 1 của Luật Cảnh vệ được áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với Nguyên Chủ tịch nước sau đây:

  • Bảo vệ tiếp cận;
  • Canh gác thường xuyên tại nơi ở.[28]

Lịch sử

Xem thêm: Chế định Chủ tịch nước Việt Nam

Chế định Chủ tịch nước xuất hiện lần đầu từ bản Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam hiện đại. Điều thứ 4445, Chương IV: Chính phủ Hiến pháp năm 1946[29] quy định: "Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Phó chủ tịch và Nội các", Chủ tịch nước được "chọn trong Nghị viện nhân dân và phải được hai phần ba tổng số nghị viên bỏ phiếu thuận. Nếu bỏ phiếu lần đầu mà không đủ số phiếu ấy, thì lần thứ nhì sẽ theo đa số tương đối. Chủ tịch nước Việt Nam được bầu trong thời hạn 5 năm và có thể được bầu lại."

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ứng dụng linh hoạt thiết chế Chủ tịch nước với bối cảnh đất nước thời điểm đó bằng việc đặt chức vụ Chủ tịch nước đồng thời đứng đầu ngành hành pháp, nhiệm kỳ tách biệt với nhiệm kỳ Nghị viện nhân dân (nhiệm kỳ của Nghị viện nhân dân là 3 năm) và không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc (Điều thứ 50) nhằm tránh việc các quyết định quan trọng của đất nước bị ảnh hưởng bởi phía Việt Quốc, Việt Cách trong Nghị viện nhân dân. Điểm đặc biệt này khiến cho chế định Chủ tịch nước trong bản Hiến pháp năm 1946 rất giống với chính thể Cộng hòa Bán-Tổng thống.

Điều thứ 49 Hiến pháp năm 1946 quy định quyền hạn của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: "a) Thay mặt cho nước. b) Giữ quyền Tổng chỉ huy quân đội toàn quốc, chỉ định hoặc cách chức các tướng soái trong lục quân, hải quân, không quân. c) Ký sắc lệnh bổ nhiệm Thủ tướng, nhân viên Nội các và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Chính phủ. d) Chủ tọa Hội đồng Chính phủ. đ) Ban bố các đạo luật đã được Nghị viện quyết nghị. e) Thưởng huy chương và các bằng cấp danh dự. g) Đặc xá. h) Ký hiệp ước với các nước. i) Phái đại biểu Việt Nam đến nước ngoài và tiếp nhận đại biểu ngoại giao của các nước. k) Tuyên chiến hay đình chiến theo như Điều 38 đã định."

Ở Hiến pháp năm 1959[30], chức vụ Chủ tịch nước trở về khá giống với chế định ở hiện tại, khi Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra, nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Quốc hội, và không còn đứng đầu ngành hành pháp mà chỉ còn là "người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại" (Điều 61). Đặc biệt, Điều 62 quy định "mọi công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ ba mươi lăm tuổi trở lên có quyền ứng cử Chủ tịch nước" mà không nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội.Điều 63 quy định quyền hạn của Chủ tịch nước: "Căn cứ vào quyết định của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội mà công bố pháp luật, pháp lệnh; bổ nhiệm, bãi miễn Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên khác của Hội đồng Chính phủ; bổ nhiệm, bãi miễn Phó Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quốc phòng; công bố lệnh đại xá và lệnh đặc xá; tặng thưởng huân chương và danh hiệu vinh dự của Nhà nước; tuyên bố tình trạng chiến tranh; công bố lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố lệnh giới nghiêm."

Từ 4 tháng 7 năm 1981 - 22 tháng 9 năm 1992 theo Hiến pháp năm 1980[31], chế định Chủ tịch nước được thay bằng chế định Hội đồng Nhà nước - là "chủ tịch tập thể" của đất nước - bằng việc "sáp nhập" chức năng của Ủy ban thường vụ Quốc hội và chức năng của Chủ tịch nước.

Từ Quốc hội khóa IX năm 1992 theo Hiến pháp 1992, chế định Chủ tịch nước được trở lại như cũ cho tới nay, với các quyền hạn chế và chủ yếu mang tính lễ nghi. Tuy nhiên, sau lần sửa đổi Hiến pháp năm 2012 để ra bản Hiến pháp 2013, Chủ tịch nước đã được tăng thêm nhiều thực quyền hơn.

Mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam

Để đáp ứng khả năng lãnh đạo cấp cao trong tổ chức Đảng, không bị chồng chéo quyền lực về mặt Đảng, cho tới nay, các vị Chủ tịch nước thường phải là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong số các đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước cũng thường đồng thời là Ủy viên Thường vụ của Đảng ủy Công an Trung ương và Quân ủy Trung ương. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cũng giữ chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các ứng viên Chủ tịch nước này phải đạt các tiêu chuẩn như tốt nghiệp Đại học trở lên, lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng Cộng sản Việt Nam, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy, thành ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; từng chủ trì cấp Quân khu nếu công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam.[32]

Tiêu chuẩn Chủ tịch nước

Theo Quy định số 90-QĐ/TW ngày 4 tháng 8 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam [32], Chủ tịch nước phải là người:

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng. Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp. Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước. Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định như ông Trần Đức Lương vào năm 1997).

Tiêu chuẩn của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm. Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội. Có ý thức, trách nhiệm cao, tham gia đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định. Đã tham gia Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên; đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh ủy; chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch ủy ban nhân dân) hoặc trưởng ban các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương. Trường hợp Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong Quân đội thì phải kinh qua chủ trì cấp Quân khu.

Tiêu chuẩn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương

Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung, đồng thời cần có thêm các tiêu chuẩn:

Tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác. Có ý thức, trách nhiệm, kiến thức toàn diện để tham gia thảo luận, đóng góp, hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của Ban Chấp hành Trung ương. Có năng lực tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ của Đảng, chiến lược phát triển đất nước trong giai đoạn mới ở lĩnh vực, địa bàn công tác được phân công. Có năng lực dự báo, xử lý, ứng phó kịp thời, hiệu quả những tình huống đột xuất, bất ngờ và khả năng làm việc độc lập. Có tố chất, năng lực lãnh đạo, quản lý cấp chiến lược; có hoài bão, khát vọng đổi mới vì dân, vì nước. Đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở các chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp dưới trực tiếp và tương đương...

Tiêu chuẩn chung

- Về chính trị tư tưởng: Tuyệt đối trung thành với lợi ích của quốc gia - dân tộc, của Đảng và nhân dân; cố gắng hết khả năng của mình bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ; kiên định chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng để bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và phản bác những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị. Có tinh thần yêu nước nồng nàn, sâu sắc; luôn đặt lợi ích của Đảng, quốc gia - dân tộc, nhân dân trên lợi ích của ngành, địa phương, cơ quan và cá nhân; sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức, yên tâm công tác. Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng.

- Về đạo đức, lối sống: Mẫu mực về phẩm chất đạo đức; sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, trong sáng, giản dị, bao dung; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư. Tuyệt đối không tham vọng quyền lực, có nhiệt huyết và trách nhiệm cao với công việc; là trung tâm đoàn kết, gương mẫu về mọi mặt. Không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; chỉ đạo quyết liệt chống tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm; tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi. Thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; công khai, minh bạch, khách quan, dân chủ trong công tác cán bộ.

- Về trình độ: Tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; ngoại ngữ cử nhân hoặc trình độ B trở lên; trình độ tin học phù hợp.

- Về năng lực và uy tín: Có tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược; phương pháp làm việc khoa học; nhạy bén chính trị; có năng lực cụ thể hóa và lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; có khả năng phân tích và dự báo tốt. Nắm chắc tình hình chung và hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực, địa bàn, địa phương, cơ quan, đơn vị được phân công. Kịp thời phát hiện những mâu thuẫn, thách thức, thời cơ, vận hội, vấn đề mới, vấn đề khó, hạn chế, yếu kém trong thực tiễn; chủ động đề xuất những nhiệm vụ giải pháp có tính khả thi và hiệu quả. Năng động, sáng tạo, cần cù, chịu khó, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có quyết tâm chính trị cao, dám đương đầu với khó khăn, thách thức; nói đi đôi với làm; gắn bó mật thiết với nhân dân và vì nhân dân phục vụ. Là hạt nhân quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị; được cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tin tưởng, tín nhiệm cao.

- Sức khỏe, độ tuổi và kinh nghiệm; Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tuổi bổ nhiệm (theo quy định của Đảng, độ tuổi trước khi bổ nhiệm không quá 65 tuổi), giới thiệu ứng cử theo quy định của Đảng. Đã kinh qua và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp dưới trực tiếp; có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Sự lãnh đạo của Bộ Chính trị đối với Chủ tịch nước

Nếu Chủ tịch nước là ủy viên Bộ chính trị thì phải chịu sự quản lí của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo "quy định (bổ sung) về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam với Chủ tịch nước và một số tổ chức Đảng trực thuộc ở trung ương" số 216-QĐ/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị [33] có quy định:

"Những vấn đề thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước đề xuất hoặc trình.

1- Những vấn đề mà Hội đồng Quốc phòng và An ninh sẽ thảo luận và quyết định liên quan đến tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh của đất nước.

2- Đề xuất những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.

3- Những vấn đề mà Chủ tịch nước thấy cần đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại trước khi công bố pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội.

4- Phát biểu của Chủ tịch nước với Quốc hội về những vấn đề quan trọng của đất nước để Quốc hội thảo luận và quyết định.

5- Những vấn đề khác Chủ tịch nước thấy cần thiết báo cáo Bộ Chính trị."

Danh sách Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  Quyền Chủ tịch
STT Chân dung Họ tên(Sinh–Mất) Nhiệm kỳ Đảng phái Thuộc đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố Năm được bầu Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc Thời gian tại nhiệm
Chủ tịch nước (1976 – 1981)
1 Tôn Đức Thắng(1888 – 1980) 2 tháng 7 năm 1976 30 tháng 3 năm 1980 3 năm, 272 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Sài Gòn-Chợ Lớn
  • Thành phố Hà Nội
Khóa 6(1976) Mất khi tại chức
Nguyễn Hữu Thọ(1910-1996) 30 tháng 3 năm 1980 4 tháng 7 năm 1981 1 năm, 96 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh Quyền Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (1981 – 1992)
2 Trường Chinh(1907 – 1988) 4 tháng 7 năm 1981 18 tháng 6 năm 1987 5 năm, 349 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội Khóa 7(1981)
3 Võ Chí Công(1912 – 2011) 18 tháng 6 năm 1987 23 tháng 9 năm 1992 5 năm, 97 ngày Quảng Nam-Đà Nẵng Khóa 8(1987)
Chủ tịch nước (1992 – nay)
4 Lê Đức Anh(1920 – 2019) 23 tháng 9 năm 1992 23 tháng 9 năm 1997 5 năm, 0 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Thừa Thiên - Huế Khóa 9(1992) Đại tướng quân đội đầu tiên giữ chức
5 Trần Đức Lương(Sinh 1937) 24 tháng 9 năm 1997 27 tháng 6 năm 2006 8 năm, 276 ngày
  • Quảng Ngãi
  • Thành phố Hải Phòng
Khóa 10(1997)11(2002) Từ chức
6 Nguyễn Minh Triết(Sinh 1942) 27 tháng 6 năm 2006 25 tháng 7 năm 2011 5 năm, 28 ngày Thành phố Hồ Chí Minh Khóa 11(2006)12(2007)
7 Trương Tấn Sang(Sinh 1949) 25 tháng 7 năm 2011 2 tháng 4 năm 2016 4 năm, 252 ngày Thành phố Hồ Chí Minh Khóa 13(2011)
8 Trần Đại Quang(1956 – 2018) 2 tháng 4 năm 2016 21 tháng 9 năm 2018 2 năm, 172 ngày Ninh Bình Khóa 14(2016)
  • Mất khi tại chức
  • Đại tướng công an đầu tiên giữ chức
Đặng Thị Ngọc Thịnh(Sinh 1959) 21 tháng 9 năm 2018 23 tháng 10 năm 2018 32 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Vĩnh Long Người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước
9 Nguyễn Phú Trọng(1944 - 2024) 23 tháng 10 năm 2018 5 tháng 4 năm 2021 2 năm, 164 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hà Nội Khóa 14(2018)
10 Nguyễn Xuân Phúc(Sinh 1954) 5 tháng 4 năm 2021 18 tháng 1 năm 2023 1 năm, 288 ngày Thành phố Hồ Chí Minh Khóa 15(2021) Từ chức
Võ Thị Ánh Xuân (Sinh 1970) 18 tháng 1 năm 2023 2 tháng 3 năm 2023 43 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam An Giang Người phụ nữ thứ hai đảm nhiệm chức vụ Quyền Chủ tịch nước
11 Võ Văn Thưởng(sinh 1970) 2 tháng 3 năm 2023 20 tháng 3 năm 2024 1 năm, 18 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Đà Nẵng Khóa 15(2023)
  • Từ chức
  • Trẻ nhất khi nhậm chức ở tuổi 52
Võ Thị Ánh Xuân (Sinh 1970) 21 tháng 3 năm 2024 22 tháng 5 năm 2024 62 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam An Giang Người đầu tiên hai lần giữ chức vụ Quyền Chủ tịch nước
12 Tô Lâm (Sinh 1957) 22 tháng 5 năm 2024 21 tháng 10 năm 2024 152 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Hưng Yên Khóa 15(2024)
  • Đại tướng công an thứ hai giữ chức
  • Chủ tịch nước có nhiệm kỳ ngắn nhất Việt Nam
13 Lương Cường (Sinh 1957) 21 tháng 10 năm 2024 đương nhiệm 67 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam Thanh Hóa Khóa 15(2024) Đại tướng quân đội thứ hai giữ chức
  • Dòng thời gian Chủ tịch nước Việt Nam:

Các nguyên Chủ tịch nước còn sống

Hiện tại có 6 nguyên Chủ tịch nước còn sống. Nguyên chủ tịch nước còn sống cao tuổi nhất là Trần Đức Lương và trẻ tuổi nhất là Võ Văn Thưởng. Người qua đời gần nhất là ông Nguyễn Phú Trọng (cương vị Tổng Bí thư, Chủ tịch nước) vào ngày 19 tháng 7 năm 2024 ở tuổi 80. Các nguyên Chủ tịch nước dưới đây được xếp theo thứ tự nhiệm kỳ.

  • Trần Đức Lương 1997–2006 5 tháng 5, 1937 (87 tuổi) Trần Đức Lương1997–20065 tháng 5, 1937 (87 tuổi)
  • Nguyễn Minh Triết 2006–2011 8 tháng 10, 1942 (82 tuổi) Nguyễn Minh Triết2006–20118 tháng 10, 1942 (82 tuổi)
  • Trương Tấn Sang 2011–2016 21 tháng 1, 1949 (75 tuổi) Trương Tấn Sang2011–201621 tháng 1, 1949 (75 tuổi)
  • Nguyễn Xuân Phúc 2021–2023 20 tháng 7, 1954 (70 tuổi) Nguyễn Xuân Phúc2021–202320 tháng 7, 1954 (70 tuổi)
  • Võ Văn Thưởng 2023–2024 13 tháng 12, 1970 (54 tuổi) Võ Văn Thưởng2023–202413 tháng 12, 1970 (54 tuổi)
  • Tô Lâm 5/2024–10/2024 10 tháng 7, 1957 (67 tuổi) Tô Lâm5/2024–10/202410 tháng 7, 1957 (67 tuổi)

Xem thêm

  • Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  • Chế định Chủ tịch nước Việt Nam
  • Phó Chủ tịch nước Việt Nam
  • Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam
  • Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Danh sách Chủ tịch nước Việt Nam

Tham khảo

  1. ^ “Bảng lương của lãnh đạo cấp cao khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng”. Báo Dân trí. ngày 4 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ theo Điều 86, Chương VI, Hiến pháp 2013
  3. ^ a b c “CHƯƠNG VI: CHỦ TỊCH NƯỚC”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2017.
  4. ^ Hiến pháp Việt Nam 2013, Điều 88
  5. ^ Theo Điều 87 - Hiến pháp năm 2013
  6. ^ “Điều 87 - Hiến pháp 2013”. thuvienphapluat.vn.
  7. ^ “Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ trong Luật Tổ chức Chính phủ”.
  8. ^ a b “LUẬT Tổ chức Quốc hội, Chương I, Điều 8”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP.
  9. ^ a b “Nghị quyết Ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội số: 102/2015/QH13 của Quốc hội”. ThuVienPhapLuat.vn. ngày 24 tháng 11 năm 2015.
  10. ^ “3 ứng viên Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội tại Hội nghị TW 14”. Zing.vn. ngày 24 tháng 1 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  11. ^ “Giới thiệu nhân sự ứng cử Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội”. VnEconomy. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2016.
  12. ^ “Bộ Chính trị, Ban bí thư quyết định các chức danh nào?”. VnExpress. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2018.
  13. ^ “QĐ 105 - QUY ĐỊNH về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử” (PDF). Bộ Chính trị.
  14. ^ “Quyết định Số: 44-QĐ/TW Về việc quản lý cán bộ của Bộ Chính trị - Điều 1”. ThuVienPhapLuat.vn.
  15. ^ “Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước”. VnExpress. 20 tháng 3 năm 2024.
  16. ^ Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 về việc phê chuẩn bảng lương chức vụ, bảng phụ cấp chức vụ đối với cán bộ lãnh đạo của Nhà nước, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
  17. ^ Nghị định 66/2013/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
  18. ^ VOV (ngày 13 tháng 8 năm 2016). “Lương của Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là bao nhiêu?”. VTC. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2017.
  19. ^ 1 tháng 7 năm 2018 “Mức lương của Chủ tịch nước từ 01/7/2018” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). thuvienphapluat.vn.
  20. ^ “Lương Chủ tịch nước từ 01/07/2019”.
  21. ^ “Lương của đồng chí Chủ tịch nước từ ngày 01/7/2023”. Báo Quân đội nhân dân. 30 tháng 6 năm 2023.
  22. ^ “Cách tính mức lương của Chủ tịch nước”.
  23. ^ Quy định 121-QĐ/TW năm 2018 về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
  24. ^ “Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ cấp cao”. Thư viện Pháp luật.
  25. ^ Luật Cảnh vệ 2017
  26. ^ “Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ Chủ tịch nước”.
  27. ^ “Phương tiện di chuyển của Chủ tịch nước”.
  28. ^ “Điều 11 khoản 1 của Luật Cảnh vệ quy định chế độ đối với nguyên Chủ tịch nước”.
  29. ^ “HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 1946”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP. ngày 9 tháng 11 năm 1946.
  30. ^ “HIẾN PHÁP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 1959”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP. ngày 31 tháng 12 năm 1959.
  31. ^ “HIẾN PHÁP NƯỚC Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VIỆT NAM NĂM 1980”. CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP. ngày 18 tháng 12 năm 1980.
  32. ^ a b “QUY ĐỊNH: TIÊU CHUẨN CHỨC DANH, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. ngày 4 tháng 8 năm 2017.
  33. ^ “QUY ĐỊNH (BỔ SUNG): VỀ QUAN HỆ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ VỚI ĐỒNG CHÍ UỶ VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, CHỦ TỊCH NƯỚC VÀ MỘT SỐ TỔ CHỨC ĐẢNG TRỰC THUỘC Ở TRUNG ƯƠNG”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. ngày 1 tháng 4 năm 2009.

Liên kết ngoài

Wikisource tiếng Việt có toàn văn tác phẩm về: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 Wikisource có các tác phẩm của hoặc nói về:Chủ tịch nước Việt Nam
  • Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lưu trữ 2007-07-10 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch nước Việt Nam Việt Nam
Danh sách • Chế định
  • Hồ Chí Minh (1945–1969)
  • Huỳnh Thúc Kháng (1946)
  • Tôn Đức Thắng (1969; 1969–1980)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1980–1981)
  • Trường Chinh¹ (1981–1987)
  • Võ Chí Công¹ (1987–1992)
  • Lê Đức Anh (1992–1997)
  • Trần Đức Lương (1997–2006)
  • Nguyễn Minh Triết (2006–2011)
  • Trương Tấn Sang (2011–2016)
  • Trần Đại Quang (2016–2018)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2018)
  • Nguyễn Phú Trọng (2018–2021)
  • Nguyễn Xuân Phúc (2021–2023)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2023)
  • Võ Văn Thưởng (2023–2024)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2024)
  • Tô Lâm (2024)
  • Lương Cường (2024–)
  • ¹ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước
  • In nghiêng: Quyền Chủ tịch
  • x
  • t
  • s
Nguyên thủ Việt Nam từ năm 1945
Hoàng đế Đế quốc Việt Nam (1945)
North Vietnam
North Vietnam
  • Bảo Đại (1945)
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 – 1976)
North Vietnam
North Vietnam
  • Hồ Chí Minh (1945 – 1969)
  • Huỳnh Thúc Kháng (1946)1
  • Tôn Đức Thắng (1969-1976)
  • Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam (1949 – 1955)
    South Vietnam
    South Vietnam
  • Bảo Đại (1949 – 1955)
  • Ngô Đình Diệm (1955)1
  • Nguyên thủ Việt Nam Cộng hòa (1955 – 1975)
    South Vietnam
    South Vietnam
  • Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)
  • Dương Văn Minh (1963 – 1964)2
  • Nguyễn Khánh (1964)2
  • Ủy ban Lãnh đạo Lâm thời (1964)2, 3
  • Dương Văn Minh (1964)2
  • Phan Khắc Sửu (1964 – 1965)
  • Nguyễn Văn Thiệu (1965 – 1967)2
  • Nguyễn Văn Thiệu (1967 – 1975)
  • Trần Văn Hương (1975)
  • Dương Văn Minh (1975)2
  • Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủCộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969 – 1976)
    FNL
    FNL
  • Nguyễn Hữu Thọ
  • Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976 – nay)
    Vietnam
    Vietnam
  • Tôn Đức Thắng (1976 – 1980)
  • Nguyễn Hữu Thọ (1980 – 1981)1
  • Hội đồng Nhà nước (1981 – 1987) (Chủ tịch Hội đồng: Trường Chinh)3
  • Hội đồng Nhà nước (1987 – 1992) (Chủ tịch Hội đồng: Võ Chí Công)3
  • Lê Đức Anh (1992 – 1997)
  • Trần Đức Lương (1997 – 2006)
  • Nguyễn Minh Triết (2006 – 2011)
  • Trương Tấn Sang (2011 – 2016)
  • Trần Đại Quang (2016 – 2018)
  • Đặng Thị Ngọc Thịnh (2018)1
  • Nguyễn Phú Trọng (2018 – 2021)
  • Nguyễn Xuân Phúc (2021 – 2023)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2023)1
  • Võ Văn Thưởng (2023 – 2024)
  • Võ Thị Ánh Xuân (2024)1
  • Tô Lâm (2024)
  • Lương Cường (2024 – nay)
  • 1quyền
  • 2quân sự
  • 3lãnh đạo tập thể
    • x
    • t
    • s
    Tổng quan về Việt Nam
    Lịch sử - Niên biểu
    • Thời tiền sử
    • Hồng Bàng
    • An Dương Vương
    • Bắc thuộc lần 1
      • Nhà Triệu
    • Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    • Bắc thuộc lần 2
      • Khởi nghĩa Bà Triệu
    • Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương
    • Bắc thuộc lần 3
    • Thời kỳ tự chủ Việt Nam
    • Nhà Ngô
      • Loạn 12 sứ quân
    • Nhà Đinh
    • Nhà Tiền Lê
    • Nhà Lý
    • Nhà Trần
    • Nhà Hồ
    • Bắc thuộc lần 4
      • Nhà Hậu Trần
      • Khởi nghĩa Lam Sơn
    • Nhà Hậu Lê
      • Lê sơ
      • Lê Trung Hưng
      • Nhà Mạc
      • Trịnh-Nguyễn phân tranh
    • Nhà Tây Sơn
    • Nhà Nguyễn
      • Pháp thuộc
      • Đế quốc Việt Nam
    • Chiến tranh Đông Dương
      • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
      • Quốc gia Việt Nam
      • Việt Nam Cộng hòa
      • Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
    • Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Chính trị
    Quốc hội
    • Hiến pháp
    • Chủ tịch Quốc hội
    • Đại biểu
    • Bầu cử
    • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Tổng Bí thư
    • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Nhà nước và Chính phủ
    • Chủ tịch nước
    • Thủ tướng
    • Văn phòng Chính phủ
    Tòa án
    • Tòa án Nhân dân Tối cao
    • Tòa án Nhân dân
    • Viện Kiểm sát Nhân dân
    An ninh
    • Quân đội
    • Công an
    Kinh tế
    • Lịch sử kinh tế
    • Thời bao cấp
    • Đổi Mới
    • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    • Tiền tệ
    Địa lý
    Các vùng miền
    • Đồng bằng sông Hồng
    • Miền núi và trung du Bắc Bộ
    • Đồng bằng duyên hải miền Trung
    • Tây Nguyên
    • Đồng bằng sông Cửu Long
    Thắng cảnh rừng - núi
    • Fansipan
    • Núi Bạch Mã
    • Núi Yên Tử
    • Rừng Cúc Phương...
    Thắng cảnh biển - hồ
    • Sầm Sơn
    • Nha Trang
    • Mũi Né
    • Vũng Tàu
    • Phú Quốc
    • Hồ Ba Bể
    • Hồ Núi Cốc
    • Hồ Trúc Bạch...
    Di sản thiên nhiên
    • Vịnh Hạ Long
    • Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
    • Quần thể danh thắng Tràng An
    Khu dự trữ sinh quyểnthế giới
    • Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ
    • Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai
    • Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
    • Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng
    • Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang
    • Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An
    • Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau
    • Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm
    • Khu dự trữ sinh quyển Langbiang
    Công viên địa chất
    • Cao nguyên đá Đồng Văn
    • Công viên địa chất Non nước Cao Bằng
    Khác
    • Danh sách điểm cực trị của Việt Nam
    • Danh sách sinh vật định danh theo Việt Nam
    Con người
    • Nhân khẩu Việt Nam
    • Đặc điểm
    • Người Việt
    • Việt kiều
    • Dân tộc
    • Ngôn ngữ
    • Tôn giáo
    • Nhân quyền (LGBT)
    • Tên người (họ)
    Văn hóa
    Di sản thế giớitại Việt Nam
    • Quần thể di tích Cố đô Huế
    • Phố cổ Hội An
    • Thánh địa Mỹ Sơn
    • Quần thể danh thắng Tràng An
    • Hoàng thành Thăng Long
    • Thành nhà Hồ
    Di sản phi vật thểtại Việt Nam
    • Kéo co
    • Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh
    • Đờn ca tài tử Nam Bộ
    • Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
    • Hát xoan
    • Hội Gióng
    • Ca trù
    • Quan họ
    • Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
    • Nhã nhạc cung đình Huế
    • Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam
    • Bài chòi
    Di sản tư liệu thế giới
    • Mộc bản triều Nguyễn
    • Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long
    Âm nhạc
    • Nhã nhạc
    • Đàn bầu
    • Dân ca
    • Quan họ
    • Ca Huế
    • V-pop
    Trang phục
    • Áo giao lĩnh
    • Áo dài
    • Áo tứ thân
    • Áo bà ba
    Ẩm thực và đồ uống
    • Phở
    • Trà sen
    • Cà phê sữa đá
    • Bánh mì kẹp thịt
    Mỹ thuật
    • Tranh Đông Hồ
    • Tranh Hàng Trống
    • Tranh lụa
    • Tranh sơn mài
    • Thư pháp chữ Việt
    • Gốm Bát Tràng
    Sân khấu
    • Chèo
    • Tuồng
    • Cải lương
    • Rối nước
    Biểu tượng và linh vật
    • Quốc kỳ
    • Quốc huy
    • Quốc ca
    • Biểu tượng không chính thức của Việt Nam
    • x
    • t
    • s
    Tổ chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Tổng quan
    Lịch sử
    • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Nhà nước Việt Nam
    • Chính phủ Việt Nam
    • Quốc hội Việt Nam
    • Tòa án nhân dân Việt Nam
    • Viện Kiểm sát nhân dân Việt Nam
    • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Tư tưởng
    • Chủ nghĩa Marx–Lenin
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    Tổ chức
    • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Nhà nước Việt Nam
    • Chính phủ Việt Nam
    • Quốc hội Việt Nam
    Luật, Bộ luật
    • Luật Tổ chức Quốc hội
    • Luật Tổ chức Chính phủ
    • Luật Mặt trận Tổ quốc
    • Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
    • Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
    • Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
    • Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
    • Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
    • Luật Cán bộ công chức
    • Luật Công an nhân dân
    • Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân
    • Luật Công đoàn
    • Luật Cơ yếu
    • Luật Dân quân Tự vệ
    • Luật Doanh nghiệp Nhà nước
    • Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
    Khác
    • Chức vụ
    • Tiền lương
    • Bầu cử ở Việt Nam
    • Nhà nước Việt Nam
    • Chính trị Việt Nam
    • Ngoại giao Việt Nam
    Đảng Cộng sản Việt Nam
    Tổng quan
    • Lịch sử
    • Tổ chức
    • Điều lệ Đảng
    • Cương lĩnh chính trị
    • Đại hội Đại biểu Toàn quốc
    • Ban Chấp hành Trung ương Đảng
    • Bộ Chính trị
    • Ban Bí thư
    • Đảng bộ
    • Đảng ủy
    • Chi bộ
    • Chi ủy
    • Đảng viên
    Lãnh đạo
    • Tổng Bí thư
    • Thường trực Ban Bí thư
    • Ủy viên Bộ Chính trị
    • Bí thư Trung ương Đảng
    • Trưởng ban Ban của Đảng
    • Phó Trưởng ban Ban của Đảng
    • Bí thư Đảng ủy
    • Phó Bí thư Đảng ủy
    • Bí thư Chi bộ
    • Phó Bí thư Chi bộ
    Cơ quan giúp việc
    • Văn phòng Trung ương Đảng
    • Ủy ban Kiểm tra Trung ương
    • Ban Tổ chức Trung ương
    • Ban Tuyên giáo Trung ương
    • Ban Nội chính Trung ương
    • Ban Kinh tế Trung ương
    • Ban Đối ngoại Trung ương
    • Ban Dân vận Trung ương
    • Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương
    • Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
    • Hội đồng Lý luận Trung ương
    • Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
    • Báo Nhân dân
    • Tạp chí Cộng sản
    Ban chỉ đạo Trung ương
    Còn hoạt động
    • Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    • Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp
    • Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
    Đã dừng hoạt động
    • Ban Chỉ đạo Tây Bắc
    • Ban Chỉ đạo Tây Nguyên
    • Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (từ tháng 10/2017)
    Đảng ủy cơ quan
    • Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương
    • Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương
    • Quân ủy Trung ương
    • Đảng ủy Công an Trung ương
    Đảng ủy địa phương
    • Thành ủy
    • Tỉnh ủy
    • Huyện ủy
    • Xã ủy
    • Bí thư Thành ủy
    • Bí thư Tỉnh ủy
    • Bí thư Huyện ủy
    • Bí thư Xã ủy
    Nhà nước và Chính phủ Việt Nam
    Tổng quan
    • Lịch sử
    • Tổ chức
    • Bộ
    • Tổng cục
    • Cục
    • Vụ
    • Ủy ban nhân dân
    • Luật Tổ chức Chính phủ
    • Luật Cán bộ công chức
    • Luật Công an nhân dân
    • Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân
    • Luật Dân quân Tự vệ
    • Luật Doanh nghiệp Nhà nước
    • Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
    Lãnh đạo
    • Chủ tịch nước
    • Phó Chủ tịch nước
    • Văn phòng Chủ tịch nước
    • Thủ tướng Chính phủ
    • Phó Thủ tướng Chính phủ
    • Bộ trưởng
    • Thứ trưởng
    • Chủ tịch Ủy ban nhân dân
    • Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
    • Tổng cục trưởng
    • Cục trưởng
    Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
    • Bộ Công an
    • Bộ Công Thương
    • Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Bộ Giao thông Vận tải
    • Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    • Bộ Khoa học và Công nghệ
    • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
    • Bộ Ngoại giao
    • Bộ Nội vụ
    • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    • Bộ Quốc phòng
    • Bộ Tài chính
    • Bộ Tài nguyên và Môi trường
    • Bộ Thông tin và Truyền thông
    • Bộ Tư pháp
    • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Bộ Xây dựng
    • Bộ Y tế
    • Ngân hàng Nhà nước
    • Thanh tra Chính phủ
    • Ủy ban Dân tộc
    • Văn phòng Chính phủ
    Đơn vị thuộc Chính phủ
    • Đài Tiếng nói Việt Nam
    • Đài Truyền hình Việt Nam
    • Thông tấn xã Việt Nam
    • Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp
    • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
    • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
    • Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
    UBND địa phương
    • Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    • Chủ tịch UBND Huyện
    • Chủ tịch UBND XãUBND Thành phố
    • UBND Tỉnh
    • UBND Huyện
    • UBND Xã
    Ban Chỉ đạo Trung ương
    • Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm
    • Ban Chỉ đạo 33
    • Ban Chỉ đạo 504
    • Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
    • Ban Chỉ đạo chính sách nhà ở bất động sản
    • Ban Chỉ đạo cải cách công vụ công chức
    • Ban Chỉ đạo giảm nghèo
    • Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp
    • Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão
    Quốc hội Việt Nam
    Tổng quan
    • Lịch sử
    • Tổ chức
    • Luật Tổ chức Quốc hội
    • Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân
    • Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội
    • Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
    • Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
    • Đại hội Đại biểu Toàn quốc
    • Hội đồng nhân dân
    Lãnh đạo
    • Chủ tịch Quốc hội
    • Phó Chủ tịch Quốc hội
    • Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
    • Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
    • Chủ tịch Hội đồng Nhân dân
    • Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân
    Cơ quan trực thuộc
    • Ủy ban Thường vụ Quốc hội
    • Hội đồng Dân tộc
    • Ủy ban Pháp luật
    • Ủy ban Tư pháp
    • Ủy ban Kinh tế
    • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
    • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
    • Ủy ban Xã hội
    • Ủy ban Đối ngoại
    • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
    • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
    • Văn phòng Quốc hội
    • Ban Công tác Đại biểu
    • Ban Dân nguyện
    • Kiểm toán Nhà nước
    • Viện Nghiên cứu lập pháp
    HĐND địa phương
    • HĐND Thành phố
    • HĐND Tỉnh
    • HĐND Huyện
    • HĐND Xã
    • Chủ tịch HĐND Thành phố
    • Chủ tịch HĐND Tỉnh
    • Chủ tịch HĐND Huyện
    • Chủ tịch HĐND Xã
    Tòa án nhân dân Việt Nam
    Tổng quan
    • Tòa án nhân dân tối cao
    • Lịch sử
    • Tổ chức
    • Luật Tổ chức Tòa án nhân dân
    • Hội đồng Thẩm phán
    Lãnh đạo
    • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
    • Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
    • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao
    • Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    • Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
    Cơ quan giúp việc
    • Văn phòng
    • Ban Thanh tra
    • Ban Thư ký
    • Vụ Tổ chức Cán bộ
    • Vụ Kế hoạch Tài chính
    • Vụ Thống kê Tổng hợp
    • Vụ Hợp tác quốc tế
    • Báo Công Lý
    • Viện Khoa học xét xử
    • Trường Bồi dưỡng cán bộ tòa án
    • Tạp chí Tòa án nhân dân
    • Cơ quan thường trực phía Nam
    Tòa án thuộcTrung ương
    • Tòa án nhân dân tối cao
    • Tòa án Quân sự Trung ương
    • Tòa Dân sự
    • Tòa Hình sự
    • Tòa Kinh tế
    • Tòa Lao động
    • Tòa Hành chính
    Tòa án địa phương
    • Tòa án nhân dân cấp cao
    • Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    • Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
    Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam
    Tổng quan
    • Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    • Lịch sử
    • Tổ chức
    • Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
    Lãnh đạo
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    • Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
    Cơ quan giúp việc
    • Văn phòng
    • Thanh tra
    • Cục Thống kê tội phạm và công nghệ thông tin
    • Cục Điều tra
    • Vụ Kinh tế chức vụ
    • Vụ Hình sự trật tự xã hội
    • Vụ Tham nhũng
    • Vụ Ma túy
    • Vụ An ninh
    • Vụ Hình sự
    • Vụ Dân sự
    • Vụ Tạm giữ tạm giam
    • Vụ Khiếu tố
    • Vụ Tổ chức cán bộ
    • Vụ Thi hành án dân sự
    • Vụ Kế hoạch tài chính
    • Vụ Hành chính kinh tế lao động
    • Vụ Hợp tác quốc tế
    • Viện Khoa học kiểm sát
    • Tạp chí Kiểm sát
    • Báo Bảo vệ pháp luật
    • Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
    Các Viện kiểm sát
    • Viện kiểm sát nhân dân tối cao
    • Viện kiểm sát Quân sự Trung ương
    • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao
    • Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
    • Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
    Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
    Tổng quan
    • Lịch sử
    • Tổ chức
    • Luật MTTQVN
    • Luật Công đoàn
    • Điều lệ MTTQVN
    • Đại hội đại biểu Toàn quốc MTTQVN
    • Ủy ban Trung ương MTTQVN
    Lãnh đạo
    • Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN
    • Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN
    • Chủ tịch Ủy ban MTTQVN các cấp
    • Chủ tịch Hội các cấp
    Cơ quan giúp việc
    • Ban Thường trực
    • Văn phòng
    • Ban Dân tộc
    • Ban Tuyên giáo
    • Ban Đối ngoại
    • Ban Tôn giáo
    • Ban Tổ chức cán bộ
    • Ban Phong trào
    • Ban Dân chủ
    • Ban Pháp luật
    • Báo Đại đoàn kết
    • Tạp chí Mặt trận
    Hội đồng tư vấn
    • Văn hoá Xã hội
    • Đối ngoại và Kiều bào
    • Khoa học Giáo dục
    • Dân chủ Pháp luật
    • Kinh tế
    • Dân tộc
    • Tôn giáo
    UB MTTQ Việt Namở địa phương
    • UBMTTQVN cấp Thành phố
    • UBMTTQVN cấp Tỉnh
    • UBMTTQVN cấp Huyện
    • UBMTTQVN cấp Xã
    • Ban Công tác Mặt trận cấp ThônChủ tịch UBMTTQVN cấp Thành phố
    • Chủ tịch UBMTTQVN cấp Tỉnh
    • Chủ tịch UBMTTQVN cấp Huyện
    • Chủ tịch UBMTTQVN cấp Xã
    Tổ chức thành viên
    • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • TLĐ Lao động
    • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
    • Giáo hội Phật giáo
    • UB Đoàn kết Công giáo
    • Hội Nông dân
    • Hội Liên hiệp Phụ nữ
    • Hội Cựu chiến binh
    • Quân đội nhân dân
    • Liên hiệp các Hội KH&KT
    • Liên hiệp các Hội VHNT
    • Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị
    • Hội Liên hiệp Thanh niên
    • Liên minh Hợp tác xã
    • LĐ Thương mại & Công nghiệp
    • Hội Chữ thập đỏ
    • Hội Luật gia
    • Hội Nhà báo
    • Hội Làm vườn
    • Hội Người mù
    • Hội Sinh vật cảnh
    • Hội Đông Y
    • Tổng hội Y học
    • Hội Người cao tuổi
    • Hội Kế hoạch hoá gia đình
    • Hội Khuyến học
    • Hội Cứu trợ Trẻ em Tàn tật
    • Hội Châm cứu
    • Tổng hội thánh tin lành Việt Nam
    • Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài
    • Hội Khoa học Lịch sử
    • Hội nạn nhân chất độc da cam đioxin
    • Hội mỹ nghệ kim hoàn đá quý
    • Hội cựu Giáo chức
    • Hội Xuất bản
    • Hội nghề cá
    • Hiệp hội SXKD của người tàn tật
    • Hội y tế cộng đồng
    • Hội cựu Thanh niên xung phong
    • HH các trường Đại học, Cao đẳng
    • Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa
    • Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt-Đức
    • Hiệp hội Làng nghề

    Từ khóa » Các Phó Chủ Tịch Nước Là Ai