Turn on more accessible mode Turn off more accessible mode
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Sơ đồ cổng
- Thư điện tử
- Thông tin điều hành
- Thủ tục hành chính
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Số liệu thống kê
- Phản ánh kiến nghị
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Thư điện tử
- Chuyên Mục
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
- Chỉ đạo điều hành
- Văn bản chính sách mới
- Hoạt động của lãnh đạo Bộ
- Hoạt động của các đơn vị thuộc Bộ
- Hoạt động của tư pháp địa phương
- Hoạt động của Đảng - đoàn thể
- Nghiên cứu trao đổi
- Thông tin khác
prev2 next2 Xem tất cả - Tổng kết Dự án “Thí điểm thiết lập Hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch”
- Đoàn công tác Bộ Tư pháp thăm hỏi, động viên và tặng quà cho bà con nhân dân vùng lũ huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
- Bản tin Tư pháp tháng 8/2023: Thủ tướng nhấn mạnh 08 nội dung cần lưu ý để bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế
- 75 năm phát triển thi hành án dân sự tỉnh
- 70 năm Ngành Tư pháp: vinh quang một chặng đường
- Lễ Công bố Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Bộ trưởng Hà Hùng Cường trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Hội thi tìm hiểu chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020
- Thứ trưởng Lê Hồng Sơn trả lời phỏng vấn về Cải cách thủ tục hành chính năm 2012
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đối thoại trực tuyến với nhân dân
Xem tất cả Liên kết website Hoạt động của lãnh đạo bộ Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp đáp ứng yêu cầu CCTPChiều 7/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã nhấn mạnh như trên khi chủ trì buổi làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về nội dung dự thảo Đề án liên quan đến tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp.Cùng tham dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, thành viên Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải, thành viên Ban Chỉ đạo và các nhà khoa học, Thường trực Tổ Biên tập Đề án.>Về phía Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp; các Ủy viên Ban Cán sự Đảng bộ Tư pháp: Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề ánĐề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn Dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc và trách nhiệm. Dự thảo Đề án nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sát sao, trong đó có nhiều ý tưởng mới, đóng góp vào quan điểm, mục tiêu, đột phá, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.>Phát biểu định hướng buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án, trong đó có những nội dung về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ban Chỉ đạo đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến của các địa phương, các cấp, các ngành, các chuyên gia… để có cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn hoàn thiện nội dung dự thảo Đề án, trong đó bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Nêu rõ những nội dung quan trọng của dự thảo Đề án, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng gợi mở một số vấn đề để các đại biểu thảo luận, làm rõ tại buổi làm việc.Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình TrạcSau khi nghe báo cáo về một số nội dung của Đề án liên quan đến tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp, từ những gợi mở của Chủ tịch nước, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung này dưới sự điều hành của Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc. Các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự nhất trí rất cao về những nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của Bộ Tư pháp, có tầm khái quát cao, đề ra được nhiều giải pháp đột phá; đồng thời góp ý thẳng thắn, cởi mở, trực tiếp, mang tính xây dựng, trách nhiệm cao về các nội dung liên quan và kiến nghị thêm một số giải pháp tới Ban Chỉ đạo.Cam kết Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện dự thảo Đề án cho đến khi được ban hành, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết Ban Cán sự Đảng nhất trí với nội dung của Đề án, đồng thời mong muốn nhiều nội dung của Đề án sẽ đạt được đồng thuận cao, giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra. Quang cảnh buổi họp Không “đổ lỗi” cho hệ thống pháp luật mà phải chú trọng việc tổ chức thực hiện pháp luậtKết luận cuộc làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với những vất vả, khó khăn của Bộ Tư pháp và đặc biệt đề cao tầm quan trọng của Bộ Tư pháp trong bộ máy nhà nước. Hoan nghênh Bộ Tư pháp chuẩn bị nghiêm túc, trách nhiệm, nhiều ý kiến tốt, cụ thể, tạo không khí làm việc dân chủ, cởi mở, Chủ tịch nước một lần nữa khẳng định Bộ Tư pháp có vai trò quan trọng trong hoàn thiện Đề án và cũng là cơ quan tổ chức thực hiện những nội dung rất căn bản của Đề án. Chủ tịch nước nhắc lại, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dân chủ được đề cao, định hướng XHCN rất rõ ràng trên tinh thần dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng… Về các đánh giá cụ thể, Chủ tịch nước đề nghị cần chọn lọc, bổ sung, viết sắc sảo, gọn, hay, thuyết phục. Trong đó, theo Chủ tịch nước, hệ thống pháp luật của chúng ta khá đầy đủ, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng. Chủ tịch nước lưu ý, không nên “đổ lỗi” cho hệ thống pháp luật mà phải đánh giá được chúng ta đã vận dụng, tổ chức thực hiện pháp luật ra sao. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong tình hình hiện nay, có biện pháp mạnh mẽ hơn để hoàn thiện, phát triển đổi mới tổ chức, hoạt động của Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đề nghị giai đoạn từ nay đến năm 2030 tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án, bổ trợ tư pháp và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm Còn giai đoạn từ sau năm 2030 đến năm 2045, Chủ tịch nước định hướng, cần nghiên cứu hình thành hệ thống pháp luật đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong bối cảnh mới; thực hiện thống nhất quản lý thi hành án về một đầu mối; tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố; cơ bản thống nhất việc thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia, thành lập thiết chế bảo vệ Hiến pháp… Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Tư pháp với tinh thần nội dung nào đã chín, đã rõ, nhất trí tương đối cao thì đưa vào dự thảo Đề án để cùng thống nhất cùng hành động; đề nghị Tổ biên tập tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, có căn cứ lý luận khoa học và thực tiễn hơn nữa, lập luận đầy đủ, rõ ràng thuyết phục hơn nữa để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Đề án, báo cáo Ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ 4 tới đây. An Như - Thục Quyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp đáp ứng yêu cầu CCTP 07/07/2022 Chiều 7/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” đã nhấn mạnh như trên khi chủ trì buổi làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp về nội dung dự thảo Đề án liên quan đến tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp. Cùng tham dự buổi làm việc có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, thành viên Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải, thành viên Ban Chỉ đạo và các nhà khoa học, Thường trực Tổ Biên tập Đề án. Về phía Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Lê Thành Long, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp; các Ủy viên Ban Cán sự Đảng bộ Tư pháp: Thứ trưởng Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Phan Thị Hồng Hà và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam sẽ giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn Dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc và trách nhiệm. Dự thảo Đề án nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, sát sao, trong đó có nhiều ý tưởng mới, đóng góp vào quan điểm, mục tiêu, đột phá, nhiệm vụ, giải pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phát biểu định hướng buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Đề án, trong đó có những nội dung về tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước. Ban Chỉ đạo đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến của các địa phương, các cấp, các ngành, các chuyên gia… để có cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn hoàn thiện nội dung dự thảo Đề án, trong đó bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Nêu rõ những nội dung quan trọng của dự thảo Đề án, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng gợi mở một số vấn đề để các đại biểu thảo luận, làm rõ tại buổi làm việc. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc Sau khi nghe báo cáo về một số nội dung của Đề án liên quan đến tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp, từ những gợi mở của Chủ tịch nước, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung này dưới sự điều hành của Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc. Các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự nhất trí rất cao về những nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của Bộ Tư pháp, có tầm khái quát cao, đề ra được nhiều giải pháp đột phá; đồng thời góp ý thẳng thắn, cởi mở, trực tiếp, mang tính xây dựng, trách nhiệm cao về các nội dung liên quan và kiến nghị thêm một số giải pháp tới Ban Chỉ đạo. Cam kết Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp sẽ tiếp tục tích cực tham gia vào quá trình hoàn thiện dự thảo Đề án cho đến khi được ban hành, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết Ban Cán sự Đảng nhất trí với nội dung của Đề án, đồng thời mong muốn nhiều nội dung của Đề án sẽ đạt được đồng thuận cao, giải quyết được các vấn đề thực tiễn đặt ra. Quang cảnh buổi họp Không “đổ lỗi” cho hệ thống pháp luật mà phải chú trọng việc tổ chức thực hiện pháp luật Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ với những vất vả, khó khăn của Bộ Tư pháp và đặc biệt đề cao tầm quan trọng của Bộ Tư pháp trong bộ máy nhà nước. Hoan nghênh Bộ Tư pháp chuẩn bị nghiêm túc, trách nhiệm, nhiều ý kiến tốt, cụ thể, tạo không khí làm việc dân chủ, cởi mở, Chủ tịch nước một lần nữa khẳng định Bộ Tư pháp có vai trò quan trọng trong hoàn thiện Đề án và cũng là cơ quan tổ chức thực hiện những nội dung rất căn bản của Đề án. Chủ tịch nước nhắc lại, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, dân chủ được đề cao, định hướng XHCN rất rõ ràng trên tinh thần dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết, coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng… Về các đánh giá cụ thể, Chủ tịch nước đề nghị cần chọn lọc, bổ sung, viết sắc sảo, gọn, hay, thuyết phục. Trong đó, theo Chủ tịch nước, hệ thống pháp luật của chúng ta khá đầy đủ, góp phần quan trọng vào phát triển đất nước, hội nhập quốc tế sâu rộng. Chủ tịch nước lưu ý, không nên “đổ lỗi” cho hệ thống pháp luật mà phải đánh giá được chúng ta đã vận dụng, tổ chức thực hiện pháp luật ra sao. Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Bộ Tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền trong tình hình hiện nay, có biện pháp mạnh mẽ hơn để hoàn thiện, phát triển đổi mới tổ chức, hoạt động của Bộ Tư pháp. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước đề nghị giai đoạn từ nay đến năm 2030 tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; tiếp tục đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án, bổ trợ tư pháp và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp, đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hệ thống các cơ quan nhà nước. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm Còn giai đoạn từ sau năm 2030 đến năm 2045, Chủ tịch nước định hướng, cần nghiên cứu hình thành hệ thống pháp luật đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong bối cảnh mới; thực hiện thống nhất quản lý thi hành án về một đầu mối; tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn việc chuyển Viện kiểm sát thành Viện công tố; cơ bản thống nhất việc thành lập Hội đồng Tư pháp quốc gia, thành lập thiết chế bảo vệ Hiến pháp… Chủ tịch nước yêu cầu Bộ Tư pháp với tinh thần nội dung nào đã chín, đã rõ, nhất trí tương đối cao thì đưa vào dự thảo Đề án để cùng thống nhất cùng hành động; đề nghị Tổ biên tập tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng, có căn cứ lý luận khoa học và thực tiễn hơn nữa, lập luận đầy đủ, rõ ràng thuyết phục hơn nữa để chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo Đề án, báo cáo Ban Chỉ đạo tại phiên họp thứ 4 tới đây. An Như - Thục Quyên In bài viết Gửi phản hồi Gửi Email Các tin khác - Bộ Tư pháp trao Quyết định điều động công tác đối với đồng chí Nguyễn Công Khanh (07/07/2022)
- Thẩm định dự án Luật Phòng thủ dân sự: Chú trọng rà soát VBQPPL để đảm bảo tính thống nhất (07/07/2022)
- Đề nghị xây dựng Luật khoáng sản: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng (07/07/2022)
- Tiếp tục rà soát các nội dung trong dự thảo Luật Phòng chống rửa tiền sửa đổi để tránh trùng lắp (06/07/2022)
- Dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi: Mở rộng phạm vi áp dụng tới tất cả hoạt động của ĐSXH (06/07/2022)
- Thứ trưởng Mai Lương Khôi kiểm tra công tác phối hợp TGPL trong hoạt động tố tụng tại Ninh Bình (06/07/2022)
- Tăng cường phối hợp với Bộ Tư pháp trong thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (06/07/2022)
- Thủ tục hành chính
- Văn bản pháp luật chuyên ngành
- Văn bản điều hành
- Hướng dẫn nghiệp vụ
- Hỏi đáp pháp luật
- Thông cáo báo chí
- Dịch vụ công trực tuyến
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
- Biểu mẫu điện tử
- Đấu thầu mua sắm công
- Chương trình, đề tài khoa học
- Thông tin thống kê
- Phản ánh kiến nghị
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ TƯ PHÁP
- Liên hệ
- RSS
- Thư viện file
Địa chỉ: 60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại: 024.62739718 - Fax: 024.62739359. Email: banbientap@moj.gov.vn; cntt@moj.gov.vn.
Giấy phép cung cấp thông tin trên internet số 28/GP-BC ngày 25/03/2005.
Trưởng Ban biên tập: Tạ Thành Trung - Phó Cục trưởng Cục CNTT.
Ghi rõ nguồn Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn) khi trích dẫn lại tin từ địa chỉ này.