Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc Tiếp Khách Quốc Tế - Báo Công Lý

chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-tiep-khach-quoc-te.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Oman Saleh Mohamed Ahmed Al Suqri

Tiếp Đại sứ Oman, ngài Saleh Mohamed Ahmed Al Saqri, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại sứ hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam với nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả vào thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước.

Khẳng định Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị hợp tác với Oman trên nhiều lĩnh vực, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ cảm ơn Oman đã viện trợ hàng hóa giúp Việt Nam trong phòng chống COVID-19 và hỗ trợ người dân bị bão lụt thiên tai năm 2020.

Vui mừng nhận thấy quan hệ chính trị hai nước phát triển tốt đẹp thời gian qua, năm nay hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1992-2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết đây là cơ hội tốt thúc đẩy hợp tác song phương.

Năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 340 triệu USD, tăng mạnh tới 100% so với năm 2020. Quỹ đầu tư chung Việt Nam-Oman hoạt động hiệu quả và đã đầu tư 300 triệu USD vào các dự án hạ tầng, phát triển bền vững tại Việt Nam.

Nhấn mạnh những kết quả tích cực đó có sự đóng góp quan trọng của Ngài Đại sứ Saleh Mohamed Ahmed Al Saqri, Chủ tịch nước đề nghị thời gian tới, hai bên đẩy mạnh trao đổi đoàn các cấp; đồng thời qua Ngài Đại sứ, chuyển lời mời của Chủ tịch nước, mời Quốc vương Oman thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết mở Đại sứ quán Việt Nam tại Oman là một ưu tiên của Việt Nam trong thời gian tới và mong muốn, dù trên cương vị nào, Đại sứ Saleh Mohamed Ahmed Al Saqri cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Oman-Việt Nam ngày càng phát triển.

Đại sứ Oman Saleh Mohamed Ahmed Al Saqri trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp. Với việc hai nước đã ký kết 10 hiệp định, 3 bản ghi nhớ hợp tác trong nhiều lĩnh vực, Đại sứ Saleh Mohamed Ahmed Al Saqri cho rằng đây là tiền đề quan trọng giúp củng cố tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hai nước thời gian tới. Oman coi trọng hợp tác với Việt Nam và sẽ tiếp tục các hoạt động thúc đẩy các chương trình hợp tác đã thống nhất.

Bày tỏ tán thành với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về hiệu quả của Quỹ đầu tư chung Việt Nam-Oman, đã đầu tư rất hiệu quả trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, phát triển hạ tầng... Đại sứ Oman cũng mong muốn hai bên tiếp tục mở rộng Quỹ đầu tư này. Đại sứ mong muốn Việt Nam sớm mở Đại sứ quán tại Oman để thúc đẩy hợp tác hai nước.

chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-tiep-khach-quoc-te1.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Cộng hòa Czech Vitezslav Grep

Tiếp Đại sứ Cộng hòa Séc Vitezslav Grepl chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại sứ hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, đóng góp tích cực, hiệu quả vào thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước.

Cho biết, trên nền tảng quan hệ lâu đời, người dân Việt Nam luôn dành tình tình cảm tốt đẹp với đất nước và nhân dân Cộng hòa Séc, Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với với Cộng hòa Séc trong hơn 70 năm qua (1950-2022).

Chủ tịch nước cũng trân trọng cảm ơn Cộng hòa Séc đã giúp đỡ Việt Nam trước đây và ngày nay; cảm ơn Cộng hòa Séc đã tài trợ 250.800 liều vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam diễn biến phức tạp.

Nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc tháng 4/2019 trên cương vị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao nỗ lực của Đại sứ trong công tác phối hợp chuẩn bị cho chuyến thăm này.

Vui mừng nhận thấy trong nhiệm kỳ của Ngài Đại sứ, hợp tác kinh tế-thương mại Việt Nam và Séc có sự tăng trưởng tốt, kim ngạch thương mại song phương năm 2021 tăng 32%, đạt 740 triệu USD; Séc đầu tư vào Việt Nam 38 dự án với tổng vốn hơn 90 triệu USD, song, Chủ tịch nước cho rằng, kết quả này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và hai bên cần thúc đẩy hơn nữa.

chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-tiep-khach-quoc-te2.jpg
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới Axel van Trotsenburg.

Cũng trong sáng cùng ngày, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp ông Axel Van Trotsenburg, Tổng Giám đốc Điều hành Ngân hàng Thế giới (WB).

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng Báo cáo Việt Nam 2045 với tầm nhìn phát triển dài hạn, nhất là trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, tác động của COVID-19 cũng như các mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho biết luôn dành tình cảm trân trọng đối với WB; cảm ơn WB đã có nhiều hỗ trợ quan trọng cho Việt Nam cả trong xóa đói, giảm nghèo, phát triển hạ tầng kinh tế, xã hội và nhiều chương trình quốc gia quan trọng khác.

Đánh giá cao WB đã hỗ trợ Việt Nam hoàn thành Báo cáo Việt Nam 2035 (công bố năm 2016), Chủ tịch nước cho biết, đây là Báo cáo có chất lượng và tầm nhìn dài hạn với Việt Nam.

Trên cơ sở báo cáo này, Việt Nam mong muốn WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam xây dựng Báo cáo Việt Nam 2045, nhất là trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, tác động của COVID-19 cũng như các mục tiêu phát triển của Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2045.

Nhắc đến 3 khâu đột phá quan trọng của Việt Nam trong phát triển là hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế, Chủ tịch nước mong muốn WB hỗ trợ cả ba khâu này, đặc biệt là hạ tầng, nhất là những hạ tầng quan trọng có khả năng giúp Việt Nam phát triển mạnh mẽ, cất cánh trong thời gian tới.

Việt Nam là một trong những nước chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, Chủ tịch nước đề nghị WB hỗ trợ Việt Nam ứng phó thách thức đang đe dọa sinh kế của nhiều triệu người dân Việt Nam. Chủ tịch nước cũng bày tỏ đánh giá cao Giám đốc WB tại Việt Nam đã đi thăm, làm việc nhiều địa phương để tìm hiểu về tác động của biến đổi khí hậu đối với người dân Việt Nam.

Chủ tịch nước cũng mong muốn WB quan tâm hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo để phát triển nền kinh tế phi cacbon, bởi đây cũng là một thế mạnh riêng có của Việt Nam.

Đề nghị WB tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam cam kết hợp tác chặt chẽ với WB trong triển khai các chương trình hợp tác thời gian tới; trong đó sẽ tiếp tục phối hợp với WB thúc đẩy giải ngân vốn ODA; đồng thời đề nghị WB tạo cơ chế thông thoáng hơn thúc đẩy quá trình này.

Tổng Giám đốc điều hành WB trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp và bày tỏ vui mừng nhận thấy mối quan hệ Việt Nam và WB phát triển lâu dài, bền chặt và thành công.

Ông Axel Van Trotsenburg cũng cho rằng thành công của Việt Nam được đo bằng các thành tựu đã đạt được trong thực tế cũng như các triển vọng phát triển kinh tế trong tương lai; tạo ra những bước chuyển mình trong phát triển và đang nhanh chóng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình.

Những kết quả này là rất ấn tượng và WB mong muốn tiếp tục giữ vai trò quan trọng đồng hành hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển.

Tổng Giám đốc Axel Van Trotsenburg cho biết WB quan tâm tới việc hỗ trợ các quốc gia trong phát triển dài hạn và đã hợp tác với Chính phủ Việt Nam xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035. WB cũng sẵn sàng hợp tác với Việt Nam xây dựng Báo cáo Việt Nam 2045 và sẽ nỗ lực hết sức tìm nguồn lực cần thiết để thực hiện nghiên cứu này.

Về các dự án trọng điểm trong các đột phá mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu ra là cơ sở hạ tầng, thể chế và nguồn nhân lực, Tổng giám đốc WB cho rằng, đây là các vấn đề cốt lõi mà WB rất quan tâm và sẵn sàng đồng hành cũng Việt Nam trong triển khai các đột phá này.

Chia sẻ việc Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới của biến đổi khí hậu, Tổng Giám đốc WB cho biết sau Hội nghị COP 26, WB đã chủ trương hợp tác với các quốc gia trong giải quyết thách thức; trong đó định hướng gắn kết vấn đề này với các mục tiêu phát triển. WB đang thực hiện các báo cáo tác động của biến đổi khí hậu ở 25 quốc gia; trong đó có Việt Nam.

Hiện báo cáo biến đổi khí hậu về Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành và báo cáo có đưa ra các phương án để Việt Nam có thể nghiên cứu áp dụng trong ứng phó thách thức biến đổi khí hậu, cũng như tìm ra biện pháp ngắn hạn, dài hạn giải quyết vấn đề này. WB sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để thực hiện các sáng kiến và giải pháp trong báo cáo này, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà cho Đại sứ Cộng hòa Séc Vitezslav Grepl. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước mong muốn trong nhiệm kỳ là Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU, sáu tháng cuối năm 2022, Cộng hòa Séc sẽ thúc đẩy các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định EVIPA; đồng thời ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam và thúc đẩy EU sớm gỡ bỏ cảnh báo “thẻ vàng” đối với hàng thủy sản của Việt Nam.

Hoan nghênh hãng xe ôtô SKODA của Séc thành lập liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam, Chủ tịch nước cho biết Việt Nam luôn tạo điều kiện cho thuận lợi cho các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư Séc kinh doanh thành công tại Việt Nam.

Mong muốn Chính phủ Séc tiếp tục giúp đỡ cộng đồng người Việt Nam tại Séc, Chủ tịch nước nhấn mạnh đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy giao lưu nhân dân, qua đó lan tỏa hợp tác văn hóa, du lịch và nhiều lĩnh vực khác.

Đại sứ Cộng hòa Séc Vitezslav Grepl trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dành thời gian tiếp; bày tỏ tình cảm đặc biệt với đất nước, con người Việt Nam; cho biết ông coi Việt Nam như quê hương thứ hai của mình.

Nhắc lại thành tựu tốt đẹp từ chuyến thăm Cộng hòa Séc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc năm 2019 (trên cương vị Thủ tướng Chính phủ Việt Nam), Đại sứ nhấn mạnh hai nước đã có mối liên hệ mật thiết từ quá khứ, hiện tại và tương lai đầy hứa hẹn.

Đại sứ cho rằng chuyến thăm này tạo động lực mạnh mẽ trong hợp tác hai nước, nhất là tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương; ký kết các hiệp định đặc biệt là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU.

Séc là một trong những quốc gia đầu tiên của EU phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) và cũng đang kêu gọi các thành viên EU khác phê chuẩn hiệp định này.

Đại sứ cho biết nhiều nhà đầu tư lớn của Séc mong muốn đầu tư vào Việt Nam và điển hình là hãng ôtô SKODA đã triển khai dự án sản xuất ôtô tại Việt Nam, dự kiến chiếc ôtô đầu tiên sẽ lăn bánh đầu tiên vào cuối năm tới. Bên cạnh đó, hai bên cũng hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực quốc phòng; giao lưu nhân dân...

Đại sứ nhấn mạnh Cộng hòa Séc trân trọng ghi nhận những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam tại Séc, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp vì cộng đồng.

Từ khóa » Chu Tich Nuoc Nguyen Xuan Phuc Bi Bat