Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội – Wikipedia Tiếng Việt

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội
Biểu trưng Hà Nội
Đương nhiệmTrần Sỹ Thanhtừ 22 tháng 7 năm 2022
Thành viên củaHội đồng Nhân dânỦy ban Nhân dân
Bổ nhiệm bởiHội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
Nhiệm kỳ5 năm (Không giới hạn số lần tái cử)
Người đầu tiên nhậm chứcNguyễn Huy Khôi
Thành lập30 tháng 8, 1945

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là người đứng đầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan hành chính của thành phố. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố là Phó Bí thư Thành ủy và là Ủy viên Trung ương Đảng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố do Hội đồng nhân dân thành phố bầu không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp[1] và được Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố giới thiệu trong số đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố.[2]

Bộ máy chính quyềnHà Nội
Luật
  • Hiến pháp
  • Luật Thủ đô
Đảng ủyThành ủy
  • Bí thư: Hoàng Trung Hải
  • Phó Bí thư Thường trực: Ngô Thị Thanh Hằng
  • Văn phòng Thành ủy
  • Ban Tổ chức Thành ủy
  • Ủy ban Kiểm tra Thành ủy
  • Ban Dân vận Thành ủy
  • Ban Tuyên giáo Thành ủy
  • Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ Thành ủy
  • Ban Nội chính Thành ủy
Hội đồng nhân dânHội đồng nhân dân thành phố Hà Nội
  • Chủ tịch: Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Văn phòng Đoàn đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố
  • Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố
  • Ban Văn hoá - Xã hội
  • Ban Kinh tế - Ngân sách
  • Ban Pháp chế
  • Thư ký kỳ họp
Tổ đại biểu
Ủy ban nhân dânỦy ban nhân dân thành phố Hà Nội
  • Chủ tịch: Nguyễn Đức Chung
  • Các cơ quan chuyên môn
  • Các ban, ngành, đơn vị trực thuộc
  • Ủy ban nhân dân trực thuộc thành phố
Mặt trận Tổ quốcMặt trận Tổ quốc Thành phố
  • Chủ tịch: Vũ Hồng Khanh
Tư pháp
  • Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
  • Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
Phân cấp hành chính
  • Cấp Huyện
  • Cấp xã
  • Chính trị Việt Nam
  • Cổng thông tin Hà Nội
  • x
  • t
  • s

Nhiệm vụ và quyền hạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố có quyền hạn và nhiệm vụ sau:

  1. Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân, các thành viên của Ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố:
    • Đôn đốc, kiểm tra công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tương đương trong việc thực hiện Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố;
    • Quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân thành phố;
    • Áp dụng các biện pháp nhằm cải tiến lề lối làm việc; quản lý và điều hành bộ máy hành chính hoạt động có hiệu quả; ngăn ngừa và đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương;
    • Tổ chức việc tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân theo quy định của pháp luật.
  2. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban nhân dân;
  3. Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tương đương trực tiếp; điều động, đình chỉ công tác, miễn nhiệm, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tương đương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tương đương trực tiếp; bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lý;
  4. Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản trái pháp luật của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố và văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã tương đương trực tiếp;
  5. Đình chỉ việc thi hành nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã tương đương trực tiếp và đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố bãi bỏ;
  6. Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự và báo cáo Ủy ban nhân dân trong phiên họp gần nhất;
  7. Ra quyết định, chỉ thị để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
  8. Đề nghị triệu tập kỳ họp bất thường Hội đồng nhân dân Thành phố.
  9. Đề nghị cuộc họp kín của Hội đồng nhân dân thành phố.
  10. Giữ mối quan hệ làm việc với Thường trực Thành uỷ, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân.
  11. Trực tiếp phụ trách, chỉ đạo các lĩnh vực công tác: Tổ chức bộ máy, cán bộ và biên chế; nội chính; đối ngoại; xây dựng chính quyền và cải cách hành chính; công tác quy hoạch và quyết định các chủ trương lớn trên các lĩnh vực; làm Chủ tịch Hội đồng thi đua – khen thưởng thành phố.
  12. Làm Trưởng các tổ chức phối hợp liên ngành (Ban chỉ đạo, Hội đồng...) của thành phố theo lĩnh vực công tác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp phụ trách, chỉ đạo.

Phó Chủ tịch

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đề cử và do Hội đồng nhân dân thành phố bầu, Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Số lượng Phó Chủ tịch do Chính phủ quy định.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao; chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân thành phố và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố có quyền phụ trách UBND thành phố trong trường hợp Chủ tịch UBND đột ngột qua đời hoặc bị bãi nhiệm hay bị đình chỉ công tác cho đến khi bầu Chủ tịch UBND mới.

Thủ tướng Chính phủ có quyền bãi nhiệm, hoặc luân chuyển công tác các Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố theo đề nghị của Chủ tịch.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công tại Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 1945 Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời Hà Nội được thành lập do Nguyễn Huy Khôi (Trần Quang Huy) làm Chủ tịch đã tổ chức lễ ra mắt tại Bắc bộ phủ. Ngày 30 tháng 8 năm 1945 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chính thức thành lập. Bác sĩ Trần Duy Hưng được cử làm Chủ tịch. Tháng 10 năm 1947 Ủy ban Kháng chiến và Ủy ban Hành chính Hà Nội hợp nhất thành Ủy ban Kháng chiến – hành chính do Ngô Ngọc Du làm chủ tịch.

Ngày 10 tháng 10 năm 1954 giải phóng thủ đô. Ủy ban quân chính quản lý thành phố do Vương Thừa Vũ làm chủ tịch. Ngày 4 tháng 11 năm 1954 Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội được thành lập do bác sĩ Trần Duy Hưng làm Chủ tịch. Từ năm 1977 Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội đổi tên thành Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Khóa Nhiệm kỳ Chủ tịch Phó Chủ tịch Ghi chú
1 20 tháng 8 năm 1945– 30 tháng 8 năm 1945 Nguyễn Huy Khôi
2 30 tháng 8 năm 1945– tháng 10 năm 1947 Trần Duy Hưng Thị trưởng Hà Nội
3 tháng 10 năm 1947– 10 tháng 10 năm 1954 Ngô Ngọc Du
4 10 tháng 10 năm 1954– 4 tháng 11 năm 1954 Vương Thừa Vũ Bác sĩ Trần Duy Hưng[3] Chủ tịch Ủy ban Quân chính Hà Nội
(2) 4 tháng 11 năm 1954– 16 tháng 1 năm 1958 Trần Duy Hưng Trần Danh Tuyên[3] Chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà Nội
I 16 tháng 1 năm 1958– 6 tháng 5 năm 1961 Trần Văn LaiTrần Danh Tuyên
II 6 tháng 5 năm 1961– 17 tháng 5 năm 1965 Vũ ĐạiNguyễn Mạnh CanTrần Minh Việt (đến tháng 3 năm 1963)Trần Vỹ (từ tháng 3 năm 1963)Trần Duy Dương (từ tháng 7 năm 1963)Nguyễn Tiến Đức (từ tháng 7 năm 1963) Ủy viên thư ký:Nguyễn Trần Châu
III 17 tháng 5 năm 1965– 17 tháng 5 năm 1968 Trần VỹTrần Duy DươngNguyễn Thị Thái BảoNguyễn Trung MaiNguyễn Đức LạcVũ Định Ủy viên thư ký:Hoàng Huy Giao
IV 17 tháng 5 năm 1968– 17 tháng 5 năm 1971 Trần VỹNguyễn Trung MaiTrần Duy DươngNguyễn Tiến ĐứcNguyễn Thị Thái Bảo Ủy viên thư ký:Hoàng Huy Giao
V 17 tháng 5 năm 1971– 20 tháng 6 năm 1974 Trần VỹTrần Duy DươngNguyễn Thị Thái BảoNguyễn Trung MaiNguyễn Đức LạcVũ Định Ủy viên thư ký:Hoàng Huy Giao
VI 20 tháng 6 năm 1974– 20 tháng 6 năm 1977 Trần VỹTrần Duy DươngNguyễn Thị Thái BảoHoàng Huy GiaoNguyễn Đình HiệpNguyễn Đức LạcNguyễn Trung Mai (từ tháng 3 năm 1976) Ủy viên thư ký:Lê Hoà
VII 20 tháng 6 năm 1977– cuối năm 1977 Trần Duy DươngNguyễn Trung MaiNguyễn Đình HiệpNgô Quốc HạnhHoàng Huy GiaoNguyễn Đông (từ tháng 12 năm 1978)Nguyễn Văn Định (từ tháng 6 năm 1979) Ủy viên thư ký:Nguyễn Bắc
5 cuối năm 1977– 20 tháng 6 năm 1981 Trần Vỹ
VIII 20 tháng 6 năm 1981– 23 tháng 5 năm 1985 Trần TấnNguyễn ĐôngNguyễn Văn Định Phạm Sĩ LiêmĐặng Đức LộcNguyễn Đình HiệpNghiêm Chưởng ChâuLê Ất Hợi (từ tháng 3 năm 1984)Nguyễn Công Tạn (từ tháng 3 năm 1985) Ủy viên thư ký:Bùi Xuân LộcDương Danh Nhượng
IX 23 tháng 5 năm 1985– tháng 1 năm 1987 Trần Tấn (đến tháng 1 năm 1987)Lê Ất HợiNguyễn Công Tạn, Phạm Sĩ LiêmNguyễn Tiến ĐứcNghiêm Chưởng ChâuTrương TùngNguyễn MạiLê Sinh Tặng Ủy viên thư ký:Dương Danh NhượngNguyễn Công Tường
6 tháng 1 năm 1987– 12 tháng 12 năm 1989 Trần Tấn
7 X 12 tháng 12 năm 1989– 13 tháng 12 năm 1994 Lê Ất Hợi Trần Thị Tâm ĐanĐinh HạnhNguyễn Ngọc LêLê Sinh TặngTrương TùngVũ Mạnh Kha (từ tháng 1 năm 1993)Lương Ngọc Cừ (từ tháng 4 năm 1994)
8 XI 13 tháng 12 năm 1994– 13 tháng 12 năm 1999 Hoàng Văn Nghiên Đinh HạnhLương Ngọc CừĐồng Minh SơnNguyễn Triệu HảiĐỗ Hoàng Ân (từ tháng 2 năm 1996)Phan Văn Vượng (từ tháng 10 năm 1996)Lưu Minh Trị (từ tháng 7 năm 1997)
XII 13 tháng 12 năm 1999– tháng 5 năm 2004 Phạm Văn VượngNguyễn Quốc TriệuĐỗ Hoàng ÂnNguyễn Thế QuangLê Quý ĐônVũ Văn Ninh
9 XIII tháng 5 năm 2004– tháng 8 năm 2007 Nguyễn Quốc Triệu Ngô Thị Thanh HằngVũ Văn Ninh (đến tháng 7 năm 2006)Đỗ Hoàng Ân (đến tháng 7 năm 2007)Nguyễn Thế Quang (đến tháng 7 năm 2006)Phí Thái Bình (từ tháng 7 năm 2006)Hoàng Mạnh Hiển (từ tháng 7 năm 2006)Nguyễn Văn Khôi (từ tháng 7 năm 2006)Vũ Hồng Khanh (từ tháng 7 năm 2006)Nguyễn Huy Tưởng (từ tháng 8 năm 2008)Đào Văn Bình (từ tháng 8 năm 2008)Trịnh Duy Hùng (từ tháng 8 năm 2008)Nguyễn Thị Bích Ngọc (từ tháng 4 năm 2011)
10 tháng 8 năm 2007– 20 tháng 6 năm 2011 Nguyễn Thế Thảo
XIV 20 tháng 6 năm 2011– 4 tháng 12 năm 2015 Vũ Hồng KhanhNguyễn Văn SửuTrần Xuân ViệtNguyễn Văn Khôi (đến tháng 4 năm 2014)Nguyễn Thị Bích Ngọc (đến tháng 5 năm 2015)Nguyễn Huy Tưởng (đến tháng 4 năm 2014)Lê Hồng Sơn (từ tháng 4 năm 2014)Nguyễn Quốc Hùng (từ tháng 4 năm 2014)Nguyễn Ngọc Tuấn (từ tháng 4 năm 2014)[4]
11 4 tháng 12 năm 2015– 11 tháng 8 năm 2020 Nguyễn Đức Chung
XV 14 tháng 6 năm 2016– 11 tháng 8 năm 2020 Lê Hồng SơnNguyễn Văn Sửu (đến tháng 12 năm 2020)Nguyễn Quốc Hùng (đến tháng 12 năm 2020)Nguyễn Thế Hùng (đến tháng 12 năm 2020)Ngô Văn Quý (đến tháng 12 năm 2020)Nguyễn Doãn Toản (đến tháng 12 năm 2020)Nguyễn Trọng Đông (từ tháng 12 năm 2020)Hà Minh Hải (từ tháng 12 năm 2020)Dương Đức Tuấn (từ tháng 12 năm 2020)Nguyễn Mạnh Quyền (từ tháng 12 năm 2020)Chử Xuân Dũng (từ tháng 12 năm 2020) Nguyễn Đức Chung bị tạm đình chỉ công tác từ ngày 11 tháng 8 năm 2020, giao đồng chí Nguyễn Văn Sửu, Phó chủ tịch Thường trực phụ trách UBND thành phố đến khi bầu tân Chủ tịch UBND thành phố.
11 tháng 8 năm 2020– 25 tháng 9 năm 2020 Nguyễn Văn Sửu
12 25 tháng 9 năm 2020– 23 tháng 6 năm 2021 Chu Ngọc Anh
XVI 23 tháng 6 năm 2021– 7 tháng 6 năm 2022 Lê Hồng SơnNguyễn Trọng ĐôngDương Đức TuấnHà Minh HảiNguyễn Mạnh QuyềnChử Xuân Dũng (đến tháng 12 năm 2022) Chu Ngọc Anh bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam từ ngày 6 tháng 6 năm 2022, giao đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó chủ tịch Thường trực phụ trách UBND thành phố đến khi bầu tân Chủ tịch UBND thành phố.
7 tháng 6 năm 2022– 22 tháng 7 năm 2022 Lê Hồng Sơn[5]
13 22 tháng 7 năm 2022– nay Trần Sỹ Thanh[6]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Điều 6 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân
  2. ^ Điều 51, điều 119 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân
  3. ^ a b “Đặc điểm bộ máy hành chính Hà Nội 1945”. Thông tấn xã Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2015. Truy cập 4 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ “Hà Nội bầu bổ sung 3 Phó Chủ tịch UBND thành phố”. Tiền Phong. 18 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2021.
  5. ^ News, VietNamNet. “Báo VietnamNet”. VietNamNet News. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2022.
  6. ^ NLD.COM.VN (22 tháng 7 năm 2022). “Ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Chủ tịch Hà Nội với số phiếu tuyệt đối 100%”. https://nld.com.vn. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Website chính thức
  • x
  • t
  • s
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Việt Nam (2021–2026)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân đơn vị hành chính cấp tỉnh trong hệ thống Quốc hội Việt Nam khóa XV, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
Thành phố Trung ương (5)
  • Thủ đô Hà Nội: Chu Ngọc Anh – Trần Sỹ Thanh (Ủy viên Trung ương Đảng)
  • Thành phố Hồ Chí Minh: Nguyễn Thành Phong – Phan Văn Mãi (Ủy viên Trung ương Đảng)
  • Cần Thơ: Trần Việt Trường
  • Đà Nẵng: Lê Trung Chinh
  • Hải Phòng: Nguyễn Văn Tùng
Đồng bằng sông Hồng (8)
  • Bắc Ninh: Nguyễn Hương Giang (nữ) - Vương Quốc Tuấn
  • Hà Nam: Trương Quốc Huy
  • Hải Dương: Triệu Thế Hùng - Lê Ngọc Châu
  • Hưng Yên: Trần Quốc Văn
  • Nam Định: Phạm Đình Nghị
  • Ninh Bình: Phạm Quang Ngọc
  • Thái Bình: Nguyễn Khắc Thận
  • Vĩnh Phúc: Lê Duy Thành - Trần Duy Đông
Tây Bắc Bộ (6)
  • Điện Biên: Lê Thành Đô
  • Hòa Bình: Bùi Văn Khánh
  • Lai Châu: Trần Tiến Dũng - Lê Văn Lương
  • Lào Cai: Trịnh Xuân Trường
  • Sơn La: Hoàng Quốc Khánh - Nguyễn Đình Việt
  • Yên Bái: Trần Huy Tuấn - Nguyễn Tuấn Anh
Đông Bắc Bộ (9)
  • Bắc Giang: Lê Ánh Dương - Nguyễn Việt Oanh
  • Bắc Kạn: Nguyễn Long Hải – Nguyễn Đăng Bình
  • Cao Bằng: Hoàng Xuân Ánh
  • Hà Giang: Nguyễn Văn Sơn - Phan Huy Ngọc
  • Lạng Sơn: Hồ Tiến Thiệu
  • Phú Thọ: Bùi Văn Quang
  • Quảng Ninh: Nguyễn Tường VănCao Tường Huy - Phạm Đức Ấn
  • Thái Nguyên: Trịnh Việt Hùng - Nguyễn Huy Dũng
  • Tuyên Quang: Nguyễn Văn Sơn
Bắc Trung Bộ (6)
  • Hà Tĩnh: Võ Trọng Hải
  • Nghệ An: Nguyễn Đức Trung - Lê Hồng Vinh
  • Quảng Bình: Trần Thắng - Trần Phong
  • Quảng Trị: Võ Văn Hưng - Khuyết
  • Thanh Hóa: Đỗ Minh Tuấn
  • Thừa Thiên Huế: Nguyễn Văn Phương
Nam Trung Bộ (7)
  • Bình Định: Nguyễn Phi Long – Phạm Anh Tuấn
  • Bình Thuận: Lê Tuấn Phong – Đoàn Anh Dũng
  • Khánh Hòa: Nguyễn Tấn Tuân
  • Ninh Thuận: Trần Quốc Nam
  • Phú Yên: Trần Hữu Thế – Tạ Anh Tuấn
  • Quảng Ngãi: Đặng Văn Minh - Nguyễn Hoàng Giang
  • Quảng Nam: Lê Trí Thanh - Lê Văn Dũng
Tây Nguyên (5)
  • Đắk Lắk: Phạm Ngọc Nghị
  • Đắk Nông: Hồ Văn Mười
  • Gia Lai: Võ Ngọc ThànhTrương Hải Long - Rah Lan Chung
  • Kon Tum: Lê Ngọc Tuấn
  • Lâm Đồng: Trần Văn Hiệp - Trần Hồng Thái
Đông Nam Bộ (5)
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Nguyễn Văn Thọ
  • Bình Dương: Võ Văn Minh
  • Bình Phước: Trần Tuệ Hiền (nữ)
  • Đồng Nai: Cao Tiến Dũng - Võ Tấn Đức
  • Tây Ninh: Nguyễn Thanh Ngọc
Tây Nam Bộ (12)
  • An Giang: Nguyễn Thanh Bình - Hồ Văn Mừng
  • Bạc Liêu: Phạm Văn Thiều
  • Bến Tre: Trần Ngọc Tam
  • Cà Mau: Huỳnh Quốc Việt - Phạm Thành Ngại
  • Đồng Tháp: Phạm Thiện Nghĩa
  • Hậu Giang: Đồng Văn Thanh
  • Kiên Giang: Lâm Minh Thành - Nguyễn Thanh Nhàn
  • Long An: Nguyễn Văn Út
  • Sóc Trăng: Trần Văn Lâu
  • Tiền Giang: Nguyễn Văn Vĩnh
  • Trà Vinh: Lê Văn Hẳn
  • Vĩnh Long: Lữ Quang Ngời
  • In nghiêng: Miễn nhiệm, thay thế vị trí trong nhiệm kỳGhi chú: Các vị trí thường được kiện toàn từ 2020, 2025 trước các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đảng bộ tỉnh, Đại hội toàn quốc, chuẩn bị bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

Từ khóa » Tiểu Sử Phó Chủ Tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng