Chữ Tượng Hình Ai Cập – Wikipedia Tiếng Việt

Translation arrow iconBài viết này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. Xin hãy giúp cải thiện bài viết hoặc viết lại để hành văn tiếng Việt được tự nhiên hơn và đúng ngữ pháp. Chú ý: Những bản dịch rõ ràng là dịch máy hoặc có chất lượng kém, KHÔNG dùng bản mẫu này, vui lòng đặt {{thế:clk|dịch máy chất lượng kém}} hoặc {{thế:cld5}} để xóa bản dịch kém. (tháng 12/2023)
Chữ tượng hình Ai Cập
Chữ tượng hình trong lăng mộ vua Seti I (KV17), thế kỉ 13 trước Công nguyên
Thể loại Từ phù phụ âm
Thời kỳkh. 3200 TCN[1][2][3] – 400 CN[4]
Hướng viếtPhải sang trái, trái sang phải Sửa đổi tại Wikidata
Các ngôn ngữTiếng Ai Cập
Hệ chữ viết liên quan
Nguồn gốc(Tiền chữ viết)
  • Chữ tượng hình Ai Cập
Hậu duệChữ Proto-SinaiChữ thầy tu
ISO 15924
ISO 15924Egyp, 050 Sửa đổi tại Wikidata
Unicode
Dải Unicode
  • U+13000–U+1342F Hieroglyphs
  • U+13430–U+1343F Controls
Bài viết này chứa các biểu tượng ngữ âm IPA trong Unicode. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để có hướng dẫn thêm về các ký hiệu IPA, hãy xem Trợ giúp:IPA.

Chữ tượng hình Ai Cập (tiếng Anh: Egyptian hieroglyphs; từ tiếng Hy Lạp cổ đại ἱερογλύφος có nghĩa là "các chữ cái linh thiêng được chạm khắc", cũng viết là τὰ ἱερογλυφικά γράμματα) là hệ chữ viết chính thức được người Ai Cập cổ đại sử dụng, kết hợp các yếu tố logic, âm tiết và chữ cái, tổng số khoảng 1.000 ký tự riêng biệt. Chữ tượng hình bằng chữ thảo (Cursive hieroglyphs) được sử dụng cho văn bản tôn giáo viết trên giấy cói và gỗ. Chữ thầy tu (hieratic) và chữ bình dân (demotic) có nguồn gốc từ chữ viết tượng hình, cũng như chữ Proto-Sinai sau này phát triển thành bảng chữ cái Phoenicia.[5] Thông qua những hệ thống con chính của bảng chữ cái Phoenicia (hệ thống chữ viết Hy Lạp và Aramaic), chữ viết tượng hình Ai Cập là tổ tiên của phần lớn các chữ viết được sử dụng hiện đại, nổi bật nhất là chữ Latinh và chữ Kirin (thông qua tiếng Hy Lạp), chữ viết Ả Rập và có thể cả chữ Brahmic (thông qua tiếng Aramaic).

Việc sử dụng chữ viết tượng hình bắt nguồn từ các hệ thống ký hiệu Proto-writing trong Thời đại đồ đồng, khoảng thế kỷ 32 trước Công nguyên (Naqada III), [2] với câu đầu tiên có thể giải mã được viết bằng tiếng Ai Cập có niên đại vào Vương triều thứ hai (thế kỷ 28 trước Công nguyên). Chữ tượng hình Ai Cập đã phát triển thành một hệ thống chữ viết thuần thục được sử dụng cho các bản khắc tượng đài bằng ngôn ngữ cổ điển thời kỳ Trung Vương quốc; trong thời kỳ này, hệ thống đã sử dụng khoảng 900 kí hiệu riêng biệt. Việc sử dụng hệ thống chữ viết này tiếp tục qua thời kì Tân Vương quốc Ai Cập và Thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại, và tiếp tục đến Vương triều thứ Hai Mươi Bảy của Ai Cập và thời kì Vương quốc Ptolemy. Những bằng chứng cuối của việc sử dụng chữ tượng hình được tìm thấy nhiều vào thời kỳ Ai Cập thuộc La Mã, kéo dài đến thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên.

Với sự đóng cửa cuối cùng của các ngôi đền Pagan giáo vào thế kỷ thứ 5, kiến ​​thức về chữ viết tượng hình đã thất truyền. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chữ viết vẫn chưa được giải mã trong suốt thời Trung Cổ và đầu thời kỳ cận đại. Việc giải mã chữ viết tượng hình cuối cùng đã được hoàn thành vào những năm 1820 bởi Jean-François Champollion, với sự trợ giúp của Phiến đá Rosetta.[6]

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ hieroglyph (Chữ tượng hình - trong tiếng Anh) xuất xứ từ tính từ tiếng Hy Lạp ἱερογλυφικά (hieroglyphiká), một từ ghép của ἱερός (hierós 'thần thánh') và γλύφω (glýphō 'khắc'; xem chạm khắc). Chính các hình chạm được gọi là τὰ ἱερογλυφικὰ γράμματα (tà hieroglyphiká grámmata, 'những chữ khắc thần thánh'). Từ hieroglyph đã trở thành một danh từ trong tiếng Anh, chỉ một chữ khắc riêng biệt. Tuy "hieroglyphics" thường được sử dụng nhiều hơn, các nhà Ai Cập học lại không ưa chuộng nó.

Lịch sử và quá trình phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ tượng hình xuất hiện từ các truyền thống nghệ thuật tiền văn tự Ai Cập. Ví dụ, các biểu tượng trên đồ gốm Gerzean từ khoảng 4000 năm trước Công Nguyên giống với chữ tượng hình. Trong nhiều năm văn tự chữ tượng hình sớm nhất là tấm bảng đá Narmer, được tìm thấy trong những cuộc khai quật tại Hierakonpolis (Kawm al-Ahmar hiện đại) trong thập niên 1890, đã được xác định niên đại khoảng 3200 năm trước Công Nguyên. Tuy nhiên, vào năm 1998 một đội khảo cổ Đức dưới sự lãnh đạo của Günter Dreyer tiến hành khai quật ở Abydos (Umm el-Qa'ab hiện đại) đã khám phá ra hầm mộ U-j của một nhà cai trị thời Tiền triều đại, và thu được ba trăm miếng đất sét có những hình tiền chữ tượng hình, có niên đại ở thời kỳ Naqada IIIA thế kỷ thứ XXXIII trước Công Nguyên.[7][8] Câu đầy đủ đầu tiên được viết bằng chữ tượng hình cho tới hiện tại được tìm thấy trên một dấu niêm phong chìm ở hầm mộ của Seth-Peribsen tại Umm el-Qa'ab, có niên đại từ Vương triều thứ hai. Ở thời kỳ cổ vương quốc, Trung vương quốc và Tân vương quốc, có khoảng 800 bản chữ tượng hình. Ở thời Hy Lạp-La Mã, họ đã tính được hơn 5,000 bản.[9]

Nói chung các học giả tin rằng chữ tượng hình Ai Cập "bắt đầu tồn tại một thời gian ngắn sau ký tự Sumer, và... có thể [từng]... được phát minh dưới sự ảnh hưởng của ký tự này..." [10] Ví dụ, đã có lời nói rằng "có lẽ ý tưởng chung của các từ thể hiện của một ngôn ngữ viết đã được đưa tới Ai Cập từ Mesopotamia Sumer." [11] [12] Mặt khác, cũng có người cho rằng "bằng chứng về sự ảnh hưởng trực tiếp như vậy vẫn còn chưa rõ" và rằng "một cuộc lý lẽ đáng tin cậy cũng có thể được tiến hành cho sự phát triển độc lập của chữ viết tại Ai Cập..." [13] Given the lack of direct evidence, "no definitive determination has been made as to the origin of hieroglyphics in ancient Egypt." [14]

Chữ tượng hình gồm ba kiểu nét khắc: nét khắc ngữ âm, gồm những chữ phụ âm riêng có thể hoạt động như một chữ cái; dấu tốc ký, thể hiện các hình vị; và các từ hạn định, làm hẹp nghĩa của một dấu tốc ký hay các từ ngữ âm.

Chữ tượng hình của một bia mộ Ai Cập

Khi chữ viết phát triển và trở nên rộng rãi trong dân cư Ai Cập, các hình thức nét khắc đơn giản đã phát triển, dẫn tới các chữ viết thầy tu (thầy tế) và bình dân (dân cư). Các biến thể đó cũng thích hợp hơn chữ tượng hình khi sử dụng trên giấy cói. Tuy nhiên, chữ viết tượng hình không biến mất, mà tồn tại bên cạnh các hình thức khác, đặc biệt tại các đền đài và ở hình thức chữ viết chính thức khác. Đá Rosetta có các văn bản song song bằng chữ tượng hình và chữ bình dân.

Chữ tượng hình tiếp tục được sử dụng trong thời cai trị Ba Tư (gián đoạn ở thế kỷ thứ VI và thế kỷ thứ V trước Công Nguyên), và sau khi Alexander chinh phục Ai Cập, trong thời Macedonia tiếp sau và các thời kỳ La Mã. Có lẽ chất lượng sai lạc của các lời chú giải của các nhà văn Hy Lạp và La Mã về chữ tượng hình đã xảy ra, ít nhất trong quá khứ, như một sự đối phó với sự thay đổi tình hình chính trị. Một số người tin rằng chữ tượng hình có thể đã hoạt động như một cách phân biệt 'người Ai Cập thực sự' với những kẻ chinh phục nước ngoài. Một lý do khác có thể là sự từ chối tiếp nhận một nền văn hóa nước ngoài nói chung có đặc trưng ở những sự tiếp cận Hy Lạp-La Mã tới văn hóa Ai Cập. Biết rằng chữ tượng hình là hình thức viết thần thánh, các học giả Hy Lạp-La Mã đã tưởng tượng ra hệ thống phức tạp nhưng có lý như một hệ thống biểu tượng, thậm chí là ma thuật để chuyển tải các kiến thức bí mật và bí ẩn.

Tới thế kỷ thứ IV, ít người Ai Cập có khả năng đọc chữ tượng hình, và sự bí ẩn của các chữ tượng hình biểu tượng lên tới đỉnh điểm. Việc sử dụng chữ tượng hình tại các đền đài đã chấm dứt sau khi tất cả các đền không thuộc Thiên Chúa giáo bị đóng cửa năm 391 Công Nguyên theo lệnh của vị Hoàng đế La Mã Theodosius I; đoạn văn cuối cùng được biết là từ Philae, được gọi là Bản khắc Esmet-Akhom, từ năm 396.[15]

Sự giải mã chữ tượng hình

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Giải mã chữ tượng hình

Ở thế kỷ thứ V Hieroglyphica của Horapollo xuất hiện, giải mã không chính xác tới 200 chữ khắc. Phần lớn thông tin đều sai, tác phẩm này càng khiến việc giải mã chữ tượng hình Ai Cập gặp khó khăn hơn. Tuy giới học giả ban đầu nhấn mạnh nguồn gốc Hy Lạp của tài liệu này, những tác phẩm gần đây đã công nhận những dấu vết của tri thức đích thực, và cho rằng nó là một nỗ lực của giới trí thức Ai Cập nhằm cứu vãn một quá khứ đã không thể khôi phục. Hieroglyphica là nguồn ảnh hưởng lớn tới chủ nghĩa tượng trưng Phục hưng, đặc biệt là emblem book (sách biểu tượng) của Andrea Alciato, và gồm cả Hypnerotomachia Poliphili của Francesco Colonna.

Những nỗ lực đầu tiên được biết đến trong việc giải nghĩa chữ tượng hình Ai Cập đã được các nhà sử học Hồi giáo thực hiện thời Trung cổ Ai Cập trong thế kỷ thứ IX và thế kỷ thứ X. Khi ấy, chữ tượng hình từ lâu đã bị quên lãng tại Ai Cập, và đã được thay thế bởi chữ Coptic và chữ cái Ả Rập. Dhul-Nun al-Misri và Ibn Wahshiyya là những nhà sử học đầu tiên ít nhất có thể giải nghĩa một phần những thứ được viết bằng chữ tượng hình Ai Cập cổ,[16] bằng cách liên hệ chúng với ngôn ngữ Coptic thời ấy được các thầy tế Giáo hội Thiên Chúa cổ Ả Rập sử dụng.[17]

Đá Rosetta tại Bảo tàng Anh

Nhiều học giả hiện đại đã tìm cách giải nghĩa các chữ tượng hình trong nhiều thế kỷ, đáng chú ý là Johannes Goropius Becanus ở thế kỷ XVI và Athanasius Kircher ở thế kỷ XVII, nhưng tất cả chúng đều không thành công. Đột phá thực sự trong việc giải nghĩa chữ tượng hình bắt đầu với sự phát hiện Phiến đá Rosetta của quân đội Napoleon năm 1799 (trong thời Napoleon xâm lược Ai Cập). Đầu thập niên 1800 các học giả như Silvestre de Sacy, Johan David Åkerblad và Thomas Young đã nghiên cứu các chữ trên hòn đá, và có được một số tiến triển. Cuối cùng, Jean-François Champollion giải nghĩa được hoàn toàn chữ tượng hình Ai Cập trong thập niên 1820:

Đây là một hệ thống phức tạp, viết biểu trưng, biểu tượng, và ngữ âm cùng lúc, trong cùng văn bản, cùng câu, hầu như tôi có thể nói trong cùng từ.[18]

Đây là một thắng lợi lớn cho ngành Ai Cập học non trẻ.

Chữ tượng hình còn tồn tại đến ngày nay dưới hai hình thức: Trực tiếp, thông qua nửa tá chữ khắc Bình dân được thêm vào bảng chữ cái Hy Lạp khi viết chữ Coptic; và gián tiếp, như cảm hứng cho bảng chữ cái nguyên thủy hầu như là nguồn gốc của mọi bảng chữ cái từng được sử dụng, gồm cả chữ cái La tinh.

Hệ chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn] [] Bài viết này có chứa kí tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode.

Rõ ràng tất cả chữ tượng hình đều ít hay nhiều mang tính biểu tượng: chúng thể hiện các yếu tố thực hay ảo, thỉnh thoảng được cách điệu hoá và đơn giản hoá, nhưng nói chung tất cả chúng đều có thể được xác nhận trong hình thức. Tuy nhiên, cùng một ký hiệu có thể, tuỳ theo ngữ cảnh, được dịch theo các cách khác nhau: như một tín hiệu ngữ âm (đọc Ngữ âm), như một dấu tốc ký, hay như một biểu tượng (semagram; "từ hạn định") (đọc Ngữ nghĩa). Từ hạn định không được đọc như một thành phần ngữ âm, nhưng được làm cho dễ hiểu bằng cách phân biệt từ với các từ phát âm giống khác.

Đọc ngữ âm

[sửa | sửa mã nguồn]
Chữ tượng hình đặc trưng thời kỳ Graeco-Roman

Đa số dấu hiệu tượng hình về bản chất là ngữ âm, có nghĩa dấu hiệu được đọc độc lập với đặc điểm hình của nó (theo nguyên tắc rebus (câu đố bằng hình vẽ) theo đó, ví dụ, hình một con mắt có thể thay cho các từ eye (mắt) và I (tôi) [đại từ ngôi thứ nhất]) trong tiếng Anh. Tín hiệu ngữ âm được hình thành, hoặc với một phụ âm (các dấu hiệu được gọi là mono- hay các dấu hiệu đơn chữ) hay bởi hai phụ âm (hai chữ) hay bởi ba (ba chữ). Hai mươi bốn dấu hiệu đơn chữ tạo thành cái gọi là bảng chữ cái tượng hình. Chữ viết tượng hình Ai Cập thông thưởng không biểu thị các nguyên âm (không giống chữ hình nêm) và như thế là một sự khác biệt của abjad.

Vì thế, chữ tượng hình biểu thị một con vịt được đọc trong tiếng Ai Cập là sȝ, các phụ âm của từ cho loài vật này. Tuy nhiên, nó cũng có thể sử dụng hình vẽ một con vịt không có quan hệ đến nghĩa để thể hiện các âm vị , độc lập của bất kỳ nguyên âm có thể đi cùng các phụ âm đó, và theo cách này viết các từ: , "son," (con trai) hay khi được bổ sung bởi các dấu hiệu khác chi tiết hơn trong văn bản, , "keep, watch" (giữ, xem); và sȝṯ.w, "Hard ground" (đất cứng). Ví dụ:

G38

con vịt – chữ ;

G38Z1s

 – cùng chữ chỉ được dùng để biểu thị, theo ngữ cảnh, "duck" (vịt) hay, với từ hạn định thích hợp, "son" (con trai), hai từ có cùng phụ âm; nghĩa của dấu dọc nhỏ sẽ được giải thích thêm nữa ở:

zG38 AA47D54

 – chữ như được sử dụng trong từ sȝw, "keep, watch" (giữ, xem)

Giống như trong chữ viết Ả Rập, không phải tất cả nguyên âm được viết trong chữ tượng hình Ai Cập; có thể tranh luận liệu các nguyên âm có được viết toàn bộ. Có thể, như với chữ Ả Rập, các bán nguyên âm /w//j/ (như W và Y trong tiếng Anh) được coi như các nguyên âm /u//i/. Trong những bản phiên âm hiện đại, một chữ e được thêm vào giữa các phụ âm để giúp đánh vần chúng. Ví dụ, nfr "good" (tốt) thường được viết là nefer. Nó không phản ánh nguyên âm Ai Cập, vốn khó khiểu, mà chỉ đơn giản là cách viết được quy ước hiện tại. Tương tự ȝ và ʾ thường được chuyển tự thành a, như trong Ra.

Các chữ tượng hình được viết từ phải sang trái, từ trái sang phải, hay từ trên xuống dưới, hướng thông thường là từ trái sang phải. Người đọc cần phải xác định hướng của chữ tượng hình để biết thứ tự đọc chính xác. Ví dụ, khi các chữ tượng hình người và động vật quay mặt về phía trái (ví dụ họ nhìn về phía trái), họ phải đọc từ trái sang phải, và ngược lại, ý tưởng là chữ tượng hình quay mặt về nơi bắt đầu dòng chữ.

Giống nhiều hệ thống chữ viết cổ khác, các từ không được chia tách bởi các khoảng trống hay bởi các dấu chấm câu. Tuy nhiên, một số chữ tượng hình rất thường xuất hiện ở cuối các từ nên có thể nó là các từ phân biệt.

Các dấu hiệu đơn chữ

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Các dấu hiệu đơn chữ Ai Cập

Chữ tượng hình Ai Cập gồm 24 dấu hiệu đơn (các biểu tượng thay cho các phụ âm đơn, giống các chữ tiếng Anh). Có thể viết toàn bộ các chữ Ai Cập bằng những dấu hiệu này, nhưng người Ai Cập không bao giờ làm như vậy và không bao giờ đơn giản hoá hệ thống chữ viết phức tạp của họ thành một bảng chữ cái thực sự.[19]

Mỗi hình dấu hiệu đơn đều từng có một cách đọc riêng biệt, nhưng nhiều cách đọc đó đã trộn lẫn vào nhau khi Ai Cập Cổ phát triển thành Ai Cập Trung cổ. Ví dụ, hình khắc tấm khăn gấp dường như ban đầu là một âm /s/ và hình khắc cánh cửa đóng là một âm /θ/, nhưng cả hai hình đó đều được đánh vần là /s/ khi âm /θ/ mất đi. Một số dấu hiệu đơn lần đầu xuất hiện trong các văn bản Ai Cập Trung cổ.

Bên cạnh các hình khắc đơn, cũng có các dấu hiệu hai chữ và ba chữ, để thể hiện một dãy riêng biệt của hai hay ba phụ âm trong ngôn ngữ.

Các thành phần ngữ âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chữ viết Ai Cập thường rất rườm rà: trên thực tế, rất thường xuyên một từ có thể đi theo nhiều chữ viết các âm tương tự, để hướng dẫn người đọc. Ví dụ, từ nfr, "beautiful, good, perfect" (đẹp, tốt, hoàn hảo), được viết với một dấu hiệu ba chữ được đọc là nfr:

nfr

Tuy nhiên, rất thường thấy dấu hiệu ba đó được thêm các dấu hiệu đơn cho fr. Vì thế từ có thể được viết là nfr+f+r nhưng đọc đơn giản là nfr. Hai từ chữ cái được thêm vào để làm sáng tỏ cách đánh vần của hình khắc dấu hiệu ba chữ trước đó.

Các chữ dư thừa đi kèm các dấu hiệu hai chữ và ba chữ được gọi là thành phần ngữ âm (hay bổ sung). Chúng có thể được đặt hoặc: phía trước dấu hiệu (hiếm), sau dấu hiệu (như quy định thông thường), hay thậm chí còn đóng khung nó (xuất hiện cả phía trước và phía sau). Những học giả tôn giao Ai Cập cổ luôn tránh để các khoảng trống rộng trong văn bản của mình, và có thể thêm các thành phần ngữ âm hay thỉnh thoảng thậm chí đảo trật tự các dấu hiệu nếu điều này khiến văn bản có vẻ có thẩm mỹ hơn (các học giả thường cho rằng chữ tượng hình có tính nghệ thuật [và thậm chí là tôn giáo], và không đơn giản coi chúng là công cụ thông tin). Nhiều ví dụ về việc sử dụng các thành phần ngữ âm có ở bên dưới đây:

S43dw
mdw +d +w (2 bổ sung được đặt sau dấu hiệu) → nó đọc là mdw, có nghĩa "tongue" (lưỡi);
xp xprr iA40
ḫ +p +ḫpr +r +j (4 bổ sung bao quanh dấu hiệu ba chữ của bọ hung/bọ cánh cứng) → nó đọc là ḫpr.j, có nghĩa "Khepri", với hình khắc cuối cùng là từ hạn định cho 'god'(thần).

Đáng chú ý, các thành phần ngữ âm cũng được dùng để cho phép người đọc xác định được các dấu hiệu là từ đồng âm, hay nó không luôn có một cách đọc duy nhất. Ví dụ, biểu tượng "chỗ ngồi" (hay ghế):

Q1
— Nó có thể được đọc st, wsḥtm, theo từ nó hiện diện trong đó. Sự có mặt của các thành phần ngữ âm—và của từ hạn định thích hợp—cho phép người đọc biết cách lựa chọn cách đọc, trong ba cách đọc sau:
  • Cách 1: st —
    Q1tpr
    st, được viết st+t; chữ cuối cùng là từ hạn định của "the house" (ngôi nhà) hay cái được tìm thấy ở đó, có nghĩa "seat, throne, place" (chỗ ngồi, ngai, địa điểm);

<!—VÍ DỤ Cách 1 -->

Q1tH8
st (được viết st+t; "egg" (trứng) từ hạn định được sử dụng cho các tên phụ nữ ở một số thời kỳ), có nghĩa "Isis";
  • Cách 2: ws —
    Q1ir A40
    wsjr (được viết ws+jr, với, như một thành phần ngữ âm, "the eye" (con mắt), được đọc jr, theo sau từ hạn định của "god" (thần)), có nghĩa "Osiris";
  • Cách 3: ḥtm —
    HQ1m&t E17
    ḥtm.t (được viết ḥ+ḥtm+m+t, với từ hạn định của "Anubis" hay "the jackal" (chó sói)), có nghĩa một loài động vật hoang dã,

<!—VÍ DỤ Cách 3 -->

HQ1tG41
ḥtm (được viết +ḥtm+t, với từ hạn định của chim bay), có nghĩa "biến mất".

Cuối cùng, thỉnh thoảng xảy ra rằng cách đọc các từ có thể thay đổi bởi sự liên quan của nó tới người Ai Cập Cổ đại: trong trường hợp này, không hiếm khi cách viết chấp nhận một sự thoả hiệp trong ký hiệu, hai cách đọc được biểu thị cùng nhau. Ví dụ, tính từ bnj, "sweet" (ngọt) trở thành bnr. Thời Ai Cập Trung cổ, một người có thể viết:

bnr iM30
bnrj (viết b+n+r+i, với từ hạn định)

được đọc đủ là bnr, j không được đọc nhưng được giữ lại để giữ sự kết nối trong khi viết với từ cổ (cùng kiểu như các từ tiếng Anh through (xuyên qua), knife (dao), hay victuals (đồ ăn), không còn được đánh vần theo cách chúng được viết nữa.)

Đọc ngữ nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Bên cạnh việc giải thích ngữ âm, các chữ cũng có thể được đọc cho nghĩa của chúng: theo trường hợp này các dấu tốc ký được đọc (hay các biểu tượng) và các semagram (semagram cũng được gọi là từ hạn định).[20]

Dấu tốc ký

[sửa | sửa mã nguồn]

Một chữ tượng hình có thể được dùng như một dấu tốc ký xác định chủ thể của cái nó là một hình ảnh. Các dấu tốc ký vì thế thường được dùng như các danh từ thông thường; chúng luôn được đi kèm bởi một dấu dọc câm thể hiện tình trạng của chúng như một dấu tốc ký (việc sử dụng dấu dọc sẽ được giải thích thêm bên dưới); theo lý thuyết, tất cả chữ tượng hình đều có khả năng được dùng như các dấu tốc ký. Các dấu tốc ký có thể được đi kèm bởi các bổ ngữ ngữ âm. Đây là một số ví dụ:

  • raZ1
    , có nghĩa "sun" (mặt trời);
  • prZ1
    pr, có nghĩa "house" (ngôi nhà);
  • swtZ1
    swt (sw+t), có nghĩa "reed" (sậy);
  • DwZ1
    ḏw, có nghĩa "mountain" (núi).

Trong một số trường hợp, sự kết nối ngữ nghĩa là gián tiếp (hoán dụ hay ẩn dụ):

  • nTrZ1
    nṯr, có nghĩa "god" (thần); chữ trên thực tế thể hiện một lá cờ của một đền thờ (tiêu chuẩn);
  • G53Z1
    , có nghĩa "bâ" (linh hồn); chữ là sự thể hiện truyền thống của một "bâ" (một con chim với một cái đầu người);
  • G27Z1
    dšr, có nghĩa "flamingo" (chim hồng hạc); tín hiệu ngữ âm tương ứng có nghĩa "red" (đỏ) và con chim được đi kèm bởi hoán dụ với màu sắc này.

Chúng chỉ là một số ví dụ từ gần 5000 biểu tượng chữ tượng hình.

Từ hạn định

[sửa | sửa mã nguồn]

Các từ hạn định hay semagram (các dấu hiệu ngữ nghĩa chỉ nghĩa) được đặt ở cuối một từ. Các từ câm này có tác dụng xác định từ nói về cái gì, như các hình homophonic là thông thường. Nếu một trật tự tương tự tồn tại trong tiếng Anh, các từ với cách đọc như nhau sẽ được đi kèm bởi một từ chỉ thị không được đọc nhưng để giới hạn nghĩa: "bình chưng [hoá học]" và "trả miếng [hùng biện]" vì thế sẽ được phân biệt.

Có một số từ hạn định: thần thánh, con người, các phần cơ thể người, động vật, cây cối, vân vân. Một số từ hạn định có một nghĩa gốc và một nghĩa ẩn dụ. Ví dụ, một cuộn giấy cói,
Y1
được dùng để chỉ "books" (sách) nhưng cũng chỉ các ý nghĩ trừu tượng. Từ hạn định của dạng số nhiều là một đường tắt để báo hiệu ba khả năng của từ, có nghĩa là, số nhiều của nó (bởi ngôn ngữ Ai Cập tương tự với một số đôi, thỉnh thoảng được chỉ bởi hai dấu). Chữ đặc biệt này được giải thích bên dưới.

Đây là những ví dụ về việc sử dụng từ hạn định lấy từ cuốn sách Je lis les hiéroglyphes ("Tôi đọc chữ tượng hình") của Jean Capart, thể hiện tầm quan trọng của chúng:

  • nfrwA17Z3
    nfrw (w và ba dấu là các dấu hiệu của số nhiều: [nghĩa đen] "người trẻ đẹp", có nghĩa là, những tân binh trẻ. Từ này có một biểu tượng từ hạn định người trẻ:
    A17
    — là tự hạn định chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • nfrf&r&t B1
    nfr.t (.t ở đây là hậu tố chỉ nữ giới): có nghĩa "người phụ nữ trẻ đến tuối lấy chồng", với
    B1
    là từ hạn định chỉ một phụ nữ;
  • nfrnfrnfrpr
    nfrw (việc viết ba lần chữ thể hiện số nhiều, biến tố kết thúc w): có nghĩa "móng (của một ngôi nhà)", với ngôi nhà như một từ hạn định,
    pr
    ;
  • nfrfr S28
    nfr: có nghĩa "clothing" (quần áo) với
    S28
    như từ hạn định cho chiều dài của vải;
  • nfrW22Z2
    nfr: có nghĩa "wine" (rượu) hay "beer"; với một cái bình
    W22
    là từ hạn định.

Tất cả các từ này có hàm ý tốt hơn: "good, beautiful, perfect" (tốt, đẹp, hoàn hảo). Từ điển rút gọn về tiếng Ai Cập thời kỳ Trung Cổ của Raymond A. Faulkner, đưa ra khoảng hai mươi từ được đọc là nfr hay được hình thành từ từ này.

Các ký hiệu khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình ô van

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiếm khi, tên các vị thần được đặt bên trong một hình ô van; hai cái tên cuối cùng của vị vua đang tại vị luôn được đặt bên trong một hình ô van:

<
N5Z1 iY5n A40
>

jmn-rˁ, "Amun-Ra ";

<
qE23 iV4pdr AtH8
>

qrwjwȝpdrȝ.t, "Cleopatra."

Dấu chèn

[sửa | sửa mã nguồn]

Một dấu chèn là một chữ chỉ định sự kết thúc của một quadrant mà mặt khác chưa hoàn thành.

Các kí hiệu kết hợp với nhau

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số kí hiệu là sự rút ngọn của nhiều kí hiệu khác. Tuy nhiên, các kí hiệu đó có chức năng và sự tồn tại của riêng chúng: ví dụ, một cẳng tay nơi bàn tay giữ một vương trượng được dùng như một từ hạn định cho các từ có nghĩa "to direct, to drive" (hướng dẫn, lái) và các từ phát sinh của chúng.

Nhân đôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự nhân đôi một ký hiệu chỉ số kép của nó; nhân ba ký hiệu chỉ số nhiều của nó.

Các ký hiệu ngữ pháp

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Nét dọc biểu thị kí hiệu của một dấu tốc ký;
  • Hai nét dọc là "số nhân đôi" và ba nét dọc là "số nhiều";
  • Ký hiệu trực tiếp của biến tố kết thúc, ví dụ:
W

Đánh vần

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý tưởng tiêu chuẩn hoá phép chính tả—"sửa" cách đánh vần—trong tiếng Ai Cập lỏng lẻo hơn rất nhiều so với trong các ngôn ngữ hiện đại. Trên thực tế, có một hay nhiều biến thể cho hầu như mọi từ. Nó:

  • Quá dư thừa;
  • Bỏ sót tự vị, bị bỏ sót hoặc cố ý hoặc vô ý;
  • Thay thế tự vị này với tự vị khác, như không thể phân biệt một "lỗi" từ một "cách đánh vần thay thế";
  • Các lỗi bỏ sót trong các bảng dấu hiệu, nghiêm trọng hơn khi viết bằng khắc chữ: viết thầy tu, nhưng đặc biệt là bình dân, khi sự trình bày các dấu hiệu là cực đoan.

Tuy nhiên, nhiều lỗi đánh vần đó thường là vấn đề niên đại. Việc đánh vần và các tiêu chuẩn khác biệt theo thời gian, nên việc viết một từ thời Vương triều Cũ có thể khác biệt nhiều so với thời Vương triều Mới. Hơn nữa, người Ai Cập đặc biệt hài lòng với việc đưa phép chính tả cũ ("cách đánh vần lịch sử") vào trong những văn bản mới hơn, như trường hợp dùng cách đánh vần của một từ từ năm 1600 trong tiếng Anh vào văn bản viết ngày nay. Các lỗi đánh vần cổ thường thấy nhất thường là do sự hiểu lầm ngày sau về ngữ cảnh riêng biệt của một đoạn văn bản cho trước. Ngày nay, các nhà nghiên cứu chữ tượng hình sử dụng một số hệ mục lục (đáng chú ý là Manuel de Codage và Gardiner's Sign List) để làm sáng tỏ sự hiện diện của các từ hạn định, các biểu tượng và các dấu hiệu lưỡng nghĩa khác trong việc chuyển nghĩa. Chúng là một loại chữ tượng hình Ai Cập thường được dùng cho các tài liệu tôn giáo viết trên giấy cói, như cuốn Book of the Dead.

Unicode

[sửa | sửa mã nguồn]
Bảng Unicode chữ tượng hình Ai CậpOfficial Unicode Consortium code chart: Egyptian Hieroglyphs Version 13.0
  0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
U+1300x 𓀀 𓀁 𓀂 𓀃 𓀄 𓀅 𓀆 𓀇 𓀈 𓀉 𓀊 𓀋 𓀌 𓀍 𓀎 𓀏
U+1301x 𓀐 𓀑 𓀒 𓀓 𓀔 𓀕 𓀖 𓀗 𓀘 𓀙 𓀚 𓀛 𓀜 𓀝 𓀞 𓀟
U+1302x 𓀠 𓀡 𓀢 𓀣 𓀤 𓀥 𓀦 𓀧 𓀨 𓀩 𓀪 𓀫 𓀬 𓀭 𓀮 𓀯
U+1303x 𓀰 𓀱 𓀲 𓀳 𓀴 𓀵 𓀶 𓀷 𓀸 𓀹 𓀺 𓀻 𓀼 𓀽 𓀾 𓀿
U+1304x 𓁀 𓁁 𓁂 𓁃 𓁄 𓁅 𓁆 𓁇 𓁈 𓁉 𓁊 𓁋 𓁌 𓁍 𓁎 𓁏
U+1305x 𓁐 𓁑 𓁒 𓁓 𓁔 𓁕 𓁖 𓁗 𓁘 𓁙 𓁚 𓁛 𓁜 𓁝 𓁞 𓁟
U+1306x 𓁠 𓁡 𓁢 𓁣 𓁤 𓁥 𓁦 𓁧 𓁨 𓁩 𓁪 𓁫 𓁬 𓁭 𓁮 𓁯
U+1307x 𓁰 𓁱 𓁲 𓁳 𓁴 𓁵 𓁶 𓁷 𓁸 𓁹 𓁺 𓁻 𓁼 𓁽 𓁾 𓁿
U+1308x 𓂀 𓂁 𓂂 𓂃 𓂄 𓂅 𓂆 𓂇 𓂈 𓂉 𓂊 𓂋 𓂌 𓂍 𓂎 𓂏
U+1309x 𓂐 𓂑 𓂒 𓂓 𓂔 𓂕 𓂖 𓂗 𓂘 𓂙 𓂚 𓂛 𓂜 𓂝 𓂞 𓂟
U+130Ax 𓂠 𓂡 𓂢 𓂣 𓂤 𓂥 𓂦 𓂧 𓂨 𓂩 𓂪 𓂫 𓂬 𓂭 𓂮 𓂯
U+130Bx 𓂰 𓂱 𓂲 𓂳 𓂴 𓂵 𓂶 𓂷 𓂸 𓂹 𓂺 𓂻 𓂼 𓂽 𓂾 𓂿
U+130Cx 𓃀 𓃁 𓃂 𓃃 𓃄 𓃅 𓃆 𓃇 𓃈 𓃉 𓃊 𓃋 𓃌 𓃍 𓃎 𓃏
U+130Dx 𓃐 𓃑 𓃒 𓃓 𓃔 𓃕 𓃖 𓃗 𓃘 𓃙 𓃚 𓃛 𓃜 𓃝 𓃞 𓃟
U+130Ex 𓃠 𓃡 𓃢 𓃣 𓃤 𓃥 𓃦 𓃧 𓃨 𓃩 𓃪 𓃫 𓃬 𓃭 𓃮 𓃯
U+130Fx 𓃰 𓃱 𓃲 𓃳 𓃴 𓃵 𓃶 𓃷 𓃸 𓃹 𓃺 𓃻 𓃼 𓃽 𓃾 𓃿
U+1310x 𓄀 𓄁 𓄂 𓄃 𓄄 𓄅 𓄆 𓄇 𓄈 𓄉 𓄊 𓄋 𓄌 𓄍 𓄎 𓄏
U+1311x 𓄐 𓄑 𓄒 𓄓 𓄔 𓄕 𓄖 𓄗 𓄘 𓄙 𓄚 𓄛 𓄜 𓄝 𓄞 𓄟
U+1312x 𓄠 𓄡 𓄢 𓄣 𓄤 𓄥 𓄦 𓄧 𓄨 𓄩 𓄪 𓄫 𓄬 𓄭 𓄮 𓄯
U+1313x 𓄰 𓄱 𓄲 𓄳 𓄴 𓄵 𓄶 𓄷 𓄸 𓄹 𓄺 𓄻 𓄼 𓄽 𓄾 𓄿
U+1314x 𓅀 𓅁 𓅂 𓅃 𓅄 𓅅 𓅆 𓅇 𓅈 𓅉 𓅊 𓅋 𓅌 𓅍 𓅎 𓅏
U+1315x 𓅐 𓅑 𓅒 𓅓 𓅔 𓅕 𓅖 𓅗 𓅘 𓅙 𓅚 𓅛 𓅜 𓅝 𓅞 𓅟
U+1316x 𓅠 𓅡 𓅢 𓅣 𓅤 𓅥 𓅦 𓅧 𓅨 𓅩 𓅪 𓅫 𓅬 𓅭 𓅮 𓅯
U+1317x 𓅰 𓅱 𓅲 𓅳 𓅴 𓅵 𓅶 𓅷 𓅸 𓅹 𓅺 𓅻 𓅼 𓅽 𓅾 𓅿
U+1318x 𓆀 𓆁 𓆂 𓆃 𓆄 𓆅 𓆆 𓆇 𓆈 𓆉 𓆊 𓆋 𓆌 𓆍 𓆎 𓆏
U+1319x 𓆐 𓆑 𓆒 𓆓 𓆔 𓆕 𓆖 𓆗 𓆘 𓆙 𓆚 𓆛 𓆜 𓆝 𓆞 𓆟
U+131Ax 𓆠 𓆡 𓆢 𓆣 𓆤 𓆥 𓆦 𓆧 𓆨 𓆩 𓆪 𓆫 𓆬 𓆭 𓆮 𓆯
U+131Bx 𓆰 𓆱 𓆲 𓆳 𓆴 𓆵 𓆶 𓆷 𓆸 𓆹 𓆺 𓆻 𓆼 𓆽 𓆾 𓆿
U+131Cx 𓇀 𓇁 𓇂 𓇃 𓇄 𓇅 𓇆 𓇇 𓇈 𓇉 𓇊 𓇋 𓇌 𓇍 𓇎 𓇏
U+131Dx 𓇐 𓇑 𓇒 𓇓 𓇔 𓇕 𓇖 𓇗 𓇘 𓇙 𓇚 𓇛 𓇜 𓇝 𓇞 𓇟
U+131Ex 𓇠 𓇡 𓇢 𓇣 𓇤 𓇥 𓇦 𓇧 𓇨 𓇩 𓇪 𓇫 𓇬 𓇭 𓇮 𓇯
U+131Fx 𓇰 𓇱 𓇲 𓇳 𓇴 𓇵 𓇶 𓇷 𓇸 𓇹 𓇺 𓇻 𓇼 𓇽 𓇾 𓇿
U+1320x 𓈀 𓈁 𓈂 𓈃 𓈄 𓈅 𓈆 𓈇 𓈈 𓈉 𓈊 𓈋 𓈌 𓈍 𓈎 𓈏
U+1321x 𓈐 𓈑 𓈒 𓈓 𓈔 𓈕 𓈖 𓈗 𓈘 𓈙 𓈚 𓈛 𓈜 𓈝 𓈞 𓈟
U+1322x 𓈠 𓈡 𓈢 𓈣 𓈤 𓈥 𓈦 𓈧 𓈨 𓈩 𓈪 𓈫 𓈬 𓈭 𓈮 𓈯
U+1323x 𓈰 𓈱 𓈲 𓈳 𓈴 𓈵 𓈶 𓈷 𓈸 𓈹 𓈺 𓈻 𓈼 𓈽 𓈾 𓈿
U+1324x 𓉀 𓉁 𓉂 𓉃 𓉄 𓉅 𓉆 𓉇 𓉈 𓉉 𓉊 𓉋 𓉌 𓉍 𓉎 𓉏
U+1325x 𓉐 𓉑 𓉒 𓉓 𓉔 𓉕 𓉖 𓉗 𓉘 𓉙 𓉚 𓉛 𓉜 𓉝 𓉞 𓉟
U+1326x 𓉠 𓉡 𓉢 𓉣 𓉤 𓉥 𓉦 𓉧 𓉨 𓉩 𓉪 𓉫 𓉬 𓉭 𓉮 𓉯
U+1327x 𓉰 𓉱 𓉲 𓉳 𓉴 𓉵 𓉶 𓉷 𓉸 𓉹 𓉺 𓉻 𓉼 𓉽 𓉾 𓉿
U+1328x 𓊀 𓊁 𓊂 𓊃 𓊄 𓊅 𓊆 𓊇 𓊈 𓊉 𓊊 𓊋 𓊌 𓊍 𓊎 𓊏
U+1329x 𓊐 𓊑 𓊒 𓊓 𓊔 𓊕 𓊖 𓊗 𓊘 𓊙 𓊚 𓊛 𓊜 𓊝 𓊞 𓊟
U+132Ax 𓊠 𓊡 𓊢 𓊣 𓊤 𓊥 𓊦 𓊧 𓊨 𓊩 𓊪 𓊫 𓊬 𓊭 𓊮 𓊯
U+132Bx 𓊰 𓊱 𓊲 𓊳 𓊴 𓊵 𓊶 𓊷 𓊸 𓊹 𓊺 𓊻 𓊼 𓊽 𓊾 𓊿
U+132Cx 𓋀 𓋁 𓋂 𓋃 𓋄 𓋅 𓋆 𓋇 𓋈 𓋉 𓋊 𓋋 𓋌 𓋍 𓋎 𓋏
U+132Dx 𓋐 𓋑 𓋒 𓋓 𓋔 𓋕 𓋖 𓋗 𓋘 𓋙 𓋚 𓋛 𓋜 𓋝 𓋞 𓋟
U+132Ex 𓋠 𓋡 𓋢 𓋣 𓋤 𓋥 𓋦 𓋧 𓋨 𓋩 𓋪 𓋫 𓋬 𓋭 𓋮 𓋯
U+132Fx 𓋰 𓋱 𓋲 𓋳 𓋴 𓋵 𓋶 𓋷 𓋸 𓋹 𓋺 𓋻 𓋼 𓋽 𓋾 𓋿
U+1330x 𓌀 𓌁 𓌂 𓌃 𓌄 𓌅 𓌆 𓌇 𓌈 𓌉 𓌊 𓌋 𓌌 𓌍 𓌎 𓌏
U+1331x 𓌐 𓌑 𓌒 𓌓 𓌔 𓌕 𓌖 𓌗 𓌘 𓌙 𓌚 𓌛 𓌜 𓌝 𓌞 𓌟
U+1332x 𓌠 𓌡 𓌢 𓌣 𓌤 𓌥 𓌦 𓌧 𓌨 𓌩 𓌪 𓌫 𓌬 𓌭 𓌮 𓌯
U+1333x 𓌰 𓌱 𓌲 𓌳 𓌴 𓌵 𓌶 𓌷 𓌸 𓌹 𓌺 𓌻 𓌼 𓌽 𓌾 𓌿
U+1334x 𓍀 𓍁 𓍂 𓍃 𓍄 𓍅 𓍆 𓍇 𓍈 𓍉 𓍊 𓍋 𓍌 𓍍 𓍎 𓍏
U+1335x 𓍐 𓍑 𓍒 𓍓 𓍔 𓍕 𓍖 𓍗 𓍘 𓍙 𓍚 𓍛 𓍜 𓍝 𓍞 𓍟
U+1336x 𓍠 𓍡 𓍢 𓍣 𓍤 𓍥 𓍦 𓍧 𓍨 𓍩 𓍪 𓍫 𓍬 𓍭 𓍮 𓍯
U+1337x 𓍰 𓍱 𓍲 𓍳 𓍴 𓍵 𓍶 𓍷 𓍸 𓍹 𓍺 𓍻 𓍼 𓍽 𓍾 𓍿
U+1338x 𓎀 𓎁 𓎂 𓎃 𓎄 𓎅 𓎆 𓎇 𓎈 𓎉 𓎊 𓎋 𓎌 𓎍 𓎎 𓎏
U+1339x 𓎐 𓎑 𓎒 𓎓 𓎔 𓎕 𓎖 𓎗 𓎘 𓎙 𓎚 𓎛 𓎜 𓎝 𓎞 𓎟
U+133Ax 𓎠 𓎡 𓎢 𓎣 𓎤 𓎥 𓎦 𓎧 𓎨 𓎩 𓎪 𓎫 𓎬 𓎭 𓎮 𓎯
U+133Bx 𓎰 𓎱 𓎲 𓎳 𓎴 𓎵 𓎶 𓎷 𓎸 𓎹 𓎺 𓎻 𓎼 𓎽 𓎾 𓎿
U+133Cx 𓏀 𓏁 𓏂 𓏃 𓏄 𓏅 𓏆 𓏇 𓏈 𓏉 𓏊 𓏋 𓏌 𓏍 𓏎 𓏏
U+133Dx 𓏐 𓏑 𓏒 𓏓 𓏔 𓏕 𓏖 𓏗 𓏘 𓏙 𓏚 𓏛 𓏜 𓏝 𓏞 𓏟
U+133Ex 𓏠 𓏡 𓏢 𓏣 𓏤 𓏥 𓏦 𓏧 𓏨 𓏩 𓏪 𓏫 𓏬 𓏭 𓏮 𓏯
U+133Fx 𓏰 𓏱 𓏲 𓏳 𓏴 𓏵 𓏶 𓏷 𓏸 𓏹 𓏺 𓏻 𓏼 𓏽 𓏾 𓏿
U+1340x 𓐀 𓐁 𓐂 𓐃 𓐄 𓐅 𓐆 𓐇 𓐈 𓐉 𓐊 𓐋 𓐌 𓐍 𓐎 𓐏
U+1341x 𓐐 𓐑 𓐒 𓐓 𓐔 𓐕 𓐖 𓐗 𓐘 𓐙 𓐚 𓐛 𓐜 𓐝 𓐞 𓐟
U+1342x 𓐠 𓐡 𓐢 𓐣 𓐤 𓐥 𓐦 𓐧 𓐨 𓐩 𓐪 𓐫 𓐬 𓐭 𓐮

Những ví dụ đơn giản

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Hiero/1cartouche

Các nét khắc trong vòng tròn ô van này được dịch thành:

pt o lm i i s

Ptolmiis

ii được coi là một chữ đơn và được dịch thành i hay y.

Một cách thể hiện khác của chữ tượng hình là được minh họa bởi hai từ Ai Cập được đánh vần pr (thường được đọc như per). Một từ là 'ngôi nhà', và cách biểu hiện tượng hình của nó đơn giản là:

prZ1

Tại đây từ tượng hình 'ngôi nhà' làm việc như một dấu tốc ký: nó thể hiện từ với một dấu hiệu đơn. Dấu dọc bên dưới chữ tượng hình là một cách thông thường để biểu thị rằng một nét khắc đang làm việc như một dấu tốc ký.

Một từ khác pr là động từ 'ra ngoài, rời đi'. Khi từ này được viết, chữ tượng hình 'ngôi nhà' được sử dụng như một biểu tượng ngữ âm:

prr D54

Tại đây chữ khắc 'ngôi nhà' thay cho phụ âm pr. Dấu khắc 'miệng' bên dưới nó là một bổ ngữ ngữ âm: nó được đọc như r, nhấn mạnh cách đọc ngữ âm của pr. Chữ tượng hình thứ ba là một hạn định: nó là một ký hiệu cho các động từ chuyển động khiến người đọc có ý tưởng về nghĩa của từ.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chữ viết Ai Cập cổ đại
    • Đặc tính
      • Từ hạn định
      • Dấu hiệu đơn chữ
      • Dấu hiệu song chữ
      • Dấu hiệu tam chữ
      • Chữ số
    • Đề mục
      • Giải mã(Phiến đá Rosetta)
      • Phiên âm
    • Nghiên cứu
      • Danh sách ký hiệu của Gardiner
      • Bản hướng dẫn của Codage
    • Ai Cập học
      • Danh sách nhà Ai Cập học
      • Thể loại:Nhà Ai Cập học
    • Danh sách
      • Danh sách chữ tượng hình
      • Chữ tượng hình (Dãy Unicode)
  • Ngôn ngữ Ai Cập
    • Ngôn ngữ Ai Cập
    • Các ngôn ngữ Ai Cập
    • Tiếng bình dân
    • Tiếng Copt
    • Tiếng linh mục
  • Các bảng chữ cái giữa Thời kỳ đồ đồng

Ghi chú và tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "...The Mesopotamians invented writing around 3200 bc without any precedent to guide them, as did the Egyptians, independently as far as we know, at approximately the same time" The Oxford History of Historical Writing. Vol. 1. To AD 600, p. 5
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Mattessich
  3. ^ Allen, James P. (2010). Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 2. ISBN 978-1139486354.
  4. ^ Allen, James P. (2010). Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs (bằng tiếng Anh). Cambridge University Press. tr. 8. ISBN 978-1139486354.
  5. ^ Michael C. Howard (2012). Transnationalism in Ancient and Medieval Societies. P. 23.
  6. ^ Houston, Stephen; Baines, John; Cooper, Jerrold (tháng 7 năm 2003). “Last Writing: Script Obsolescence in Egypt, Mesopotamia, and Mesoamerica”. Comparative Studies in Society and History. 45 (3). doi:10.1017/s0010417503000227. ISSN 0010-4175.
  7. ^ The origins of writing Lưu trữ 2008-04-19 tại Wayback Machine, Discovery Channel (1998-12-15)
  8. ^ Richard Mattessich (Jun 2002) The oldest writings, and inventory tags of Egypt Lưu trữ 2009-06-24 tại Wayback Machine, The Accounting Historians Journal.
  9. ^ Antoni Loprieno, Ancient Egyptian; A Linguistic Introduction, Cambridge University Press, 1995 p.12
  10. ^ Geoffrey Sampson, Writing Systems: a Linguistic Introduction, Stanford University Press, 1990, p. 78.
  11. ^ Geoffrey W. Bromley, International Standard Bible Encyclopedia, Wm. B. Eerdmans Publishing, 1995, p. 1150.
  12. ^ Iorwerth Eiddon Stephen Edwards, et al., The Cambridge Ancient History (3d ed. 1970) pp. 43-44.
  13. ^ Simson Najovits, Egypt, Trunk of the Tree: A Modern Survey of an Ancient Land, Algora Publishing, 2004, pp. 55-56.
  14. ^ Robert E. & Carolyn Krebs, Groundbreaking Scientific Experiments, Inventions, and Discoveries of the Ancient World, Greenwood Publishing Group, 2003, p. 91
  15. ^ The latest presently known hieroglyphic inscription date: Birthday of Osiris Lưu trữ 2009-03-06 tại Wayback Machine, year 110 [of Diocletian], dated to 24 tháng 8, 396
  16. ^ Dr. Okasha El Daly (2005), Egyptology: The Missing Millennium: Ancient Egypt in Medieval Arabic Writings, UCL Press, ISBN 1-84472-063-2. (cf. Arabic Study of Ancient Egypt, Foundation for Science Technology and Civilisation.)
  17. ^ Dr. Okasha El Daly, Deciphering Egyptian Hieroglyphs in Muslim Heritage Lưu trữ 2008-10-16 tại Wayback Machine, Museum of Science and Industry in Manchester.
  18. ^ Jean-François Champollion,Letter to M. Dacier, 27 tháng 91822
  19. ^ Gardiner, Sir Alan H. (1973). Egyptian Grammar. The Griffith Institute. ISBN 0-900416-35-1.
  20. ^ Antonio Loprieno, Ancient Egyptian, A Linguistic Introduction, Cambridge University Press (1995), p. 13

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Adkins, Lesley (2000). The Keys of Egypt: The Obsession to Decipher Egyptian Hieroglyphs. Adkins, Roy. HarperCollins Publishers. ISBN 0060194391.
  • Allen, James P. (1999). Middle Egyptian: An Introduction to the Language and Culture of Hieroglyphs. Cambridge University Press. ISBN 0521774837.
  • Collier, Mark & Bill Manley (1998). How to read Egyptian hieroglyphs: a step-by-step guide to teach yourself. British Museum Press. ISBN 0-7141-1910-5.
  • Faulkner, Raymond O. (1962). Concise Dictionary of Middle Egyptian. The Griffith Institute. ISBN 0-900416-32-7.
  • Gardiner, Sir Alan H. (1973). Egyptian Grammar: Being an Introduction to the Study of Hieroglyphs. The Griffith Institute. ISBN 0-900416-35-1.
  • Kamrin, Janice (2004). Ancient Egyptian Hieroglyphs; A Practical Guide. Harry N. Abrams, Inc. ISBN 0-8109-4961-X.
  • McDonald, Angela. Write Your Own Egyptian Hieroglyphs. Berkeley: University of California Press, 2007 (paperback, ISBN 0-520-25235-7).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cổng thông tin Ai Cập cổ đại
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Chữ tượng hình Ai Cập.
  • Ancient Egyptian Hieroglyphics - Aldokkan
  • Glyphs and Grammars Resources for those interested in learning hieroglyphs, compiled by Aayko Eyma.
  • Hieroglyphics! Annotated directory of popular and scholarly resources.
  • Egyptian Hieroglyphic Dictionary Lưu trữ 2011-11-01 tại Wayback Machine by Jim Loy
  • Hieroglyphic fonts Lưu trữ 2010-08-03 tại Wayback Machine by P22 type foundry
  • GreatScott.com's Hieroglyphs Lưu trữ 2007-01-25 tại Wayback Machine Commercial (free intro)
  • Wikimedia's hieroglyph writing codes
  • Ancient Egypt Online: Sign list, tutorials and quizzes A complete sign list, plus tutorials and quizzes
  • Unicode Fonts for Ancient Scripts Lưu trữ 2011-07-21 tại Wayback Machine Ancient scripts free software fonts
  • nothing
  • x
  • t
  • s
Ai Cập cổ đại
  • Nông nghiệp
  • Kiến trúc
  • Nghệ thuật
  • Thiên văn học
  • Thành phố
  • Trang phục
  • Ẩm thực
  • Vương triều
  • Mai táng
  • Địa lý
  • Lịch sử
  • Ngôn ngữ
  • Văn hóa
  • Toán học
  • Y học
  • Quân sự
  • Âm nhạc
  • Thần thoại
  • Người
  • Pharaon (Danh sách)
  • Triết học
  • Tôn giáo
  • Di tích
  • Công nghệ
  • Thương mại
  • Chữ tượng hình
  • Ai Cập học
  • Nhà Ai Cập học
  • Bảo tàng
  • Thể loại Thể loại
  • Thể loại Chủ đề
  • Dự án Wiki Dự án
  • Trang Commons Commons

Từ khóa » Bảng Chữ Cái Của Người Ai Cập Cổ đại