Chu Văn An Là Ai? Đình Đền Thờ Chu Văn An ở đâu - Tiền âm Phủ
Có thể bạn quan tâm
Đền thờ Chu Văn An ở đâu? Sự tích Chu Văn An đã cảm hóa quỷ thần như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể cho quý vị về vấn đề này
- Tìm hiểu Lễ Hội Đền thờ An Dương Vương ở làng cổ Loa
- Lịch sử ra đời Đền Độc Cước Sầm Sơn Thanh Hóa
- Sự tích Đền Vua Đinh Vua Lê ở Ninh Bình
1. Cuộc đời của Chu Văn An
Chu Văn An còn gọi là Chu An, sau khi mất vào ngày 28.11 năm Canh Tuất (1370), được vua Trần Nghệ Tông ban tên thụỵ là Văn Trình Công, cho phối thờ ở Văn Miếu cùng Thất thập nhị hiền. Ông cũng được phong thành hoàng làng, thờ ở quê hương, nơi ông mở trường dạy học thôn Huỳnh Cung và nơi ông cáo quan về ở ẩn là núi Phượng Sơn, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Dương.
Chu Văn An quê ở thôn Văn nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370), thọ 78 tuổi. Lịch sử ghi chép rằng: Sau khi đỗ Thái học sinh, ông từ chối chốn quan trường và về quê dạy học. Tiếng lành đồn xa, rất nhiều học trò biết được danh tiếng của ông đã tìm tới theo học. Sau này rất nhiều người đã trở thành trụ cột của triều đình như Lê Quát, Phạm Sư Mạnh….
Đến đời Trần Dụ Tông, vua cùng bọn nịnh thần bỏ việc triều chính, ăn chơi xa hoa, Chu Văn An đã nhiều lần can ngăn không được, bèn dâng sớ thất trảm, đòi chém 7 kẻ nịnh thần được vua tin dùng. Trần Dụ Tông không nghe, ông bèn “treo mũ ở cửa Huyền Vũ”, cáo quan về ở ẩn tại núi Phượng Sơn, xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh, Hải Dương, lấy hiệu là Tiều Ân.
Ông mất ở đó, khi được tin ông mất, vua Trần Nghệ Tông đã sai quan đến làm lễ viếng, ban tặng tên thuỵ là Văn Trình và dành một vinh dự lớn cho người thầy dạy là được thờ ở Văn Miếu, ông đã để lại hai tập thơ: Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều Án thi tập bằng chữ Hán, một sách bàn về bộ Tứ thư là Tứ thư thuyết ước.
Trong số nhiều học sinh từ các nơi đến học, có một người sáng nào cũng đến thật sớm để nghe thầy giảng. Người này không nói rõ quê ở làng nào, những học trò khác thì nói lại là người này cứ đến khu Đầm Đại thì biến mất, ai nấy đều cho là thần nước. Gặp năm hạn hán kéo dài, Chu Văn An không đành lòng trước cánh đồng khô lúa chết, bèn hỏi học trò xem ai có phép gì làm mưa để cứu dân. Người học trò này đứng ra thưa xin vâng lời thầy nhưng cho biết như vậy là trái với luật thiên đình. Nói rồi người học trò này lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn, lấy bút chấm mực và vẩy khắp 4 phương; vẩy hết mực rồi lại tung cả nghiên bút lên trời. Lập tức mây đen ùn ùn kéo đến, trời đổ mưa rất lớn làm cho đồng lúa trở lại xanh tốt. Đêm hôm ấy một tiếng sét vang lên và sáng hôm sau người ta thấy xác một thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An cho đó là xác của học trò đã vâng lời thầy làm mưa giúp dân, sai làm lễ an táng và lập miếu để thờ, gọi là miếu Gàn. Chỗ nghiên mực ném rơi xuống biến thành đầm lớn, nước lúc nào cũng đen như mực, được gọi là Đầm Mực, thuộc địa phận làng Quỳnh Đô. Còn quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng có nhiều người đỗ đạt.
Huyền thoại này nói lên tài đức của Chu Văn An đã cảm hóa được cả quỷ thần, vâng lời thầy, trái lệnh thiên đình, bất chấp thân mình. Miếu Gàn thờ con vua thuỷ thần, người học trò của Chu Văn An.
2. Đền thờ Chu Văn An ở đâu?
Sau khi Chu Văn An qua đời các học trò trước đây của ông đã cùng nhau lập nên đền thờ ông ở ngay chính ngôi trường cũ tại Huỳnh Cung. Bên cạnh bài vị thờ công, triều lệ còn đặt bài vị của 61 văn thân ở huyện Thanh Trì
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi đình đã bị phá huỷ hoàn toàn, nền móng của đình vẫn còn một trụ cột, rùa đá, bia đá. Dân làng còn cất giữ được đồ thờ Chu Văn An như: 2 mũ cánh chuồn, 1 dải áo, 1 áo long cổn, 1 áo thụng hồng, 1 đôi hài, 1 ngai thờ, 1 trùy đồng, 6 sắc phong, một cuốn thần tích được lập từ thời Lê Hồng Đức. Tất cả đều là nguyên bản. Nhân dân Huỳnh Cung đã tu sửa ngôi đình xứng đáng là nơi lập nghiệp của danh nhân văn hoá Chu Văn An, người con của quê hương Thanh Liệt, Thanh Trì.
Tại quê hương ông ở thôn Văn có đình thờ ông gọi là Đình Nội. Ban đầu đình vốn là một ngôi đền cổ, đến thời Lê Trung Hưng trở thành văn chỉ làng Thanh Liệt thờ các vị khoa bảng của làng Thanh Liệt. Theo bia “Tiên hiên bi kí” dựng năm Ất Dậu niên hiệu cảnh Hưng (1765) thì đình Nội ban đầu thờ Chu Văn An và tằng tôn của ông là Chu Đình Bảo, đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa thi Giáp Thìn (1484). Văn chỉ cũng thờ con trai Chu Văn An là Chu Tam Tỉnh thi đỗ khoa Ngự thí năm Tân Hợi, làm quan đến chức Hàn lâm trực học sĩ, tả hình viện đại phu và Lí Trần Thản, thi đỗ tiến sĩ khoa Ất Sửu, làm quan đến chức Tả tư giảng, sau khi mất được truy tặng Binh bộ thượng thư.
Đền thờ Chu Văn An được dựng ngay sau khi ông mất thời Trần. Do đình nằm trong khu đất hẹp nên vị tú tài người làng là Vũ Huy Diệu đã cùng dân trong làng chọn nơi thoáng rộng, (khu vực hiện nay) để xây lại
Đền thờ Chu Văn An có hình chữ công với 3 nếp nhà tiền tế rộng 5 gian, xây kiểu tường hồi bít đốc, các bộ vì làm kiểu vòm bán nguyệt. Hậu cung gồm 3 gian nhỏ, vì làm kiểu “chồng giường, giá chiêng”, mặt bằng theo kiểu 4 hàng ngang, vì làm kiểu “chồng giường”, chạm khắc hình tứ linh,, tứ quý.
Đền thờ Chu Văn An Nội thờ Chu Văn An đã được Bộ Văn hóa. Thông tin xếp hạng di tích văn hóa lịch sử ngày 21.1.1989. Hy vọng qua những thông tin trên đây đã phần nào giúp quý độc giả hiểu hơn về Đền thờ Chu Văn An.
Rate this postCó thể bạn quan tâm: Bí ẩn Đền Bà Kiệu- Thiên Tiên điện giữa lòng Hà Nội
No related posts.
Từ khóa » đền Thờ Cụ Chu Văn An
-
Đền Thờ Chu Văn An Với Danh Thơm Vạn Thế Sư Biểu - VOV World
-
Đền Thờ Nhà Giáo Chu Văn An - Hải Dương
-
Toàn Cảnh đền Chu Văn An Trên Núi Phượng Hoàng - Báo Dân Trí
-
Đền Chu Văn An - Du Lịch Hải Dương
-
Đền Thờ Chu Văn An - Điểm đến - Tổng Cục Du Lịch
-
Đền Thờ Chu Văn An Là điểm Tham Quan Di Tích Của Vạn Học Sinh
-
Đền Thờ Thầy Giáo Chu Văn An - Nơi Tôn Vinh đạo Làm Thầy
-
Chu Văn An Với Di Tích Phượng Hoàng Từ Góc Nhìn Giáo Dục
-
Đền Thờ Và Lăng Mộ Thầy Chu Văn An - 700 Năm Vẫn Nhiều Người ...
-
Nhà Giáo Chu Văn An Với Di Tích Phượng Hoàng - Báo Hải Dương
-
Thuyết Minh đền Thờ Thầy Giáo Chu Văn An - Văn Mẫu Lớp 8
-
Hà Nội Phố - Đền Thờ Và Lăng Mộ Thầy Chu Văn An - Gần 700 Năm ...
-
Đến Thăm Đền Thờ Chu Văn Trên Núi Phượng Hoàng - Nếm TV
-
Đền Thờ Nhà Giáo Chu Văn An - Nơi Tôn Vinh đạo Làm Thầy
-
THẦY CHU VĂN AN VÀ VÙNG NÚI PHƯỢNG HOÀNG
-
Chu Văn An – Wikipedia Tiếng Việt