BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG MỞ CỬA ĐÓN KHÁCH THAM QUAN VÀO CÁC NGÀY THỨ 3, THỨ 5 VÀ THỨ 7 HÀNG TUẦN \
CHUYÊN ĐỀ CỐ ĐỊNHCHU VĂN AN VỚI DI TÍCH PHƯỢNG HOÀNG TỪ GÓC NHÌN GIÁO DỤC Giáo dục là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia, dân tộc. Con người trở thành vĩ đại vì được giáo dục một cách khoa học về những vấn đề cơ bản. Một sự thành công của một con người, một dân tộc đều bắt nguồn từ giáo dục. Chu Văn An (1292-1370) nguyên có tên là Chu An, tên chữ là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn. Theo thần phả làng Quang là quê ông có chép, ông sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm thìn (1292), tại xóm Văn, làng Quang, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Thân phụ Chu Văn An là Chu Thiện. Mẹ là Lê Thị Chiêm, người làng Văn. Từ nhỏ, Chu Văn An sống với mẹ tại quê ngoại, ông ý thức được sự quyết chí nuôi con theo đuổi đèn sách của người mẹ, vì thế ông cố gắng học hành. Trong “Nam ông mộng lục” có bài “Văn Trinh ngạch trực” của Lê Trừng – một tài liệu cổ nhất nhận xét về Chu Văn An: “Chu Văn hiệu là Tiều ẩn, người ở vùng Thượng Phúc, đất Giao Chỉ. Tính ông liêm khiết và cứng cỏi. Ở nhà thường ham thích đọc sách, học vấn tinh thông, tiếng tăm lừng lẫy xa gần”. Nhiều tài liệu về sau cũng nhắc lại bẩm tính thông minh và sự ham học của Chu Văn An. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Tính người cương trực, ít giao du, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, hiển đạt, ở nhà đọc sách, học vấn tinh thuần, tiếng đồn gần xa...”. Chu Văn An ham học và học giỏi “tiếng đồn gần xa”, mặc dù có học vấn uyên thâm mà “không cầu danh lợi, hiển đạt” ở nhà đọc sách như sử chép là người hiếm có. Chu Văn An không đem học vấn của mình thi thố trên trường khoa cử. Ngay thời trẻ tuổi, ông đã tự nhận lấy đạo làm thầy, dựng trường Huỳnh Cung ở quê nhà bắt đầu sự nghiệp dạy học của mình với tư tưởng “học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học không biết chán, dạy người không biết mỏi). Trường Huỳnh Cung của thầy Chu mở cửa đón tất cả học trò ham học, không phân biệt sang hèn, nguồn gốc, lai lịch; trường không chỉ thu hút học trò địa phương mà còn thu hút học trò các trấn, lộ...trong số những học trò thành đạt có Phạm Sư Mệnh, người Châu Hồng (nay là Hải Dương) và Lê Bá Quát người Châu Hoan (nay là Thanh Hóa), Thầy Chu cũng thu nhận ông mong học được giáo dục để trở thành người có ích cho xã hội, đất nước. Trường của thầy Chu Văn An là trường tư nhỏ ở nông thôn, phải có uy tín lớn về học vấn, có phương pháp giảng dạy tốt nên học trò mới đến “chật cửa”. Uy tín của Chu Văn An vang dậy trong giới Nho sĩ. Trần Minh Tông lên ngôi (1314) Chu Văn An được vời làm tư nghiệp Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học và trông coi việc học cho cả nước. Dưới triều vua Trần Dụ Tông (1341-1369) nhận thấy được kẻ chính người tà, loại trung loại nịnh, Chu Văn An cầm thẳng bút viết: Sớ thất trảm gửi lên vua, đòi chém bảy kẻ quyền thần, mong cứu vãn tình hình bê bối của vương triều. Sự kiện này Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Dụ Tông ham chơi bời, lười việc chính sự, bọn quyền thần nhiều người làm trái phép...đều là những kẻ vua yêu”. Tờ sớ không được chấp nhận, Chu Văn An cởi trả mũ áo, từ chức về ở ẩn núi Chí Linh - Hải Dương. Thời gian ở núi Chí Linh hầu như Chu Văn An chỉ chú ý đến việc dạy học, đọc sách. Còn thì giờ thì ông giao du sơn thủy, bạn bầu với nước biếc non xanh. Ông có công đóng góp nhiều cho giáo dục nói chung và giáo dục huyện Chí Linh nói riêng, phong trào học tập thi cử phát triển rõ rệt tạo nên truyền thống hiếu học.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An mất ngày 26 tháng 11 năm Canh Tuất (1370), thọ 79 tuổi. Ngay sau khi ông mất, vua Trần Nghệ Tông ban cho ông tên Thụy là Văn Trinh, hiệu là Tiều ẩn Khang Tiết tiên sinh, sắc phong Thượng đẳng thần, đặc cách được thờ ở Văn Miếu. Chu Văn Trinh được nhân dân ta ngưỡng mộ. Mỗi nơi ông từng ở, đều có từ đường, bia đá kỷ niệm và đền thờ tưởng niệm. Theo thống kê bước đầu, hiện nay cả nước có khoảng 7 di tích thờ và phối thờ Chu Văn An:1. Đền Chu Văn An (xã Văn An, huyện Chí Linh, Hải Dương)2. Đình Nội (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội)3. Đình Huỳnh Cung (xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội)4. Đình Kiệt Đoài (phường Văn An, thành phố Chí Linh, Hải Dương)5. Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội6. Văn miếu Mao Điền Hải Dương7. Văn miếu Xích Đằng Hưng Yên Sau khi Chu Văn An qua đời, tại nơi ông làm nhà dạy học và sống những năm sau khi thoái triều đã được dựng đền thờ. Do năm tháng chiến tranh tàn phá, nhiều hạng mục công trình của khu di tích Phượng Hoàng đã bị đổ nát, nay mới được khôi phục bảo vệ như: Điện Lưu Quang, lăng mộ Chu Văn An, đền Phượng Hoàng (thờ Chu Văn An), chùa Kỳ Lân (Lưu Kỳ). Hiện nay, đền thờ Chu Văn An được tôn tạo trên ngọn núi Phượng Hoàng năm 2004 và khánh thành đầu năm 2008 thể hiện sự tôn vinh người thầy mẫu mực, danh nhân xuất sắc, một tấm gương sáng cho thế hệ sau học tập noi theo. Việc dựng đền thờ tôn vinh danh nhân từ xưa cho đến nay có ý nghĩa giáo dục rất đắc dụng. Đền thờ Chu Văn An giáo dục chúng ta trên các mặt:- Tính mẫu mực, thanh liêm, trung thực...- Đức nghiệp nhà giáo- Chống tham quan, lại nhũng Chu Văn An được coi là người tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp của dân tộc và nhất là trong ngành giáo dục. Ở ông cả học vấn lẫn đạo đức đều là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ. Chu Văn An có nhiều công đóng góp cho giáo dục, điều đặc biệt chúng ta ghi nhận nhất ở chỗ ông là một trong những nhà giáo đầy tiên đã tự dựng trường ở thôn quê để dạy học theo quy chế lúc bấy giờ, điểm mốc đánh dấu sự trưởng thành của nền giáo dục nhân dân ở Việt Nam. Chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/2/1930 - 03/2/2022), đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần - 2022 và Kỷ niệm 651 năm ngày mất của Nhà giáo Chu Văn An (26/11 âm lịch), Bảo tàng tỉnh Hải Dương phối hợp với Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức trưng bày chuyên đề “Chu Văn An - Thượng tường Sơn Đẩu”. Trưng bày diễn ra từ ngày 29/12/2021 đến hết 28/2/2022./. Toàn cảnh đền Chu Văn An (núi Phượng Hoàng - Văn An - Chí Linh -Hải Dương) Ban thờ Chu Văn An tại Miếu Thổ Kỳ (Thanh Liệt - Thanh Trì - Hà Nội) Lễ khánh thành đền Chu Văn An Ban thờ Chu Văn An tại núi Phượng Hoàng Khai mạc trưng bày chuyên đề: "Chu Văn An - Thượng Tường Sơn Đẩu" tại Bảo tàng tỉnh Hải Dương Một góc trưng bày chuyên đề: "Chu Văn An - Thượng Tường Sơn Đẩu" Khu vực dành cho khách tham quan trải nghiệm viết thư pháp TH.S HOÀNG THỊ HƯƠNG Trưởng phòng Nghiên cứu - Sưu tầm
Các tin mới hơn
HỌC TẬP, TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM GIỮA HAI BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG - NINH BÌNH(10/08/2022)
HẢI DƯƠNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC,PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH(22/07/2022)
TÌNH CẢM CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN HẢI DƯƠNG VỚI BÁC HỒ (22/07/2022)
BÁC HỒ VỚI HẢI DƯƠNG(22/07/2022)
TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ: "CHU VĂN AN - THƯỢNG TƯỜNG SƠN ĐẨU"(30/12/2021)
CHIẾC ĐỒNG HỒ ĐEO TAY - KỶ VẬT THỜI CHIẾN CỦA ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN HOÀNG ĐÌNH CHIẾN (24/11/2021)
NGHỀ CHÀI LƯỚI HẠ BÌ, GIA LỘC, HẢI DƯƠNG(01/12/2020)
CHÀO ĐÓN QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG(30/11/2020)
NGHỀ CỔ TRUYỀN TỈNH HẢI DƯƠNG(17/11/2020)
Tìm kiếm
Video
BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG -35 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ngươi chi huy xe tang 390 cong bo va gioi thieu bo sach Lịch sử tỉnh Hải Dương từ khởi thủy đến 2015 trải nghiem goi banh chung tai bao tang Trưng bày "Chu Văn An - Thượng Tường Sơn Đẩu" 2 Trưng bày "Chu Văn An - Thượng Tường Sơn Đẩu" HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM - NHỮNG BẰNG CHỨNG LỊCH SỬ VÀ PHÁP LÝ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP QÚA TRÌNH HOÀN THIỆN BẾP VIỆT TẠI BẢO TÀNG TỈNH HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH HẢI DƯƠNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HĐND CÁC CẤP TỈNH HẢI DƯƠNG BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ HĐND CÁC CẤP DƯỚI ÁNH SÁNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 75 NĂM QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG VẺ VANG KỶ NIỆM 110 NĂM NGÀY SINH PHÓ CHỦ TỊCH HĐNN LÊ THANH NGHỊ PHÁT HIỆN DI VẬT CHÙA NGŨ ĐÀI (HAIDUONG.COMTV.VN) DANH NHÂN CHU VĂN AN VÀ DI TÍCH NÚI PHƯỢNG HOÀNG Chuẩn bị tổ chức kỷ niệm 650 năm ngày mất danh nhân Chu Văn An (Nguồn: haiduongtv.vn) GIỚI THIỆU TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "NGHỀ CỔ TRUYỀN TỈNH HẢI DƯƠNG" Khai mạc trưng bày chuyên đề “Nghề cổ truyền tỉnh Hải Dương” năm 2020 (Nguồn: haiduongtv.vn) BẢO VẬT QUỐC GIA ĐẦU TIÊN CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XVII, NHIỆM KỲ 2020 - 2025 ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG - 80 NĂM VINH QUANG VÀ TỰ HÀO NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG - 80 NĂM VINH QUANG Trà sen Kiếp Bạc hấp dẫn du khách (Nguồn: haiduongtv.vn) Triển lãm chuyên đề Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta (nguồn: haiduongtv.vn Hải Dương - 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh 1969 - 2019 Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta Những Kỷ vật trong lần cuối Bác về với Hải Dương Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của người Việt (nguồn: haiduongtv.vn) Đẩy mạnh hợp tác về văn hóa, thể thao và du lịch giữa Hải Dương và Viêng Chăn (nguồn: haiduongtv.vn) Trường THCS Cao Thắng tham quan và tham gia hoạt động trải nghiệm Trường MN Tân Hưng (Tp. Hải Dương) Trường TH Chu Văn An Trưng bày chuyên đề "Gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt Nam" Giới thiệu trưng bày chuyên đề "Hải Dương - 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh" Côn Sơn-Kiếp Bạc “nói không với rác thải nhựa” (nguồn: haiduongtv.vn) Lễ cáo yết đền Kiếp Bạc (nguồn: haiduongtv.vn) Gắn kết hoạt động các di tích dịp Lễ hội mùa thu (nguồn:haiduongtv.vn) CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TRƯNG BÀY CHUYÊN ĐỀ "HẢI DƯƠNG - 50 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH" Độc đáo lễ hội đền Ngọc Hoa (Nguồn haiduongtv.vn) Bảo tồn linh vật Nghê Việt (haiduongtv.com.vn) Trưng bày máy bay MIG21 Bình gốm hoa lam Chu Đậu Trưng bày mẫu Tượng đài Tiếng sấm đường 5 Triển lãm chuyên đề "Linh vật Nghê Việt" Giới thiệu trưng bày "Hoàng Sa, Trường Sa - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý" Bác Hồ với Côn Sơn Lần thứ 5 Bác Hồ về thăm Hải Dương Lần thứ 4 Bác Hồ về thăm Hải Dương Bảo tàng Hải Dương lưu giữ tư liệu Bác Hồ (Nguồn haiduongtv.com.vn) Lần thứ 3 Bác Hồ về thăm Hải Dương Lần thứ 2 Bác Hồ về thăm Hải Dương Bác Hồ với Hải Dương Giới thiệu trưng bày chuyên đề "Bác Hồ với Hải Dương" Nhà trưng bày Gốm sứ Hải Dương Giới thiệu bức phù điêu Bảo tàng tỉnh Hải Dương nơi lưu giữ giá trị xứ Đông (nguồn haiduongtv.com.vn) Bảo tàng tỉnh Hải Dương
Ảnh Tư Liệu
Quảng cáo
Liên kết website
-- Liên kết website -- Cục di sản Văn hóa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Báo Hải Dương Côn Sơn - Kiếp Bạc Đài PT&TH Hải Dương Bảo tàng Hồ Chí Minh
Trang chủ | Liên hệ
TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BẢO TÀNG TỈNH HẢI DƯƠNG Địa chỉ : 11 Hồng Quang - P.Nguyễn Trãi -TP Hải Dương - Tỉnh Hải Dương Điện thoại :(0220)3852493 Chịu trách nhiệm xuất bản: Trưởng Ban biên tập: Bà Nguyễn Thị Huê- Giám đốc