Chu Vi Hình Tròn

Tóm tắt bài

1.1. Kiến thức cần nhớ

Lấy bìa cứng, vẽ và cắt một hình tròn có bán kính 2cm. Ta đánh dấu một điểm A trên đường tròn.

Đặt điểm A trùng với vạch 0 trên một cái thước có vạch chia xăng-ti-mét và mi-li-mét. Ta cho hình tròn lăn một vòng trên thước đó thì thấy rằng điểm A  lăn đến vị trí điểm B nằm giữa vị trí 12,5cm và 12,6cm trên thước kẻ. Độ dài của đường tròn bán kính 2cm là độ dài của đoạn thẳng AB.

Độ dài của một đường tròn gọi là chu vi của hình tròn đó.

Như vậy hình tròn bán kính 2cm có chu vi trong khoảng 12,5cm đến 12,6cm hoặc hình tròn đường kính 4cm có chu vi trong khoảng 12,5 cm đến 12,6 cm.

Trong toán học, người ta có thể tính chu vi hình tròn có đường kính 4cm bằng cách nhân đường kính 4cm với số 3,14:

4 x 3,14 = 12,56 (cm)

Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.

C = d x 3,14

(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).

Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.

C = r x 2 x 3,14

(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn).

Ví dụ 1: Tính chu vi hình tròn có bán kính 6cm.

Chu vi hình tròn là:

6 x 3,14 = 18,84 (cm)

Ví dụ 2:  Tính chu vi hình tròn có bán kính 5cm.

Chi vi hình tròn là:

5 x 2 x 3,14 = 31,4 (cm)

1.2. Giải bài tập SGK trang 98

Bài 1 SGK trang 98:

Tính chu vi hình tròn có đường kính d:

a) d = 0,6cm;                b) d = 2,5dm;                 c) \(\frac{4}{5}\) m.

Hướng dẫn giải:

a) Chu vi của hình tròn là:

           0,6 × 3,14 = 1,884(cm)

b) Chu vi của hình tròn là:

           2,5 × 3,14 = 7,85(dm)

c) Đổi: \(\frac{4}{5}\)m = 0,8m

Chu vi của hình tròn là:

           0,8 × 3,14 = 2,512(m)

Bài 2 SGK trang 98:

Tính chu vi hình tròn có bán kính r:

a) r = 2,75cm;                   b) r = 6,5dm;                c) r = \(\frac{1}{2}\)m 

Hướng dẫn giải:

a) Chu vi của hình tròn là:

             2,75 × 2 × 3,14 = 17,27 (cm)

b) Chu vi của hình tròn là:

             6,5 × 2 × 3,14 = 40,82(dm)

c) Chu vi của hình tròn là:

             \(\frac{1}{2}\) × 2 × 3,14 = 3,14(m)

Bài 3 SGK trang 98:

Một bánh xe ô tô có đường kính là 0,75m. Tính chu vi của bánh xe đó.

Hướng dẫn giải:

Chu vi của bánh xe là:

     0,75 x 3,14 = 2,355 (m)

                            Đáp số: 2,355m. 

Bài 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d

a) d = 0,8 cm;                     b) d = 3,5dm;                 c \(\frac{6}{5}\) m 

Giải:

Chu vi của hình tròn là:

a) 0,8 x 3,14 = 2,512 cm

b) 3,5 x 3,14 = 10.99 (dm)

c) \(\frac{6}{5}\) m = 1,2m

1,2 x 3,14 = 3,768 m

Bài 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính r:

a) r = 3,5cm;                   b) r = 5,5dm;   

Giải:

Chu vi của hình tròn là:

a) 3,5 x 2 x 3,14 = 21,98 (cm)

b) 5,5 x 2 x 3,14 = 34,54 (dm)

Bài 3: Một hộp bánh Danisa có đường kính là 6cm. Tính chu vi của hộp bánh Danisa đó.

Giải

Chu vi của hộp bánh Danisa là

6 x 3,14 = 18,84 cm

Đáp số: 18,84 cm

Bài 4: Một bánh xe đạp có đường kính là 70cm.

a. Tính chu vi bánh xe đó.

b. Người đi xe đạp sẽ đi được bao nhiêu mét nếu hai bánh xe lăn trên mặt đất được 10 vòng, 100 vòng, 1000 vòng?

Giải

a.

Chu vi của bánh xre đạp là

70 x 3,14 = 219,80 (cm) hay 2,198m

b.

Bánh xe lăn 10 vòng, xe đạp đi được: 2,198 x 10 = 21,98 (m)

Bánh xe lăn 100 vòng, xe đạp đi được: 2,198 x 100 = 219,8 (m)

Bánh xe lăn 1000 vòng, xe đạp đi được: 2,198 x 1000 = 2198 (m)

Hỏi đáp về Chu vi hình tròn

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp. Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Từ khóa » Diện Tích Hình Tròn đường Kính 2cm Là