Chữ Việt Cổ (khoa đẩu Tự) - Dragon

Chúng ta có cơ sở để tự hào về dân tộc chúng ta – tự hào về hơn 4000 năm văn hiến. Văn minh dưới thời vua Hùng giữa Trung Hoa và nước Việt chúng ta không có sự khác biệt, có những lĩnh vực chúng ta hơn hẳn người phương Bắc.

Vấn đề là ở chỗ người Hán âm mưu đồng hóa dân Việt mình, cho nên họ đã cấm người Việt học chữ khoa đẩu, là chữ viết riêng của dân Việt. Khi người Việt không đọc được chữ của mình thì lịch sử, văn học, văn minh của một dân tộc không còn nữa. Người Việt chúng ta đã bị biến thành dân mọi rợ ngu dốt, học chữ Hán để chúng dễ dàng biến dân Việt thành dân Hán.

Theo những nghiên cứu dựa vào chữ khoa đẩu dưới thời Lý thì lúc đó (thời Hùng Vương) bên đất Việt mình văn minh, võ học, tư tưởng, học thuật có phần hơn Trung Quốc. Về võ học, sử sách còn ghi Vạn Tín hầu Lý Thân thắng các cao thủ trong triều Tần Thủy Hòang, giúp xây Vạn Lý Trường Thành, đánh giặc Hung Nô.

Chúng ta có chữ khoa đẩu từ xưa ghi lại văn minh thời vua Hùng, văn minh thời Lĩnh Nam đều chép bằng loại chữ này. Đến thời Hai Bà Trưng, công chúa Phùng Vĩnh Hoa cũng đã tìm được 74.988 bộ sách đã được viết trong suốt các triều đại lịch sử trước kia. Kinh thì có các bộ Bách Tộc, Kinh Dương, Lạc Long… Những sách chép về y học, thiên văn học, lịch số học, cùng với hàng nghìn bộ sách lặt vặt rất nhiều. Có thể nói, lúc đó văn minh hai nước Trung-Việt ngang nhau.

Khi Mã Viện đánh thắng Hai Bà Trưng rồi chiếm lấy nước ta, Mã Viện đã ra lệnh thu hết sách vở chở về Lạc Dương, cấm học chữ khoa đẩu hoặc trong nhà người nào có sách bằng chữ khoa đẩu sẽ bị bắt để cho dân Việt chúng ta không còn biết nguồn gốc và xem chúng ta giống như các bộ tộc man di mọi rợ.

Cái thành công của tụi Hán là làm cho chúng ta tin mình như vậy. Vì những thư tịch cổ của mình bị mất nên tụi Tàu nó muốn chép láo lếu về dân Việt của mình như thế nào cũng được vì tụi nó nghĩ rằng không còn ai biết để mà sửa lại. Trong bộ Hậu Hán thư của Phạm Việp còn ghi rằng dân Việt lúc đó không biết lễ nghĩa và chính Sĩ Nhiếp là người đầu tiên dạy dân Việt học chữ Hán với lễ nghĩa. Thế mà ngày nay nhiều người Việt còn coi bộ sách này làm khuôn vàng, thước ngọc để tra cứu sử Việt.

Cũng may là đến thời nhà Lý vẫn còn công chúa Bình Dương con vua Lý Thái Tông và một số người vẫn còn biết chữ khoa đẩu để mà ghi chép lại, nếu không thì không biết đâu mà tìm.

Nếu chúng ta không có 1 nền văn minh tích tụ trước từ thời vua Hùng, người Việt không có nguồn gốc lịch sử, văn học hay võ thuật không thể tự nhiên tình cờ có Hai Bà Trưng cùng với 162 vị anh hùng nổi lên đánh những trận kinh thiên động địa như trận Trường An, Nam Hải, Hồ Động Đình, Tượng Quận… gắn liền với tên tuổi của các vị công chúa Hoàng Thiều Hoa, Thánh Thiên, Phật Nguyệt, Phùng Vĩnh Hoa làm cho tụi Hán phải chống cự vất vả. Những trận chiến kia vẫn còn vết tích để lại trên phần đất Lĩnh Nam của chúng ta mà tụi Tàu chiếm giữ đến ngày nay.

Thiên cổ Miếu, thôn Hương Lan, xã Trưng Vương, TP Việt Trì, nơi thờ hai vợ chồng thày giáo Vũ Thê Lang, thời vua Hùng

Nhà giáo về hưu 71 tuổi Đỗ Văn Xuyền (sinh năm 1937), hiện đang sống tại Việt Trì, sau một thời gian để công nghiên cứu đã bước đầu công bố công trình hơn 50 năm trời nghiên cứu “Giải mã chữ Việt cổ” tại Trung tâm Văn hóa Người cao tuổi Việt Nam. Để phản biện kết quả nghiên cứu của ông – một số người ngoài ngành tin rằng cần có một hội đồng chuyên gia đa ngành đánh giá và kết luận. Sơ bộ, đó là một thành quả nghiên cứu công phu, nghiêm túc, phản ánh sự lao động kiên trì, giàu nghị lực của tác giả và thành quả là một đóng góp có giá trị giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc và có thể mở ra “cửa sổ mới” hết sức thú vị để chúng ta hiểu được các thư tịch cổ

Sau nhiều năm nghiên cứu các Ngọc phả tại các đền thờ khác nhau rải rác khắp vùng trung du, đồng bằng Bắc Bộ, ông đã tìm ra 18 nơi thờ các thầy giáo, học trò từ thời An Dương Vương, Hùng Vương. Từ đó ông đưa ra một giả thiết ban đầu của mình là trước năm 186 công nguyên là năm chữ Hán được đưa vào Việt Nam thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng – chữ Việt cổ, chữ viết đó được các thầy giáo thời Hùng Vương sử dụng.

Giả thiết này hoàn toàn khác với điều đa số người Việt hiện nay vẫn cho rằng là trước khi bị Tàu đô hộ, nước Văn Lang (tức nước Việt) không có chữ viết riêng mà chỉ đến khi người Tàu qua xâm chiếm thì người Việt mới bắt đầu dùng chữ Hán để viết.

Qua nghiên cứu các thư viện và tìm đọc các thư tịch trong, ngoài nước của nhiều nhà nghiên cứu tiền bối đã đi sâu vào vấn đề này: Từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm… cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: Từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu… ông đều gặp may bởi họ đã khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng.

Chữ Việt cổ có liên hệ gì với chữ Quốc Ngữ?

Chữ Quốc ngữ xuất hiện ở nước ta từ thế kỷ 17. Nhiều cuốn sách cổ được in từ buổi đầu chữ Quốc ngữ xuất hiện, đến nay hầu như không ai đọc được.

Khi đem bộ chữ Việt cổ đã được giải mã thử đọc một số cuốn sách cổ, như cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La” (1651) của Alexandre de Rhodes, hay cuốn “Sách sổ sang” của Philip Bỉnh (Giám mục người Việt, ở Thủ đô Bồ Đào Nha những năm 1790-1820), thầy giáo Xuyền đã rất thú vị khi dễ dàng đọc được những từ khó mà lâu nay nhiều người không đọc cũng không giải thích được.

Chính từ việc này, thầy Xuyền đã đưa ra một giả thuyết: Chữ Quốc ngữ có lẽ không phải là một công trình hoàn toàn mới của Alexandre de Rhodes.

Những trang viết trong cuốn “song ngữ” La Tinh- Việt cổ do ông Xuyền biên soạn.

Nhà truyền giáo người Bồ đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ?!

Giả thuyết của thầy Xuyền không phải không có căn cứ. Bởi chữ Quốc ngữ và chữ Việt cổ do ông giải mã có cùng cấu trúc ghép vần tương tự nhau, chỉ khác nhau về hình dạng mà thôi!

Chính trong cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La”, Alexandre de Rhodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, nó đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo ông Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ!

Tôi xin góp ý về bài thơ trên bằng chữ cổ, tức là xem kỹ thì thấy: – ở từ “nghêu” thiếu chữ “-u” (phải viết thêm “c” đảo lộn) – quen viết thành “engn” (“vv” là -e-, “nb” là ng-, còn U-vuông là n/m) ->lối viết nguyên âm rất giống tiếng Khmer, Thái

Quy luật đặt âm, vần của chữ Việt cổ

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, ông sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó là:

– Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ?

– Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của ký tự đó không ?

– Có giải quyết được các “nghi án” về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ?(Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm)

Đây là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (không phải chữ tượng hình nguyên thuỷ) có cấu tạo gần với hệ chữ La Tinh của phương Tây, nên rất dễ học.

Tuy nhiên bộ chữ này có một nhược điểm là những chữ nguyên âm luôn thay đổi vị trí. Phải mất nhiều năm nghiên cứu ông mới tìm ra quy luật – Quy luật đặt vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ: từ trời nguyên âm đặt phía trên, từ đất nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ cha, con nguyên âm đặt phía trước hoặc sau). Để thuộc bảng chữ cái và nắm được quy luật ghép vần , người ta có thể học sử dụng được bộ chữ này để đọc, viết trong khoảng thời gian 7-10 ngày.

“Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa đẩu”.Sách Tân Lĩnh Nam Chích quái của Vũ Quỳnh (đời Lê, thế kỷ 15) viết đại ý: Thời Lạc Long Quân có người hái củi, bắt được con rùa, lưng rộng khoảng ba thước, trên mai có khắc chữ như con nòng nọc gọi là chữ Khoa Đẩu. Hùng Quốc vương đã cử phái đoàn đem rùa thần đó cống cho vua Nghiêu. Về việc này, sách Thông Giám Cương Mục do Chu Hy đời Tống viết: “Năm Mậu Thân đời Đường Nghiêu thứ IV (2352 trước Công nguyên) có Nam Di Việt Thường thị đến chầu, hiến con rùa lớn”. Sách Thông Chí của Trịnh Tiểu cũng đời Tống nói rõ hơn: “Đời Đào Đường, Nam Di Việt Thường thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa ước được ngàn tuổi, rộng hơn ba thước, trên lưng có chữ Khoa Đẩu, chép việc từ lúc khai thiên lập địa đến nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch”. – Đây còn là khởi thủy của KINH DỊCH đấy !

Một lần trên đường đi tìm kiếm ông đã dừng chân bên ngôi miếu nhỏ của một xóm núi, đọc được một bản Ngọc Phả thời Trần Thái Tông với những dòng chữ vang vọng tự hào:“Nghiêu thế, Việt thường Thị Kiến thiên tuế thần quy, Bối hữu khoa đẩu”.

Như vậy thời Hùng Vương, dân tộc ta đã có chữ viết với tên gọi Khoa Đẩu, đó là điều có thể khẳng định chắc chắn.

Hơn một nghìn năm Bắc thuộc, cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15, cuộc đốt phá hết thư khố quốc gia và thư khố của các bộ (sau cuộc tấn công vào đồn Mang Cá) của Pháp năm 1875, liệu có còn sót lại những gì?

Ông Xuyền đến Sa Pa, trên tảng đá vùng Hầu Thảo, sau khi cạo lớp rêu phủ đã tìm được những chữ giống như chữ cái của Vương Duy Trinh, Hiệp biện Đại học sỹ, Tổng đốc Thanh Hóa. Trong cuốn Thanh Hóa quan phong viết năm 1903, Vương Duy Trinh đã giới thiệu một số chữ lạ sưu tập được, khẳng định đó là chữ Việt cổ từ thời Hùng Vương, và đưa ra nhận xét: “Vì Thập Châu là nơi biên viễn nên dân ta còn lưu giữ thứ chữ ấy. Các nơi khác, Sĩ Nhiếp bắt bỏ hết để học chữ Trung Quốc”.

Giáo sư Hà Văn Tấn đã công bố công trình nghiên cứu “Về một nền văn tự trước Hán và khác Hán”, Giáo sư Lê Trọng Khánh thì khẳng định “Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa Đẩu thời tiền sử để ghi tiếng dân tộc mình”. Nhớ tới câu nói của Vương Duy Trinh: “Vì thập Châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ ấy”, ông hướng tìm tòi lên vùng Tây Bắc, Việt Bắc, vùng khu 4 cũ, rồi lăn lộn lên cả Đông và Tây dãy Trường Sơn để tìm theo dấu vết.

Để đi được dài ngày và đi xa, với số tiền lương hưu ít ỏi, ông đã phải tính đến việc ăn ngủ giản tiện nhất, đó là: một chiếc võng bạt, một bi đông đựng nước, một ít bánh mì sấy khô và dăm gói mì tôm. Thế là ông “cầm cự” được hàng chục ngày để đi đến các vùng sâu vùng xa, quyết tìm cho ra chữ Việt cổ.

Trong các tài liệu sưu tầm được, ông đặc biệt chú ý đến một bộ chữ lạ. Rất tiếc là những trang sách này đã bị nguỵ trang và khoá mã, mặc dù vậy nó đã tồn tại hàng mấy trăm năm mà không ai chú ý tới. Linh cảm mách bảo, ông đã thức nhiều đêm trắng để mày mò giải mã. Kiến thức tổng hợp và vốn ngoại ngữ đã giúp ông rất nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu chữ Việt cổ. Kết quả, ông đã khu biệt được loại ký tự này với các loại văn tự xung quanh, tìm ra được hình dạng, chức năng của từng chữ cái và cách cấu trúc của một loại ký tự mà người ta đã nhầm là chữ Mường, chữ Thái…

Qua công trình nghiên cứu về ngôn ngữ người Việt cổ HauĐricourt, ông khẳng định được bộ ký tự này có từ trước công nguyên (loại ký tự bắt nguồn từ chữ Khoa đầu tượng hình chuyển sang chữ cái có ghép vần). Căn cứ vào ý kiến của giáo sư Lê Trọng Khanh: “Các dân tộc Bách Việt dùng thứ chữ này”. Khi đã đọc thông viết thạo chữ Việt cổ, ông lại tìm đến các vùng người Thái, người Mường. Loại văn tự này có thể ghi được tiếng Thái, tiếng Mường nhưng không đầy đủ. Ông lại tìm đến các vùng quê Thái Bình, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thanh Nghệ Tĩnh… để lắng nghe những người già phát âm.

Thứ ký tự này đã giúp ông ghi lại đầy đủ giọng nói, âm vực của họ, giúp ông giải thích được tiếng nói khác nhau của từng vùng – gần như nó đã ghi lại nguyên tiếng nói người Việt cổ. Nó đã giúp ông giải thích được nhiều vấn đề còn thắc mắc. Ví dụ:Vì sao trong tờ Le Paria và tờ L’Humanité từ những năm 20 của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Chữ Nguyễn Ái Quốc được viết là Nguyễn ái Quấc. Và trong cuốn sách sổ sáng của Filíp Bỉnh viết ở Bồ Đào Nha năm 1822, chữ huyên được viết là huên, chữdòng được viết là dào. Cũng như vậy ông có thể chứng minh được một nền văn tự có trước Hán và khác Hán, của giáo sư Hà Văn Tấn qua việc giải thích sự tồn ghi trong cuộc khai quật của bà Cô La Ni ở Lam Giận Hoà Bình năm 1923. Tháng 9/2004, giáo sư Hà Văn Tấn đã mời ông về Hà Nội nghe ông kể lại quá trình đi tìm chữ Việt cổ và khi được ông tặng bản Hịch của Hai Bà Trưng đã chuyển sang chữ Việt cổ, giáo sư đã cảm động nghẹn ngào: “Vấn đề lớn lắm. Chúng ta phải sớm báo cáo lên nhà nước”.

Dịp hè năm nay, nghe tin tỉnh Sơn La tìm được hàng nghìn cuốn sách cổ có chữ lạ. Ông cầm vài tờ photo lên, đọc mà nước mắt ràn rụa. Như vậy điều dự đoán của các nhà khoa học trước đây đã được chứng minh: Thứ ký tự đặc biệt để ghi âm tiếng nói của người Việt cổ (thứ chữ dân tộc ta đã có từ thì đại Hùng Vương) đã được các dân tộc sử dụng chung và còn được lưu giữ bảo tồn ở vùng Tây Bắc cho đến ngày nay. .

TIẾNG VIỆT TRÊN THƯ TỊCH CỔ

Tìm về nguồn gốc chữ Việt cổ chính là những ưu tư khắc khoải của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước. Lịch sử ghi nhận vua Lê Thánh Tông (1460-1497) là một vị minh quân, không những sáng suốt trong việc trị quốc an dân mà nhà Vua còn là nhà có tài văn chương thi phú. Lê Thánh Tông là vị vua duy nhất trong lịch sử đứng đầu “Nhị thập bát tú” đã để lại nhiều tác phẩm thi văn cho hậu thế. Theo “Cổ Việt Hùng thị Thập bát Diệp Thánh Tông Ngọc Phả cổ truyền” do Hàn Lâm viện Trực học sĩ soạn năm Nhâm Thìn 1472, niên hiệu Hồng Ðức thứ 3 thì vua Lê Thánh Tôn giao cho Bảng Nhãn Nguyễn Như Ðỗ nghiên cứu về cương giới nước Việt xưa. Bản “Hùng Vương bát cảnh” do Nguyễn Như Ðỗ sưu tập thì lãnh thổ nước Văn Lang gồm:

1. MIỀN GÒ NGỰA (Mã Kỳ) rộng khoảng 2.000 dặm, xưa tên là châu Ðiền nay thuộc tỉnh Vân Nam TQ.

2. MIỀN CỎ TRÂU (Ngưu Lan) rộng khoảng 1.500 dặm tức Việt Tây nay là tỉnh Quảng Tây TQ.

3. MIỀN AO CÁ (Ngư Trì) rộng 1700 dặm xưa có tên là Việt Ðông nay là tỉnh Quảng Ðông Trung Quốc.

4. MIỀN RỪNG QUẠ (Ô Lâm) xưa là châu Kiềm nay thuộc tỉnh Phúc Kiến, Quí châu giáp hồ Ðộng Ðình TQ.

5. MIỀN ÐỘNG HOA tức tức nước Phù Nam cổ rộng khoảng 1.000 dặm thời LêThánh Tôn là nước Chân Lạp. Vương quốc Phù Nam cổ ở Hạ Lưu sông Mekong, Vương quốc này tồn tại mãi đến thế kỷ thứ VI. Cương giới Phù Nam trải rộng hầu như khắp lục địa Ðông Nam Á cổ bao gồm cả miền Nam Trung Việt, Nam Việt Nam sang phía Tây gồm cả thung lũng sông Mê Nam Thái Lan. Phía Bắc tời vùng trung lưu sông Mê Kông tức lãnh thổ Lào ngày nay trải dài xuống phương Nam tới tận bán đảo Mã Lai, tức nước Malaysia bây giờ.

6. MIỀN NÚI QUAû (Quả Sơn) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Hồ Tôn ( Lâm Aáp cổ còn gọi là Chămpa ) sau là Chiêm Thành.

7. MIỀN BẦY VOI (Tượng Tào) rộng khoảng 1.000 dặm tức nước Ai Lao.

8. MIỀN LŨ HƯƠU (Lộc Hữu) rộng khoảng 1.000 dặm ở phía Nam Ai Lao tức Cao Miên (Cambodia) bây giờ. Còn về trước nữa thì biên giới nước ta lên tới Hồ Bắc và Nam Hà Nam lấy phân dã 2 sao Ngưu Nữ làm giới cận.(18)

Thuở xa xưa Tổ Tiên ta định cư ở cuối dãy Nam Sơn, sau dời xuống vùng Tam giang Bắc gồm sông Hoàng Hà, sông Vị, sông Lạc. Ðời Kinh Dương Vương dời xuống vùng Tam giang Nam gồm sông Dương Tử (Trường Giang) sông Nguyên và sông Tương. Vùng đất này là vùng đất đỏ Basalt nên Kinh Thư gọi là Xích Qui phương nên Kinh Dương Vương mới đặt tên nước là XÍCH QUI. Cổ thư Trung Hoa gọi vùng này là Nam Giao, Cửa Việt, Giao Chỉ.

Người Việt cổ thông đạt thiên văn ngay từ thời cổ đại. Người xưa đã quan sát chiêm nghiệm vị trí các vị sao với thời tiết mùa vụ để làm ra Nông Lịch đầu tiên trên thế giới. Theo nhà nghiên cứu “Tiên Tích Việt”, Giáo sư Nguyễn Ðoàn Tuân thì toàn bộ chòm sao TĨNH theo kinh Thái Aát đóng tại giữa cung Khôn và Ly bao bọc các châu Lương, Tần, Kinh, Sở, Dương, Trinh của Xích Qui phương thời Kinh Dương Vương. Ðứng trước sao Tĩnh là sao VIỆT nên mới gọi là “Việt Tĩnh cương” là cương giới, phân dã sao ứng cho Ðông Việt, Tây Việt, Việt Thường và Bách Việt. Quan sát vị trí của 17 sao trong chòm sao Tĩnh, phận dã ứng với 15 bộ của VĂN LANG. Hai sao Thủy Phủ (Suifu) và Thiên Lang được chọn làm Kinh đô THỦY PHỦ{Suifu) và đặt tên nước là VĂN LANG.

Mới đây, các nhà thiên văn người Pháp gồm 2 Thạc sĩ Sử Ðịa là Baron và P. Gourou cùng với Tiến sĩ văn chương P. Loubet đã tìm ra địa danh Thủy Phủ (Souifou) trên bản đồ Thái Bình Dương Pacific Ocean của National Geographic Society nay là cảng Thành Ðô tỉnh Tứ Xuyên. Địa danh Thủy Phủ (Suifu) cũng được ghi rõ trên bản đồ New International ATLAS of the World của Geographical Publishing company in năm 1949.

Chòm sao Tĩnh đứng đầu 7 sao của chòm sao Chu Tước. Chu Tước chính là chim huyền thoại Phượng Hoàng chính là chim Trĩ, Công cùng họ với Bạch Trĩ là vật tổ biểu trưng của chi Aâu Việt. Chu Tước có bộ lông màu đỏ, hai sao Bạch Trĩ và Chu Tước ứng về phương Nam của Việt tộc. Về sau Hán tộc xâm lăng đẩy Việt tộc phải lùi dần về phương Nam nên “Tấn thư” mục Thiên văn chí chép:” Ðất Việt thuộc về phận dã sao Khiên, Ngưu và Vụ Nữ .. Ngày nay Thương Ngô, Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nam Hải và Nhật Nam đều thuộc về địa phận nước Việt. Vua nước ấy thuộc dòng họ Vũ, con thứ của vua Thiếu Khang nhà Hạ phong ở đất Cối Kê”. Ðây chính là nước VIỆT (U-Việt) của Việt vương Câu Tiễn đã từng xưng Bá thời Xuân Thu. Ðến thời Hán, nước NAM VIỆT của Triệu Vũ Ðế chỉ còn lại phía Nam Ngũ Lĩnh nên “Hán Thư”, Thiên văn chí chỉ chép phân dã Việt ứng với 2 sao Dực Chẩn, sao Ngưu Nữ ứng với địa phận Dĩnh Xuyên nên truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ là của người Việt chứ khơng phải của Tàu như người ta viết từ trước đến giờ.

Tập ” Thánh Tông dị thảo” gồm 20 truyện ký đặc biệt là truyện Mộng ký kể lại giấc mơ của nhà Vua như nỗi thao thức trăn trở về ngọn nguồn gốc tích dân tộc gửi lại cho những thế hệ sau. Truyện kể, một lần Vua Lê đi dạo chơi gặp mưa, nghỉ đêm bên hồ Trúc Bạch, Vua nằm mộng thấy hai người con gái thời Lý Cao Tông hiện lên dâng thư bày tỏ nỗi niềm oan ức gồm một bài thơ bằng chữ Hán và một tờ tấu bằng chữ bản địa có 71 chữ ngoằn ngoèo. Vua đọc không được, suốt ba năm cả triều đình cũng không có ai đọc được tờ tấu đó. Thế rồi, Vua lại nằm mơ có người hiện lên giảng giải cho Vua thêm về bài thơ chữ Hán. Vua hỏi âm, nghĩa của 71 chữ ngoằn ngoèo trên thì người ấy nói :” Chữ ấy là lối chữ cổ của nước ta. Nay Mường Mán ở núi rừng có người còn đọc được, nhà Vua cho vời họ đến thị tự khắc sẽ biết”.

Vấn đề ở đây không phải ở tình tiết thực hư của giấc mơ mà cốt lõi là Vua Lê Thánh Tông trao chiếc chìa khoá cho thế hệ sau chúng ta cùng giải mã vấn nan lịch sử đó. Cứ theo Vua Lê thì dân tộc ta đã có chữ viết riêng lối chữ cổ đó còn rơi rớt hiếm hoi ở thời Lý, theo đó hình dáng của lối chữ Việt cổ có nét chữ ngoằn ngoèo và hiện lối chữ ấy còn bảo lưu ở một đồng bào Mường Mán của chúng ta. Ðiểm đặc biệt là chính thư tịch cổ Trung Quốc cũng xác nhận Việt tộc đã có thứ chữ riêng hình con Nòng Nọc mà họ gọi là “Khoa Ðẩu tự” từ thời xa xưa. Sử ký Tư Mã thiên chép ” Ðất Giao Châu ở phía Nam có Việt Thường Thị qua nhiều lần thông dịch, đến hiến một con chim Trĩ trắng”. Sách Thông giám cương mục do Chu Hi đời Tống soạn cũng ghi:”Năm Mậu Thân đời Ðường Nghiêu thứ 5 (tức năm 2353TDL) có Nam di Việt-Thường Thị đến chầu, hiến rùa lớn” và sách Thông Chí do Trịnh Tiêu đời Tống chép rõ hơn: ” Ðời Ðào Ðường, Nam di có Việt Thường Thị qua nhiều lần thông dịch đến hiến một con rùa thần. Rùa được nghìn tuổi, rộng hơn 3 thước, trên lưng có chữ “Khoa đẩu” chép việc từ lúc khai thiên lập địa tới nay. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Qui lịch”. Sự kiện lịch sử này được xem như mối giao hảo giữa hai dòng Thần Nông phương Nam và phương Bắc của Việt tộc chứ không phải giữa nước ta với nước Tàu như các sử gia viết sai lầm từ trước đến giờ.

Nguồn thư tịch cổ trên cho chúng ta thấy là Họ Việt Thường, một trong 15 chi tộc sau này họp lại thành quốc gia Văn Lang đã hiện hữu ngay từ thời Ðào Ðường thị Ðế Nghiêu. Việt Thường là một nhà nước sơ khai của Việt tộc đã cĩ chữ viết và một nền văn minh khá cao nên mới làm được lịch gọi là lịch rùa (Qui lịch). Ðặc biệt, trên lưng rùa có ghi chép những sự việc từ thời khai thiên lập địa được xem như khởi đầu của triết học với vũ trụ quan phương Ðông, uyên nguyên Âm Dương Dịch biến luận của người Việt cổ. Sự kiện sứ giả Việt Thường đến được Trung Nguyên trong khi đó dòng Thần Nông phương Bắc chưa biết đến Việt Thường đã chứng tỏ kiến thức về địa lý và thiên nhiên của Việt Thường cao hơn thời Ðường Nghiêu khiến Vua Nghiêu phải sai chép lại lịch rùa (Qui lịch). Quan trọng hơn là lúc đó Việt Thường đã có chữ viết dạng Khoa đẩu tức lối viết theo hình loăn quăn ngoằn ngoèo như con Nòng nọc.

Truy cứu lại lịch sử chữ viết Trung Hoa cho chúng ta biết chữ Bát quái của Phục Hi, chữ Kết thằng là lối chữ ký hiệu bằng cách thắt nút giây của Ðế Thần Nông. Ðến đời Hoàng Ðế có Thương Hiệt là sử gia đã thống nhất được lối chữ cổ kể trên, đồng thời theo dấu hình chân chim thú bay nhảy mà biết văn lý phân biệt rồi khuếch trương bằng hình thanh đặt ra lối chữ ÐIỂU TRIỆN. Ðến thời Chu Tuyên Vương của Hán tộc mới sai thái tử Trứu thêm bớt lối chữ khoa đẩu đặt ra lối chữ ÐẠI TRIỆN nét tròn thường viết bằng sơn trên gỗ tre. Bởi vậy, lối chữ đại triện này gọi là Trứu thư được xem là của Hán tộc vì nó hoàn toàn khác với lối chữ khoa đẩu, Ðiểu triện thời Hoàng Ðế của Việt tộc.

Theo những công bố gần đây được hầu hết học giả Trung Hoa học các nước chấp nhận thì cái gọi là văn hoá Trung Hoa chính là VĂN HOÁ VIỆT CỔ mà cổ thư gọi là văn hoá tứ di hay Di-Việt. Triều Thương của Hán tộc đã tiếp thu nền văn hoá này nhưng mãi đến đời Chu mới đưa thêm vào một số yếu tố du mục, chịu ảnh hưởng của Iran như chế độ thiên tử, hoạn quan, luật hình và tổ chức quân đội chuyên nghiệp… để rồi từ đó mặc nhiên tự nhận là văn hóa Hán. Triều Chu đóng đô ở Thiểm Tây và đặt ra chế độ Tông pháp để bảo vệ chế độ. Triều Chu phong cho họ hàng và các công thần làm Vua 15 nước chư hầu để làm phên giậu bảo vệ lãnh thổ của Chu. Ngày nay, các học giả đều thừa nhận là đời Chu mới bước vào văn minh với những thể chế hình mẫu của nhà nước phong kiến. Chức thiên tử uy quyền tuyệt đối mà Vua Chu tuy không quan niệm Vua là Thần thánh như ở Iran, nhưng Vua là con trời (thiên tử) nên vừa làm Vua, vừa là tư tế thượng phẩm. Vua Chu đại biểu của chế độ phong kiến nên độc tài chuyên chế, trói buộc người dân trên mọi phương diện. Vị Vua thế quyền nắm cả giáo quyền đã khống chế cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của dân bị trị. Chu là một chư hầu của Thương ở Tây Thiểm Tây, là một tộc người du mục chứ không phải dòng dõi Ðế Cốc như các sử gia “Ðại Hán” đã tô điểm thêm thắt. Thế mà thư tịch cổ Trung Hoa chép Chu là dòng dõi ông Khí (con của Ðế Cốc) làm quan Hậu tắc, coi việc nông chính dưới triều Vua Thuấn, được phong ở đất Thái (tỉnh Thiểm Tây) truyền đến Công Lưu thì dời sang đất Mâu cũng giữ chức Hậu tắc. Tám đời sau đến Cổ Công Ðản phụ vì tránh nạn Bắc địch phải dời đến ở dưới núi Kỳ mới đổi quốc hiệu là Chu.

Theo các công trình nghiên cứu của học giả Eberhard và Gernet thì Chu là một bộ lạc Thổ (Turc) sống chung với người Tạng (Tibet) chịu ảnh hưởng của văn hoá Thương tức văn hoá Di-Việt do Thương tiếp thu của Hạ. Tộc Chu có dòng máu Thổ và Hung nô nên quiù tộc Chu đã phân biệt giai cấp và gọi nhân dân là dân đen (Lê dân) tức dân tóc đen khác với tóc hung vàng của giới thống trị Thổâ (Turc). Chu sau khi tiếp nhận văn hoá Di Việt, cộng thêm bản chất du mục đã hình thành nền văn minh Chu với đế chế phong kiến chuyên chế thống trị nhân dân trong nước mà còn phân biệt chủng tộc. Giới thống trị Chu tự cho họ là văn minh và gọi các dân tộc khác là Man Di, di địch. Ðời Chu công Quí Lịch đi chinh phục các nước đã gọi cửu hầu là cửu quỉ (19). Sau Chu đến Tần cũng lấy lối chữ Ðại triện của đời Chu làm tiêu chuẩn để thống nhất chữ viết kể cả giọng nói để triệt tiêu ngôn ngữ của các dân tộc khác. Ðế chế Tần buộc các địa phương phải gửi người về Hàm Dương để học giọng Quan Thoại và lối chữ viết thống nhất khi trở về địa phương dạy lại từ quan đến dân lối chữ ấy. Tần ra chỉ dụ cấm đoán và trừng phạt khắt khe những ai còn nói giọng địa phương và viết chữ của dân tộc họ. Biện pháp cưỡng bách này khiến ngôn ngữ riêng của các dân tộc biến mất theo thời gian.

Theo “Trúc thư kỷ niên” thì vào thế kỷ thứ 22 TDL mới có thứ chữ để viết dùng trong việc hành chánh, nghĩa là vào khoảng thời nhà Hạ của Việt tộc (2.205-1766TDL). Ðó là thứ chữ dựa vào câu sử truyền như sau: “Thượng cổ thánh nhân Kết thằng dĩ trị, hậu thế thánh nhân dịch chi dĩ Thư khế bá quan dĩ trị, vạn dân dĩ sát” nghĩa là thời xưa, đấng thánh dùng loại chữ “kết thằng” để trị, đời sau thánh nhân biến chữ đó làm một thứ “Thư khế” trăm quan theo đó mà trị, vạn dân lấy đó mà xét nghiệm. Câu nói này cũng chép trong mục “Thần Nông” tựa kỷ. Theo Nguyễn Ðoàn Tuân thì Kết Thằng còn đọc là Cát Thặng hay Kết thừa nghĩa là nhắc nhớ tới thời Lão Long Cát thị truyền chữ lại và coi chữ Kết Thằng như một “Kết ước thần linh”. Chính vì vậy mà đời sau đổi Kết Thằng thành Thư Khế.

Thư khế là sách ước xưa truyền lại và nhờ đó mà kết tinh trong Dịch. Ðiều này đến đời Thiệu Khang Tiết mới phát hiện. Các chữ cổ đời Hạ, Thương đều là lối chữ phiên thiết, nói chung lối chữ gọi là Hán tự thay đổi hoài. Ðến đời Tần, Tần Thủy Hoàng sai thừa tướng Lý Tư (213TDL) lấy lối chữ Kết Thằng đời Thần Nông (Viêm Việt) soạn ra chữ Tiểu Triện, mới được khoảng 3300 chữ. Thực ra Lý Tư chỉ lấy chữ Kết Thằng của Viêm Việt để hợp thành những danh tự chỉ đồ vật. Năm 120, Hứa Thận soạn sách “Thuyết văn Giải tự” kiểm điểm sắp xếp lại chữ Tiểu triện sắp lại thành 540 chìa khoá bộ chữ tạo thành 10.515 chữ được xem là chữ Hán định hình. Sau đó sách “Thuyết văn Thông thuận Ðịnh thành Lục thư thông” đã bổ túc và định nghĩa chắc chắn từng chữ một.

Sau đó, Trình Mao Tạo ra cây viết chì nhọn, chấm vào mực để viết tròn ra vuông, cong ra gẫy. Mông Ðiềm giao lưu văn hoá với Hung Nô (Mông cổ) tạo ra bút lông, bút giấy. Bút lông không viết ngược chiều được, giấy hút mực nên phải viết cho lẹ, nét chữ biến hoá một cách tự do, nét đậm nét nhạt, mập mờ, nét móc, nét lồi, nét gối, nét nối liền nhau, thành thảo tự gọi là viết thảo. Người đời sau do sai lầm cứ dựa vào “Lục thư” mà tuỳ tiện xét đoán. Khi tìm thấy lối chữ cổ của vua Ðại Vũ viết trên tấm bia chôn ở núi Cú Lũ (tên cổ là hang rùa). “Lĩnh Nam Dật sử” có chép chuyện này, tác giả đoan chắc đó là bảng chữ Việt. Sách “Tô Ký Kinh ngoại” cũng xác nhận đó là tiếng Việt. Sách “An Nam Chí lược” của Lê Tắc, dẫn lời cẩn bạch của Ngạn Ngân Hương đề cao lối chữ này là “Thần vũ hữu Cú Lũ sơn” rằng :”Thiết nghĩ thước ngọc khuôn vàng vườn Côn Luân bản đồ trình hiến, chữ xanh vằn đỏ (xích văn lục tự) thơ truyền Vụ Uyển, thư tịch lưu truyền”. Ðây chính là thứ chữ trong Lạc thư Bách Việt, ý người xưa Lạc là Thần, phát xuất từ cái nôi sinh tụ đầu tiên của tộc Việt là Rượu Cô Dịch di chuyển về Tiểu Côn Lôn là vùng núi Vụ Uyển nơi Ðại Vũ đã chôn giấu tấm bia mà sách Lĩnh Nam Dật sử nhắc tới.

Thực tế lịch sử cũng cho chúng ta biết thời Xuân Thu các quốc gia Bách Việt cũng đã có ngôn ngữ riêng. Thật vậy, Nước Việt có quốc luật, Sở quốc có Hiến lệnh là những pháp lệnh thành văn đầu tiên cùng thời Tử Sản người nước Trịnh(20) năm 532 TDL đã soạn ra Hình thư rồi đem văn bản hình khắc lên chín cái đỉnh đúc bằng sắt gọi là Chú Ðỉnh hình. Tả truyện của Tả Khâu Minh chép truyện quan lịnh doãn nước Sở là Tử Ngươn đi đánh Trịnh, đến bên thành Trịnh thì thấy dân chúng bình tĩnh như không có gì xảy ra, lại còn lên đầu thành mà nói với xuống bằng tiếng nước Sở, cũng là tiếng Việt của họ. Sở dĩ họ không lo sợ gì vì là đồng chủng nên đối với họ, chiến tranh chỉ là sự tranh giành quyền lãnh đạo của giới cầm quyền mà thôi. Ðến ngày nay mà sách giáo khoa Tàu vẫn gọi tiếng Quảng Ðông là Việt ngữ.

Học giả Lê Mạnh Thát trong tác phẩm “Vài tư liệu mới cho việc nghiên cứu lịch sử âm nhạc Việt Nam giai đoạn trước 939″ đã đưa ra chứng cớ về sự hiện diện của chữ Việt cổ, căn cứ trên ” Thuyết uyển” do Lưu Hướng viết vào khoảng năm 16 TDL. Nguồn sử liệu minh văn trên đã xác nhận một cách đúng đắn là người Việt đã có ngôn ngữ riêng, âm nhạc riêng đó là bài “VIỆT CA”. Lục độ tập kinh cùng với “Cựu Tạp Thí dụ kinh” đã để lại cho chúng ta một loạt những cấu trúc tiếng Việt cổ quý giá mà từ đó, chúng ta tham khảo thêm bài Việt ca do Lưu Hướng chép lại trong Thuyết Uyển để có thể phục chế lại một phần nào diện mạo của tiếng nói dân tộc ta cách đây mấy ngàn năm. Ðặc biệt, ngoài bản Việt ca còn bảo lưu được trên 15 trường hợp các cấu trúc ngữ học theo văn pháp tiếng Việt cổ. Toàn văn Lục độ tập kinh thể hiện một cách có hệ thống và toàn diện, liên tục nhất quán của ngữ pháp, cú pháp về ngữ vựng của tiếng Việt ví dụ như tiếng Tàu gọi Trời xanh là thanh thiên, mây trắng là bạch vân hoàn toàn khác với tiếng Việt.

Lê Huy Yêm trong tác phẩm ” Lê phổ chí tục biên” đã viết về lối chữ Khoa Ðẩu của dân tộc ta như sau: “Con Rồng cháu Tiên, chữ con chữ Rồng viết như thế này .. Bọn Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang cai trị dân ta bắt đốt hết sách ta, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Ðây không phải chữ Nôm đâu, chữ Nôm về sau, cách đây khoảng năm trăm năm do Nguyễn Thuyên, tức Hàn Thuyên đặt ra bằng cách ghép chữ, còn chữ cổ Việt Nam đã có hàng mấy nghìn năm về trước. Nhà ta cất giữ được quyển sách này từ cụ Lê Huy Nghiêm. Các cháu phải biết là nước ta có chữ trước chữ Hán rất lâu ..”(21) Năm 1932, nhà văn Lê Dư trên Tạp chí Nam Phong đã cho rằng dân tộc ta có chữ viết từ thời cổ. Thời Tự Ðức, Văn Ða cư sĩ đã viết : “Ta học chữ Tàu, thầy dạy hay học trò học, thế nào cũng pải lấy tiếng nước ta mà giải thích mới có thể hiểu, lại phải có một thứ chữ gì để làm phù hiệu, ghi cho dễ nhớ. Nhân vậy, Sĩ Vương (Sĩ Nhiếp) mới lựa những chữ Hán nào phát âm như tiếng ta, lấy những chữ ấy để làm phù hiệu, âm các tiếng chữ Tàu. Nhân vậy mới lấy một nửa hình chữ Hán khác hợp lại thành chữ hoặc dùng nghĩa, hoặc dùng ý hội, đem làm phù hiệu dịch thứ tiếng của ta. Vả chăng, Sĩ vương người đất Quảng Tín, quận Thương Ngô (trước thuộc lãnh thổ Bách Việt) thuộc nước Tàu bây giờ, mà bên ấy xưa cũng có một thứ chữ tục tự hệt như chữ Nôm của ta vậy …”.

Sách “An Nam kỷ lược” viết ” Nước Việt Nam ta có lối chữ viết từ đời Ðinh, Lê trở về trước thì không trông thấy được nữa. Còn lối chữ từ thới Lý, đời Trần trở về sau thì bắt chước triều Tống”. Trương Vĩnh Ký cũng cho rằng dân tộc ta đã có chữ viết trước thời Hán thuộc nhưng sau khi bị Hán tộc thống trị cấm sử dụng tiếng Việt cổ, đồng thời bắt dân ta phải học tiếng Hán nên sau hơn một ngàn năm nô lệ, tiếng Việt cổ mai một dần theo thời gian.

Các nhà ngôn ngữ học ghi nhận ở vùng Nghệ Tĩnh ngôn ngữ địa phương vẫn còn giữ lại được nhiều từ tiếng Việt cổ như xưa họ nói “nác” nay là nước, “cơn” nay gọi là cây, “lả” là lửa, “ló” là lúa… Năm 1903,Vương Duy Trinh là Hiệp Biện Ðại học sĩ làm Tổng Ðốc Thanh Hóa đã sưu tập đựơc 35 mẫu tự của chữ cổ ở “Châu”, đó là “Phụ Man mẫu tự tam thập ngũ tự” (Ba mươi lăm mẫu tự của chữ “Châu”). Vương Duy Trinh, tác giả Thanh Hoá Quan phong (thế kỷ XI) viết:

TIẾNG VIỆT TRONG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

” Ðây là chữ Châu tiếng Châu. Trên kia đã dịch làm tiếng chợ, một khúc ca có 12 đoạn, có tầng thứ, có nông sâu, có mở đóng, có hồi cố. Có khác gì 13 nước Phong-thi. Người làm bài ca là người có học. Vậy mới biết có văn tự thì phải có văn chương. Tỉnh Thanh Hóa một châu quan có lối chữ thập châu đó. Người ta thường nói rằng Việt Nam không có chữ, tôi nghĩ rằng không phải. Thập Châu vốn là đất nước ta. Trên Châu còn có chữ lẽ nào dưới chợ lại không? Lối chữ trên Châu chính là lối chữ nước ta đó. Nay xem chữ trên Châu với chữ Xiêm, chữ Lào … tuy rằng viết dọc viết ngang có khác dạng nhưng cũng là một lối chữ Loan Phụng Khoa Ðẩu. Ðời xưa Trung quốc từ người Lý Tư đời Tần trở về sau hay có người thay đổi làm lối khác, mà nước ta nội thuộc kể đã dư ngàn năm. Từ sau Sĩ vương dạy lấy chữ Trung quốc mà lối chữ nước ta bỏ hết. Thập châu bởi là nơi biên viễn cho nên lối chữ ấy còn ..”.

Nguyễn Ðổng Chi trong tác phẩm “Việt Nam cổ văn học sử” đã sưu tầm được 35 chữ cái của đồng bào Mường. Ðó là lối chữ ngoằn ngoèo như con nòng nọc đúng như Tiền Hán thư chép và cũng đúng như giấc mơ cũng chính là ưu tư của Vua Lê Thánh Tông đã gợi mở cho chúng ta. Mặt khác, vùng Tây Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh địa bàn cư trú của Việt Thường, Văn Lang xưa cũ mà Tiền Hán thư ghi rõ là ngay từ thời Ðào Ðường khoảng thiên niên kỷ thứ II trước Dương lịch, người Việt cổ đã có một thứ chữ riêng biệt trông như con nòng nọc.

Hình dạng chữ viết của đồng bào Mường gần giống như những hoa văn với những đường cong lạ trên mặt trống đồng Lũng cú, Hà Tuyên mới được phát hiện trong thập niên 70 với những hoa văn kỷ hà có những nét giống chữ Phạn cổ trên bia đá Võ Canh ở Khánh Hoà và chữ cổ khắc trên đá ở di chỉ Óc Eo (An Giang). Theo các nhà Tiền Sử học thì cách nay hơn 6 ngàn năm, một nhánh Malaynesian đã thiên di sang Aán Ðộ định cư, một số lại quay trở lại Ðông Dương. Các công trình khảo cổ mới tìm thấy ở 2 bang Punjap và Sin ở Tây Bắc Aán Ðộ một nền văn minh Harrapa và Mohenjo Daro. Ðó là nền văn minh tối cổ của MaLaynesian mà các nhà nhân chủng gọi là cư dân Dravidian. Ðó là nền văn minh sông Aán. Nền văn minh này phát sinh rất sớm vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ III TDL và tàn lụi vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ II TDL vì sự xâm lấn của chủng Aán Aâu (Arian). Cư dân Dravidian tôn thờ mặt trời, thờ nữ thần Mẹ và nhiều thần có liên quan đến nông nghiệp và chăn nuôi. Cư dân Dravidian có tín ngưỡng phồn thực và đã sáng tạo ra lối chữ cổ Aán Ðộ. Ðặc biệt trong sử thi Anh hùng ca Ramayana của Aán Ðộ cổ cũng có truyền thuyết về cội nguồn được xem như dị bản của huyền thoại Rồng Tiên với khái niệm Bách Việt mà Hoàng tử Rama là con trai trưởng giống như Hùng Quốc vương trong huyền thoại Rồng Tiên.

Tất cả tự dạng trên có một điểm chung nhất là ký hiệu sổ ngang sổ uốn tròn như bộ di chuyển của con Nòng nọc. Tự dạng mang tính biểu trưng, lối chữ tượng ý chứ không tượng hình như Hán tộc.Theo Ðặng Ðức Siêu thì bên cạnh hình ngôi sao12 cánh, hoa văn vòng tròn có chấm, đường thẳng song song hướng tâm, đường gấp khúc hoặc nửa hình thoi, hình người hoá trang cách điệu, người ta còn thấy những đường nét uốn lượn tạo thành các hình dạng ngoằn ngoèo hoặc những vạch thẳng phối hợp với nhau thành những góc, những hình, những đường có tính chất kỷ hà. Phải chăng đó là dấu tích của lối chữ viết “ngoằn ngoèo như con nòng nọc” được khắc hoạ trên trống đồng Lũng cú Hà Tuyên? Rõ ràng là loại chữ này đã vượt qua giai đoạn chữ viết tranh vẽ như kiểu thư của bộ tộc XiTơ gửi cho vua Ba Tư. Nó cũng không phải là loại chữ tượng hình còn gắn bó nhiều với các yếu tố đồ hoạ như chữ cổ Ai Cập. Rất có thể, đó là thứ chữ bao gồm một hệ thống ký hiệu khá đơn giản. Mỗi ký hiệu là một đường nét ngắn, uốn lượn theo một thể thức nào đó. Số lượng ký hiệu hoạt động trong hệ thống chắc cũng có hạn, cho nên, khi viết nhiều ký hiệu đã được lập đi lập lại nhiều lần nên trong giống như đàn nòng nọc đang quấy bơi. Căn cứ vào sự mô tả ngoại hình đó, chúng ta có thể suy đoán rằng đó là một hệ thống văn tự được xây dựng trên nguyên tắc ghi âm. Những ký hiệu ghi âm trong hệ thống văn tự ấy được sử dụng độc lập không cần đến sự hiệu chính của các ký hiệu tượng hình ghi ý. Nếu những dấu tích trên trống đồng Lũng cú đúng là dấu tích văn tự thật và niên đại tuyệt đối của di vật này được xác định rõ thì đó sẽ là một đầu mối rất quan trọng giúp chúng ta lần tìm ra hình ảnh hệ thống chữ viết cổ sơ của dân tộc.

Gần đây, giới khảo cổ mới khám phá ra một di tích tại thung lũng Mường Hoa, Hoàng Liên Sơn cách thị trấn Sapa khoảng 6 km. Ðó là những tảng đá trên bề mặt có nhiều nét chạm trổ. Chúng nằm rải rác xen giữa những thửa ruộng bậc thang của đồng bào Hmong-Dao. Di tích bãi đá cổ rộng khoảng 8 km2 được các nhà khảo cổ Pháp nghiên cứu từ năm 1925 gồm khoảng 159 hòn đá kích thước to nhỏ. Lớn nhất là hòn Bố dài 15 m, cao 6m trong đó đáng chú ý là những hình vẽ người, nhà sàn và các dấu hiệu có thể là hình thức phôi thai của chữ viết. Kế đến là đàn hổ đá và tấm bia có khắc chữ Việt cổ. Tại bản Pho thuộc thung lũng người ta tìm thấy những hòn đá có khắc chữ viết cổ, gần đó trên những thửa ruộng bậc thang thuộc 2 xã Lao Chẩy và Hầu Thào cũng tìm thấy những chữ viết cổ được khắc trên mặt đá. Theo nhận định của các nhà chuyên môn thì đây là chữ Việt cổ nhưng còn phải nghiên cứu giải mã những ký tự, văn tự này mới thoả đáp được vấn đề.

Năm 1965, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một thanh kiếm cổ trong ngôi mộ cổ ở núi Vọng Sơn, Gia Lăng tỉnh Hồ Bắc thuộc địa bàn cư trú của Bách Việt xưa. Sau khi gột rửa lớp đất bám trên kiếm, các nhà khảo cổ vô cùng ngạc nhiên xen lẫn thán phục vì thanh kiếm bị chôn vùi dưới lòng đất gần 2.500 năm nhưng vẫn sáng loáng dưới ánh sáng mặt trời và toả ra một làn ánh sáng màu xanh. Dùng mũi kiếm rạch nhẹ lên một chồng giấy gồm 10 thếp manh, chồng giấy bị cắt đứt như khi ta dùng máy xén bây giờ. Ðặc biệt trên thân thanh bảo kiếm có 8 chữ nạm sợi bạc, khắc theo lối “Ðiểu triện” tức lối chữ Triện viết theo dạng hình chân chim, nội dung như sau:” Việt vương Câu Tiễn tự tác dụng kiếm” nghĩa là vua Việt Câu Tiễn tự đúc kiếm ..”. Toàn thân và chuôi kiếm có cẩn ngọc Minh Châu màu Lam và lục tùng rất đẹp. Lối chữ ” Ðiểu Triện” của người Việt cổ chính là lối chữ Thương Hiệt thời Ðế Hoàng.

Công trình nghiên cứu trên được kiểm chứng bởi các công trình khảo cổ. Ðặc biệt gần đây giáo sư Hà văn Tấn, viện trưởng viện Khảo cổ CHXHCNVN đã tìm thấy một lưỡi cày Ðông Sơn, một qua đồng ở Thanh Hoá và 3 qua đồng trong 1 ngôi mộ của người nước Sở ở Hồ Nam Trung Quốc bây giờ. Trên những di vật này đều có những ký hiệu được xem là dấu vết của một hệ thống chữ viết có niên đại vào thời Chiến quốc. Giới nghiên cứu ghi nhận:”Loại chữ này có từng ký hiệu riêng rẽ, phần lớn không phải chép lại hình ảnh hiện thực nghĩa là không phải các ký hiệu hình vẽ mà là các ký hiệu qui ước. Mỗi ký hiệu có khả năng tương ứng với một từ. Như vậy, đây là một loại chữ rất tiến bộ trong lịch sử chữ viết. Nó đã trải qua giai đoạn chữ viết hình vẽ mà ý tứ trong cả văn bản được thể hiện bằng một bức vẽ như vậy có thể hệ thống chữ viết này đã ở giai đoạn chữ viết biểu ý”.

Theo cách phân loại của các nhà nghiên cứu chữ viết hiện nay, thì chữ viết hình vẽ được gọi là chữ viết ghi câu vì hình vẽ truyền đạt ý cả câu. Còn chữ viết mà trong đó mỗi ký hiệu tương ứng với một từ thì gọi là chữ viết ghi từ. Hệ thống chữ cổ mà chúng tôi vừa phát hiện có thể là chữ viết ghi từ (logogramme) hoàn toàn khác biệt với chữ Hán. Chữ viết trên lưỡi cày văn hoá Ðông Sơn thì hẳn là chữ viết của người Việt cổ. Các nhà nghiên cứu cũng vừa tìm thấy qua đồng ở vùng sông Mã Trung Việt và sông Dương Tử bên Trung Quốc bây giờ, trên lưỡi qua có lối chữ chỉ có thể là của người Lạc Việt, chủ nhân nền văn hoá Ðông Sơn. Như vậy, ngay giờ đây đã có thể nói rằng: ” Có một hệ thống chữ viết cổ thời kỳ văn minh Ðông Sơn phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ thứ IV TDL, trước khi người Hán vào xâm lược và đô hộ đất nước của người Việt cổ hơn một nghìn năm và đến năm 938 đã bị đánh đuổi về phương Bắc ..”Này mời các bạn bảng hình chữ Việt cổ chép lại cho nó đúng hơn một chút…

– nhóm I gồm những âm cao – nhóm II dành cho những âm tiết thấp – nhóm III là những dạng chữ ở đuôi các từ – những chỗ có dấu hỏi tôi chưa thấy có / chưa dám chắc chắn …

– cách sắp xếp và hình dáng khá giống chữ Devanagari (Thai,Khmer) – cách phát âm (gi=d=r, x=s) viết cũng theo sát âm Việt hiện đại = nên thứ chữ này không thể có trước CN (thời các vua Hùng đó) Với những nghiên cứu gần đây về : Chữ Việt Cổ, Nguồn gốc Kinh Dịch, Nguồn gốc Luận thuyết Âm Dương Ngũ Hành … xu thế tìm hiểu cội nguồn dân tộc được các nhà Học Giả tập trung nghiên cứu đã tạo nên một tâm thế mới, kích thích lòng tự hào dân tộc của chúng ta. Dân tộc Việt Nam có thể ngẩng cao đầu nếu một mai lịch sử ghi nhận những nghiên cứu của ngày hôm nay là chính xác – Chúng ta có thể giành lại bản quyền của nhiều phát kiến có tầm ảnh hưởng lớn

Xin giới thiệu mọi người bài viết :

Chữ Việt cổ (Tổng hợp từ bài viết của 2 tác giả Đỗ Quang và Quang Hoà, bổ sung thêm tư liệu và hình ảnh)

Người Việt ta lập nước rất sớm, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có thầy giáo và học trò, điều đó chứng tỏ dân tộc ta đã có chữ, nhưng đó là thứ chữ gì ? Trong hơn một chục năm gần đây, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được đặt ra trên tinh thần nghiêm túc và khoa học trong các hội nghị nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng.

Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu.

Theo cổ sử Trung Quốc “vào thời Vua Nghiêu ( năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà – tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau”. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch.

Sang thế kỷ 20, nhờ khảo cổ học và các môn khoa học khác phát triển, cung cấp nhiều bằng chứng khoa học mới về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Năm 1979 Giáo sư Hà Văn Tấn phát hiện trên một công cụ bằng đồng – mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã – có hai kí hiệu ở hai bên họng tra cán. Hai kí hiệu này do hai bên không đối xứng nhau, ít có khả năng là hoa văn trang trí, nhiều khả năng là chữ viết. Những chữ việt cổ còn được phát hiện trên nhiều hiện vật khảo cổ khác.

Trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự. Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được.

Ngược dòng thời gian, năm 1930 một hiện vật gốm quý hiếm được M-CoLan phát hiện dưới chân vách đá Lan Gan ở Hoà Bình. Ban đầu người ta chỉ coi chúng là vật trang sức, “không có công dụng thực tế, không rõ để làm gì …”

Hai chiếc đĩa cổ bằng đất nung có chữ Việt cổ (chữ O và chữ S) ở Lan Gan (Hòa Bình)

Đây là những chữ cổ có tuổi khảo cổ học một vạn năm, thuộc nền văn hoá đồ đá giữa Hòa Bình (xem thêm bài 7: Văn hoá Hoà Bình – Hoabinhian) và trong đó có chữ thứ 2 giống chữ Sĩ của Hán tự ngày nay, phát hiện này trong thời gian dài đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu, vì nó có trước Chữ Giáp cốt Ân – Thương (1392 – 1122 – Tr. CN) khoảng 6000 năm. Lúc đó cả tộc danh Hoa Hạ và chủng Trung Mông -gô lô-ít đều chưa có mặt (xem thêm bản đồ Migration patterns of early Humans và M175 từ Genographic project).

Sử cũ cho biết, sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị thi hành chính sách đồng hoá. Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang ta bắt đốt hết sách, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, sau này cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15…, Với chính sách đó thì chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, tưởng rằng đã bị xoá sạch là điều dễ hiểu.

Trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do Viện Văn hoá in năm 1986, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng: Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghi tiếng dân tộc mình. Như vậy, dân tộc Kinh – Lạc Việt lại không còn văn bản hay sao? Riêng ở Việt Nam, chữ khoa đẩu được dùng lâu hơn. Mãi đến đời Sĩ Nhiếp vẫn còn, tuy Sĩ Nhiếp cấm đoán nhưng nhân dân ta vẫn dùng.

Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm… cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu… đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống.

Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài- Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt – Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay. Người Việt ta lập nước rất sớm, nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương đã có thầy giáo và học trò, điều đó chứng tỏ dân tộc ta đã có chữ, nhưng đó là thứ chữ gì ? Trong hơn một chục năm gần đây, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được đặt ra trên tinh thần nghiêm túc và khoa học trong các hội nghị nghiên cứu thời kỳ các vua Hùng. Trong một bản Ngọc phả từ thời vua Trần Thái tông ghi: “Nghiêu thế, Việt Thường thị kiến thiên tuế thần qui, bối hữu Khoa đẩu” nghĩa là thời vua Nghiêu nước Việt Thường tặng rùa thần nghìn tuổi, lưng có chữ Khoa đẩu. Theo cổ sử Trung Quốc “vào thời Vua Nghiêu ( năm 2357 trước công nguyên) có sứ giả Việt Thường đến kinh đô tại Bình Dương (phía bắc sông Hoàng Hà – tỉnh Sơn Tây ngày nay) để dâng một con thần quy, vuông hơn ba thước, trên lưng có khắc chữ Khoa Đẩu ghi việc từ khi trời đất mới mở trở về sau”. Vua Nghiêu sai chép lấy gọi là Quy Lịch. Sang thế kỷ 20, nhờ khảo cổ học và các môn khoa học khác phát triển, cung cấp nhiều bằng chứng khoa học mới về sự tồn tại của chữ Việt cổ. Năm 1979 Giáo sư Hà Văn Tấn phát hiện trên một công cụ bằng đồng – mà các nhà khảo cổ học quen gọi là lưỡi cày hình cánh bướm, đặc trưng cho vùng sông Mã – có hai kí hiệu ở hai bên họng tra cán. Hai kí hiệu này do hai bên không đối xứng nhau, ít có khả năng là hoa văn trang trí, nhiều khả năng là chữ viết. Những chữ việt cổ còn được phát hiện trên nhiều hiện vật khảo cổ khác.

Trên bốn chiếc qua đồng Đông Sơn có chạm khắc 28 ký tự. Đó là những ký tự Việt cổ mà cho đến nay chưa giải mã được.

Ngược dòng thời gian, năm 1930 một hiện vật gốm quý hiếm được M-CoLan phát hiện dưới chân vách đá Lan Gan ở Hoà Bình. Ban đầu người ta chỉ coi chúng là vật trang sức, “không có công dụng thực tế, không rõ để làm gì …” Đây là những chữ cổ có tuổi khảo cổ học một vạn năm, thuộc nền văn hoá đồ đá giữa Hòa Bình (xem thêm bài 7: Văn hoá Hoà Bình – Hoabinhian) và trong đó có chữ thứ 2 giống chữ Sĩ của Hán tự ngày nay, phát hiện này trong thời gian dài đã làm đau đầu nhiều nhà nghiên cứu, vì nó có trước Chữ Giáp cốt Ân – Thương (1392 – 1122 – Tr. CN) khoảng 6000 năm. Lúc đó cả tộc danh Hoa Hạ và chủng Trung Mông -gô lô-ít đều chưa có mặt (xem thêm bản đồ Migration patterns of early Humans và M175 từ Genographic project).

Sử cũ cho biết, sau khi nước Nam Việt của Triệu Đà bị người Hán xâm chiếm, văn hóa của Việt tộc bị thi hành chính sách đồng hoá. Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp sang ta bắt đốt hết sách, nhà nào cất giữ thì bị giết hại. Cuộc tận thu trống đồng của Mã Viện năm 43, sau này cuộc cướp phá sách vở của nhà Minh đầu thế kỷ 15…, Với chính sách đó thì chữ “Khoa Đẩu” của người Việt cổ và có thể cả chữ “tượng hình” sơ khai của thời Văn Lang, Âu Lạc, sau một ngàn năm bị đô hộ, tưởng rằng đã bị xoá sạch là điều dễ hiểu.

Trong tập: Sự hình thành và phát triển chữ Việt cổ, do Viện Văn hoá in năm 1986, Giáo sư Lê Trọng Khánh đã dẫn chứng: Nhiều dân tộc trong Bách Việt đã dùng chữ Khoa đẩu thời Phục Hy- Thần Nông để ghi tiếng dân tộc mình. Như vậy, dân tộc Kinh – Lạc Việt lại không còn văn bản hay sao? Riêng ở Việt Nam, chữ khoa đẩu được dùng lâu hơn. Mãi đến đời Sĩ Nhiếp vẫn còn, tuy Sĩ Nhiếp cấm đoán nhưng nhân dân ta vẫn dùng.

Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm… cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu… đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống.

Chữ Việt cổ trên thân trống đồng Lũng Cú

Chữ cổ trên bãi đá cổ Sapa

Một số văn bản có chữ Việt cổ tìm được tại Sơn La.

Gần đây Nhóm nghiên cứu Chữ Việt cổ và giáo dục thời Hùng Vương, do nhà văn Khánh Hoài- Đỗ Văn Xuyền lãnh đạo đã có những khám phá rất quan trọng. Một trong những kết quả nghiên cứu của Nhóm là phát hiện ra một bộ chữ Việt cổ được lưu giữ ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Các nhà khoa học cho rằng văn tự này có thể là một biến thể của chữ “Khoa đẩu” hay “Hoả tự” đã ghi trong cổ sử. Thứ chữ đã tồn tại trong nền văn hoá tiền Việt – Mường. Do không được sử dụng phổ biến, bộ chữ này bị đóng băng, không phát triển theo kịp những biến âm trong tiếng nói người Việt hiện đại. Đến thế kỷ 16 khi đạo thiên chúa truyền vào nước ta, một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay. Một nhóm trí thức người Việt đã cùng các giáo sĩ phương tây La Tinh hoá bộ chữ này thành chữ Quốc ngữ mà ta đang dùng ngày nay.

Thầy Xuyền và một số chữ Việt cổ được phát hiện tại các khu vực khác nhau.

Một sổ khu vực phát hiện dấu tích chữ Khoa đẩu

Vào năm 1903 Tổng đốc Thanh Hóa lúc ấy là Vương Duy Trinh công bố việc tìm ra một văn bản viết bằng thứ chữ lạ, trông như những ngọn lửa vờn cháy mà ông gọi là chữ Hỏa tự. Dựa vào những chữ Hán ghi chú bên cạnh ông dịch được nội dung, thì ra đây là một bài thơ có tựa đề “Mời trầu” có nội dung ca ngợi tình yêu.

Vương Duy Trinh cho rằng, đây chắc chắn là chữ của tổ tiên ta từ thời các vua Hùng nay vẫn còn truyền lại và lưu hành trong một bộ phận nhỏ xã hội. Theo nghiên cứu của Ông thì:”Thập châu là vùng biên viễn, nhân dân ta còn lưu giữ được thứ chữ này”.

Cách đây hơn một thế kỷ, Phạm Thận Duật, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, trong thời gian làm Tri châu ở Tây bắc (khoảng năm 1855) đã phát hiện nhiều bộ chữ mà Ông cho là chữ Thái thổ tự , trong đó có một bộ chữ cái có kèm ghi chú chữ Hán. Theo mô tả của Ông, thứ chữ này được viết theo chiều ngang, bộ chữ gồm 18 thể chữ cái theo vần bằng, 18 thể chữ cái theo vần trắc. Còn ở Châu Mai Sơn, Châu Minh Biên có bộ chữ gồm 17 thể chữ cái theo vần bằng, 15 thể chữ cái theo vần trắc. Ngoài ra còn 11 chữ và nét phụ ở 04 bên mà Ông gọi là “tứ bàng phụ họa, sử dụng 03 thể chữ cái đảo lên, lộn xuống, ghép lại với nhau thành từ, thì đều có thể thông với văn tự Trung châu” (tức là có thể chuyển ngữ cho chữ Hán).

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Văn Xuyền: Bộ chữ do Phạm Thận Duật mô tả là bộ chữ không có dấu, trong đó 17 chữ vần bằng là phụ âm, đi với thanh không. 16 thể chữ theo vần trắc là phụ âm đi với thanh huyền. 11 nét phụ (tứ bàng phụ họa) cho những từ vần bằng chính là nguyên âm. Sau nhiều năm khảo sát ở nhiều miền trong cả nước, ông sưu tầm được một khối lượng lớn tư liệu về chữ Việt cổ, và khu biệt được một bộ chữ gồm 47 chữ cái mà Ông tin chắc là chữ Việt cổ, vì bộ chữ này thỏa mãn được 03 tiêu chuẩn kiểm tra ký tự của một dân tộc, được các nhà khoa học đề ra, đó là:

– Có ghi lại được đầy đủ tiếng nói của dân tộc đó không ?

– Những đặc điểm của ngôn ngữ dân tộc có thể hiện qua các đặc điểm của ký tự đó không ?

– Có giải quyết được các “nghi án” về ngôn ngữ, ký tự của dân tộc đó trong quá khứ ? (Chứng minh bằng các cuộc kiểm tra thực tế ở các địa phương, bằng cách dịch lại các văn bản còn tồn nghi và đọc các văn bản cổ mới sưu tầm)

Đây là bộ chữ ghi phát âm của tiếng nói (không phải chữ tượng hình nguyên thuỷ) có cấu tạo gần với hệ chữ La Tinh của phương Tây, nên rất dễ học. Tuy nhiên bộ chữ này có một nhược điểm là những chữ nguyên âm luôn thay đổi vị trí. Phải mất nhiều năm nghiên cứu ông mới tìm ra quy luật – Quy luật đặt vị trí nguyên âm theo đạo lý người Việt (ví dụ từ trời nguyên âm đặt phía trên, từ đất nguyên âm đặt phía dưới. Tương tự các từ cha, con nguyên âm đặt phía trước hoặc sau). Để thuộc bảng chữ cái và nắm được quy luật ghép vần , người ta có thể học sử dụng được bộ chữ này để đọc, viết trong khoảng thời gian 7-10 ngày. Nhóm nghiên cứu đang đang tập trung nghiên cứu để một ngày gần đây chứng minh giả thiết cho rằng, những nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha đã tiếp thu bộ chữ cổ của người Việt, và có công La Tinh hóa nó, để ra được chữ Quốc ngữ. Chính trong cuốn “Từ điển Việt Bồ La”, Alexandre de Rodes đã viết: “Đối với tôi, người dạy tài tình nhất là một thiếu niên bản xứ. Trong vòng 3 tuần, anh ta đã hướng dẫn cho tôi tất cả các thanh của ngôn ngữ ấy và cách đọc các từ”. Theo thầy Xuyền thì “cách đọc các từ” đó nhiều khả năng là thứ chữ Việt cổ !

Nguồn: Lý Học Đông Phương

*********

Đọc thêm >>>>>

CHỮ VIẾT KHOA ĐẨU DUY NHẤT TRÊN ĐÁ CỔ SA PA

Trần Vân Hạc

Sau nhiều năm khảo sát, nghiên cứu những hình vẽ, chữ viết trên đã cổ Sa Pa, giáo sư Lê Trọng Khánh, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về chữ Việt cổ đã công bố những kết luận được dư luận trong và ngoài nước rất quan tâm. Người viết bài này đã có buổi làm việc với giáo sư tại Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam:

– Thưa giáo sư, xin giáo sư cho biết những căn cứ để hiểu ý nghĩa chữ viết trên tảng đá cổ ở Sa Pa.

Giáo Sư Lê Trọng Khánh và chữ cổ ở Sa pa

(Xin bấm vào trang giấy lớn để nhìn rõ mặt chữ )

– Trên 200 bản khắc trên đá cổ Sa Pa (190 tảng còn lại, gần 20 tảng bị phá), tôi thấy chủ yếu là chữ viết đồ họa thuộc tiền văn tự, duy nhất chỉ một tảng ở Tả Van là có chữ. Đây là loại hình chữ “khoa đẩu”, các ký tự này đồng nhất với các ký tự trên đồ đồng Đông Sơn và đặc biệt giống chữ khắc trên rìu đồng Bắc Ninh, đồng nhất với chữ viết của người Thái đen Tây Bắc. Điều đó cho phép ta giải mã và hiểu được những ký tự trên đá cổ Sa Pa.

– Thưa giáo sư, như trong một bài viết giáo sư từng công bố, thì trên một số các hình đồ họa trên đá cố Sa Pa mô tả cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của tổ tiên ta?

– Đúng như thế, những chữ viết hình vẽ trên đã cổ Sa Pa đã phản ánh cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. Tôi khẳng định như vậy vì những chữ viết hình vẽ này đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy có thể coi đây là loại hình chữ viết biểu ý có thể đọc được. Nhất là khi ta đặt trong một hệ thống phát triển từ thấp đến cao qua những hiện vật khảo cổ thuộc văn hóa Đông Sơn như lưỡi cày hình cánh bướm, rìu cân xòe, rìu Bắc Ninh, trống dồng Lũng Cú, trên những viên gạch nung ở Cổ Loa… Theo quan điểm của văn tự học hiện đại qui định thì chữ viết hình vẽ – văn tự đồ họa Sa Pa truyền đạt cả ý cả câu – chữ viết ghi câu. Như vậy ta có thể giải mã được ý nghĩa chữ viết trên đá cổ Sa Pa một cách khoa học và có sức thuyết phục cao.

– Xin giáo sư cho biết ý nghĩa cụ thể của chữ viết trên tảng đá cổ có chữ viết duy nhất ở Tả Van.

– Toàn bộ có trên 30 chữ, một số chữ bị mất hoàn toàn, đặc biệt là mất gần hết các dấu ở vị trí trên và dưới chữ, điều đó làm cho việc giải mã gặp rất nhiều khó khăn, trong khi ta chưa có điều kiện kỹ thuật để phục hồi những chữ đã mất. Song bằng những gì còn lại tôi thấy nội dung cơ bản của bản khắc đó nói về: “Công lao của tổ tiên đã xây dựng đất nước. Muôn đời sau con cháu phải bảo vệ lấy non sông của mình”.

Trầm ngâm giây lát, nhìn ra phía trời xa, trong ánh mắt của vị giáo sư đã bước vào tuổi 85 như ngời lên ánh lửa:

– Dân tộc ta ngay từ buổi đầu dựng nước đã luôn phải đấu tranh với quân xâm lược phương bắc, bởi vậy khi ta hiểu di huấn của tổ tiên, ta càng thấm thía hơn những gì ông cha ta khắc trên đá gửi lại cho hậu thế. Những tảng đá, những hình vẽ, chữ viết ấy thấm cả máu của bao thế hệ, chuyên chở khát vọng sống của bao đời.

– Trân trọng cảm ơn giáo sư, kính chúc giáo sư mạnh khỏe !

Ngày 11.6.2009

Trần Vân Hạc

*****

VÀI NÉT VỀ CÔNG TRÌNH CHỮ VIỆT CỔ

CỦA GIÁO SƯ LÊ TRỌNG KHÁNH

Trần Vân Hạc

Đã có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mỗi người đều tìm cho mình một con đường để đi đến cái đích chung. Với giáo sư Lê Trọng Khánh, là một nhà khoa học, nên giáo sư tìm cho mình con đường rất riêng, đó là: Ngoài thông qua các thư tịch cổ trong và ngoài nước, thì chủ yếu là thông qua những căn cứ khoa học đã được kiểm chứng, trong một hệ thống phát triển từ thấp lên cao, mang tính bản địa đặc thù và nhất quán.

Cụ thể: Từ những đồ gốm, đồ đồng Đông Sơn, đến những văn tự “thắt gút” của người Chăm Hrê ở Nghĩa Bình, những hình đồ họa, chữ khắc trên đá ở Sapa… dần dần phát triển thành ngôn ngữ viết hoàn chỉnh ở bậc cao. Cũng chính vì có phương pháp nghiên cứu có hệ thống và khoa học như vậy, nên cho đến lúc này, giáo sư là người duy nhất chứng minh được sự liên hệ của chữ viết trên đá cổ ở Sa Pa và Đông Sơn, giải mã thành công văn tự trên đá cổ ở Sa Pa, từng gây ra bao cuộc tranh luận làm đau đầu bao giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Thành công này của giáo sư Lê Trọng Khánh, với phương pháp luận không thể phủ nhận, được giới nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Sự nghiệp nghiên cứu chữ Việt cổ của giáo sư Lê Trọng Khánh có thể chia làm hai giai đoạn: Từ năm 1958 đến năm 1986 và từ 1986 đến nay. Nếu như ở giai đoạn đầu là giai đoạn tìm những chứng cứ và con đường đi, thì ở giai đoạn sau là sự khẳng định phương pháp nghiên cứu một cách khoa học biện chứng. Chính vì vậy ở giai đoạn này giáo sư có những bước tiến quan trọng, chính xác trong sự nghiệp nghiên cứu của mình.

Giáo sư đã có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng về văn học, đặc biệt về lịch sử: Lực lượng vũ trang thời Hùng Vương, Địa danh ngôn ngữ cổ Việt Nam (được dịch và in trong táp chí Đông nam Á của Pháp)… Ông đặc biệt chú ý đến chữ Việt cổ vì theo ông: “Chữ viết thể hiện trình độ văn minh của một dân tộc”.

Qua các hiện vật khảo cổ được phát hiện ở nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam, giáo sư có được phát hiện vô cùng quan trọng: “Hệ thống chữ viết ấy xác định quá trình ra đời có nguồn gốc sâu xa từ những yếu tố tiền văn tự. Với thời gian dài tiến triển thành hệ thống chữ viết hình vẽ phát triển cao, được khắc trên đá ở Sa Pa, vào giai đoạn văn hóa đồng thau phát triển – Gò Mun. Trên cơ sở đó chuyển lên loại hình chữ viết cao hơn. Và cũng chính ngay bản thân hệ thống chữ viết cao đó, cũng có cứ liệu vững chắc để thấy sự đi lên của nó, từ thấp đến giai đoạn hoàn chỉnh của chữ viết ghi âm Đông Sơn – chữ viết có nguồn gốc riêng, sớm nhất ở Đông Nam Á”. Theo giáo sư: “Sự phát hiện chữ viết góp phần hiểu sâu hơn văn hóa Đông Sơn. Nền văn minh đó, tất nhiên không giống các nền văn minh cổ khác đã ra đời ở các dòng sông lớn trên thế giới như sông Nil, Lưỡng Hà và Ấn Hà” và: “Văn minh Đông Sơn đã tỏa ảnh hưởng ra ngoài và chữ viết của người Việt cổ làm cơ sở cho các hệ chữ viết còn lại sau này”. “Chữ viết của người Việt cổ đã được định hình và phát triển trên địa bàn rất rộng vào các thế kỷ trước công nguyên. Nó phân bố rộng hơn phạm vi thống trị của Tần – Hán ở các nước phía nam và Đông Nam Á… Thời khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, chữ Hán còn rất hạn chế; chữ Việt cổ vẫn là công cụ thông tin và truyền lệnh sắc sảo, góp phần tích cực cho thắng lợi trên phạm vi 65 thành (huyện) – bao gồm Lưỡng – Việt, Hải Nam đến Nhật Nam?”.

Để giải mã được chữ khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư tìm thấy sợi dây liên hệ “Từ một rìu lưỡi xéo có khắc hai hình người trên thuyền, hình chó chặn hai con nai. Hình người có tính chất sơ đồ hóa cao, tương tự với chữ viết hình vẽ trên đã Sa Pa. Đây là bằng cứ mối liên hệ nguồn gốc từ chữ khắc đá tới chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn. Hình khắc này không nhằm trang trí mà chứa đựng một ý tưởng sâu sắc. Người và thuyền chỉ sự hoạt động sông, biển. Chó và nai là hiện tượng của núi rừng. Những hình khắc này mang tính lưỡng phân:

Sông, biển (nước) – núi, rừng (đất)

Chó – Người

Lưỡng phân có xu thế tất yếu tiến lên lưỡng hợp:

Đất + Nước = Tổ Quốc.

Chó + người phối hợp bao vây nai.

Hình khắc này là một bản chữ viết có nội dung: Vũ khí trong tay chiến binh chống kẻ thù, như hình tượng người và chó bao vây nai”. Theo giáo sư : “Bản viết trên rìu chiến trở thành “điều lệnh chiến đấu”. Điều này từ Đông Sơn trở thành truyền thống xuyên suốt cuộc hành trình của dân tộc chống giặc ngoại xâm, biểu hiện thành hai chữ “Sát Thát” khắc trên tay người chiến binh nhà Trần chống giặc Nguyên”. Khi giải mã những hình khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư có một kết luận quan trọng: “Các hình khắc trên đá ở Sa Pa không thuộc một thời kỳ, mà có lịch sử lâu dài nhiều thế hệ của một cộng đồng người cư trú tại đây, từ thời đại đá mới đến thời đại đồng thau phát triển. Những hình khắc là những ký hiệu tiền văn tự và hệ thống văn tự đồ họa, ghi chép những hoạt động lớn của xã hội lúc bấy giờ. Đây là những hình ghi lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược”.

Cụ thể bản thứ nhất: Trước nạn ngoại xâm (hình khắc dài 3,36m, cao 2,73m), trong đó diễn tả khu vực của thủ lĩnh chiếm khu trung tâm, bên trái và phải là cánh đồng ruộng, cư dân đông đúc, nhà kho được xây dựng xa nhà để phòng cháy… Ngòai biên cương dân cư thưa, đất đai nhỏ hẹp, kẻ thù từ phương bắc tới. Quân ta đã tổ chức sẵn sàng chiến đấu, thế trận đã sẵn sàng…

Bản thứ hai: Quân thù bị đánh bại (bản khắc dài 4,35m, cao 3,54m): Tổng chỉ huy thiết lập ở phía nam dãy đồi, (đầu phát những tia hào quang), bình tĩnh suy nghĩ, thái độ cương quyết (tay chân dang rộng). Giặc từ phương bắc xuống dọc theo phía đông dãy núi. Quân ta bất ngờ tiến công vào sườn địch, địch rối loạn. Quân ta lợi dụng đêm tối, trăng khuyết tập kích địch. Trận quyết định diễn ra tại cánh đồng đông nam. Kẻ địch thiệt hại nặng rút chạy về hướng bắc. Quân ta đại thắng, hòa bình trở lại. Mặt trời trên cao chiếu rọi khắp nơi.

Giáo sư dự đoán: “Những bản này có niên đại thuộc văn hóa Gò Mun, khoảng đầu thiên niên kỷ 1 trước CN, thời kỳ hình thành nước Văn Lang. Gò Mun là tiền Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh, khi đó người Việt đã từng đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc rất mạnh. Phải chăng những bản chữ viết hình vẽ Sa Pa đã phản ánh cuộc chống ngọai xâm của Dóng (giặc Ân là tên gọi chung những kẻ xâm lược phía Bắc, trước Tần – Hán?). Chữ viết hình vẽ Sa Pa đã vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên thủy và đã tiến tới chữ biểu ý đầu tiên. Vì vậy có thể coi là là thuộc loại hình chữ viết hình vẽ biểu ý (pictogramme)… Trên các bản khắc Sa Pa có hình mái nhà cong như trên trống đồng Đông Sơn loại 1. Từ bản khắc Sa Pa đến trống đồng Đông Sơn là một tuyến phát triển từ thấp đến cao. Sơ đồ hình người Sa Pa tương đồng với người trên lưỡi rìu, lưỡi xéo Đông Sơn. Như vậy cũng rõ ràng có một xu hướng phát triển chữ viết hình vẽ tiến lên giai đoạn cao hơn – giai đoạn chữ viết ghi âm Đông Sơn”.n”.n”.n”.n”.

Theo giáo sư, chỉ có một tảng đá ở Sa Pa có chữ viết. Theo yêu cầu của giáo sư, người viết bài này sẽ viết thành một bài riêng. Còn trong bài này chỉ xin được nói khái lược rằng, đó là lời dặn của Tổ tiên: Ông cha đã có công dựng nước, các thế hệ sau phải có trách nhiệm giữ gìn và xây dựng đất nước !

Công trình nghiên cứu bao năm trời của giáo sư Lê Trọng Khánh vô cùng quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định nền văn minh từng phát triển rất sớm của dân tộc ta, mà bao năm bị kẻ thù tìm mọi cách tàn sát, hủy diệt, vẫn có một sức sống mãnh liệt và trường tồn, làm nên bản sắc văn hóa đặc thù của một dân tộc mang trong mình dòng máu Lạc Hồng. Năm nay giáo sư đã 85 tuổi, nhưng khi nói về chữ Việt cổ, về nền văn minh Đông Sơn, về lịch sử hào hùng dân tộc, giáo sư như trẻ lại, ánh mắt ngời lên ngọn lửa tình yêu và trách nhiệm với cội nguồn văn hóa dân tộc.

Trần Vân Hạc

(Nguồn: Sách Hiếm)

Từ khóa » Bằng Chữ Cái Tiếng Việt Cổ