Chủ Xe Máy Tự ý độ ống Pô Tham Gia Giao Thông Bị Phạt Bao Nhiêu ...
Có thể bạn quan tâm
- Chủ xe máy có được tự ý thay đổi đặc tính của xe không?
- Chủ xe máy tự ý độ ống pô tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
- Trường hợp chủ xe máy tự ý độ ống pô bị phạt có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Chủ xe máy có được tự ý thay đổi đặc tính của xe không?
Theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ như sau:
- Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Không được cải tạo các xe ô tô khác thành xe ô tô chở khách.
- Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm định).
- Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm và người trực tiếp thực hiện việc kiểm định phải chịu trách nhiệm về việc xác nhận kết quả kiểm định.
- Chủ phương tiện, người lái xe ô tô chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật của phương tiện theo tiêu chuẩn quy định khi tham gia giao thông đường bộ giữa hai kỳ kiểm định.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định điều kiện, tiêu chuẩn và cấp giấy phép cho cơ sở đăng kiểm xe cơ giới; quy định và tổ chức thực hiện kiểm định xe cơ giới. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức kiểm định xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”
Như vậy, chủ xe máy không được tự ý thay đổi đặc tính của xe theo quy định nêu trên.
Chủ xe máy tự ý độ ống pô tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
"5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép (được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP);
h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;
i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông."
Như vậy, theo điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định này, chủ xe máy tự ý độ ống pô tham gia giao thông bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chủ xe máy tự ý độ ống pô tham gia giao thông bị phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp chủ xe máy tự ý độ ống pô bị phạt có bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không?
Theo khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm d, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e khoản 7; điểm e, điểm i khoản 8; điểm i khoản 9 Điều này bị tịch thu biển số, Giấy đăng ký xe (trường hợp đã được cấp lại); tịch thu hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm a khoản 7, điểm đ khoản 8, điểm b khoản 9 Điều này bị tịch thu phương tiện;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h khoản 5; điểm e khoản 8, điểm b khoản 10 Điều này trong trường hợp không có Giấy đăng ký xe hoặc có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số máy của xe hoặc bị tẩy xóa (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng từ chuyển quyền sở hữu xe hoặc giấy tờ, chứng từ nguồn gốc xe hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm g, điểm i khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm h, điểm i khoản 9; khoản 10; điểm c khoản 12; điểm đ khoản 13 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 11; điểm b khoản 12; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g khoản 13 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 12, khoản 14 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 03 tháng đến 05 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện chở vượt trên 100% số người quy định được phép chở của phương tiện, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 7, điểm d khoản 9, điểm a khoản 10, khoản 11, điểm a khoản 12 Điều này mà phương tiện đó có thùng xe, khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở không đúng theo quy định hiện hành thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm e, điểm g khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và Tem kiểm định của phương tiện từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3, khoản 6 Điều này trong trường hợp chở vượt trên 50% số người quy định được phép chở của phương tiện còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có). Thực hiện hành vi quy định tại điểm h, điểm i khoản 7; điểm c, điểm d khoản 9; điểm a khoản 10; khoản 11; khoản 12; khoản 13; khoản 14 Điều này còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có).
Như vậy, trường hợp chủ xe máy tự ý độ ống pô bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 30 Nghị định này không thuộc các trường hợp nêu trên. Do đó, chủ xe máy tự ý độ ống pô sẽ không bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Từ khóa » đi Pô độ Bị Phạt Bao Nhiêu
-
Xe độ Pô Thì Bị Phạt Bao Nhiêu? - Lvn Group
-
Độ Pô Xe Máy Có Thể Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền Theo Quy định Của Pháp ...
-
Xe độ Pô Phạt Bao Nhiêu? Có Nên độ Pô Hay Không? - OKXE
-
Thay Pô độ Cho Xe Máy Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền? - 24H
-
Độ Pô Xe Máy Gây Náo Loạn Có Thể Bị Phạt Hơn 4 Triệu đồng
-
Môtô, Xe Máy độ Pô Có Thể Bị Xử Phạt Tiền Triệu - Zing News
-
Độ Pô Xe Sẽ Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - PLO
-
"Độ", Nẹt Pô Xe Máy Sẽ Bị Xử Phạt Như Thế Nào? - Báo Lao Động
-
Hỏi Thay Pô Có Bị Công An Phạt - Tinhte
-
Độ Pô Xe ô Tô, Xe Máy Có Bị Phạt Không? - Luật Hoàng Phi
-
Độ Pô Xe Máy Bị Phạt Bao Nhiêu? - Luật Sư X
-
Độ Pô Xe Máy, Chạy Xe Tốc độ Cao Sẽ Bị Xử Phạt Thế Nào? | VTV.VN
-
[Giải Đáp] Độ Pô Xe ô Tô Có Bị Phạt Không? - Cao Sang Auto
-
Độ Pô Xe Máy Có Thể Bị Phạt Bao Nhiêu Tiền Theo Quy định Của Pháp ...