Chùa Ba Vàng ở đâu? Trụ Trì Hiện Nay Là Ai? Ngôi Chùa Linh Thiêng ...
Có thể bạn quan tâm
Chùa Ba Vàng Quảng Ninh
Được công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất tại Việt Nam, chùa Ba Vàng là điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng của Quảng Ninh.
Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin về chùa Ba Vàng Quảng Ninh, hy vọng sẽ hữu ích cho du khách trong chuyến đi sắp tới.
Chùa Ba Vàng ở đâu?
Đường đi chùa Ba Vàng: Chùa Ba Vàng hay (Bảo Quang Tự) tọa lạc trên một vị trí rất đẹp ở độ cao 340m, phía trước là sông dài, phía sau tựa lưng vào núi và hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ – một mỹ cảnh làm đắm say lòng người.
Địa chỉ chùa Bà Vàng: Lưng chừng núi Thành Đẳng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Hướng dẫn di chuyển đến chùa Ba Vàng
- Phương tiện công cộng: Từ các bến xe ở Hà Nộiđi tuyến tuyến Hà Nội – Uông Bí (khoảng 100.000 VNĐ/lượt). Sau khi tới thành phố Uông Bí, bạn có thể di chuyển bằng xe ôm hoặc taxi đến chùa Ba Vàng (dao động 50.000 VNĐ/lượt).
- Phương tiện cá nhân: Từ Hà Nội, bạn có thể di chuyển theo hướng cầu Chương Dương – Bắc Ninh – Quốc Lộ 18 là đến được thành phố Uông Bí. Từ đây, bạn sẽ dễ dàng tìm được đường đi đến chùa Ba Vàng.
Tham khảo: Chùa Ba Vàng Google maps để chuyến đi thêm thuận lợi.
Thời điểm thích hợp để đi du lịch chùa Ba Vàng
Thời điểm thích hợp nhất bạn nên đi du lịch chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào lúc khai hội chùa mùng 8 tháng Giêng âm lịch và Lễ hội hoa cúc tổ chức ngày 9/9 âm lịch. Đây là ngày tết cổ xưa của người Việt, gọi là tết Trùng Dương hay ngày tết hoa cúc.
Bên cạnh đó, chùa Ba Vàng cũng thường tổ chức các khóa tu theo từng tháng.
Lịch sử hình thành chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng được xây dựng vào năm Ất Dậu 1706, dưới triều vua Lê Dụ Tông. Trải qua thời gian cùng sự tàn phá của thiên nhiên và chiến tranh, chùa Ba Vàng đã trở thành phế tích.
Năm 1988, chùa được tôn tạo, trùng tu lại bằng gỗ.
Năm 1993 thì chùa được xây dựng lại. Các di vật của chùa xưa hầu hết không còn, chỉ còn lại một cây hương đá, một tấm bia linh vị thiền sư và những viên tảng kê chân cột.
Vào tháng 1 năm 2011, để đáp ứng nhu cầu tu học của nhiều tăng ni, phật tử và hoằng dương Phật pháp ngôi chùa Ba Vàng một lần nữa được khởi công xây dựng với quy mô lớn, khang trang và đẹp đẽ. Ngày nay, chùa trở thành một trong những địa điểm du lịch Quảng Ninh thu hút mà du khách nhất định phải ghé thăm.
Chùa Ba Vàng hiện nay ra sao? Thông tin mới nhất hôm nay
Kiến trúc
Bức tượng Phật A Di Đà: làm bằng gỗ được mệnh danh to đẹp nhất miền Bắc của Việt Nam.
Hàng loạt các pho tượng bề thế cao trên 2m: như tượng Tam Thế, tượng Quan Âm…
Bức tượng Quan Thế Âm Bồ Tát cao 10,8m: tọa lạc trên tòa sen cao 2,8m, có sức nặng tới 80 tấn. Bức tượng được làm bằng đá granite nguyên khối và được chạm khắc bởi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân Việt Nam.
Giếng nước khổng lồ, quanh năm không bao giờ cạn: gắn liền với sự tích, ai được uống một ngụm nước ở giếng này thì mọi bệnh tật sẽ tiêu trừ, sức khỏe bền lâu và viên mãn đến già.
Lầu Chuông, lầu Trống: với những nét hoa văn chạm khắc vô cùng tinh xảo tỉ mỉ. Các bạn có thể thả hồn vào không gian thanh tịnh và trầm mặc nơi cửa Phật linh thiêng.
Những kỷ lục của chùa Ba Vàng
Chùa Ba Vàng – ngôi chùa có tòa chính điện lớn nhất tại Việt Nam
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam năm 2014 đã công nhận Chùa Ba Vàng là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất, đó là tòa Đại Hùng Bảo Điện đạt kỷ lục Việt Nam kể từ ngày 9 tháng 3 năm 2014. Đại Hùng Bảo Điện (chính điện) có diện tích khoảng 4.000m².
Chùa Ba Vàng sở hữu trống độc mộc bằng gỗ đỏ lớn nhất Việt Nam
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã chính thức công nhận kỷ lục “Ngôi chùa có chiếc trống độc mộc bằng gỗ đỏ nguyên khối lớn nhất” dành cho chùa Ba Vàng. Chiếc trống có đường kính mặt là 1,5m, đường kính thân trống là 1,8m, chu vi thân trống là 5,5m, chiều dài trống là 2,5m.
Ngôi chùa có nơi thờ Tam bảo lớn nhất Việt Nam
Đây là nơi thờ Tam bảo đã được công nhận là lớn nhất Việt Nam từ khi khánh thành năm 2014.
Trụ trì chùa Ba Vàng là ai?
Trụ trì hiện tại của chùa Ba Vàng Quảng Ninh là Đại đức Thích Trúc Thái Minh.
Thầy Thích Trúc Thái Minh, thế danh là Vũ Minh Hiếu, sinh ngày 03/03/1967 tại Làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
Ngày 19/6/năm Mậu Dần (nhằm ngày 01/8/1998) Thầy cùng với 5 người bạn đồng tu quyết định làm lễ Phát Bồ đề tâm tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thanh Từ – Viện chủ Thiền viện Trúc Lâm.
Ngày 15/7/Kỷ Mão (nhằm ngày 25/8/1999), đúng một năm sau ngày Phát tâm Bồ đề, Thầy làm lễ Thế phát xuất gia tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Hòa thượng Thích Thanh Từ đặt Pháp danh cho Thầy là Thích Trúc Thái Minh.
Ngày 15/7/Kỷ Mão (nhằm ngày 25/8/1999), đúng một năm sau ngày Phát tâm Bồ đề, Thầy làm lễ Thế phát xuất gia tại Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Hòa thượng Thích Thanh Từ đặt Pháp danh cho Thầy là Thích Trúc Thái Minh.
Năm 2007, Thầy về nhận chức trụ trì chùa Ba Vàng – khi ấy chùa chỉ là một gian nhà cấp bốn cũ kỹ, hoang vu ở trên núi cao với những dấu tích còn sót lại từ thời phong kiến nhà Trần.
Sám nguyện chùa Ba Vàng
Sám nguyện chùa Ba Vàng là Tổng hợp những bài giảng Kinh, pháp âm, thuyết pháp mới nhất của Thầy Thích Trúc Thái Minh được chia thành những chủ đề rõ ràng: Các bộ Kinh giảng giải, Phật Pháp ứng dụng, Phật Pháp với tuổi trẻ…
Vụ việc “vong báo oán”, “oan gia trái chủ” tại chùa Ba Vàng 2019
Năm 2019, chùa Ba Vàng gây xôn xao dư luận với các bài thuyết giảng “vong báo oán” và các vụ việc mà báo chí nêu về nghi lễ “thỉnh vong”, “cúng oan gia trái chủ”.
Ngày 12/7/2019, Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra nghị quyết nhất trí bãi nhiệm tất cả chức vụ của đại đức Thích Trúc Thái Minh trong Giáo hội, bao gồm: Ủy viên dự khuyết Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó ban Thông tin truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Phó ban thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lai Châu; Ủy viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, sư Thích Trúc Thái Minh vẫn đảm nhiệm chức vụ trụ trì chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh.
Sau đó, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nguyện sám hối 49 ngày.
Phạm Thị Yến chùa Ba Vàng là ai? (Cô Yến chùa Ba Vàng)
Thông tin trên báo chí cho biết: “Cô Yến” tên thật là Phạm Thị Yến (SN 1970), pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán, là chủ nhiệm 1 câu lạc bộ tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh. Người phụ nữ này tự nhận là nhà hoạt động Phật giáo có pháp danh Tâm Chiếu Hoàn Quán.
Dù không nắm giữ chức vụ nào cụ thể tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) nhưng sức ảnh hưởng của bà Yến tới nhà chùa rất lớn. “Cô Yến chùa Ba Vàng” thường xuyên xuất hiện tại các buổi tọa đàm và trong các tài liệu tuyên truyền của nhà chùa cùng hàng loạt video với lý luận mê tín, giải thích mọi chuyện đều do “nghiệp”.
Bà Trần Thị Lý (68 tuổi), hàng xóm phía sau nhà bà Yến, thông tin: ‘Bà Yến trước đây làm thợ may, chuyên nhận sửa quần áo tại một góc chợ Hạ Long 1. Trong thời gian này, bà Yến cũng thường đi lễ chùa. Sau đó, bà này nghỉ việc may quần áo và lên chùa Ba Vàng ở hẳn’.
Sau vụ việc trên, chính quyền địa phương, UBND thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Phạm Thị Yến (người tuyên truyền thỉnh vong, “cúng oan gia trái chủ”).
Review chùa Ba Vàng
- Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.
- Đến chùa, bạn nên thành tâm cầu bình an và tận hưởng vẻ đẹp an lạc, linh thiêng thay vì mải mê chụp ảnh.
- Không tùy ý đụng, chạm hay lấy bất cứ đồ vật nào trong chùa khi không được sự cho phép của nhà chùa.
- Không dẫm đạp lên cây cối, hoa cỏ hay bàn ghế trong chùa. Vứt rác đúng nơi quy định để tránh làm ô nhiễm môi trường.
- Nên xin phép trước với ban quản lý nhà chùa để được sự đồng ý nếu muốn quay phim, chụp hình.
- Không bỏ tiền vào tượng Phật, chỉ để tiền vào hòm công đức.
- Chắp tay hình hoa sen và cúi chào sư thầy, sư cô.
- Không mang theo vũ khí, chất gây cháy nổ, các chất ma túy, gây nghiện, văn hóa phẩm đồi trụy và các loại tài liệu chưa được sự kiểm duyệt và cho phép của nhà chùa.
- Không đi vào những khu vực có biển Cấm vào và nội viện của Tăng Ni.
- Không tự ý xả rác bừa bãi trong khuôn viên chùa.
- Tuyệt đối không tự ý đánh chuông, trống và các pháp khí của chùa.
Xem thêm:
- Khám phá chùa Tam Chúc, Hà Nam: Ngôi chùa lớn nhất thế giới
- Khám phá Chùa Bái Đính, Ninh Bình: Ngôi chùa có nhiều kỷ lục của Đông Nam Á
- Tổng hợp 100 ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, chùa gần đây
- Top 20 địa địa du lịch Quảng Ninh
__
Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:
Website chính thức của Di sản Tràng An: https://disantrangan.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn
Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan
Từ khóa » Bà Này Là Ai
-
Bà Này Là Ai.sự Thật Dần Phơi Bày Là Gì - YouTube
-
Lão Bà Bà Này Là Ai Mà Bao Công Lại Phải Hạ Mình Quỳ Gối
-
Người Ba Na – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bà Huyện Thanh Quan – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ngã Ba Ông Tạ ở Chỗ Nào, Dân Ông Tạ Là Ai? - BBC News Tiếng Việt
-
Vài Nét Về Cách Xưng Hô Trong đạo Phật | Sở Nội Vụ Nam Định
-
Tiểu Sử Người Sáng Lập Ra Ngành Điều Dưỡng Bà Florence ...
-
NSƯT Lê Thiện – đâu Chỉ Là “Bà Nội Quốc Dân” - Tiền Phong
-
Đền Bà Đế - Cổng Thông Tin điện Tử Thành Phố Hải Phòng
-
Vợ Người Di Cư Bị đánh Chết Trên Phố ở Italy Lên Tiếng - Zing
-
5 Câu Chuyện Truyền Cảm Hứng Hay Nhất để Ta Sống Tốt Hơn Mỗi Ngày