Chùa Bái Đính Ninh Bình ở đâu? Cầu Gì? Lịch Sử? Sơ đồ?

Chùa Bái Đính là ánh hào quang rực rỡ, biểu tượng sắc thái, tinh thần của người Ninh Bình nói riêng, của người Việt nói chung. Trên vùng đất “ rồng bay, phượng múa”, đã bao đời khắc ghi trong trang viết hào hùng của con cháu “ Lạc Quân, Âu Cơ”, ngôi chùa đã hiện hữu ở đó, như một cơ duyên.

Nội dung bài viết

  • 1. Chùa Bái Đính ở đâu
  • 2. Lịch sử hình thành chùa Bái Đính
  • 3. Chùa Bái Đính Ninh Bình giờ mở cửa
  • 4. Hướng dẫn đường đi đến chùa Bái Đính
    • Cách đi đến chùa Bái Đính bằng ô tô
    • Cách đi đến chùa Bái Đính bằng xe máy
  • 5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Bái Đính
    • Cổng Tam Quan chùa Bái Đính
    • Tượng phật ở chùa Bái Đính
    • Điện Quan Âm ở chùa Bái Đính 
    • Tháp ở chùa Bái Đính
    • Một nét cần lưu ý khi nhắc đến kiến trúc tổng thể của chùa
  • 6. Chùa Bái Đính thờ ai
  • 7. Đi du lịch chùa Bái Đính cầu gì
  • 8. Vé đi chùa Bái Đính
  • 9. Kinh nghiệm đi lễ chùa Bái Đính
    • Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính
    • Đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị mấy lễ
    • Chùa Bái Đính khóa tu mùa hè

1. Chùa Bái Đính ở đâu

Chùa Bái Đính có vị trí thuộc: xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Chùa Bái Đính ở đâu

Hình ảnh Chùa Bái Đính

2. Lịch sử hình thành chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính gọi chính xác là quần thể chùa Bái Đính.

Tương truyền hơn 1000 năm trước đây, tại vùng đất có danh xưng “Kinh đô Hoa Lư”, là đô thành chủ chốt của nhiều triều đại như nhà Đinh, Tiền Lê, Lý.

Dưới thời các vương triều này, rất tôn sùng Phật Giáo, thậm chí coi Đạo Phật là tín ngưỡng trọng yếu trong việc hòa hợp tinh thần dân cả nước.

Do đó, các chùa chiền được xây dựng nhiều, trong đó có chùa Bái Đính.

  • Năm 2003: Ngôi chùa diễn ra cuộc trùng tu lớn và tiến hành xây thêm chùa mới, tạo nên quần thể linh thiêng, rộng, thoáng, khung cảnh đẹp.

Lịch sử hình thành chùa Bái Đính

  • Năm 2007 – 2008: Chùa thường xuyên được các cán bộ cấp cao nhà nước đến thăm.
  • Năm 2008: Ngôi chùa làm  lễ khánh thành khi một phần công trình hoàn thành..
  • Năm 2015: Chùa là nơi diễn ra sự kiện  chứng nhận danh hiệu cho quần thể đẹp, độc đáo Tràng An. Bằng khen được tổ chức UNESCO trao tặng.
  • Năm 2019: Chùa vinh hạnh, đón tiếp chuyến tham quan của đại diện nước Myanmar và đoàn công tác.

3. Chùa Bái Đính Ninh Bình giờ mở cửa

Nhằm tạo điều kiện cho du khách tới tham quan, ban quản lý Chùa Bái Đính mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Với thời gian từ 6h00 sáng đến 22h00 tối.

4. Hướng dẫn đường đi đến chùa Bái Đính

Cách đi đến chùa Bái Đính bằng ô tô

Chùa Bái Đính cách thành phố Ninh Bình khoảng 21.1km. Chúng ta có thể di chuyển bằng ô tô riêng, xe du lịch, xe bus,…

Hướng dẫn đường đi đến chùa Bái Đính

Tuyến 03: Ninh Bình – Tam Điệp. Giá vé: 20K ( toàn tuyến).

Lưu ý: Bạn nhớ tự quản lý đồ cá nhân và dừng đúng trạm để tránh mất thời gian.

Cách đi đến chùa Bái Đính bằng xe máy

Hướng dẫn xuất phát từ thành phố Ninh Bình đến chùa Bái Đính.

Cách 1: Dọc theo QL1A đến Ninh Giang, rồi đến QL38B, chúng ta tìm đến Gia Sinh và đến điểm tham quan.

Cách 2: Lái xe từ Tuệ Tĩnh đến Nam Thành, đến ĐT491, rồi đến Tràng An và QL38B. Chúng ta đến được chùa Bái Đính.

Lưu ý: Bạn nhớ kiểm tra hàng lý trước khi xuất phát, tìm nơi gửi xe uy tín và tuân thủ luật giao thông.

tượng phật bằng đồng chùa bái đính

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Bái Đính

Tổng quan chùa Bái Đính là bức tranh Phật Giáo tâm đắc trong “cái chất” nghệ sĩ của nhiều người.

Cổng Tam Quan chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính có cổng Tam Quan với quy mô lớn, kiến trúc vừa kiên cố, vừa tinh xảo, đẹp mắt và cuốn hút. Cổng gồm Tam Quan ngoại và Tam Quan nội.

Cổng Tam Quan ngoại vững chãi, với bốn trụ đá được nâng đỡ từ bốn bệ đá, kết hợp khung tường bê tông màu tro xám. 

Các cánh cửa hình nâu thẫm, có chạm khắc khung cảnh khí tiết sắc trời thiên nhiên. 

Toàn bộ câu đối, chữ trên khung cửa đều là chữ hán tự. Chúng ta, đi qua cầu đá có hành lang nối dài là đến cổng nội.

Cổng Tam Quan chùa Bái Đính

Theo ý kiến của cá nhân thì mình ấn tượng với Tam Quan nội.

Cổng được làm từ dàn hệ thống cột và kèo từ gỗ tốt tứ thiết. Mái sử dụng men Bát Tràng, các góc cong vút có dạng hình đuôi phượng.

Cổng có đỉnh mái cao khoảng 16.5m ( cửa chính cao nhất), chiếm diện tích khoảng 560 m2.

Ngoài 3 cửa chính, cổng có thêm hai gian hồi ở đông và tây, nên Tam Quan nội của chùa có 5 gian.

Hai gian này, có hai tượng Hộ Pháp chất liệu đồng, mỗi tượng nặng 12 tấn, cao 5.5m. Tượng bên phải là Khuyến Thiện, bên trái là Trừng Ác ( hay gọi là Ông Thiện, Ông Ác).

Tam Quan nội có cả 8 pho tượng Kim Cương (bát bộ Kim Cương), mỗi tượng cân nặng khoảng 8 tấn, tất cả làm bằng đồng.

Ghi chú: Tượng Ông Thiện, nhắc nhở cuộc sống hành thiện, tích đức, mỉm cười mãn nguyện. Tượng Ông Ác là sự phẫn nộ, giận dữ và sẵn sàng trừng phạt người có tội.

Tượng phật ở chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính nổi tiếng với số lượng tượng đồng lớn cả nước, như “bảo tàng tượng Phật”.

Tượng phật ở chùa Bái Đính

Các bức tượng cho thấy được sự kỳ diệu trong đỉnh cao nghệ thuật chế tác tại thời điểm mà tượng được thực hiện. Tượng đủ hình, đủ vẻ,.. gồm tượng Phật, tượng thánh, Phật Bà,…

Ngôi chùa có khoảng 500 tượng La Hán được chế tác từ đá xanh nguyên khối. Mỗi vị La Hán thể hiện sắc thái khác nhau, nhưng chung quy đểu có lòng nhân, phổ độ chúng sinh.

Ngoài ra, có các tác phẩm đặc sắc khác, được tạo nên từ những nghệ nhân nổi tiếng cả trong và ngoài nước.

Điển hình như tượng Phật Di Lặc, nặng 80 kg, cao khoảng 10m, an tọa thiền dáng vẻ an nhiên, mỉm cười trên ngọn đồi cao tại chùa.

Ba  pho tượng Tam Thế Phật tại điện Tam Thế, đại diện lần lượt cho từng thời điểm của thời gian là dĩ vãng ( quá khứ), hiện tại, tương lai.

Điện Quan Âm ở chùa Bái Đính 

Điện Quan Âm có kết cấu 7 gian, có chiều cao đỉnh mái khoảng 15m, rộng khoảng 730 m2. Gian chính giữa là vị trí đặt tượng Quan Âm.

Điện Quan Âm chùa Bái Đính

Tượng Phật Bà đúc bằng đồng, nặng 80kg, cao khoảng 10m, được nằm trong top những pho tượng lớn, sắc sảo của làng nghề đúc tượng của người Việt.

Tháp ở chùa Bái Đính

Khi nói về những công trình kiến trúc chùa không thể không nhắc đến Bảo Tháp và Tháp Chuông trong chùa. Công trình Bảo Tháp đồ sộ, uy nghi, làm xao lòng bao phật tử khi đến đây.

Bức khảm, chạm trổ, khắc điệu tại Bảo Tháp, được tỉ mỉ từ góc đến cạnh, đến từng nét uốn cong trên mái và đỉnh. Tượng Xá Lợi Phật linh thiêng từ nước Ấn Độ, đang được lưu giữ tại đây.

Điều này, giúp tăng thêm nét đẹp tôn nghiêm nơi đất Phật và càng thể hiện rõ tín ngưỡng, lòng thành kính và tôn trọng vẻ đẹp văn hóa nước Ấn và nước Việt ( trần Bảo Tháp theo kiến trúc Ấn).

Tháp ở chùa Bái Đính

Toàn cảnh chùa Bái Đình nhìn từ trên cao

Đối với Tháp Chuông thì nổi bật với 3 tầng mái, theo kiểu lệch chéo, xếp trượt, mỗi tầng gồm 8 mái kết lại. Trong tháp có quả Đại Hồng Chung cổ, nặng khoảng 36 tấn.

Trên nền Tháp Chuông là trống đồng cỡ lớn, nặng 70 tấn. Tiếng ngân của chuông, của trống tại chùa là thứ âm thanh diệu kỳ, gợi lại sự bình thản, giác ngộ trong lòng nhiều người.

Một nét cần lưu ý khi nhắc đến kiến trúc tổng thể của chùa

Chùa Bái Đính gồm khu chùa Bái Đính cổ và khu chùa mới, cùng các công trình khác. Các công trình, hạng mục được xếp theo kiểu hình thang và từ thấp lên cao.

Đặc biệt, mái ngói có mỹ thuật“ thượng thừa”, đao cong hình phượng hoàng, đặc trưng riêng của chùa.

Khu Bái Đính cổ tự dù được xây dựng từ thời nhà Đinh. Tuy nhiên, trải qua nhiều binh biến, nét kiến trúc chủ đạo của ngôi chùa là dưới triều Lý ( có thể vì trùng tu lại sau này).

chùa bái đính tràng an

Ngôi chùa hướng về chính Tây, thuộc vùng núi cao, yên tĩnh, không khí trong lành. Khu chùa cổ gồm nhà tiền đường, hang sáng, đền thờ Thần Cao Sơn, đền thờ Thánh Nguyễn, động tối ( thờ Mẫu và tiên) và giếng Ngọc.

Khu chùa mới thì được xây theo thiết kế của Hoàng Đạo Kinh, có diện tích rộng khoảng 80ha, với nhiều hạng mục như: điện Tháp Chủ, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Khu học viện Phật Giáo,… 

Các hạng mục của chùa, mang đậm sắc thái vùng miền địa phương dù vẫn giữ nét chung chùa chiền cổ trong truyền thống Việt.

Công trình lớn này là thành quả của hơn 500 nghệ nhân từ các làng nghề nổi tiếng như trạm khắc đá Ninh Vân, mộc Phúc Lộc, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Ý Yên,…

6. Chùa Bái Đính thờ ai

Chùa Bái Đính nơi thờ Phật, thờ thánh, thờ các đời vua, các vị trụ trì,… Đặc biệt là nơi nhắc lại sự kiện lịch sử của nhân dân Việt Nam.

Như chính tên gọi Bái Đính, hướng về núi Đính, nơi đánh dấu những dấu son trong sử Việt.

  • Vùng núi từng là nơi, Đinh Tiên Hoàng Đế ( Đinh Bộ Lĩnh) lập đàn cầu mưa thuận gió hòa, mong cho đời sống an dân.

Chùa Bái Đính thờ ai

  • Trước khi binh sĩ ra chiến trường trong trận đánh ở Thăng Long, vua Quang Trung đã làm lễ cầu cờ. Kết quả đã Chiến thắng huy hoàng.
  • Dưới thời phân tranh, loạn lạc, vùng núi Đính từng là nơi trở thành điểm tranh chấp của nhà Mạc với nhà Lê, nhà Trịnh.
  • Một trong những cứ điểm quan trọng, trong cuộc kháng chiến chống Nhật – Pháp của Đảng Cộng Sản Việt chính là núi Đính, thuộc chiến khu Quỳnh Lưu.

7. Đi du lịch chùa Bái Đính cầu gì

Phật tử nói chung, du khách nói riêng, khi đến chùa chiêm ngưỡng vẻ đẹp, thì dành thời gian để khấn bái, cầu nguyện như cầu luôn khỏe mạnh, làm ăn phát đạt,…

Mỗi lần dâng lễ, chúng ta có thể chỉ khấn trong lòng hoặc làm bài khấn đầy đủ.

Bài khấn nói chung gồm 3 phần.

Phần đầu: Gồm 3 câu niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật”, kèm theo khai họ tên ngày tháng khấn.

Đi chùa Bái Đính cầu gì

Phần thân: Kể vắn tắt hoặc chi tiết lý do dâng lễ, kết quả mong muốn là gì ( cầu cho ai, cầu điều gì, có nỗi khổ tâm gì, gửi lời cầu đến vị Phật, thần, thánh nào,…).

Phần cuối: Lời cảm ơn và niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật’, lặp lại 3 lần.

Ghi chú: Tùy vào từng bài khấn, và từng dịp mà chứa đựng những nội dung, ý nguyện khác nhau, tuy nhiên phần đầu và phần cuối hầu như không đổi.

8. Vé đi chùa Bái Đính

  • Đối với khuôn viên rộng khoảng 1700 ha như chùa Bái Đính, một số gợi về giá vé liên quan khi đến chùa ( theo năm 2019).

tượng la hán chùa bái đính

  • Phí gửi xe ô tô là 40.000 đồng, xe máy là 15.00 đồng. Mỗi lượt đi xe điện là 30.000 đồng.
  • Nếu chúng ta thuê hướng dẫn viên thì cần chi khoảng 300K( chùa mới), 500K ( chùa cũ và chùa mới).
  • Giá vé lên Bảo Tháp để tham quan là 50K

Ghi chú: Qua cổng Tam Quan ngoại, cần đi thêm 4km mới tới điểm tham quan nên thường dùng xe điện. Trong quần thể có nhiều khu vực để rửa tay, vệ sinh ( phí 2.000 đồng).

9. Kinh nghiệm đi lễ chùa Bái Đính

Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính

Để có cái nhìn toàn diện và dễ hình dung về các khu trong chùa Bái Đính, thì việc chúng ta sở hữu một bản sơ đồ rất là hữu ích.

Sơ đồ tham quan chùa Bái Đính

Từ sơ đồ, chúng ta thấy được quần thể chùa được xây trên sườn núi, xung quanh có nhiều hồ nước, đá, cây xanh.

Đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị mấy lễ

Chùa Bái Đính không chỉ có điện Phật chính, mà có cà đền thờ Thánh, thờ Mẫu, thờ các đời vua,…

Khi đến chùa, chúng ta hầu hết được phép chuẩn bị hai lễ, là lễ chay và lễ mặn, chỉ cần thỏa điều kiện tuân thủ.

Ở điện chính, ở nơi có tượng Phật, chỉ được dâng lễ chay: hoa quả, bánh chay,…

Khu thờ tự Thánh, Mẫu thì được quyền dâng lễ mặn và chỉ ở những nơi này.

Chùa Bái Đính khóa tu mùa hè

Mỗi năm, chùa Bái Đính điều diễn ra các khóa tu hè, có nhiều phật tử về tham gia. Mỗi khóa tu nói về một chủ đề riêng biệt mà diễn ra trong các đợt của hè.

Chùa Bái Đính khóa tu mùa hè

Phật tử đến học, được phép ở lại cùng học, cùng tham gia các hoạt động khác tại chùa. Nếu phật tử muốn đến học rồi về, ngày sau đến tiếp vẫn được.

Tùy vào thời điểm mà chùa hướng đến chủ đề và độ tuổi phật tử tham gia chủ yếu.

Vào năm 2019, chùa tổ chức khóa tu hè hướng đến các em ở độ tuổi 12 đến 18. Nội dung bài học chủ yếu nhắc đến ơn sinh thành và trách nhiệm nghĩa vụ khi là thành viên của xã hội, đi kèm những quyền lợi song hành.

Chùa Bái Đính với kiến trúc hoành tráng và bề dày lịch sử, cùng ưu thế về vị trí, trở thành điểm đến nổi tiếng thu hút nhiều phật tử từ mọi miền tổ quốc.

Cảm ơn bạn đã đọc. Cùng một viễn cảnh nhưng giá trị phụ thuộc vào điểm nhìn!

5 / 5 ( 1 vote )

No related posts.

Từ khóa » Sơ đồ Chùa Bái đính