Chữa Bệnh đau Mắt Cho Cá La Hán Cho Cá Khỏi Nhanh - Wiki Phununet

Chữa bệnh đau mắt cho cá La Hán cho cá khỏi nhanh. Ca nhà bạn đang bị dau mắt hãy tham khảo những hướng dẫn sau để chữa trị bệnh cho cá nhé!

CÁCH CHỮA BỆNH ĐAU MẮT CHO CẤ LA HÁN

Thường thấy nhất trong những bệnh mắt là dạng mắt sưng. Khi bệnh xảy ra, một hay cả hai mắt bắt đầu càng ngày càng sưng to hơn, cho đến khi, lúc đạt kích cỡ tối đa, toàn bộ cầu mắt rơi ra khỏi phần hốc mắt. Điều này cũng có thể gây ra một sự nhiễm bệnh trên hốc mắt, sau đó vi khuẩn có thể tấn công vào đến não bộ theo đường thần kinh thị giác, cá sẽ chết. Điều này có thể xảy ra trong vòng vài giờ và đôi khi có một số triệu chứng kèm theo như co giật, rút cơ, bơi nhanh một cách ngẫu nhiên không định hướng. Một con cá La hán có thể sống chỉ với một bên mắt, với điều kiện là hốc mắt không bị nhiễm. Nếu con cá trở nên hoàn toàn mù, tốt hơn hết là hãy giúp nó ra đi nhẹ nhàng không đau đớn, bởi vì nó sẽ không tự tìm thức ăn được nữa và đương nhiên sẽ chết dần do mất sức. Bệnh sưng mắt thường kéo theo triệu chứng bụng sình to và lao hạt. Điều này có nhiều nguyên nhân, chất lỏng tích tụ phía sau mắt gây ra những áp lực bên ngoài, những hạt nổi lên là do trạng thái viêm. Trong trường hợp triệu chứng sình bụng được chữa lành, triệu chứng mắt sưng cũng sẽ đáp ứng tốt với cùng cách điều trị, nhưng nếu nội quan bên trong cơ thể bị ảnh hưởng thì sẽ không bao giờ phục hồi nữa. Một bệnh khác nữa là kéo mây mắt do vận chuyển trong những điều kiện dễ trầy xước (ví dụ trong xô, chậu). Lý do là do cá bơi lội thành vòng tròn và cọ xát mắt dọc theo thành vật chứa. Thường thì sự kéo mây này không gây hại nhiều lắm và sẽ khỏi trong vài ngày sau. Để giúp cá mau lành có thể sử dụng 1g xanh methylen pha vào 1 lít nước tạo thành dung dịch, cho 10ml dung dịch này cho mỗi lít nước hoặc dùng acriflavin 1mg/lít nước. Giác mạc bị tổn thương là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm tấn công. Thường cả hai mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cùng một lúc. Chúng ta sẽ xác định được nếu sự đục mắt sau hai ngày không thấy bớt. Tuy nhiên, nếu để viêm nhiễm tấn công vào thủy tinh thể thì mọi phương pháp điều trị sẽ trở nên quá trễ. Nếu thủy tinh thể bị kéo mây thì những mô tổn thương khó có thể phục hồi. Trong trường hợp này nên dùng những loại thuốc mỡ chống nấm. Để làm việc này, cá cần được bắt lên khỏi mặt nước, đặt trên một tấm khăn đẫm nước (dùng nước hồ cá). Mắt cá bị viêm được đặt ngửa lên trên, thấm nhẹ nhàng làm cho mắt khô bằng giấy thấm thật tốt; sau đó bôi thuốc mỡ lên. Toàn bộ quá trình trên không được vượt quá 3 phút. Nếu mắt bị nhiễm bởi vi khuẩn lao thì sẽ có rất nhiều ảnh hưởng khác nhau. Nếu u hạt phát triển ngay sau mắt, nó sẽ bị đẩy ra phía ngoài như một bong bóng mắt. U hạt lao cũng có thể phát triển ngay bên trong mắt. Chưa có phương pháp điều trị nào giúp đem lại hiệu quả thực sự. Những viêm nhiễm bên trong mắt gây ra bởi vi khuẩn hay nấm có thể phá hủy hoàn toàn bên trong mắt và rất khó để điều trị. Việc điều trị nhiễm nấm bên trong mắt hiếm khi thành công là vì hiệu quả của thuốc lúc nào cũng chậm hơn sự tăng trưởng của nấm. Ngay cả nếu điều trị thành công, tiêu diệt được nấm thì thủy tinh thể của mắt vẫn còn mờ và mắt sẽ bị mù. Tuy vậy việc điều trị bằng cách tắm trong chloramphenicol hay trộn trong thức ăn đôi lúc cũng cho kết quả tốt. Ngoài ra, bệnh đục mắt cũng có một dạng khác là nhiễm những nang màu trắng sữa chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi. Đây là những nang kén của ấu trùng giun tròn. Rất nhiều loại giun tròn thích chọn mắt làm nơi tấn công, giai đoạn ấu trùng gây nhiều thiệt hại hơn giai đoạn trưởng thành. Bệnh về mắt có thể do thiếu vitamin hay những vấn đề về chuyển hóa. Các nghiên cứu của Robert năm 1985 trên nhiều loài cichlid chỉ ra rằng nếu trong khẩu phần thiếu những thành phần như riboflavin hay vitamin A cũng làm cho mắt cá bị kéo mây. Ngoài ra, hiện tượng mắt cá bị kéo mây cũng phát hiện được trong khẩu phần thiếu nguyên tố vi lượng là kẽm (Amlacher, 1981). Trường hợp này, nếu thay đổi khẩu phần thường không mang lại kết quả hoặc tiến triển rất chậm chạp. Phương pháp tốt nhất là nên phòng bệnh bằng thức ăn đầy đủ dinh dưỡng.

Nói chung bệnh về mắt thường đến từ hai nguyên nhân chính: 1. Nguyên nhân sinh vật Các mầm bệnh như: virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Những nguyên nhân này dù gây bệnh trực tiếp hay gián tiếp đều thông qua môi trường sống của cá là nước, do vậy đây thực sự là nguyên nhân môi trường. Vì thế, việc quản lý chặt chẽ môi trường nước trong hồ nuôi phải là điều kiện tiên quyết để phòng tránh các bệnh về mắt, còn những phương pháp điều trị khi bệnh xảy ra rồi đôi khi quá trễ, không mang lại kết quả như mong muốn. 2. Nguyên nhân dinh dưỡng Sự thiếu hụt một số vitamin hay nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần cấu trúc hay các phản ứng chuyển hóa tại mắt. Những nguyên nhân này hầu như không hề có phương pháp điều trị, tất cả các phương pháp điều trị đều trở nên quá trễ. Một chế độ thức ăn với chế độ dinh dưỡng cân đối là cần thiết CÁCH BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ LA HÁN

Bệnh thoát vị tức sa hậu môn

Cá La Hán bị bệnh thoát vị

Cá lành bệnh sau một tuần chữa trị. Triệu chứng: hậu môn lòi ra ngoài mỗi khi cá thải phân. Nguyên nhân: thức ăn thiếu chất khoáng, vitamin và nước dơ. Cá cũng có thể mắc bệnh này sau khi bị bệnh đường ruột kéo dài. Chữa trị: - Thay nước và làm vệ sinh hồ thường xuyên. - Cho muối hột với tỷ lệ 1 muỗng trà/3.5 lít nước. - Lấy ít là bàng khô ngâm trong chậu cho ra nước đen rồi đem hòa vào hồ cho màu hơi hanh vàng là được. Phần nước lá bàng còn dư để dành dùng dần sau mỗi lần thay nước. - Cho cá ăn vừa phải, không nên quá no. Ngưng cho cá ăn những loại thức ăn khó tiêu hóa như thức ăn viên. Thức ăn tươi sống như cá trâm hay cá lia thia nhỏ có lẽ là những loại thức ăn thích hợp nhất trong giai đoạn này. Bệnh này nếu để lâu có thể trở thành mãn tính. Phải kiên trì chữa trị từ 7-10 ngày thì bệnh mới có dấu hiệu thuyên giảm. Ghi chú: Melafix và Pimafix là hai loại thuốc ngoại đặc chế từ thảo dược được dùng để chữa trị bệnh thoát vị và các bệnh khác ở cá. Hai chức năng chính của chúng là sát trùng và giúp vết thương mau lành. Từ lâu, lá bàng được biết là cũng có công dụng tương tự. Nếu không có lá bàng thì chúng ta có thể sử dụng lá chuối khô, lá cây giá tị, lá và vỏ cây bò cạp nước... Chiết xuất từ những loại lá này có chứa nhiều tannin và acid humic giúp nó có công dụng như mô tả ở trên. Theo quảng cáo, Melafix có thành phần chủ yếu là tinh dầu Melaleuca alternifolia, một giống tràm vốn không trồng ở Việt Nam nhưng có nguồn tin trên mạng cho rằng Melafix sử dụng tinh dầu tràm Việt Nam Melaleuca cajuputi. Không rõ thực hư thế nào nhưng công dụng sát trùng và làm lành vết thương của tinh dầu tràm từ lâu chúng ta đã biết.

Từ khóa » Cá Dĩa Bị Lòi Mắt