Chữa Bệnh Gút Bằng Lá Trầu Và Nước Dừa Có Tốt Không?
Có thể bạn quan tâm
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng lá trầu không khi kết hợp với nước dừa có khả năng chữa những cơn đau gút hiệu quả. Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa với nguyên liệu đơn giản tại nhà, bạn có muốn thử?
Bệnh gút ngày càng có xu hướng tăng cao, số lượng ngày càng nhiều, độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Vậy đâu là nguyên nhân gây nên bệnh?
- 1 Bệnh gút đến từ đâu?
- 1.1 1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
- 1.2 2. Béo phì
- 1.3 3. Nghỉ ngơi không đúng cách
- 1.4 4. Nguyên nhân khách quan khác
- 2 Triệu chứng của bệnh gút
- 3 Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
- 4 Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa
- 4.1 Tác dụng của nước dừa và lá trầu không
- 4.2 Công thức chữa bệnh gút tại nhà với lá trầu và nước dừa
Bệnh gút đến từ đâu?
Gout là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng tăng axit uric trong máu, hình thành các tinh thể muối urat sắc nhọn tích tụ ở mô mềm quanh khớp, gây nên những đợt tấn công của viêm khớp cấp, đồng thời làm suy giảm chức năng thận. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong.
Nguyên nhân gây nên sự rối loạn chuyển hóa, tăng axit uric trong máu, dẫn đến bệnh gút là do:
1. Chế độ ăn uống thiếu khoa học
Chế độ ăn uống ít chất xơ, thường xuyên dung nạp thực phẩm giàu đạm và purin như: hải sản, thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, măng… làm tăng hàm lượng axit uric trong máu, dần dần sẽ hình thành tinh thể muối urat bao quanh các khớp, gây ra những cơn gout cấp. Ngoài ra, một số thức ăn chế biến sẵn như: gà rán, xúc xích… chứa nhiều dầu mỡ dễ gây béo phì, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển.
2. Béo phì
Theo các nhà khoa học, những trường hợp béo phì có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do họ thường xuyên dung nạp các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đạm… làm tăng nồng độ axit uric trong máu, rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urat tại các khớp, gây viêm khớp, đau nhức.
3. Nghỉ ngơi không đúng cách
Những người thường xuyên thức khuya, ăn uống không điều độ, lười vận động dễ bị rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, tạo điều kiện để bệnh gout phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp, kết hợp với chế độ ăn thiếu khoa học, chính là nguyên nhân lý giải vì sao ngày càng có nhiều người bị bệnh.
4. Nguyên nhân khách quan khác
Việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc lợi tiểu, thuốc chống bệnh lao… làm ảnh hưởng tới chức năng của thận, giảm khả năng đào thải axit uric ra khỏi cơ thể và dễ gây bệnh. Hoặc những người mắc một số bệnh lý như rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… cũng dễ bị tăng nồng độ axit uric trong máu, dẫn tới bệnh gút.
Triệu chứng của bệnh gút
Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng). Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể.
Các tinh thể muối urat gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mạn tính.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
Bệnh gút nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
- Bệnh gút gây nên những cơn đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và các hoạt động hàng ngày của người bệnh.
- Bệnh gút khi phát triển sang giai đoạn mạn tính sẽ hình thành các hạt tophi dưới da. Hạt tophi phát triển ngày càng lớn sẽ gây lở loét, ảnh hưởng tới các khớp xung quanh, làm tăng nguy cơ viêm khớp, biến dạng khớp và dẫn đến tàn phế.
- Việc tăng cao nồng độ axit uric máu và đào thải qua đường nước tiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến muối urat có cơ hội lắng đọng tại thận và gây nên sỏi thận, suy thận.
- Người bị bệnh gút thường có nguy cơ bị đột quỵ hoặc tai biến cao hơn người bình thường, đặc biệt là các bệnh lý liên quan như: bệnh cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, thậm chí là tử vong sớm.
Chính bởi những biến chứng nguy hiểm này mà việc tìm ra cách điều trị bệnh gút thế nào cho hiệu quả luôn là vấn đề khiến nhiều người trăn trở.
Hiện nay, việc điều trị bệnh gút thường tập trung vào duy trì nồng độ axit uric trong máu về ngưỡng an toàn. Điều này giúp giảm nguy cơ cơn gút cấp tái phát và tiến triển thành mạn tính, đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Để thực hiện mục tiêu này, trước hết, mỗi người cần kiểm soát chế độ ăn uống, kết hợp vận động khoa học để loại bỏ nguy cơ gây bệnh.
Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa
Bên cạnh việc sử dụng thảo dược, thực phẩm chức năng, một giải pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị gút hiệu quả đang được nhiều người áp dụng hiện nay là chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa.
Tác dụng của nước dừa và lá trầu không
Nước dừa được coi là một chất điện phân tự nhiên giúp tăng cường sự trao đổi chất và cân bằng chuyển hóa các chất trong cơ thể. Uống nước dừa cũng giúp loại bỏ các cholesterol gây bệnh tim mạch; có khả năng kháng khuẩn, chống viêm… Vì vậy, uống nước dừa sẽ giúp đào thải axit uric ra khỏi cơ thể nhanh chóng và an toàn.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong thành phần của lá trầu chứa 2,4 % tinh dầu với các hoạt chất Chavicol, Chavibetol, Eugenol, Estragol… có nhiều tác dụng khác nhau. Trong đó, khả năng chống viêm khớp và điều trị bệnh gút hữu hiệu của chúng khiến nhiều người phải ngạc nhiên.
Công thức chữa bệnh gút tại nhà với lá trầu và nước dừa
Nguyên liệu:
- Lá trầu tươi: 100g
- Dừa xiêm: 1 quả
Cách làm:
Dùng 1 quả dừa xiêm cắt vạt nắp, giữ nguyên nước dừa trong quả
Lá trầu rửa sạch, để ráo và thái thật nhỏ
Bỏ lá trầu vào ngâm trong quả dừa xiêm, đậy nắp gáo dừa lại
Ngâm 30 – 40 phút, sau đó bỏ bã và uống hết hỗn hợp nước bên trong
Cách sử dụng:
Dùng bài thuốc này vào buổi sáng trước khi dùng bữa. Ngoài ra, người bệnh không nên ăn ngay sau khi uống mà hãy chờ cho nước dừa và tinh chất trầu hấp thụ vào cơ thể.
Chữa bệnh gút bằng lá trầu và nước dừa là một bài thuốc dân gian từ xa xưa, được lưu truyền rộng, giúp giảm cơn đau do gút, đã được nhiều người áp dụng thành công.
Bên cạnh việc sử dụng lá trầu và nước dừa, rất nhiều người đang sử dụng nước ion kiềm giàu hydro Atica để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh gút. Với tính kiềm cao, pH 8.5 đến 9.5 nước Atica có tác dụng trung hòa các axit uric trong máu, nguyên nhân gây ra bệnh gút. Được cấu tạo bởi những phân tử nước siêu nhỏ, nước Atica có tác dụng thẩm thấu nhanh, loại bỏ mảng bám tại các khớp xương gây cảm giác đau nhức. Uống nước ion kiềm giàu hydro Atica hàng ngày giúp bạn xóa tan đi nỗi lo bệnh gút.
Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Gút Bằng Nước Dừa
-
Chữa Gút Từ Trầu Không, Nước Dừa
-
3 Cách Chữa Bệnh Gout Bằng Quả Dừa Xiêm Dễ Thực Hiện Nhất
-
Chữa Gút Bằng Trầu Không Và Nước Dừa - Bài Thuốc Hay để Gút Nhẹ ...
-
Cách Chữa Bệnh Guot Bằng Lá Trầu Và Nước Dừa | Sở Y Tế Nam Định
-
Chữa Gút Bằng Cây Lá Trong Vườn
-
Chữa Bệnh Gút Bằng Lá Trầu Và Nước Dừa - Báo Lao Động
-
Cách Chữa Bệnh Gout Bằng Nước Dừa Và Lá Trầu Không
-
Mách Bạn 3 Cách Chữa Bệnh Gút Bằng Quả Dừa Hiệu Quả Tại Nhà
-
Cách Chữa Bệnh Gút Bằng Lá Trầu Và Nước Dừa - Hướng Dẫn Chi ...
-
CÁCH CHỮA BỆNH GÚT BẰNG QUẢ DỪA - Pocaco
-
Cách Chữa Bệnh Gút Bằng Lá Trầu Và Nước Dừa HIỆU QUẢ Mà ít Ai Biết
-
CHỮA BỆNH GOUT Bằng NƯỚC DỪA_LÁ TRẦU KHÔNG Hiệu Quả.
-
5 Cách Chữa Bệnh Gút Bằng Quả Dừa Cực Hay - Vietmec Group
-
Uống Nước Dừa Với Lá Trầu Không Có Hại Không? | Vinmec