Chúa Bói Nguyệt Hồ: Đền Thờ, Thần Tích, Văn Khấn đầy đủ Nhất
Có thể bạn quan tâm
Khi nhắc về chúa bói trong tín ngưỡng thờ Mẫu thì chúa Nguyệt Hồ là một trong những vị chúa lẫy lừng bậc nhất. Vậy chúa Nguyệt Hồ là ai? Căn chúa Nguyệt Hồ như thế nào? Thần tích, đền thờ và văn khấn chúa bói Nguyệt Hồ ra sao? ... Hãy cùng Tamlinh.org tìm hiểu.
- Tam phủ là gì? Tam phủ thục mệnh là gì?
- Căn số: Khi nào được miễn hầu, khất hầu đồng?
- Người có CĂN ĐỒNG hay bị lệch lạc về giới tính?
- Mở cung TÀI LỘC là gì? Có nên mở cung tài khai cung lộc?
- Đi lễ cô Bơ cần chuẩn bị những gì?
- Phật thì từ bi, Thánh một ly cũng chấp?
Đệ Nhất Chúa Tiên - Tây Thiên Tam Đảo Sơn Trụ Thạch Bàn Quốc Mẫu Tối Linh Đại Vương - Thượng Đẳng Phúc Thần
Đệ Nhị Chúa Tiên - Nguyệt Hồ Công Chúa
Đệ Tam Chúa Tiên Lâm Thao
Chúa Nguyệt Hồ là ai?
Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ hay Chúa Bói Nguyệt Hồ. Gọi Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ bởi Chúa là chúa thứ hai trong Tam vị Chúa Tiên. Ngoài ra, Chúa Nguyệt Hồ còn gọi là Nguyệt Nga Công chúa cũng là vị chúa bói dưới thời vua Hùng Vương theo các thần tích khác nhau.
Thần tích chúa Nguyệt Hồ?
Về sự tích Chúa Nguyệt Hồ không được đồng nhất trong các tài liệu. Có tài liệu cho rằng Chúa Nguyệt Hồ là con nuôi Vua Hùng, có tài liệu cho rằng bà giáng thế từ thời Lê Trung Hưng. Nếu theo văn Chúa bói Nguyệt Hồ thì sự tích của Người gắn liền với tài liệu thứ nhất.
Dưới đây là trích dẫn tóm tắt một số tài liệu:
Chúa Nguyệt Hồ là con nuôi vua Hùng
Ở đất Bắc Giang xưa, vào thời Lê Triều có truyền lại câu truyện về ba chị em thôn nữ, phụ mẫu đoản mệnh qua đời từ sớm nên ba người nương tựa nhau mà sinh sống. Lúc chiến tranh loạn lạc, người chị cả là Lê Hoa đứng lên xưng tướng cầm binh đánh giặc, bà hy sinh trong trận chiến, thi hài xuôi dòng trôi đến đền Ba Cầu thì ngự bên bờ.
Người em gái Như Hoa cũng nối nghiệp đao binh của chị, một lòng vì giang sơn mà chiến đấu rồi sức cùng lực kiệt thác tại gốc cây làng Muổng, chỉ vài canh giờ mà một ụ mối đóng cao trên nhục thân bà. Từ ấy trở đi mỗi sáng không còn nghe tiếng gà trống gáy, nước giếng mỏ Găng cũng cạn khô. Dân làng được báo mộng có nữ tướng hiển thánh tại đất ấy, họ lập đền thờ phụng dưỡng hương khói, sau bà được vua sắc phong nữ tướng.
Hai chị vì xã tắc mà bỏ lại thanh xuân, để lại cô em út mới chừng mười bốn tuổi. Nàng là người có nhan sắc hoa xuân và là người rất tốt bụng, thảo hiền, có lòng từ ái bao la, vì vậy, Lão Tổ Quỷ Cốc Tử Tiên Sinh thấy Nàng là người xinh đẹp đã nhận bà làm con nuôi và truyền dạy cho Nàng những đạo pháp của mình ( thuật chiêm tinh, bói toán) và đặt tên hiệu cho nàng là Nguyệt Hồ (hoặc có nơi gọi là Huyết Hồ ).
Sau khi đã học được phép của Tiên Sinh, nàng dành hết cuộc đời mình để làm phúc cho dân lành. Chuyện ấy truyền đến tận kinh đô, triều đình cho mời bà về giúp việc đại sự. Mỗi lần ra quân, vua đều cho người thỉnh bà gieo quẻ xem sự vị lai để bày binh cơ. Nhờ công bà mà quân ta trăm trận trăm thắng, cường địch biết chuyện cho lệnh Quỷ Cốc Tiên Sinh vốn là người Bắc quốc mau chóng dẹp trừ cái gai trong mắt.
Nghe theo bổn quốc, ông phải mang con nuôi đi chôn sống làm phép yểm vàng (chôn sống giữ của), vẫn còn nghĩa xưa nên lập ra đền thờ để hương linh có nơi an trú. Nguyệt Hồ thác thiêng thường linh ứng xem quẻ khứ lai cho con dân được nhờ, muôn dân trăm họ tôn thờ gọi bà là Chúa Bói, đứng ngôi Đệ Nhị trong Tam Tòa Chúa Bói.
Chúa Nguyệt Hồ là Nguyệt Nga công chúa
Theo thần tích và truyền thuyết ở vùng Bo (Yên Thế), sự tích chúa Nguyệt Hồ được ghi chép lại như sau: Cuối đời Hùng Duệ Vương quân Thục ồ ạt mang quân sang xâm chiếm giang sơn họ Hùng. Hùng Duệ Vương bèn hạ chiếu đi các nơi tìm người tài giỏi để giúp vua trừ giặc. Lúc bấy giờ ở vùng Bo (Yên Thế) có hai ông Cao, Quý ra ứng tuyển và được vua chọn đi dẹp giặp. Bái tạ ơn vua, hai ông kéo quân về vùng Bo (Yên Thế) ngày đêm luyện tập binh mã chờ thời cơ diệt giặc.
Khi quân Thục kéo sang, hai bên giao chiến ác liệt, thế giặc mạnh, quân ta yếu, hai ông Cao, Quý chỉ huy quân sĩ rút lui theo triền sông Thương rồi lựa thế đất hiểm trở quay lại giết giặc. Thuyền chiến dùng giằng chưa đi được vì các bà con gái lưu luyến yêu mến vùng đất này nên đã dời thuyền trở lại vùng Bo. Hai ông chỉ huy quân sĩ quay lại đánh giặc, bị bất ngờ phản công, quân Thục tự nhiên vỡ trận thua to, những kẻ tháo lui đều bị quân sĩ truy đuổi tiêu diệt hết.
Thắng giặc hai ông trở về khao thưởng quân sĩ rồi hồi triều báo công với vua. Trước khi hồi triều hai ông phi thẳng ngựa đến khu Rừng Từ để nhìn bao quát vùng Bo một lần nữa rồi bỗng nhiên hóa tại đó.
Phu nhân và con gái biết tin nhớ thương nên cũng tự hóa theo hôm đó vào ngày 15/2. Sau khi đánh thắng quân Thục, nhà vua phong cho các danh tướng là Thượng Đẳng Phúc Thần và truyền cho các địa phương, nơi các danh tướng đánh giặc, xây dựng đền miếu để thờ phụng mãi mãi.
Triều vua Lê Đại Hành có sắc phong cho các vị Thần ở vùng Bo là: “Cao Sơn Quý Minh đại đức hùng lược trác vĩ Đại Vương Thượng đẳng Thần”. Đến triều Nguyễn địa phương xây dựng miếu thờ ở Huyết Hồ, xin triều đình cho thờ nữ thần là Nguyệt Nga phu nhân và con gái của vị thần họ Cao.
Triều vua Tự Đức năm thứ ba (1850) ban sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân và ban cho dân xã vùng Bo phụng thờ. Sau lại có sắc phong cho Nguyệt Nga công chúa. Đời vua Duy Tân năm thứ nhất (1907) cũng có sắc phong cho Nguyệt Nga phu nhân.
Sự tích này về Chúa Nguyệt Hồ được gắn với tên Nguyệt Nga Công chúa.
Có phải Chúa Nguyệt Hồ là Chúa Bói duy nhất không?
Chúa bói theo được thờ theo tín ngưỡng Tứ Phủ thì Chúa Nguyệt Hồ không phải là duy nhất. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là Chúa Nguyệt Hồ và Chúa Cà Phê...
Chúa Cà Phê là bà chúa bói người Nùng, đền thờ Chúa Cà Phê ở Hữu lũng, Lạng Sơn.
Chúa Nguyệt Hồ ngự đồng như thế nào?
Trong Tam Vị Chúa Tiên thì bà chúa Nguyệt Hồ là bà chúa bói danh tiếng bậc nhất và rất hay ngự đồng. Chúa Nguyệt Hồ rất anh linh, khi trắc giáng ngự đồng chúa về mặc xiêm y màu xanh, múa mồi song đăng rồi dùng lá trầu cùng quả cau làm vật thiêng mà bói toán cho đời.
Có nhiều tài liệu cho rằng chúa Nguyệt Hồ là một trong ba vị thuộc Tam vị chúa Mường, tuy nhiên nhận định này vẫn còn có nhiều tranh cãi vì theo cuốn Khao Sơn Trang Cổ và Ngạch Sớ Sơn Trang thì Tam vị chúa Mường chính là
- Lê Mại Đại Vương
- Diệu Tín Thuyền sư
- Diệu Nghĩa Thuyền sư
Vì vậy, Tamlinh.org xin phép được nhắc đến bà chúa Nguyệt Hồ trong Tam vị chúa Tiên.
Đền thờ chúa Nguyệt Hồ ở đâu?
Đền thờ Chúa Nguyệt Hồ ngự tại xã Hương Vĩ - Huyện Yên Thế - Tỉnh Bắc Giang. Đền thờ chúa còn có tên là Từ Linh Hồ Nguyệt.
Đền bà chúa Nguyệt Hồ có lịch sử từ lâu đời, xưa ngôi đền có một cung đặt tượng thờ Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu, qua thời gian ngôi đền đã được nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm công đức tu sửa tôn tạo nhiều lần thêm phần khang trang tố hảo.
Quần thể di tích hiện nay gồm các hạng mục công trình: Cổng đền, khu sân đền, hồ Nguyệt, khu đền chính gồm tòa đại bái và hậu cung, kiến trúc theo lối cổ truyền thống. Trong hậu cung đặt tượng Bà Chúa bản đền, chúa Nguyệt Hồ, tức Nguyệt Nga công chúa và bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu gồm hàng Thánh Mẫu tới hàng Quan, hàng Chầu, ông Hoàng, các Cô, Cậu và Đức Thánh Trần.
Hai cung ngoài tòa đại bái cũng bài trí tượng thờ theo đạo thờ Mẫu. Như vậy, theo bề dày lịch sử, đền Nguyệt Hồ đã được phủ lên nhiều lớp tín ngưỡng, ngoài thờ “Bà chúa Nguyệt Hồ- Chúa Bói”, còn thờ “Tam tòa Thánh Mẫu”, thờ Cô, thờ Cậu, thờ Sơn Trang, thờ các ông Hoàng và đức Thánh Trần Triều... và từ lâu đền Nguyệt Hồ đã được phủ lên một lớp tín ngưỡng “thờ Mẫu”.
Đi lễ chúa Nguyệt Hồ cầu gì?
Ngày chính tiệc là ngày 25 tháng 2 âm lịch (nguồn tin từ thủ nhang đền Chúa)
Những năm gần đây, đền Nguỵêt Hồ là điểm nhấn tâm linh tín ngưỡng của đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Hàng năm, có tới hàng ngàn lượt khách từ khắp các tỉnh thành trong nước hành hương tìm về đền Bà Chúa Nguyệt Hồ để xin lộc, cầu tài, cầu bình an trong cuộc sống.
Văn thỉnh chúa Nguyệt Hồ?
Ai lên đến Cao Sơn Bạch Mã
Hỏi thăm Đền Chúa Nguyệt nơi nao
Hỏi thăm ga Kép mà vào
Đền thờ Chúa Bói khác nào động tiên
Bốn mùa hoa trái dâng lên
Bạn tiên tấp nập đôi bên ra vào
Trước ngôi cao rầu rầu nét mặt
Chiếc gậy son chúa đặt phía sau
Lá trầu với lại quả cau
Tiền đài chiếc tráp sơn màu xanh lam
Chúa ngồi đó lòng đau như cắt
Dưới trần phàm bao kẻ u mê
Nhớ người con gái thôn quê
Thơ ngây nhưng đã phải đà nhất tâm
Sống âm thầm mồ côi cha mẹ
Gặp được thầy Quỷ Cốc tiên sinh
Một đời làm phúc quên mình
Tiên sinh làm phép đặt tên Nguyệt Hồ
Tiếng đồn cho tới Kinh Đô
Có Tiên Chúa Bói Nguyệt Hồ rất hay
Cửa nhà gia sự hôm nay
Đồng gia tín chủ Chúa Bà chỉ cho
Chúa truyền các ghế khỏi lo
Sắm sanh sửa lễ làm tôi Chúa Bà
Dâng lên vải vóc lụa là
Thoi xanh,ngựa tía tiến về ngàn xanh
Thoi xanh tiến cả mái chèo
Hình hài nón chúa bạc vàng kim ngân
Dâng rồi sẽ được bình an
Thung dung được hưởng lộc trời chúa ban
Ai mà khổ ải chuân chuyên
Nhang đăng phụng sự sớm khuya kính thờ
Nguyệt Hồ có tự bao giờ
Rừng sim ao cá cảnh trời mỏ than
Ai mà vận hạn khó qua
Cúi đầu học chữ Di Đà từ tâm
Ăn năn hối cải chuyên cần
Nhang hoa phụng sự hương hoa kính thờ
Nguyệt Hồ có tự bao giờ
Nguyệt Hồ ân tích đền thờ chúa tiên
*************************
Xem thêm: Cách sắm lễ và văn khấn đi lễ chúa Nguyệt Hồ dành cho các bạn sát căn chúa Nguyệt Hồ và khách thập phương.
Tổng hợp
Từ khóa » đền Thờ Chúa Nguyệt Hồ ở đâu
-
Đền Nguyệt Hồ
-
Chúa Nguyệt Hồ Linh Thiêng Nơi Núi Rừng Yên Thế
-
Đền Chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang - Tứ Phủ ... - Văn Hóa Tâm Linh
-
Huyền Thoại đền Chúa Nguyệt - Báo Công An Nhân Dân điện Tử
-
Chúa Bói Nguyệt Hồ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ
-
Đạo Mẫu - Chúa Nguyệt Hồ Là Ai - Facebook
-
Review Tham Quan Lễ Hội Chúa Bói Tại đền Chúa Nguyệt Hồ Sự ...
-
Đền Nguyệt Hồ - Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh độc đáo
-
Đền Chúa Nguyệt Hồ ở Bắc Giang - Tứ Phủ Thánh ... - MarvelVietnam
-
Đền Nguyệt Hồ (Yên Thế, Bắc Giang) - Chốn Thiêng
-
Đền Nguyệt Hồ - Điểm Du Lịch Văn Hóa Tâm Linh - Báo Bắc Giang
-
Đặc Sắc Lễ Hội Chúa Bói Tại đền Chúa Nguyệt Hồ - Oản Cô Tâm
-
Du Lịch Đền Thờ Chúa Nguyệt Hồ Ở Đâu, Đền Nguyệt Hồ
-
SỰ TÍCH CHÚA BÓI NGUYỆT HỒ - MÙA HOA BÁCH HỢP
-
Du Lịch Đền Nguyệt Hồ - Huyện Yên Thế
-
Nơi Duy Nhất Nào Tại Việt Nam Thờ Bà Chúa Bói?