Chữa Bỏng Bô Xe Máy Cho Bé Cần Lưu ý Gì? - Nacurgo

Bỏng bô xe máy không những khiến bé nhà bạn phải chịu cảm giác đau rát mà còn để lại sẹo thâm. Trường hợp xử lý vết bỏng không đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử. Vậy chữa bỏng bô xe máy cho bé như thế nào là hiệu quả? Cùng tìm hiểu ngay những điều cần làm để vết bỏng bô mau lành và không để lại sẹo nhé!

☛ Tìm hiểu trước về: Bỏng bô xe máy

Mục lục

  • Sơ cứu bỏng bô cho bé đúng cách
    • 1. Loại bỏ tác nhân gây bỏng
    • 2. Làm mát, sạch vùng bị bỏng bô
    • 3. Đánh giá mức độ bỏng:
    • 4. Băng tạm thời vùng bỏng nếu cần
  • Chữa bỏng bô xe máy cho bé tại nhà
    • Chăm sóc vết bỏng bô cho bé
    • Dinh dưỡng cho bé để vết thương mau lành
  • 5 Sai lầm khi chữa bỏng bô xe máy cho bé

Sơ cứu bỏng bô cho bé đúng cách

Khi bé bị bỏng bô xe máy, việc sơ cứu đúng sẽ giảm tổn thương do bỏng gây ra.

1. Loại bỏ tác nhân gây bỏng

Lập tức đưa bé ra khỏi ống bô xe máy càng sớm càng tốt, cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng để giảm diện tích độ sâu tổn thương bỏng.

2. Làm mát, sạch vùng bị bỏng bô

Việc ngâm hoặc tưới nước mát, sạch lên vùng da bị bỏng giúp làm mát vết bỏng, giảm đau, giảm tổn thương do bỏng gây ra.

2. Làm mát, sạch vùng bị bỏng bô 1 Sơ cứu vết bỏng bằng cách làm mát

Bạn nên làm mát vùng bỏng bô trong vòng 30 phút kể từ lúc bị bỏng, sau 30 phút, cách sơ cứu này sẽ không có tác dụng. Thời gian ngâm hoặc tưới nước mát sẽ kéo dài từ 15-30 phút cho đến khi hết đau rát.

Nhẹ nhàng làm sạch vết thương với nước muối sinh lý. Có thể sử dụng gạc hoặc tăm bông vỗ nhẹ và lau khô vết thương để loại bỏ bụi bẩn, các chất nguy hiểm khác khỏi mô bị tổn thương.

3. Đánh giá mức độ bỏng:

  • Bỏng độ 1: Vết bỏng chỉ ảnh hưởng đến bề mặt da, có biểu hiện như đỏ da, đau, không có phỏng nước. Bỏng độ 1 thường nhanh lành và không để lại sẹo, bạn có thể tự thực hiện các bước sơ cứu và chăm sóc vết bỏng tại nhà cho bé.
  • Bỏng độ 2: Vùng da xung quanh vết bỏng có màu đỏ, ấn vào chuyển thành màu trắng, vết bỏng ẩm và đau, phỏng rộp trong ít nhất 48 giờ. Sau khi đã xử trí vết bỏng đúng cách, bạn hãy đưa bé đến gặp Bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị.
  • Bỏng độ 3: Mức độ bỏng nặng nhất, dễ nhận thấy là mảng màu trắng hoặc cháy sém ở vùng da bị bỏng. Bạn cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức để được điều trị kịp thời. Sau khi đã chăm sóc và điều trị đúng, bỏng độ 3 vẫn để lại sẹo.
Bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức nếu bé bị bỏng độ 3

☛ Có thể bạn quan tâm: Bỏng và các cấp độ bỏng

4. Băng tạm thời vùng bỏng nếu cần

Trong trường hợp bé bị bỏng nặng cần vận động hoặc di chuyển, nên dùng băng gạc băng hờ vết thương để tránh bụi bẩn bám dính vào vùng da bị bỏng. Tuyệt đối không băng bó khi vết bỏng chỉ sưng đỏ hay vết bỏng có phồng rộp.

Chữa bỏng bô xe máy cho bé tại nhà

Sau các bước sơ cứu và xác định mức độ bỏng, bé cần được chăm sóc tại nhà đúng cách kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để vết bỏng mau lành và hạn chế sẹo.

Chăm sóc vết bỏng bô cho bé

➤ Rửa vết bỏng hàng ngày: Việc làm sạch vết thương mỗi ngày giúp loại bỏ bụi bẩn và khử mùi khó chịu.

Nếu vết bỏng chỉ sưng đỏ, bạn chỉ cần sát trùng bằng nước muối sinh lý. Nếu vết bỏng bị phồng rộp, nguy cơ vỡ bọng nước dẫn đến nhiễm trùng vết bỏng rất cao, cần chọn loại dung dịch sát khuẩn không chứa chất gây hại, không gây xót, có hiệu quả kháng khuẩn mạnh. Dung dịch rửa, làm sạch da hư tổn Nacurgo (chai xanh) được khuyến khích sử dụng trong trường hợp này, với tác dụng kháng khuẩn nhanh, mạnh mà lại vô cùng an toàn thích hợp sử dụng cho trẻ.

➤ Bôi thuốc nếu cần: Sau khi đã làm sạch vết bỏng, bạn có thể bôi thuốc hoặc kem sát trùng trị bỏng. Sử dụng đúng loại dung dịch sát khuẩn theo mức độ bỏng giúp chữa bỏng bô xe máy cho bé hiệu quả hơn.

➤ Băng vết thương bằng Màng sinh học bảo vệ, tái tạo da tổn thương Nacurgo (chai vàng): Thay vì sử dụng băng gạc thông thường, bạn có thể băng vết thương bằng dung dịch Nacurgo dạng xịt để rút ngắn thời gian lành vết bỏng cho bé nhờ những ưu điểm dưới đây:

Chăm sóc vết bỏng bô cho bé 1 Nacurgo dạng xịt giúp vết thương lành nhanh gấp 3-5 lần
  • Dạng xịt tiện lợi, thoải mái cho người dùng: Khi xịt dung dịch Nacurgo lên bề mặt vết thương, 1 lớp màng sinh học Polyesteramide được tạo thành và bảo vệ làn da tổn thương của trẻ.
  • Vết thương được thở và thông thoáng: Nacurgo dạng xịt tạo màng sinh học siêu thoáng giúp bề mặt vết thương được thông thoáng, máu tại vùng da bị bỏng lưu thông tốt, từ đó vết thương mau lành hơn.
  • Chứa các thành phần giúp lành vết bỏng nhanh gấp 3-5 lần: Màng sinh học tự phân hủy Polyesteramide có công dụng tái tạo tế bào da bị tổn thương. Nano Curcumin có khả năng kháng viêm, hạn chế sẹo. Tinh chất trà xanh Camellia Sinensis giúp làm dịu vết bỏng.
  • Giải pháp tối ưu cho vết thương nông và rộng: Việc quấn băng gạc trên vùng da rộng bị tổn thương khiến bé gặp không ít khó khăn và bất tiện. Chỉ cần xịt dung dịch Nacurgo sẽ tạo được lớp màng bảo vệ để vết thương nhanh lành hơn.
  • Sử dụng đơn giản, không gây đau: Vết thương được bảo vệ bằng lớp màng có khả năng tự phân hủy sinh học thay vì được băng bằng gạc, bé sẽ không phải chịu cảm giác đau từ việc bóc băng gạc mỗi ngày. Thao tác ấn nút xịt đơn giản, dễ sử dụng.
Khi sử dụng Nacurgo cho trẻ, bạn cần rửa vết thương với nước muối sinh lý trước, sau 3-4 tiếng khi bề mặt vết thương hơi se lại mới xịt Nacurgo để tránh gây xót cho trẻ.

Để tìm mua Nacurgo bạn có thể liên hệ các nhà thuốc phân phối trên toàn quốc  “TẠI ĐÂY”

Hoặc đặt hàng online giao tận nhà “TẠI ĐÂY”

Dinh dưỡng cho bé để vết thương mau lành

Trẻ bị bỏng không nên ăn:

  • Thức ăn giàu nitrat: Việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa nitrat khiến mạch máu bị tổn thương và vết bỏng khó lành hơn. Thức ăn giàu nitrat bao gồm bánh hotdog, thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn…
  • Đồ ăn cay nóng: Thức ăn cay nóng là một trong những nguyên nhân làm chậm quá trình lành vết thương tự nhiên của cơ thể. Hạn chế cho bé ăn các món có tiêu, ớt, cà ri… để vết bỏng bô của bé mau lành nhé!
  • Thức ăn tanh: Vết thương có thể sưng tấy và khó lành nếu bé ăn các thức ăn tanh như hải sản (tôm, cua, ghẹ…) khi đang bị bỏng.
  • Rau muống: Có chất làm tăng sinh collagen quá mức, dễ để lại sẹo lồi.

👍 Thực phẩm cần bổ sung cho trẻ bị bỏng:

  • Protein: Để hỗ trợ hệ miễn dịch cho trẻ và chống nguy cơ viêm nhiễm cần bổ sung các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc heo, bông cải xanh, chối, bơ, các loại đậu như đậu Hà Lan, sữa đậu nành…
  • Vitamin C: Ngoài việc nâng cao hệ miễn dịch, vitamin C còn cung cấp lượng collagen tự nhiên để tổng hợp các sợi dưới da, giúp mau lành da non. Bổ sung Vitamin C cho bé bằng các loại trái cây và rau quả như ớt chuông, bưởi, ổi, cam, quýt…
  • Kẽm: Những thực phẩm như gan, hạt bí, ngũ cốc nguyên hạt, tỏi… có chứa kẽm giúp chống lại sự viêm nhiễm và ngăn ngừa tình trạng sưng viêm.
  • Vitamin E: Để bảo vệ và phục hồi làn da sau bỏng, bạn cần bổ sung vitamin E cho bé bằng các thức ăn như ngũ cốc, dưa leo, đu đủ, cà chua…

☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Bị bỏng bô xe nên ăn gì kiêng gì để mau lành vết thương?

5 Sai lầm khi chữa bỏng bô xe máy cho bé

  • Ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh: Vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh. Các mạch máu và cơ sẽ co lại nếu vùng da bị bỏng quá lạnh, làm nặng thêm tình trạng bỏng của bé.
  • Bôi kem đánh răng lên vùng bị bỏng: Vết bỏng đang bị tổn thương kèm thêm việc thoa kem đánh răng lên dễ khiến trẻ bị bỏng kiềm, gây nên tình trạng đau nhức, vết bỏng lâu lành hơn.
5 Sai lầm khi chữa bỏng bô xe máy cho bé 1 Sai lầm khi bôi kem đánh răng trị bỏng
  • Chọc vỡ các bóng nước: Khi chữa bỏng bô xe máy cho trẻ, bạn không nên chọc vỡ các bóng nước để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào.
  • Dùng nghệ tươi cho vết thương hở: Nếu bạn bôi nghệ tươi cho vết thương hở quá sớm có thể gây nhiễm trùng, da thâm sạm. Chỉ nên dùng nghệ sau khi vết thương đã lành hẳn.
  • Chữa bỏng bằng phương pháp dân gian: Việc chữa bỏng bằng các mẹo dân gian như dùng nước mắm, xà phòng, mỡ trăn,… đắp lên vết bỏng khiến vết bỏng không khỏi, nguy cơ nhiễm trùng cao.
Bôi kem đánh răng, nước mắm, mỡ trăn,… lên vết thương có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.

☛ Tham khảo thêm tại: Bỏng bô bôi mỡ trăn nên hay không?

📝 Trên đây là gợi ý những điều nên làm khi chữa bỏng bô xe máy cho bé. Hi vọng những gia đình không may có con nhỏ bị bỏng bô tìm được cách sơ cứu an toàn, hiệu quả để vết bỏng của bé sẽ mau lành nhé!

Từ khóa » Thuốc Bôi Bỏng Bô Cho Bé