Chữa đau Bụng Kinh Với Mò Hoa đỏ - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Theo y học cổ truyền, mò hoa đỏ có vị đắng nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, khu phong, trừ thấp, tiêu viêm, lợi tiểu... Thường được dùng chữa khí hư, kinh nguyệt không đều, vàng da, khớp xương đau nhức,… Dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc giã tươi đắp ngoài.
Mò hoa đỏ còn có tên gọi là xích đồng nam, lẹo cái, người Thái gọi là co púng pính. Là loài cây bụi mọc hoang ở nhiều nơi cao 1,5 - 2 m, cành non vuông, thân già hình tròn, đường kính 0,3-0,8 cm. Mặt ngoài thân màu nâu bạc hoặc nâu xám. Lá mọc đối hình tim, cuống dài 10 - 19 cm, đầu nhọn, mép có răng cưa nông. Phiến lá dài 10 - 20 cm rộng 8 - 15 cm, gân nổi rõ. Cụm hoa có màu đỏ, dài 10 - 20 cm.
Cây mọc hoang khắp nơi trên đất nước ta. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ và lá. Thu hái rễ và lá quanh năm; rễ rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô dùng dần.
Các bộ phận của cây mò hoa đỏ.
Bài thuốc thường dùng
Bài 1: Chữa đau bụng kinh: Lá mò hoa đỏ, hương phụ, ích mẫu, ngải cứu, mỗi vị 6g; nước 700ml, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống trước khi có kinh khoảng 10 ngày, sau đó có thể uống liền từ 2 - 3 tháng, có tác dụng lưu thông khí huyết và giảm đau.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị thấp khớp sưng đau thuộc thể nhiệt: Mò hoa đỏ 80g, dây gắm 120g; đơn tướng quân, đơn mặt trời, đơn răng cưa, cà gai leo, cành dâu, cây tầm xuân, mỗi vị 8g. Cho 700ml nước, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, dùng liền 1 tuần.
Bài 3: Chữa rối loạn kinh nguyệt, kinh không đều: Mò hoa đỏ, hương phụ, ngải cứu, ích mẫu, mỗi vị 10 - 12g (khô). Cho 700ml nước, sắc trong nửa giờ, chia 2 - 3 lần uống trong ngày, khi uống có thể cho thêm ít đường cho dễ uống. Uống sau khi sạch kinh khoảng 5 - 7 ngày. Uống liền 2 - 3 tuần lễ.
Bài 4: Chữa khí hư thể can uất: (biểu hiện ra khí hư màu đỏ nhợt, hoặc trắng, chất đặc dính, dai dẳng không dứt, hành kinh không đúng ngày ngày miệng đắng, cổ khô, tiểu tiện vàng,… ): Mò hoa đỏ (sao vàng) 40g, thanh bì 20g, bạch đồng nữ (sao vàng) 40g, dái nghệ vàng 20g, quả dành dành (sao cháy) 20g, cam thảo dây 16g. Các vị sao chế xong, cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc lấy 250ml uống. Uống 10 ngày là một liệu trình.
Bài 5 Chữa tiểu buốt, tiểu rắt do nhiệt: Mò hoa đỏ, bạch đồng nữ, cỏ chỉ thiên, rễ tranh, cỏ bấc, mỗi thứ khoảng 16 - 20g. Sắc với 1 lít nước, còn lại 350ml, chia 2 lần uống lúc đói. Uống 5 - 7 ngày.
Bài 6: Chữa khí hư bạch đới: Mò hoa đỏ, ích mẫu, ngải cứu, hương phụ, trần bì, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Uống liền 2 - 3 tuần sau chu kỳ kinh nguyệt. Dùng nhắc lại liệu trình thứ hai vào sau kỳ kinh tháng sau.
Bác sĩ Thu Vân
9 bài thuốc từ rau diếp cá cực hay | Mai mực làm thuốc | Phòng bệnh viêm âm đạo |
Từ khóa » Cây Lá Bấn
-
Mò Hoa Trắng: Vị Thuốc Có Tác Dụng Thanh Nhiệt, Giải độc
-
Bài Thuốc Từ Cây Bạch đồng Nữ (cây Mò Trắng)
-
Cây Bạch đồng Nữ: Đặc điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh
-
Cây Bạch đồng Nữ Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
Cây Bạch Đồng Nữ Cùng 10 Tác Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời
-
Cây Mò Hoa Trắng - Bạch đồng Nữ điều Trị Bạch đới, Khí Hư
-
Mò đỏ, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Mò đỏ
-
Đặc điểm Cây Bần Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Bất Ngờ
-
Mò Trắng Trị Rối Loạn Kinh Nguyệt - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bạch đồng Nữ: Tính Vị, Công Dụng Và Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Từ Cây
-
Cây Bạch đồng Nữ - Báo Đắk Lắk điện Tử
-
Xích Đồng Nam Là Gì, Công Dụng Và Những Bài Thuốc Tốt Nhất
-
NTO - Cây Bạch đồng Nữ Chữa Bệnh Phụ Nữ - Báo Ninh Thuận