Chùa Đình Quán ở Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Chùa Đình Quán được xây dựng trên một ngôi đất cao. Trước đây, chùa Đình Quán thuộc địa bàn thôn Đình Quán, xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Làng Đình Quán
Đình Quán là một làng cổ có bề dày lịch sử hàng ngàn năm, được thể hiện qua các di chỉ khảo cổ học được phát hiện quanh khu vực như di chỉ Ngọa Long với các hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 2000 năm và các di tích lịch sử văn hoá như đình,chùa, miếu… được xây dựng khá sớm.
Lịch sử chùa Đình Quán
Chùa có tên chữ là “Bà Bông Tự”, sau đổi thành “Phúc Quang Tự”, được xây theo kiểu chữ “Đinh”, bao gồm Tam quan, tòa Tam bảo (Bảo Điện) tiếp đến là hai dãy nhà giải vũ, nhà tổ, nhà Mẫu và nhà khách ở cạnh phía Bắc. Được biết, đầu tháng 3/1984, cách chùa chừng vài chục mét về phía Bắc, người làng đào ao đã tìm thấy ngôi mộ cổ trong quan ngoài quách, toàn bộ quan tài được phủ một lớp than dày 0,4m. Đây là nét đặc biệt trong cấu trúc mộ quách gỗ quý được biết xưa nay. Đồ tuỳ táng trong ngôi mộ chủ yếu là đồ trang sức. Cùng với tư liệu hiểu biết của trên dưới mười ngôi mộ cùng loại được khai quật và nghiên cứu tại Việt Nam, có thể ngôi mộ này có niên đại thuộc thời Trần (thế kỷ 13,14)
Kiến trúc chùa Đình Quán
Cổng tam quan xây kiểu bỏ trụ ngoài cùng là hai trụ lớn, kiểu trụ lồng đèn, đỉnh mỗi trụ đắp nổi hình bốn con chim phượng đuôi chụm vào nhau đầu quay bốn hướng tạo thành hình trái dành cách điệu. Thân trụ tạo gờ nổi, trên thân ghi các câu đối chữ Hán. Qua cổng tam quan là khoảng vườn rộng bao quanh các công trình kiến trúc của chùa.
Chùa chính (Bảo Điện) bao gồm tiền đường và thượng điện, nhà tiền đường năm gian xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lớp ngói mũi hài cổ, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, giữa bờ nóc đắp nổi bình nước cam lộ, phía dưới trổ hàng hoa chanh chạy suốt bờ đinh, giữa bờ đinh đắp ba đại tự đề ba chữ Hán vuông vức “ Phúc Quang Tự ”. Hai đốc mái đắp hình rồng miệng ngậm bờ nóc, đuôi rồng uốn cong. Bên trong các vì kèo đỡ mái kết cấu theo kiểu vì kèo cầu quá giang trốn hàng cột phía trước. Mái phân thượng tam hạ tứ, nền nhà lát gạch vuông, tại toà tiền đường đặt các bộ tượng Đức Ông, Thánh Tăng, Hộ pháp giống như cách bài trí phổ biến như bao ngôi chùa khác ở miền Bắc nước ta.
Nối liền với tiền đường là toà thượng điện gồm nếp nhà bốn gian chạy dọc phía sau tạo thành hình chữ Đinh, nhà được xây tường hồi bít đất, các vì kèo đỡ mái làm kiểu kèo cầu quá giang vỉ ruồi mái phân thượng tam hạ tứ. Mái lợp ngói mũi hài cổ, đốc mái đắp hình rồng miệng ngập bờ nóc, trải dài tường hậu đắp các trụ nhỏ, đỉnh trụ đắp hình chim phượng và các bình nước nhỏ. Phía trong toà thượng điện là hệ thống năm lớp tượng được bài trí mang đặc trưng của Phật giáo Đại thừa Bắc tông, tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt của đại Phật.
Hàng trên cùng cao nhất của đại phật điện là bộ tượng Tam Thế Phật thường trụ diệu pháp thân, Phật của quá khứ, hiện tại và vị lai.
Lớp thứ hai là bộ tượng Di Đà Tam Tôn, chính giữa là pho tượng Phật A-Di-Đà, hai bên là tượng Quán Thế Âm và Đại thế chí bồ tát.
Lớp thứ ba là tượng Quán Âm Chuẩn Đề, hai bên là tượng Phổ Hiền Bồ Tát. Lớp tượng ngoài cùng của Phật điện là toà Cử Long và tượng Thích Ca sơ sinh. Tượng Thích Ca đứng trên toà sen ba lớp cánh, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất.
Toà Cửu Long trang trí chín hình rồng phun nước tắm cho đức Phật lúc Ngài mới ra đời, điểm xuyết chín hình rồng là 18 pho tượng Phật được sắp xếp theo thứ tự như toà Tam bảo thu nhỏ. Sát tường hậu thượng điện, bên phải là bệ tượng Quan Âm Toạ Sơn, bên trái là tượng Quan Âm Tống Tử (hay còn gọi là tượng Quan Âm Thị kính).
Các pho tượng Phật đều thuộc phong cách nghệ thuật thế kỉ thứ XVIII – XIX.Phía sau tam bảo, qua một khoảng sân gạch khá rộng là nhà Tổ, nhà Mẫu và dáy nhà giải vũ.
Chùa còn lưu giữ nhiều hiện vật quý có giá trị về lịch sử và nghệ thuật điêu khắc, đặc biệt 34 pho tượng Phật, 13 tấm bia đá, các hoành phi câu đối… trong đó tiêu biểu là quả chuông lớn “Bà Bông Tự”, đức năm Gia Long thứ 18 (1819); ba tấm bia ghi việc trùng tu chùa trong các niên hiệu vua: Quang Hưng ( 1678 – 1599), Chính Hoà (1680 – 1705), Gia Long (1802 – 1819). Đặc biệt có bài văn bia của Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (1527 – 1613). Đây là nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu tìm hiểu lịch sử, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân địa phương.
Trong các bia trùng tu có bia ghi: “… Chùa được xây dựng từ thời Trần”; có bia ghi “… Chùa là đại danh lam…” . Có những chứng tích để giúp ta có thể khẳng định đây là ngôi chùa rất cổ.
Người dân trong làng cho biết, thời xưa có một nàng công chúa con vua Trần ra đây xây dựng ngôi chùa này rồi tu ở đó đến khi mất. Đến khoảng thời Lê Sơ (thế kỷ 15) có một bà vãi quê làng Bông Cời, huyện Thanh Oai, Hà Tây lên ở chùa, bỏ tiền ra tu sửa chùa, mua 3 mẫu ruộng của làng hiến cho chùa rồi cũng ở đó đến khi mất. Nhân dân địa phương nhớ ơn bà, đổi tên là chùa Bà Bông, tạc tượng bà thờ phụng ở phía Bắc trong Tam bảo. Đến cuối thế kỉ XVI, chùa lại được trùng tu khởi công năm 1588, khánh thành năm 1592, mời Trạng Bùng viết văn bia, đã ghi tên là chùa Bà Bông. Đến đời Gia Long (1819) khi đúc quả chuông cổ còn lại đến nay cũng ghi là chùa Bà Bông. Văn bia của Phùng Khắc Khoan đã nêu lên vị trí ngôi chùa, về triết lí đạo Phật, về Tam giáo đồng nguyên và biểu dương những người đã giúp góp tiền của làm công việc công đức. Văn bia ghi “ bài kí trên bia ghi việc tu tạo chùa Bà Bông, thờ Phật ở chùa. Việc đó đã có từ lâu, nay chùa Bà Bông là nơi danh thắng vào bậc nhất xã Phú Diễn trong huyện Từ Liêm, sửa chữa xây dựng lại tất phải đợi loại cây đàn lớn… (đoạn này ghi tên mười người đứng lên hưng công)… nhà sư trụ trì chùa là Lê Pháp Đăng, tự Mậu Hoá, quê ở huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, Thừa Tuyên, Thanh Hoá, xuất gia theo Đạo Lớn, và mọi người lớn nhỏ trong thôn Đình Quán, các vị tín thí này cùng nhau để tâm làm điều thiện, mở rộng lòng thiện, tu sửa chùa vào tháng giêng năm Mậu Tí (1529), chùa được tu sửa các phòng trong ngoài, trên dưới tô lại tượng Phật… các đồ tế lễ. Nay việc sửa chữa đã hoàn thành, các vị lại mua đặt ruộng đất, ao hồ, hiến vào làm đất Tam Bảo, nhờ ta viết ra để mọi người biết việc này…”.
Trải qua nhiều thế kỉ, chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Trong nhiều năm qua chính quyền địa phương cùng nhà chùa, nhân dân địa phương cùng quý khách thập phương đã đâu tư kinh phí trùng tu sửa chữa Tam Bảo, nhà Mẫu, Tam Quan, dựng lại nhà Tổ. xây thêm nhà bia, làm mới nhà khách…
Từ năm 1987 – 1999 nhà chùa cùng với chính quyền và tín thí thập phương đã nhiều lần trùng tu sửa chữa chùa. Đến nay, chùa Đình Quán ngày càng khang trang, đẹp đẽ, mãi mãi tồn tại cùng thời gian và lịch sử, xứng đáng là một ngôi chùa đẹp nổi tiếng của vùng ven sông Nhị.
Chùa Đình Quán đã được Bộ Văn Hoá – Thông Tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 27 tháng 8 năm 1996. Sau nhiều lần trùng tu, chùa ngày càng trở nên đẹp đẽ, là một trong những ngôi chùa đẹp ở miền Bắc.
Chùa Đình Quán được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá theo Quyết định 310-QĐ/BT ngày 13/12/1995. Đây là một công trình kiến trúc cổ, vừa mang tính chất văn hoá dân tộc độc đáo, vừa kết hợp hài hòa với tinh thần thời đại, hoà chung trong cụm di tích lịch sử văn hoá phía Tây Thăng Long.
Vãn cảnh chùa Đình Quán – Hà Nội
Ban biên tập website Vanhoatamlinh.com có dịp tới chùa Đình Quan vào ngày 3/7/2022 và đã ghi lại hình ảnh cảnh vật trong chùa.
Tại chùa Đình Quán vào hè này có mở các khóa tu “Mùa hè hiểu thương” cho các em nhỏ:
Từ khóa » đình Quán Phúc Diễn Từ Liêm Hà Nội
-
Đình Làng Đình Quán - Cốc Cốc Map
-
Chùa Đình Quán – Bắc Từ Liêm
-
Thôn Đình Quán, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
-
Thôn Đình Quán, Xã Phú Diễn, Phường Phúc Diễn ...
-
Tổ Dân Phố Đình Quán, Phường Phúc Diễn, Quận ...
-
Thôn Đình Quán, Xã Phú Diễn, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ ...
-
Tổ Dân Phố Đình Quán, Phường Phúc Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà ...
-
Giới Thiệu Cùa Đình Quán
-
Bán đất Tại Đường Đình Quán - .vn
-
Bán đất Tại Phố Đình Quán, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Diện Tích 42m2
-
Đường Đình Quán, Quận Bắc Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
-
Đường Đình Quán, Phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội - Biggee