Chùa Đồng Kỵ: Dấu ấn “vàng Son” Của Lịch Sử Oai Hùng
Có thể bạn quan tâm
Nét đẹp cổ truyền vẫn còn được lưu giữ
Ẩn mình trong khu dân cư đông đúc tại thị xã Từ Sơn, Chùa Đồng Kỵ vốn mang một nét đẹp phong thuần, giản dị nay lại càng uy nghiêm, sừng sững giữa chốn xóm chợ Cời huyên náo ngay trên đường lộ chính cuối làng.
Lần đầu tiên đặt chân vào ngôi Chùa, ta đã có thể cảm nhận được một sự thư thái, dễ chịu đến kỳ lạ. Nằm ở phía Tây nam của làng, phóng tầm mắt quanh quần thể di tích đền, đình, chùa Đồng Kỵ, ta thấy một cảnh quan tuyệt đẹp trải dài bên bờ hồ, rộng khoảng vài hecta, bao quát xung quanh là ao, hồ, rừng cây cổ thụ như: đa, đề, si, sưa…
Cụ Từ, Trưởng Ban Di tích quản lý Cụm Đình, đền, chùa Đồng Kỵ cho biết, đình Đồng Kỵ đã trải qua 3 đời triều đại được xây dựng và di tu. Đầu tiên, đình được xây dựng vào thời nhà Lý, sau đó thời hậu Lê được trùng tu với quy mô lớn hơn và vào thời Nguyễn cũng được sửa sang lại diện mạo mới. Tuy nhiên, đình Đồng Kỵ lại mang hơi hướng kiến trúc nghệ thuật của thời Hậu Lê (thế kỷ XVIII).
Lý giải cho điều này, cụ Từ đình cho hay, Đồng Kỵ vốn xưa là một vệt làng Việt cổ, khi mới khai ấp lập làng gồm ba trang có tên nôm là Cời, Cọc, Cờ, nằm bên bờ sông Ngũ Huyện Khê. Truyền rằng, cả ba trang đều thờ chung Thành Hoàng làng là Đức Thánh “Thiên Cương” có công đánh giặc Ân vào thời Hùng Vương thứ 6. Về sau, cả ba trang hợp nhất thành một làng lớn lấy tên là “Đồng Kỵ” với ý nghĩa là “cùng giỗ” (thờ chung Thành Hoàng làng), dân chúng lập ban thờ bên ngoài đình là Ban Chung Bầu thờ đầu voi, biểu tượng cho Đức Thánh “Thiên Cương”; bên trong là Ban Án Gian.
Ngôi đình có quy mô kiến trúc to lớn, kết cấu kiểu chữ “Công” gồm 3 tòa: Tiền tế 3 gian 2 chái, Thiêu hương 3 gian và Hậu cung 3 gian 2 chái, mái ngói đao vút uốn lượn. Bộ khung bằng gỗ lim, hệ thống cột cái to khỏe vững chắc với ván sàn và lòng giếng. Cùng với đó, ta có thể để ý từng đường nét tinh tế của lối kiến trúc cầu kỳ này với nóc, cốn, bẩy, đầu dư đều được chạm khắc tinh xảo theo các đề tài “tứ linh tứ quý” như: rồng bay, phượng múa, lân chầu… Đặc biệt, đình được xây dựng trên khuôn viên rộng cùng hồ nước được kè đá với cây cầu đá xanh uốn ngang.
Vốn dĩ, đình chùa đã được xây dựng từ thời xa xưa vẫn lưu giữ và được bảo tồn cẩn thận là do công xây dựng của 37 thợ làm đình, làng không phải đi thuê bất kỳ một người nào ở bên ngoài, vì vậy, nghề mộc ngày càng phát triển và chính là nét tinh hoa của làng đến thời điểm hiện tại. Đình Đồng Kỵ cũng được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa năm 1988.
Hiện, trong đình còn lưu giữ 2 quả pháo lớn bằng gỗ, hàng năm vào dịp hội làng (mùng 3 mùng 4 tháng Giêng) lại được dân làng rước tượng trưng cho phong tục đốt pháo xưa…
Theo tục lệ, hàng năm cứ đến mùng 4 Tết Nguyên đán, đền đình chùa Đồng Kỵ được mở hội. Vào hội, dân làng tổ chức rước kiệu từ đình làng xuống đền xin kính cẩn rước Đức Thánh về đình tế lễ và mở hội và hết hội lại rước trở về đền để an vị, Hội Đồng Kỵ nổi tiếng với tục “rước pháo” và nhiều tục trò dân gian vui chơi giải trí khác như: thi vật, thả chim, tuồng chèo… náo nức mở đầu cho cả mùa lễ hội xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh.
Sang thăm đền Đồng Kỵ, ông Dương Văn Mười, Phó đại diện Ban Di tích giới thiệu, trải qua nhiều triều đại trong lịch sử gìn nước giữ nước, ngôi đền đã nhiều lần được duy tu, nhất là thời đại nhà Nguyễn, câu đầu của tòa Đại tế vẫn lưu giữ dòng chữ khắc bằng tiếng Hán “Hoàng Triều Tự Đức tam thập ngũ niên”- 1882 tức vua Tự Đức.
Sau khi tôn tạo lại vào triều đại nhà Nguyễn, ngôi đền mang kiến trúc chữ “Tam” thể hiện 3 ngôi nhà nằm cạnh nhau, phía trước là hồ nước tụ thủy, phía sau là vườn cây si, sưa cổ thụ xum xuê. Đền còn bảo lưu được nhiều cổ vật quý là đồ thờ tự như ngai, bài vị, hương án, siêu đao, bát bửu, hoành phi, câu đối. Qua những nét kiến trúc cổ truyền, Chùa và đình đền phường Đồng Kỵ chính là sự kết hợp hài hoà của tín ngưỡng dân gian và Phật giáo chính thống.
Nơi nuôi giấu cán bộ Cách mạng
Không chỉ nổi tiếng về nét đẹp phong thuần mà Chùa Đồng Kỵ (Tây Am Tự), còn nức tiếng gần xa bởi các giá trị tâm linh, nghệ thuật và cả một câu chuyện lịch sử huy hoàng, vì chính nơi đây đã từng là căn cứ nuôi giấu nhiều cán bộ của Trung Ương trong giai đoạn tiền khởi nghĩa những năm 1940 – 1945.
Trong quá trình xây dựng và tổ chức lực lượng cách mạng chuẩn bị khởi nghĩa, Đảng rất coi trọng tổ chức và xây dựng các khu an toàn cho phong trào Cách mạng. Nơi đây từng là cơ sở làm cách mạng quan trọng thời kỳ Tiền khởi nghĩa (1940-1945), phong trào Cách mạng đã hình thành ở khu vực Từ Sơn - Tiên Du gồm các làng Đình Bảng, Phù Bưu, Cẩm Giàng, thị trấn Yên Viên, chùa Lã, chùa Đồng Hương, Dương Húc và chùa Đồng Kỵ.
Tổng Bí thư Trường Chinh và các đồng chí Trung ương Đảng như Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng… đã hoạt động cách mạng ở đây, và được nhà sư Phạm Thông Hòa cùng với nhân dân địa phương hết lòng nuôi giấu, bảo vệ, che chở không để lộ trước sự lùng sục, càn quét khủng bố của quân địch.
Cũng tại ngôi nhà khách của chùa, ngày 9-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp Hội nghị mở rộng và ra bản Chỉ thị lịch sử “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”; sau đó để phòng bị động, Hội nghị đã được chuyển đến nhà thờ họ Nguyễn ở làng Đình Bảng (Từ Sơn).
Chùa được công nhận Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia năm 1974. Cho đến nay vẫn còn nguyên vẹn di tích nơi ở của đồng chí Trường Chinh gồm nơi nghỉ ngơi, nơi làm việc, bếp lò vừa để làm nấu ăn, vừa để hủy tài liệu khi cần thiết.
Cũng vào năm 1945, khi phát xít Nhật và thực dân Pháp vơ vét, bóc lột tham tàn, bắt dân nhổ lúa, trồng đay, rồi đê thượng ngàn bị vỡ, đê sông Ngũ Huyện bị tràn, làng xóm, đồng ruộng ngập lụt, người chết như ngả rạ, gây nạn đói khủng khiếp và liên tiếp, mùa màng bị mất trắng,... đã làm cho cuộc sống của những người nông dân quanh vùng nói chung, nhân dân Đồng Kỵ nói riêng đã cơ hàn lại càng thêm cùng cực.
Ở xung quanh đình chùa Đồng Kỵ, những người thập phương lang thang, đói khát, thân hình gầy guộc, trơ xương kéo đến rất đông. Người ngồi, người nằm ngổn ngang chật sân đình, góc chợ, cảnh vất vưởng, thoi thóp và mùi hôi nồng nặc khiến ruồi muỗi bám khắp mình, chốc chốc lại có người chết. Ngày một nhiều số người chết càng tăng lên, đến lúc này, nhân dân ở Đồng Kỵ đã đứng ra tổ chức quyên tiền, quyên gạo, nấu cháo cứu người sa cơ, khốn khổ. Tất cả đều được phát chẩn tại đình chùa Đồng Kỵ, nên người từ các nơi kéo về rất đông, gần một tháng cứu được nhiều mạng người thoát khỏi vòng tay tử thần.
Trong cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ chống thực dân Pháp, nhân dân Đồng Kỵ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng, đã đóng góp không nhỏ sức lực và tài sản của mình xây dựng, củng cố bảo vệ địa bàn quan trọng, nơi chuyển tiếp nối liền giữa hai vùng chiến khu Việt Bắc và Thủ đô Hà Nội, chưa kể đến với một vị trí khá quan trọng về cả kinh tế, chính trị lẫn quân sự, phường Đồng Kỵ trở thành một tụ điểm trọng yếu của nhiều sự kiện lịch sử một thời, là ngã ba chiến lược của kinh thành Thăng Long.
Ngôi chùa đã được dân làng khởi dựng từ lâu đời, khoảng hơn 300 năm về trước để thờ Phật và đã qua nhiều lần trùng tu tôn tạo, dấu ấn cổ còn lại là vào thời vua Khải Định. Chùa gồm nhiều công trình như: Gác chuông, Tam Bảo, Hậu đường, nhà Tổ, nhà Khách, vườn Tháp… Kế thừa truyền thống lịch sử và cách mạng của lớp cha anh đi trước, Đồng Kỵ thời kỳ đổi mới đã đạt được nhiều thành tích đáng kể.
Ngoài ra, trong năm vào những ngày sóc vọng, những ngày lễ tết theo phong tục chung dân làng cũng tổ chức làm lễ trên đình, đền, và chùa. Ông Nguyễn Tiến Quyết, Phó Chủ tịch UBND phường Đồng Kỵ cho biết, vừa qua ngày 14/05/2022, chùa Đồng Kỵ rất vinh dự tổ chức lễ Vu Lan báo hiếu thu hút rất đông khách thập phương về thăm chùa trên địa bàn phường. Ông không giấu nổi niềm tự hào khi Đồng Kỵ đã bao đời kế thừa truyền thống lịch sử và cách mạng của lớp cha anh đi trước, để cho Đồng Kỵ ngày nay làm nên các kỳ quan đẹp cho đời từ những giá trị truyền lại cho thế hệ sau.
Càng tự hào hơn khi chứng kiến Đồng Kỵ thay da đổi thịt từng ngày cùng nhân chứng lịch sử vẫn trường tồn với thời gian, việc bảo tồn và phát huy các di tích Cách mạng trong thời gian qua không chỉ là trách nhiệm, mà còn thể hiện lòng yêu nước sâu sắc của con dân Bắc Ninh đến những tiền bối Cách mạng của Đảng và Nhà nước, làm cho công cuộc xây dựng xã hội nơi đây ngày càng đổi mới và phát triển hưng thịnh.
Từ khóa » đền Lý Thiên Cương
-
Chuyện Về Vị Tiến Sĩ đầu Tiên Của Hà Nam
-
Đền Lý Thiên Cương - Thành Phố Thanh Hóa - Wikimapia
-
Đền Lý Thiên Cương, Đường Lê Lai, Thanh Hóa
-
Vua Lê Thái Tổ đã Khóc Một Người - VUSTA
-
Đền Lý Thiên Cương - Facebook
-
Đền Lý Thiên Cương - Interest - Facebook
-
Đình Dương Khê Thờ Phụng Thiên Cương Linh Ứng Đại Vương
-
Lễ Hội Làng Đồng Kỵ - Liên đoàn Lao động Tỉnh Bắc Ninh
-
Trong “men Xuân” Miền Quan Họ - News - Báo Bắc Ninh
-
Hội Rước Pháo Làng Đồng Kỵ: Gìn Giữ Nét Truyền Thống đặc Sắc | Lễ Hội
-
Đình Vĩnh Lộc - Di Tích Lịch Sử - Làng Nghề Truyền Thống
-
Đền Núi Sưa - Nhịp Sống Hà Nội - Hànộimới
-
Ngoại Khóa: Mô Hình Trường Học Gắn Với Di Sản “Đền Thiên Cổ
-
DI TÍCH THẮNG CẢNH XỨ THANH - CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ...
-
Đền Hùng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đình Vị Hạ - Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Hà Nam