Chùa Hang Châu Đốc - Khám Phá Sự Tích Ly Kỳ Ngôi Chùa Núi Sam

Chùa Hang Châu Đốc là một trong 4 di tích nằm trên núi Sam thuộc huyện Châu Đốc tỉnh An Giang. Chùa Hang Châu Đốc cùng với chùa Tây An, chùa Bà Châu Đốc và Lăng Ngọc Hầu biến núi Sam trở thành điểm du lịch tâm linh lý tưởng bậc nhất khu vực Nam Bộ. Chùa Hang không chỉ nổi tiếng về cảnh sắc say đắm lòng người mà ngôi chùa còn gắn với rất nhiều giai thoại và sự tích ly kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn khám phá những nét mới lạ và thú vị ở ngôi chùa này.

  • Chùa Bà Thiên Hậu-Ngôi Chùa Cổ nhất Người Hoa xây dựng ở Việt Nam
  • Chùa Kim Cang Ngôi Chùa Cổ Nổi Tiếng Long An
  • Chùa Dơi Sóc Trăng & Những sự thăng trầm trong lịch sử

Nội dung bài viết

  • 1. Giới thiệu chùa Hang Châu Đốc
    • Chùa Hang Châu Đốc ở đâu?
    • Lịch sử chùa Hang Châu Đốc
    • Sự tích chùa Hang Châu Đốc- Phước Điền Tự
  • 2. Kiến trúc chùa Hang Châu Đốc- Phước Điền Tự

1. Giới thiệu chùa Hang Châu Đốc

Chùa Hang Châu Đốc ở đâu?

Chùa Hang Châu Đốc tọa lạc tại sườn núi Sam về phía Tây – TP Châu Đốc – Tỉnh An Giang.

Chùa Hang nằm trên sườn núi cách mặt đất khoảng 300m và rất gần cụm di tích chùa Bà Châu Đốc, chùa Tây An và lăng Ngọc Hầu.

Đây là một điều kiện lý tưởng để du khách có thể đến thăm một quần thể chùa gồm 4 ngôi chùa nổi tiếng ngay trong ngày.

chua-hang-chau-doc
Cảnh chùa Hang Châu Đốc

Lịch sử chùa Hang Châu Đốc

Chùa Hang Châu Đốc là ngôi chùa có lịch sử đã hơn 150 năm nay. Ban đầu, chùa chỉ là một am nhỏ được đích thân một người phụ nữ tên Thợ dựng lên làm nơi tu hành, chiếc am khi đó rất nhỏ và chỉ được lợp bằng tre lá đơn sơ.

Bà Thợ tên thật Lê Thị Thơ, là người dân xóm Chợ Lớn, bà sinh năm 1818, trước làm nghề may nên dân chúng trong vùng quen gọi là bà Thợ.

Cuộc đời bà Thợ rất thăng trầm, sinh ra trong gia đình nghèo khó, cha mẹ mất sớm bà một mình tần tảo làm thợ may kiếm tiền nuôi hai em nhỏ.

Sau này, khi lập gia đình bà cũng không được may mắn trong hôn nhân, cuộc hôn nhân đổ vỡ vì người chồng thường xuyên rượu chè bê tha.

Chán nản cuộc sống đời thường, bà từ bỏ sự đời và lên núi Sam tìm đến chùa Tây An xuống tóc đi tu và lấy pháp danh là Diệu Thiện.

Trên chùa Tây An, sư Diệu Thiện tu hành được một thời gian thì bà nhận thấy đây cũng không phải nơi phù hợp với mình.

Bởi nơi đây tuy là chùa nhưng rất đông người thường xuyên lui tới, cuộc sống không được thanh tịnh mà rất xô bồ, lại thêm việc chính quyền địa phương thường xuyên dòm ngó.

Thấy vậy, khoảng năm 1950 bà dứt áo ra đi để tìm nơi khác tu hành.

Trên đường đi bà bắt gặp một cái Hang cách vị trí chùa Tây An khoảng 1km nằm ở phía Tây sườn núi Sam, bà liền dựng am và lập nên nơi tu hành cho riêng mình.

Đó chính là khởi nguyên của chùa Hang Châu Đốc- Phước Điền Tự ngày nay.

chua-hang-chau-doc-o-dau
Chùa Hang Châu Đốc với không khí thanh tịnh

Năm 1899 sư nữ Diệu Thiện qua đời. Người dân trong vùng vẫn luôn kính trọng và biết ơn bà vì đã cứu vớt tâm hồn của rất nhiều những con người chán cảnh đời bằng sự thiền tâm hướng phật.

Đến nay, trong chùa vẫn còn lưu lại di ảnh một người phụ nữ hiền hậu, nhân từ và cuốn giảng đạo do chính tay bà viết cũng vẫn được lưu truyền lại.

Năm 1885, ông Nguyễn Ngọc Cang đã cùng những người dân trong vùng chiêu mộ của cải và tiền bạc để xây dựng lại ngôi am nhỏ của bà Diệu Thiện thành một ngôi chùa nhỏ.

Khi đó ngôi chùa mới cũng chỉ có quy mô nhỏ. Năm 1937 Phước Điền Tự được tôn tạo lại lần tiếp theo bới nhà sư Thích  Huệ Thiện

Và hiện nay chùa vẫn còn đang được trùng tu và mở rộng thêm dưới thời trụ trì Thích Thiện Trơn.

Sự tích chùa Hang Châu Đốc- Phước Điền Tự

Tương truyền khi bà Thợ tức nữ sư Diệu Thiện mới chuyển đến lập am tu hành nơi hang sâu bà đã bắt gặp một đôi rắn mãng xà rất lớn và hung hãn trong hang, trước kia chúng thường đêm đêm đi phá hoại nhà dân. Tuy nhiên, khi gặp vị nữ sư hiền lành phúc hậu chúng bỗng dưng lại trở lên hiền lành. Hai con mãng xà đã ở lại hang trở thành linh vật trấn giữ và bảo vệ nơi đây, ngày đêm được bà cho ăn cơm chay và nghe kinh cầu Phật. Trong hai con có một con màu đen được bà gọi là Thanh Xà, còn còn lại màu trắng bà đặt tên là Bạch Xà. Điều kì lạ là sau khi bà mất hai con mãng xà cũng biến mất bặt vô âm tín từ khi nào không ai hay. Từ đó trong chùa Hang nhân dân còn lập đường thờ hai vị thần rắn để trấn giữ nơi đất thiêng này.

2. Kiến trúc chùa Hang Châu Đốc- Phước Điền Tự

Chùa Hang Châu Đốc có vị trí nằm trên núi cách mặt đất khoảng 300m . Khi xưa, đường lên núi rất dốc vì sườn Tây núi Sam hầu như dựng đứng và rất khó đi. Tuy nhiên, hiện nay lối lên chùa đã được xây dựng những bậc thang bằng đá lên tận nơi để thuận tiện cho du khách. Đi lên chùa Hang bằng những bậc thang đá trắng, du khách còn có thể chậm rãi mà ngắm nghía, thăm thú cảnh rừng núi Sam, một màu xanh ngút mắt cả chiều rộng và bề sâu với một bầu không khí trong lành và mát mẻ. Nhìn ra xa là những cánh đồng lúa bát ngát, những dòng sông cắt ngang uốn lượn rất đẹp mắt.

bac-thang-len-chua-hang-chau-doc
Bậc thang đá lên chùa Hang Châu Đốc

Ngôi chùa gồm hai công trình chính đó là: hai ngôi bảo tháp và chánh điện. Khi vừa lên tới chùa du khách sẽ bị thu hút bởi hai ngôi bảo tháp cao và có dáng đứng hiên ngang, màu sắc nổi bật với những đường nét chạm trổ tỉ mỉ và dụng công rất tinh tế. Hai tòa bảo tháp cũng chính là nơi thờ tự hai vị sư có công lớn nhất trong việc hình thành chùa Hang Châu Đốc là bà Thợ và nhà sư Thích Huệ Thiện. Bảo tháp phía dưới là nơi thờ sư Thích Huệ Thiện, còn tòa tháp phía trên là nơi thờ nữ pháp sư Diệu Thiện tức bà Thợ. Chùa còn có công trình mà nhân dân dành để tưởng nhớ vị Phán Thông là người đã có công quyên góp tiền bạc tu dựng chùa lần đầu tiên sau khi bà Diệu Thiện qua đời.

Phần chánh điện của chùa Hang Châu Đốc không quá lớn nhưng rất khang trang và được trang hoàng với những bức phù điêu nghệ thuật ấn tượng. Chính điện là nơi thờ Phật Thích ca cùng một số các vị thần. Nổi bật phía trước chùa có cây phướn chiều cao lên tới 20m cùng những bức tượng linh vật trắng muốt.

Đọc tiếp: Tham quan Chùa Linh Ứng Đà Nẵng Sơn Trà- “Cầu gì được nấy”

5 / 5 ( 1 vote )

No related posts.

Từ khóa » Sự Tích Chùa Hang Núi Sam