Chùa Hương ở đâu? Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương 2021

Chùa Hương ở đâu?

Chùa Hương ở đâu? Trung tâm chùa Hương nằm tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, có vị trí ở ven bờ phải sông Đáy. Trên thực tế, chùa Hương còn có tên khác là chùa Hương Sơn, chùa Hương Tích…,

Đây là tên gọi của cả một quần thể văn hóa – tôn giáo, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, ngôi đền thờ thần, các ngôi đình linh thiêng của du lịch tâm linh miền Bắc như: Động Hương Tích, Chùa Thiên Trù, Đền Trình, Chùa Giải Oan,….

Bến Đục - Suối Yến - chùa Hương
Bến Đục – Suối Yến – chùa Hương ở đâu?

Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Danh thắng này không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh được nhiều người biết tới mà còn là một trong những danh thắng hấp dẫn của quốc gia. 

Có một số người nhầm lẫn giữa Chùa Hương Hà Nội và Chùa Hương ở Hà Tĩnh. Trên thực tế đây là hai ngôi chùa hoàn toàn khác nhau. Chùa Hương Hà Tĩnh (Chùa Hương Tích) thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh có ba khu chính là am Thánh Mẫu, đền Thiên Vương và Thượng Điện. 

Do đó, khi được hỏi “Chùa Hương ở đâu?“, bạn nên phân biệt rõ ngôi chùa ở Hà Nội hay ở Hà Tĩnh. Khi nói đến những nơi thờ cúng, tín ngưỡng sẽ không nên so sánh ở đâu nổi tiếng hơn, tuy nhiên khi nhắc đến chùa Hương, đa số là nói đến ngôi chùa ở miền Bắc. Bài viết này sẽ chia sẻ kinh nghiệm đi chùa Hương ở Hà Nội tự túc cực kỳ chi tiết!

  • Xem thêm: Du lịch tâm linh, hiểu sao cho đúng? Những địa điểm du lịch tâm linh của Việt Nam
  • Xem thêm: Bản đồ du lịch miền Bắc
  • Xem thêm: Tổng hợp các điểm du lịch Việt Nam trong nước

Chùa Hương mở cửa trở lại từ 13/3/2021

Sau thời gian tạm dừng đón khách để phòng, chống dịch COVID-19, từ ngày 13/3, Khu di tích Thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) sẽ mở cửa trở lại phục vụ khách tham quan.

Để hoạt động tham quan, tín ngưỡng được an toàn, UBND huyện Mỹ Đức (Ban tổ chức Lễ hội chùa Hương) đã xây dựng phương án về đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chùa Hương khi mở cửa trở lại.

Huyện Mỹ Đức đề nghị du khách thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn 5K của Bộ Y tế; tuyệt đối chấp hành việc đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế bằng mã QR code, hạn chế tập trung đông người.

Ngoài ra, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của xã, hệ thống phát thanh tại khu di tích; lắp dựng các cụm pano, băng rôn, khẩu hiệu để du khách có được những thông tin cần thiết về khu di tích, lễ hội và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Bản đồ chùa Hương

Bản đồ chùa Hương
Bản đồ chùa Hương – Các điểm hành lễ, dừng chân, vãn cảnh

Thời điểm đi chùa Hương thích hợp nhất?

Danh thắng chùa Hương là một quần thể các chùa chiền linh thiêng nằm xen kẽ giữa nơi sơn thủy hữu tình. Hành trình viếng thăm chùa Hương là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam, cũng là hành trình về với đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Bên cạnh đó du khách còn được thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên của đất trời.

Cảnh chùa Hương - suối Yến
Hình ảnh chùa Hương

Hàng năm cứ mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp bốn phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Chính vì thế, thời điểm di chùa Hương thích hợp nhất là vào dịp đầu năm – khai hội chùa Hương hoặc vào mùa thu khi trời đất chuyển mình, cảnh sắc non nước hữu tình nên thơ.

Tuy nhiên, vào mùa lễ hội chùa Hương (tháng 1 âm lịch – đến cuối tháng 2 âm lịch), chùa Hương sẽ rất đông phật tử hành hương lẫn người dân du xuân. Nếu bạn thích vãn cảnh thì nên tranh vào thời gian này.

Cuối tháng 3 âm lịch là mùa hoa gạo đỏ rực hai bờ suối Yến, bạn có thể lựa chọn thời điểm này cho chuyến du lịch Chùa Hương 2021. Ngoài ra, những tháng cuối năm, thời tiết mát mẻ từ tháng 9 đến tháng 12 (dương lịch) là thời điểm lý tưởng để đi lễ chùa và cảm nhận khung cảnh thanh tịnh, thú vui ngồi thuyền vãn cảnh lạc vào non tiên cõi Phật.

  • Xem thêm: Chốn bồng lai tiên cảnh đất Phật Hà Nam – chùa Tam Chúc
  • Xem thêm: Kinh nghiêm vãn cảnh Khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính Ninh Bình

Lễ hội chùa Hương Hà Nội

Lễ hội chùa Hương - chùa Hương ở đâu?
Lễ hội chùa Hương – chùa Hương ở đâu?

Lễ hội chùa Hương kéo dài bao lâu?

Lễ hội chùa Hương Hà Nội bắt đầu từ mùng 6 tháng Giêng kéo dài đến hạ tuần tháng 3 (âm lịch). Cao điểm của hội chùa Hương là từ Rằm tháng Giêng đến 18 tháng 2 (âm lịch). 

Vào ngày hội, ở trong chùa Trong có lễ dâng hương, hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. 

Trong lễ hội có rước lễ và rước văn. Người làng dinh kiệu tới nhà ông soạn văn tế, rước bản văn ra đền để chủ tế trịnh trọng đọc, điều khiển các bô lão của làng làm lễ tế rước các vị thần làng.

Lễ hội thắng cảnh chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…

Lễ hội chùa Hương 2021

Chùa Hương có mở cửa Tết 2021 không? Lễ hội chùa Hương có tổ chức không? là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vào dịp đầu năm nay.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lễ khai hội chùa Hương năm Tân Sửu 2021 không diễn ra, khu di tích chùa Hương cũng dừng đón khách, ít nhất đến Rằm tháng Giêng. Thông báo mở cửa đón khách trở lại sẽ được các cơ quan chức năng thông báo, khi dịch Covid 19 được kiểm soát tốt tại Hà Nội

Cách di chuyển đến chùa Hương

Chùa Hương thuộc tỉnh nào?

Chùa Hương cách Hà Nội bao xa? Địa chỉ chùa Hương thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 50km. Do đó, bạn có thể dùng Google Maps dùng làm bản đồ đi chùa Hương vì đường đi chùa Hương rất dễ tìm và cũng rất dễ di chuyển.

Đường đi chùa Hương bằng xe máy

Cách này dành cho những nhóm bạn thích phượt chùa Hương: Đi theo hướng Nguyễn Trãi – Hà Đông, đến ngã ba Ba La rẽ trái theo hướng Vân Đình. Đi tiếp khoảng 40km sẽ đến được Tế Tiêu, rẽ trái và hỏi đường đến chùa Hương.

Hoặc đi đường quốc lộ 1A cũ hướng đi Thanh Trì.

Đường đi chùa Hương bằng ô tô

Đi theo hướng quốc lộ 1A Pháp Vân – Cầu Giẽ, đến nút giao Đồng Văn rẽ phải vào quốc lộ 38, đi tiếp 15km theo hướng Chợ Dầu.

Xe bus đi chùa Hương

Nếu đi bằng xe bus, bạn có thể lựa chọn một trong ba tuyến buýt 211, 78, 75, trong đó tuyến 211 và 78 đón tại bến xe Mỹ Đình, còn tuyến 75 đón tại bến xe Yên Nghĩa.

Tuy nhiên đi xe buýt khi xuống bến sẽ phải đi bộ khá xa để vào được khu trung tâm chùa Hương, bạn có thể đi xe ôm hoặc taxi.

Kinh nghiệm du lịch chùa Hương của mình đưa ra lời khuyên là bạn nên đi bằng xe máy hoặc ô tô, nếu không có ô tô thì rủ bạn bè thuê xe đi chùa Hương là thuận tiện nhất.

Cầu Hội chùa Hương
Cầu Hội chùa Hương ở đâu?

Chi phí đi chùa Hương – Giá vé cáp treo – Giá vé thuyền – Giá vé chùa Hương

Giá vé tham quan chùa Hương

Giá vé tham quan chùa Hương gồm vé thắng cảnh: 80.000đ/khách và vé đò thuyền: 50.000đ/khách.

Tổng: 130.000đ/khách 

Đây là giá vé áp dụng cho tuyến tham quan: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – động Hương Tích (xuất phát từ bến Đục chùa Hương)

Giá đò chùa Hương với tuyến Tuyết Sơn, Long Vân là 35.000 đồng/người.

Ngoài ra, đối với những trường hợp đặc biệt như thương binh hạng đặc biệt, trẻ em cao dưới 1,1m dưới 10 tuổi sẽ được miễn phí vé hoàn toàn. 

Giá vé cáp treo chùa Hương

Giá vé cáp treo chùa Hương chia thành 2 hạng (người lớin và trẻ em) và 2 loại vé (1 chiều và khứ hồi)

 Người lớnTrẻ em dưới 1,2m
Một chiều120.000đ/vé90.000đ/vé
Khứ hồi180.000đ/vé120.000đ/vé

Đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì?

Chùa Hương là chốn linh thiêng đất Phật nên khi đi du lịch Chùa Hương 2021 bạn cần lưu ý những điều sau:

Trang phục văn minh lịch sự

Khi đi lễ chùa, đền, đình, am…, những nơi linh thiêng theo tín ngưỡng hay tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di sản… nói chung, bạn cần lựa chọn những bộ trang phục lịch sự. Tuyệt đối không ăn mặc phản cảm, xuề xòa như: quần áo ngắn hở cơ thể, váy ngắn trên gối…, đặc biệt khi lên chùa dâng hương, hành lễ điều này lại càng quan trọng.

Nên chọn quần áo tối màu, có cổ. Để cảm thấy thoải mái không đâu chân nên đi giày thể thao hoặc giày bệt khi đi vãn cảnh tại khu du lịch chùa Hương. 

Chùa Hương rất đông vào dịp khai hội, đầu năm
Chùa Hương rất đông vào dịp khai hội, đầu năm

Chuẩn bị lễ tại nhà

Mặc dù tại các kiot trên đường đi đến chùa Hương có rất nhiều cơ sở bán đồ lễ, nhưng kinh nghiêm đi chùa Hương của mình khuyên các bạn nên chuẩn bị lễ cần thiệt tại nhà để tránh giá cả tăng cao vào dịp đầu năm và lễ hội. 

Quan trọng nhất, lễ chùa chủ yếu là thành tâm nên đi chùa hương cần sắm mấy lễ cũng tùy vào điều kiện và quan điểm của từng người. Tất nhiên, đồ lễ chùa Hương cũng không quá xuề xòa, những đồ thiết yếu như: hương, bánh, trái, oản, nước, văn khấn chùa Hương, văn khấn đền Trình chùa Hương, sớ… không phải quá khó và tốn kém để chuẩn bị.

Chuẩn bị đồ ăn uống tại nhà

Tương tự đồ lễ khi đi chùa Hương, bạn nên chuẩn bị một chút đồ ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số đồ ăn nên chuẩn bị như: nước lọc, bánh mì, xôi, giò chay, trái cây,…. đồ chay là ưu tiên khi đi lễ chùa.

Chùa Hương ở đâu?
Chùa Hương ở đâu?

Lưu ý khi mua đặc sản, đồ lưu niệm

Tại khu di tích Hương Sơn có rất nhiều đặc sản (tất nhiên không phải đặc sản chùa Hương mà do người dân địa phương bán), đồ lưu niệm. Nếu mua làm quà, bạn cần hỏi giá trước, đặc biệt trong những ngày lễ hội đầu năm.

Đối với một số loại đồ ăn đóng hộp như bánh củ mài, bánh rau sắng,…cần kiểm tra hạn sử dụng sản phẩm.

Không sử dụng, mua về làm quà các loại thú và thịt thú rừng vì có thể bạn mua phải động vật hàng cấm. Hơn nữa đi lễ chùa không nên sát sinh, ăn mặn… sẽ làm giảm sự thành tâm.

Cần xem xét cẩn thận về thông tin, nguồn gốc những loại thuốc nam bán dọc bên đường dù người bán quảng bá là chữa bách bệnh.

Bảo quản tư trang

Du lịch Chùa Hương 2021 hay bất kỳ khu du lịch nào, bạn cũng cần bảo quản tốt tư trang ở những nơi đông người. Nên đeo ví tiền, điện thoại trước ngực. 

Xem trước dự báo thời tiết chùa Hương

Để có chuyến du lịch Chùa Hương thuận lợi, bạn nên xem trước thời tiết Chùa Hương 7 ngày tới . Nếu có dự báo mưa bạn nhớ đem theo áo mưa, ô. Nếu trời nắng hãy mang theo mũ, ô và bổ sung thêm nhiều nước uống.

Dự báo thời tiết chùa Hương

Chương trình dự báo thời tiết Hà Nội 7 ngày tới được cập nhật tự động, dành cho những du khách đang có dự định du lịch Hà Nội, hay du lịch chùa Hương.

  • Xem ngay: Dự báo thời tiết chùa Hương, Hà Nội 7 ngày tới
Xin nước thánh trong động Hương Tích
Xin nước thánh trong động Hương Tích

Đi chùa Hương cầu gì?

Đi chùa Hương cầu gì? là câu hỏi nhiều bạn hay thắc mắc. Tùy vào nhu cầu và đời sống tinh thần của mỗi người mà việc cầu gì ở chùa Hương là khác nhau. 

Thông thường, người ta thường nói rằng đi chùa Hương cầu con rất được như ý (cầu tự ở chùa Hương). Với những người buôn bán, làm ăn kinh doanh thì họ lại cầu tài lôc. Với người đang làm việc thì cầu công danh, sự nghiệp, với người đi học thì cầu thi cử…

Nhưng đến cửa Phật nên cầu bình an và tìm đến những giây phút thư thái của tâm hồn.

5 gợi ý trên đã giúp bạn trả lời cho câu hỏi: Đi chùa Hương cần chuẩn bị những gì? Nhưng điều quan trọng nhất trong một chuyến du lịch trính là lịch trình tham quan. Hãy tiếp tục đọc nhé!

Giới thiệu về chùa Hương và các điểm tham quan

Chùa Hương thờ ai

Đền Trình chùa Hương thờ vị thần tướng là Quan Tư Mã Hùng Lang đã góp công đánh giặc Ân phò vua Hùng Vương thứ VI.

Động Hương Tích thờ Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh, tạc vào thời Tây Sơn Cảnh Thịnh năm thứ hai (1793).

Đền Cửa Võng hay đền Vân Song thờ bà “chúa Rừng” có tên hiệu là “Thượng Ngàn Vân Hương Công chúa Lê Mai Thánh Mẫu”. 

Chùa Thiên Trù hay chùa Trò, chùa Ngoài ứng với địa phận trên trời nằm vào chòm sao Thiên Trù (bếp Trời), là một thiền viện lớn, tụ tập các nhà tu hành đạo Phật, lưu giữ Kinh, Luật, Luận của đạo Phật và họ tu hành Phật Pháp.

Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Động Hương Tích
Động Hương Tích – chùa Hương ở đâu

Chùa Giải Oan chùa Hương ở đâu?

Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 mét, thì đến suối Giải Oan. Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét. Trong chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thiên Nhiên thanh trì nước trong mát. Hai bên chùa có hai động nhỏ, động thuyết kinh bên phải, am Phật Tích bên trái.

Sự tích chùa Hương

Từ xưa cho đến nay du khách trẩy hội Chùa Hương đã biết đến một quần thể hang động mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian – đạo Phật với nền văn hoá nông nghiệp (ao bèo, con trâu, đàn lợn, nong tằm, né kén…) và phảng phất nét văn hoá phồn thực (bầu sữa mẹ, núi cô, núi cậu…) du khách đến Chùa Hương cầu mong được thắp một nén tâm hương trước đấng siêu phàm và lời nguyện cầu mọi sự tốt lành.

Chùa Hương gắn liền với tín ngưỡng dân gian thờ Bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết thì ở vùng “Linh sơn phúc địa này“ vào thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã vào tu hành 9 năm đắc đạo thành phật đi cứu độ chúng sinh. (Ngày Phật Đản là ngày 19 tháng Hai hàng năm theo Âm lịch). Đây cũng là giữa mùa xuân, mùa của trăm hoa đua nở, cây cỏ xanh tươi khí trời mát mẻ.

Lịch sử chùa Hương

Ngôi chùa được xây dựng với quy mô chính vào khoảng cuối thế kỷ 17, sau đó bị hủy hoại trong kháng chiến chống pháp năm 1947, sau đó được phục dựng lại năm 1988 do Hòa thượng Thích Viên Thành dưới sự chỉ dạy của cố Hoà thượng Thích Thanh Chân.

Trụ trì chủa Hương

Trụ trì chùa Hương là Thượng tọa Thích Minh Hiền – Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tour du lịch chùa Hương

Chùa Hương là một quần thể các chùa chiền nằm rải rác trong trong thung lũng Suối Yến, nên để đi hết được trọn vẹn tất cả các chùa tại đây, sẽ mất từ 2 – 3 ngày. Nhưng bạn cũng có thể lựa chọn một trong những hành trình sau đây để có thể khám phá khu du lịch chùa Hương trong 1 ngày.

Toản cảnh chùa Hương
Toản cảnh chùa Hương

Tour chùa Hương 1 ngày

Theo kinh nghiệm đi chùa Hương của mình, nếu chỉ đi trong một ngày, bạn nên viếng thăm đền Trình, chùa Thiên Trù, và động Hương Tích (chùa Trong), đây là những ngôi chùa chính và linh thiêng nhất trong toàn thể khu danh thắng chùa Hương. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể đi bằng cáp treo.

Nếu lựa chọn leo bộ và muốn thành tâm khám phá chùa Hương, bạn có thể đi theo 3 tuyến hành hương như sau:

– Tuyến Hương Tích: Bến Đục (suối Yến) – Đền Trình – chùa Thiên Trù – động Tiên Sơn – chùa Giải Oan – đền Trần Song – động Hương Tích – chùa Hinh Bồng.

– Tuyến Thanh Sơn Hương Đài: Hang Sơn Thủy Hữu Tình – chùa Thanh Sơn – động Hương Đài – chùa Long Vân – động Long Vân – chùa Cây Khế.

– Tuyến Tuyết Sơn: Đền Trình – chùa Tuyết Sơn – chùa Bảo Đài – động Ngọc Long – chùa Cá.

Lịch trình tham khảo tour du lịch chùa Hương

07h30-10h15: Đi xe đến bến đò Chùa Hương – bến Đục

10h30: Đi thuyền trên suối Yến, thưởng lãm những ngọn núi mang các hình thù kỳ vĩ như: Sư Tử Phục, Núi Mâm Xôi và đi qua Cầu Hội.

11h30:  Lễ phật tại chùa Thiên Trù, toạ lạc trên thềm núi Lão.

12h30:  Nghỉ ngơi ăn trưa.

13h30:  Lễ phật tại động Hương Tích nơi được mệnh danh là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Tại đây Quý khách có dịp chiêm bái tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát làm bằng đá xanh tạc thời Tây Sơn và hàng vạn nhũ đá với những hình thù kỳ lạ: Bầu Sữa Mẹ, Hoa Phiền Não, Đụn Gạo, đụn Tiền, núi Cậu, núi Cô, Cây Vàng, Cây Bạc,..

15h30:  Đi cáp treo xuống chân núi, sau đó lên thuyền quay trở lại bến.

16h00:  Lên xe về Hà Nội.

18h00 – 18h30: Về đến Hà Nội kết thúc chương trình.

Hình ảnh chùa Hương
Hình ảnh chùa Hương

Chùa Hương trong thơ ca

Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Việt Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát “Chùa Hương” hay còn được quen miệng với tên “Em đi chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thế kỷ 20. Bài này đã được ít nhất 2 nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức:

Hôm qua em đi chùa Hương Hoa cỏ còn mờ hơi sương Cùng thầy me em vấn đầu soi gương.

Nho nhỏ đuôi gà cao Em đeo giải yếm đào Quần lĩnh, áo the mới Tay em cầm chiếc nón quai thao Chân em đi đôi dép cao cao.

Đò đi qua bến đập Mọi người ngắm nhìn em Thẹn thùng em khẽ nói Tuổi bây giờ mới tròn 15 Em còn bé lắm chứ mấy anh kia ơi.

Giờ đi qua sông này Mọi người ngắm nhìn em Thẹn thùng em khẽ nói Nam mô a di đà Nam mô a di đà.

Chùa Hương xuất hiện nhiều trong thi ca
Chùa Hương xuất hiện nhiều trong thi ca

Ngoài ra còn có “Hương Sơn phong cảnh ca” của Chu Mạnh Trinh, làm từ thế kỷ 19:

Bầu trời, cảnh bụt,Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay,Kìa non non, nước nước, mây mây,“Đệ nhất động” hỏi rằng đây có phải!Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,Lững lờ khe Yến cá nghe kinhThoảng bên tai một tiếng chày kình,Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh.Nhác trông lên ai khéo họa hình:Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt..Gập ghềnh mấy lối uốn thang mâyChừng giang sơn còn đợi ai đây,…

Tản Đà rất mến cảnh chùa Hương, ông làm nhiều câu thơ rất đặc sắc về cảnh và tình ở đây:

Chùa Hương trời điểm lại trời tôMột bức tranh tình trải mấy ThuXuân lại xuân đi không dấu vếtAi về ai nhớ vẫn thơm tho.Nước tuôn ngòi biếc trong trong vắtĐá hỏm hang đen tối tối mò.Chốn ấy muốn chơi còn mỏi gốiPhàm trần chưa biết, nhắn nhe cho.

Ông còn có 1 bài thơ nổi tiếng về món đặc sản ở chùa Hương:

Muốn ăn rau sắng chùa HươngTiền đò ngại tốn, con đường ngại xaMình đi, ta ở lại nhàCái dưa thì khú cái cà thì thâm.

Về văn xuôi, có bút ký Trẩy hội Chùa Hương của Phạm Quỳnh…

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương tương truyền là tác giả bài thơ vịnh động Hương Tích như sau:

Bày đặt kìa ai khéo khéo phòmNứt ra một lỗ hỏm hòm homNgười quen cõi Phật quen chân xọcKẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòmGiọt nước hữu tình rơi thánh thótCon thuyền vô trạo cúi lom khomLâm tuyền quyến cả phồn hoa lạiRõ khéo Trời già đến dở dom.
  • Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Ninh Bình từ A đến Z năm 2021
  • Xem thêm: Bỏ túi sổ tay du lịch Di sản thế giới Tràng An Ninh Bình mới nhất

__

Du khách có thể tham khảo thêm các thông tin tại:

Website kinh nghiệm du lịch: https://disantrangan.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/disantrangan.vn

Chia sẻ những bức hình đã chụp tại: https://www.facebook.com/groups/checkintrangan

Từ khóa » Sớ Chùa Hương