Chùa Láng – Wikipedia Tiếng Việt

Chùa Láng
Cổng chùa Láng
Tên tựChiêu Thiền tự (昭禪寺)
Tên khácPagode des Dames
Vị trí
Quốc gia Việt Nam
Địa chỉ112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội
Thông tin
Tôn giáoPhật giáo
Thờ phụngTừ Đạo Hạnh
Khởi lậpthời vua Lý Anh Tông
Người sáng lậpvua Lý Anh Tông
Quản lýGiáo hội Phật giáo Việt Nam
icon Cổng thông tin Phật giáo
  • x
  • t
  • s

Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự (Chữ Hán: 昭禪寺), là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ý nghĩa rằng: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Đây là nơi sinh ra Thiền sư Đại Thánh nên gọi là Thiền". Người Pháp gọi là Pagode des Dames.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Chùa Láng trên một tấm bưu thiếp thời Pháp thuộc

Chùa tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông (trị vì từ 1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138). Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổng chùa ngoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa, trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ " Thiền Thiên Khải Thánh ". Qua cổng là một sân lát gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch, hai bên là hàng muỗm cổ thọ cả gần ngàn tuổi dẫn đến cổng thứ ba.

Qua cổng này ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng của Từ Đạo Hạnh. Qua nhà bát giác này mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng...

Động thập điện Diêm Vương ở hai đầu đốc tòa tiền đường khá đẹp, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.

Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng. Cơ Bản gồm có: Khuyến thiện, Trừng Ác, Tứ Đại thiên Vương, Chuẩn đề, Phạm thiên, Đế Thích, Cửu Long Phún Thủy, Thập bát La hán, Lịch Đại Tổ Sư, Tam Tòa Thánh Mẫu, Tứ Vị Vua Bà,...

Ngoài các tượng Phật ở thượng điện, trong hậu cung còn có tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tượng vua Lý Thần Tông. Tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan phủ sơn còn tượng Lý Thần Tông làm bằng gỗ mít.

Vì được trùng tu nhiều lần, trong chùa không còn dấu tích của các kiến trúc di vật cổ. Tấm bia cổ nhất còn lại ở đây được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) nhà Hậu Lê. Văn bia do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.

Vẻ bề thế của quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian thoáng đãng khiến cho chùa Láng đã từng được coi là "đệ nhất tùng lâm" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Hội chùa

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội chùa Láng cử hành vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.

Chùa Láng là dạng chùa "Tiền Phật, Hậu Thánh ", một đặc trưng khác biệt tại chùa là do Từ Đạo Hạnh vừa là sư vừa là Thánh của làng nên người dân ở đây dâng cả rượu, thịt cho Ngài trong ngày lễ hội.

Chùa Thầy ở Quốc Oai (Hà Nội) cũng thuộc hệ thống chùa thờ Từ Đạo Hạnh nên dân gian có câu rằng:

Nhớ ngày mồng bảy tháng ba, Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Cổng tam quan ngoài Cổng tam quan ngoài
  • Cổng tam quan trong Cổng tam quan trong
  • Lối vào và cổng thứ ba Lối vào và cổng thứ ba
  • Nhà bát giác phía trước chính điện Nhà bát giác phía trước chính điện
  • Chính điện Chính điện

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sổ tay Văn hóa Việt Nam, Đặng Đức Siêu, Nhà xuất bản Lao Động, 2006.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Danh sách chùa Hà Nội

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thư viện Hoa Sen Lưu trữ 2009-02-07 tại Wayback Machine
  • x
  • t
  • s
Chùa tại Việt Nam
Chùa tại các tỉnh
  • Am
  • An Ninh
  • Bạch Hào
  • Bồ Đề
  • Bút Tháp
  • Cảm Ứng
  • Chùa Dâu
  • Đại Bi
  • Đại Phúc
  • Keo Thượng
  • Kim Sơn
  • Linh Sơn
  • Pháp Vân
  • Phúc Lâm
  • Kim Đài
  • Tam Bảo
  • Chân Tiên
  • Thích Ca Phật Đài
  • Hội Khánh
  • Tam Thanh
  • Tây Tạng
  • Tịnh Quang
  • Vạn Hạnh (Đà Lạt)
  • Viên Giác
  • Thiên Ấn
Chùa tại Hà Nội
  • Anh Linh
  • Bà Đá
  • Bà Già
  • Bà Nành
  • Bà Ngô
  • Bà Tấm
  • Báo Ân
  • Báo Thiên
  • Bát Tháp
  • Bồ Đề
  • Bồ Tát
  • Bộc
  • Cao
  • Chân Tiên
  • Châu Long
  • Cổ Loa
  • Đại Phúc
  • Đậu
  • Đông Linh
  • Dụ Tiền
  • Hòa Phong
  • Hòe Nhai
  • Hưng Ký
  • Hương
  • Keo
  • Khai Nguyên
  • Kiến Sơ
  • Kim Liên
  • Kim Sơn
  • La Khê
  • Láng
  • Liên Phái
  • Mía
  • Một Cột
  • Nam Dư Thượng
  • Nành
  • Nga My
  • Ngũ Xã
  • Non Nước
  • Pháp Hoa
  • Phúc Khánh
  • Quán Sứ
  • Quang Hoa
  • Quang Lãng
  • Quảng Nghiêm
  • Sải
  • Sét
  • Sủi
  • Tảo Sách
  • Tây Phương
  • Thầy
  • Thiên Niên
  • Thiền Quang
  • Trầm
  • Trấn Quốc
  • Tư Khánh
  • Tự Khoát
  • Tứ Kỳ
  • Tứ Liên
  • Vạn Niên
  • Võng Thị
  • Vũ Thạch
  • Vua
  • Yên Phú
Chùa tại TPHCM
  • Ấn Quang
  • Giác Hải
  • Giác Lâm
  • Giác Ngộ
  • Giác Viên
  • Hoằng Pháp
  • Hội Sơn
  • Huệ Nghiêm
  • Long Huê
  • Nghệ Sĩ
  • Ngọc Hoàng
  • Nhất Trụ
  • Pháp Hoa
  • Phú Long
  • Phụng Sơn
  • Quảng Đức
  • Quốc Tự
  • Tập Phước
  • Trung Tâm
  • Trường Thọ
  • Từ Ân
  • Vạn Đức
  • Vạn Hạnh
  • Vĩnh Nghiêm
  • Xá Lợi
  • Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng

Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu

Kiến trúc tôn giáo, tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên, khu sinh thái

Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn

Bảo tàng

Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá

Làng nghề

Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà

Công trình thể thao

Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội

Công trình thương mại - dịch vụ

Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu

Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công trình khác

Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City

Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » Chùa ở Láng Hạ