Chùa Ông Bổn

Tên vốn có của chùa là Hòa An Hội Quán, Chùa Ông Bổn là tên gọi quen thuộc do bà con địa phương đặt. Với lịch sử lâu đời và kiến trúc cổ kính, lộng lẫy, ngôi chùa đã thu hút đông đảo du khách đến đây tham quan và lễ phật.

Chùa Ông Bổn Fb.Sóc Trăng
  • Địa chỉ: Nguyễn Văn Trỗi, P.1, Tp. Sóc Trăng
  • Giờ mở cửa: 6:30-18:00
  • Giá vé: miễn phí
  • Cách di chuyển: từ bến xe khách tỉnh Sóc Trăng, bạn đi về hướng Đông Nam lên Lê Duẩn, tới vòng xuyến thì đi theo lối ra thứ 3 vào Lê Hồng Phong. Chạy thảng đến cuối đường thì rẽ phải vô Trần Hưng Đạo. Chạy tiếp vàoHai Bà Trưng tầm 270m thì rẽ phải vô Nguyễn Văn Trỗi là tới.
Chùa được xây dựng theo kiến trúc hình chữ “Phú”. Nguồn Internet

Chùa được xây dựng vào năm 1875 và đã trở thành di tích lịch sử văn hóa khang trang có nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng.

Chùa được xây dựng theo hình chữ “Phú” - lối kiến đặc trưng Trung Hoa mang ý nghĩa mang lạiấm no, phú quý. Tuy không có diện tích rộng lớn như những ngôi chùa khác nhưng không gian được bày trí vô cùng thoáng đãng mang đậm màu sắc kiến trúc Trung Hoa tạo cảm giác thoải mái, thư giãn. Chắc chắn du khách nào đi ngang qua cũng sẽ bị thu hút với sắcđỏ lộng lẫy của dãy đèn lồng được treo trước hiên chùa tựanhư đang ở phố người Hoa.

Chùa được xây dựng vào năm 1875. Nguồn Internet

Vật liệu xây dựng nên chùa Ông Bổn hoàn toàn bằng đá và gỗ quý. Đặc biệt, ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói âm dương màu xanh và gốm tráng men màu, được dùng để tạc các bức tượng và hoa văn với ý nghĩa sung túc, no đủ nên càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm, cổ phong của ngôi chùa.

Từ bước chân đầu tiên vào chùa,bạn sẽ choáng ngợp trước dãy hoành phi câu đối chữ Hán được treo tên tường và và khắc trên cột khắp chính điện. Hai bên trái phải là bàn thờ Bạch Hổ uy nghi, Thanh Long hùng dũng, trấn giữ xua đuổi tà mà và những điều xui xẻo.

Chùa Ông Bổn hay còn được gọi là Hòa An Hội Quán, chùa A Côn. Nguồn Internet

Các chi tiết điêu khắc trang trí trong chùa được gia công vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo. Bạn có thê dễ dang điều nàyở những tượng thờ bằng gỗ chạm trổ các linh vật, hoành phi chạm trổ 3 lớp, câu đối bằng gỗ quý, … tất cả đều là các tác phẩm có giá trị nghệ thuật có giá trị thể hiện đúng khuôn mẫu cổ của Trung Hoatăng thêm cảm giác cao quý được tựa đang ở trong cung đình.

Chính điện gồm ba gian. Gian giữa thờ Trịnh Ân - vị phúc thần trong tâm thức của bà con người Hoa nơi đây.

Nét điêu khắc trong chùa vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo. Nguồn Internet

Ngoài chánh điện là nơi thờ Ông Bổn, hai bên lần lượt thờ vị Bà Thiên Hậu và vị chính thần Phúc Đức cùng nhiều phối tự thần linh khác. Chí vì thế ngôi chùa không chỉ thu hút nhiều người Hoa mà còn được đông đảo người địa phương và khách du lịch thành tâm đến chiêm bái trong những ngày lễ lớn như rằm, lễ tết, ngày vía A Côn và tạ ơn chư thần phù hộ công việc thuận lợi, gia đình bình an.

Ngoài ra, chùa Ông Bổn còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa lễ hội truyền thống của người Hoa như lễ đấu giá lồng đèn để nêu cao tinh thần đoàn kết mọi người cùng nhau đóng góp làm các công tác từ thiện xã hội…

Nguồn ảnh: Internet; Fb.Sóc Trăng

Bài viết: T.Nhung

Từ khóa » Chùa ông Bổn Sóc Trăng